当前位置:首页 > Kinh doanh > Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 15/4 正文

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 15/4

来源:NEWS   作者:Ngoại Hạng Anh   时间:2025-04-26 12:46:13
ịchthiđấubóngđáhôlich thi dau c1
NGÀY GIỜ

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh

{keywords}
Ban giám khảo Viet Solutions 2021 đánh giá, mùa thi năm nay, các startup rất thực tế khi đưa ra những giải pháp giải quyết “nỗi đau” hiện hữu ngay trong dịch bệnh của xã hội và doanh nghiệp.

Viet Solutions được tổ chức thường niên với mục tiêu tìm kiếm các giải pháp sáng tạo, giúp giải quyết nhiều vấn đề xã hội, góp phần thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia do Bộ TT&TT phối hợp với Viettel tổ chức.

Đại diện Bộ TT&TT chia sẻ, việc phát triển doanh nghiệp công nghệ số, đặc biệt là những doanh nghiệp mang tính đổi mới sáng tạo là nhân tố rất quan trọng để tạo ra giá trị mới cho nền kinh tế. Nhưng trong quá trình này, tìm được thị trường để các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển là điều khó khăn nhất.

Chỉ khi có thị trường thì mới có công nghệ, mới có doanh nghiệp, từ đó mới tạo ra các sản phẩm tốt. Vì vậy, Bộ TT&TT muốn tìm cách đưa ra các bài toán, tìm ra các “nỗi đau” của xã hội, tìm ra những thách thức hiện nay để từ đó định hướng, dẫn dắt và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp cùng giải quyết bài toán.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết: “Thực tế, có rất nhiều bài toán mà chỉ cần có một ý tưởng đúng là sẽ có lời giải đúng. Nó giống như khi bạn đặt ra câu hỏi đúng thì chắc chắn có câu trả lời. Cứ có câu hỏi đúng thì khó thế nào cũng có một người trả lời được nó. Đấy là tư tưởng cho việc tìm kiếm ý tưởng mới về giải pháp số của cuộc thi năm nay”.

Cuộc thi Tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia Viet Solutions 2021 diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid bùng phát phức tạp tại Việt Nam và châu Á, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Như một startup luôn linh hoạt, bên cạnh việc gia hạn thời gian nộp hồ sơ, Viet Solutions cũng nhanh chóng thay đổi cách thức hoạt động sang online để đơn giản và hiệu quả hơn cho cả thí sinh lẫn ban giám khảo. Về phía các startup năm nay, họ có gì mới mẻ?

{keywords}
Viet Solutions được tổ chức thường niên với mục tiêu tìm kiếm các giải pháp sáng tạo, giúp giải quyết nhiều vấn đề xã hội, góp phần thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia do Bộ TT&TT phối hợp với Viettel tổ chức.

Những giải pháp đánh trúng "nỗi đau"

Bà Phạm Thanh Phương – PGĐ Trung tâm VAS, Viettel Telecom, thành viên Ban giám khảo Viet Solutions 2021 đánh giá, trong mùa thi năm nay, các startup rất thực tế khi đưa ra các giải pháp giải cho “nỗi đau” hiện hữu ngay trong dịch bệnh của xã hội và doanh nghiệp.

Có thể kể đến một số sản phẩm như nền tảng biểu diễn online dành cho các nghệ sỹ và thu phí người dùng – một giải pháp phù hợp với bối cảnh giãn cách xã hội; hệ thống cảnh báo, dự đoán dịch bệnh thông minh với sự hỗ trợ của dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo; hệ thống phát hiện và hiển thị vùng nhiễm Covid-19 trên ảnh CT dưới dạng 2D & 3D với kỹ thuật Deep Learning…

Phần mềm cảnh báo dịch Covid hoạt động dựa trên việc phân tích dữ liệu từ số lượng ca nhiễm, tốc độ tăng ca nhiễm, đối chiếu so sánh… và đưa ra cảnh báo thời điểm mà vùng quan sát sẽ thành vùng đỏ, cần biện pháp cách ly cần thiết.

Trong lĩnh vực tài chính số, một giám khảo khác, ông Trương Quang Việt – Phó Tổng giám đốc Viettel Digital Service cho hay, các startup về dịch vụ tài chính không tập trung trực tiếp vào câu chuyện Covid. Tuy nhiên, những giải pháp họ đưa ra đều góp phần giúp doanh nghiệp cũng như người dùng hạn chế được tác động tiêu cực của đại dịch nhờ giải pháp giao dịch online, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Một số sản phẩm tạo ấn tượng tốt như công nghệ nhận diện giọng nói để ra lệnh cho robot thực hiện thao tác thanh toán online hay eKYC – giải pháp xác thực người dùng mà không cần gặp trực tiếp.

Một điểm khác biệt trong cuộc thi năm nay là Viettel quyết định hợp tác từ rất sớm với các startup tiềm năng khi cuộc thi đang diễn ra. Theo đó, Viettel sẽ hỗ trợ startup hoàn thiện sản phẩm và thương mại hóa luôn dù mới ở giai đoạn “demo” hoặc thử nghiệm thị trường.

Điểm thiếu hụt lớn nhất của startup luôn là tập khách hàng và kinh nghiệm để thương mại hóa trên diện rộng trong khi những yếu tố này “nằm trong tay” của Viettel. “Khi đứng trên vai người khổng lồ, startup sẽ được hỗ trợ truyền thông, phương án kinh doanh, đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm và thực chiến... để vươn mình ra biển lớn” – bà Phương nhấn mạnh.

Vị giám khảo này cũng chia sẻ, thực tế ngay từ mùa 1, trong quá trình chấm thi, Ban Giám khảo đều đã lọc những sản phẩm phù hợp và đưa vào danh sách hợp tác sau khi kết thúc cuộc thi sau đó triển khai đưa vào hợp tác và đẩy ra thị trường luôn.

“2 lý do dẫn đến sự thay đổi này là Ban Giám khảo muốn hỗ trợ startup đẩy nhanh sản phẩm thương mại hóa để hoàn thiện mô hình kinh doanh và có thể có ‘cơ hội tỷ phú’ nếu thị trường chấp nhận sản phẩm. Hai, hoạt động chung kết cuộc thi có thể thay đổi do yếu tố dịch, vì vậy chúng tôi không muốn các startup phải chờ đợi gì khi đến với Viettel”, bà Phương cho biết.

Ông Trương Quang Việt khẳng định lại ưu điểm của sự hợp tác này bởi câu chuyện về cơ hội thị trường. Theo đó, một giải pháp dù nổi bật, khác biệt nhưng nếu mất tính thời điểm khi đưa ra thị trường thì sẽ mất cơ hội của cả startup và nhà tài trợ. Một sản phẩm tốt được thúc đẩy hoàn thiện sớm, đưa ra thị trường đúng thời điểm thì không chỉ có lợi cho các đơn vị kinh doanh mà người hưởng lợi đầu tiên chính là người tiêu dùng.

Và nếu như thị trường tiếp nhận sản phẩm tốt thì với tập khách hàng 100 triệu người dùng trải trên 11 thị trường của Viettel, đó là cơ hội để các founder trở thành tỷ phú.

Không có sự khác biệt về cơ hội

Mặc dù thời hạn nộp hồ sơ dự thi còn kéo dài đến ngày 15/9, nhưng việc Viettel có chính sách hợp tác sớm khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Liệu có còn cơ hội cho các startup nộp muộn?

Bà Phương cho rằng không có sự khác nhau về cơ hội giữa các đội, vì dù nộp sớm hay nộp muộn thì startup vẫn có cơ hội hợp tác cùng Viettel và tham gia thi để lựa chọn lọt top.

Ông Trương Quang Việt cũng cho biết, cơ hội là như nhau vì các giải pháp công nghệ không thể ngay lập tức đóng gói hoàn thiện đưa ra thị trường. Điều quan trọng nhất vẫn là giải pháp của các startup có thật sự khác biệt, có tạo ra giá trị cho người dùng cuối hay không?

Tuy nhiên nếu các đội nộp sớm thì khi chấm trước sẽ được góp ý, hoàn thiện sớm và có thời gian chuẩn bị hơn các đội nộp muộn, dù không chênh lệch nhiều. Dù thế nào, sau khi kết thúc thời hạn nộp hồ sơ, các đội lọt vào Top 20 đều có cơ hội đào tạo về kỹ năng trình bày, kêu gọi vốn, hoàn thiện sản phẩm… từ các chuyên gia hàng đầu.

Đặc biệt, ông Việt cũng nhấn mạnh, “cơ hội tỷ phú” là hiện hữu nhưng các startup cần xác định rõ, sự hợp tác với Viettel không phải là câu chuyện rót tiền, bơm vốn, “đốt tiền” để mua khách hàng và founder trở thành tỷ phú nhanh như… tên lửa giống như những câu chuyện “hot” trên thị trường.

“Chúng tôi hợp tác, hỗ trợ hạ tầng, nhân lực, thị trường và cùng kinh doanh chứ không bơm tiền. Chúng tôi mang trực tiếp các khách hàng cuối đến cho các bạn, và con đường đó chắc chắn là con đường phát triển bền vững”, giám khảo này nói.

Nguyễn Thái 

Viet Solutions 2021 gia hạn nộp hồ sơ dự thi đến ngày 15/9

Viet Solutions 2021 gia hạn nộp hồ sơ dự thi đến ngày 15/9

Cuộc thi Tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số Quốc gia (Viet Solutions 2021) sẽ gia hạn nộp hồ sơ dự thi đến hết ngày 15/9, để cho các đội thi chuẩn bị tốt hơn trong điều kiện dịch bệnh.

" alt="Viet Solutions 2021: Những startup được quan tâm đặc biệt là ai?"/>

Viet Solutions 2021: Những startup được quan tâm đặc biệt là ai?

  • {keywords}Bản Chiến lược mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đặt ra sứ mệnh và mục tiêu cao cho chặng đường phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số thời gian tới (Ảnh minh họa)

    Năm nhóm mục tiêu chính đến năm 2025 được đề ra trong chiến lược gồm có: Cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho người dân; Huy động rộng rãi sự tham gia rộng rãi của xã hội; Vận hành tối ưu các hoạt động của cơ quan nhà nước; Giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế - xã hội; Thay đổi đột phá xếp hạng quốc gia, với các chỉ tiêu cần đạt là đưa Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu cả về chỉ số tổng thể, chỉ số tham gia điện tử cũng như chỉ số dữ liệu mở.

    Việc bản chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số đặt ra tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu lớn là nhằm tập hợp được lực lượng, thu hút nhân tài cả trong và ngoài nước cùng tham gia. Khi người Việt Nam chung sức, đồng lòng, khó khăn, thách thức sẽ trở nên nhỏ lại.

    Đặc biệt, theo chiến lược, lần đầu tiên, các địa phương sẽ xây dựng phương án bảo đảm kinh phí hàng năm từ ngân sách nhà nước cho Chính phủ số, phấn đấu tỷ lệ chi cao hơn mức trung bình trên thế giới. Các nước hiện dành tỷ lệ chi khoảng 1- 2% tổng chi ngân sách nhà nước cho Chính phủ số, cá biệt, một số nước như Singapore, Hàn Quốc dành tỷ lệ chi cao hơn.

    Giải pháp đột phá là sử dụng nền tảng và định hướng mở

    Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những quốc gia tiên phong, đi trước, hành động nhanh sẽ có cơ hội phát triển đột phá. Nói cách khác, ở kỷ nguyên số, không phải "cá lớn nuốt cá bé" mà là "cá nhanh nuốt cá chậm".

    Cũng vì thế, bản Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025 đã đặt ra mục tiêu cơ bản là hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số vào năm 2025.

    Trước đó, Bộ TT&TT đã xác định đưa 100% dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện lên cung cấp trực tuyến mức độ 4 là một chỉ tiêu quan trọng cần đạt để mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử được hoàn thành trong năm 2021 và mở đầu cho giai đoạn thực hiện chiến lược Chính phủ số.

    Bản chiến lược mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng đã nhấn mạnh, nền tảng số chính là giải pháp đột phá để thúc đẩy phát triển Chính phủ số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả. Các nền tảng số được tạo ra bởi những doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc, cho phép các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng ngay dưới dạng dịch vụ, thay vì phải tự đầu tư, tự vận hành.

    Định hướng mở để người dân, doanh nghiệp và tổ chức khác tham gia một cách phù hợp vào hoạt động của cơ quan nhà nước, tương tác với cơ quan nhà nước để cùng tăng cường minh bạch, nâng cao chất lượng dịch vụ, cùng giải quyết vấn đề và cùng tạo ra giá trị cho xã hội.

    Bên cạnh đó, nếu như trước đây, thông thường phát triển Chính phủ điện tử đặt ra mục tiêu phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội tốt hơn. Bản Chiến lược này còn đặt mục tiêu trang bị công cụ làm việc để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình, đó là Trợ lý ảo hay những Nền tảng làm việc, cộng tác trên môi trường số.

    Quý độc giả có thể xem toàn văn quyết định tại đây. 

    Vân Anh

    Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số vào năm 2030

    Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số vào năm 2030

    “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được phê duyệt, với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.

    " alt="Thủ tướng phê duyệt chiến lược để hình thành Chính phủ số vào năm 2025"/>

    Thủ tướng phê duyệt chiến lược để hình thành Chính phủ số vào năm 2025

  • bai tam quy nhon.jpeg
    Bình Định dự kiến thu gần 5.000 tỷ đồng từ việc đấu giá đất trong năm 2024. (Ảnh: TPO)

    Ban Giải phóng mặt bằng tỉnh dự kiến đấu giá thành công 415 lô trong tổng số 963 lô; với diện tích 6,54 ha. Tổng số tiền dự kiến thu được là 325 tỷ đồng. 

    Trong đó, một số khu đất ở được đưa ra đấu giá như: Khu dân cư tại cụm kho bãi dọc Quốc lộ 1D với tổng số 145 lô đất, dự kiến đấu giá thành công 82 lô đất; dự kiến thu về hơn 111 tỷ đồng; Khu tái định cư tại phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, phục vụ Dự án Đường trục Khu Kinh tế nối dài cũng dự kiến đấu giá thành công 103 lô và sẽ thu về 62 tỷ đồng; Khu tái định cư phục vụ dự án đường phía Tây tỉnh và các dự án trên địa bàn xã Cam Vinh, huyện Vân Canh (giai đoạn 1) dự kiến đấu giá thành công 62/204 lô đất; dự kiến thu về 40 tỷ đồng….

    Cùng với đó, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh dự kiến đấu giá thành công chỉ có 21 lô nhưng với tổng diện tích lớn là 121,57 ha. Tổng số tiền dự kiến thu được hơn 2.532 tỷ đồng.

    Theo đó, Ban Quản lý Khu kinh tế dự kiến đấu giá các khu đất để thực hiện dự án như: Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý; dự kiến thu về 640 tỷ đồng; Điểm số 2 (2-1), khu du lịch biển Nhơn Lý - Cát Tiến hơn 28,3 ha, dự kiến thu được 500 tỷ đồng; Điểm số 2 (2-2), khu du lịch biển Nhơn Lý - Cát Tiến rộng hơn 40 ha, dự kiến thu được 800 tỷ đồng…

    Năm 2024, chỉ tiêu tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Định là 15.000 tỷ đồng, bao gồm 14.267 tỷ đồng thu nội địa và 450 tỷ đồng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu. Trong đó, tiền sử dụng đất là 6.112 tỷ đồng. 

    Một huyện ở Thừa Thiên Huế đấu giá 126 lô đất, khởi điểm hơn 700 triệu đồng126 lô đất tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng vào đầu tháng 3. Giá khởi điểm cao nhất hơn 2,2 tỷ đồng/lô." alt="Một tỉnh miền Trung dự kiến thu gần 5.000 tỷ đồng từ đấu giá đất trong năm 2024"/>

    Một tỉnh miền Trung dự kiến thu gần 5.000 tỷ đồng từ đấu giá đất trong năm 2024

  • Nhận định, soi kèo Energetik vs Baku Sporting, 20h00 ngày 24/4: Tin vào cửa dưới

    Nhận định, soi kèo Energetik vs Baku Sporting, 20h00 ngày 24/4: Tin vào cửa dưới

  • Nữ sinh Nguyễn Cẩm Anh có ước mơ trở thành cô giáo mầm non

    Cẩm Anh phát hiện mắc bệnh u men chân răng hàm dưới quái ác từ năm lớp 7. Căn bệnh khiến má em sưng vù, xương hàm bị lệch, không thể ăn uống được. Cùng năm đó, nỗi đau nhân lên gấp bội khi bố em, người đàn ông duy nhất trong gia đình đột ngột qua đời sau một vụ tai nạn lao động.

    Mất bố khiến em càng thêm suy sụp. Mẹ em, cô Lê Thị Hiền một mình cáng đáng nuôi 5 đứa con ăn học. Cô là lao động tự do, không có thu nhập ổn định, ai thuê cuốc cỏ hay dọn việc nhà cô đều nhận làm, miễn là có tiền nuôi các con.

    Cẩm Anh là con thứ 3. Nhà chẳng còn bố, mỗi lần đi chữa bệnh, mẹ con em lại chật vật dắt díu nhau ra Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương (Hà Nội). Để có tiền lo cho con, cô Hiền phải vay mượn người thân, hàng xóm làng giềng, cóp nhặt từng chút một. Số tiền chữa trị cho Cẩm Anh đến nay đã lên tới cả trăm triệu đồng.

    Căn bệnh khiến khuôn mặt của Cẩm Anh bị biến dạng, phải làm nhiều cuộc phẫu thuật

    Dù cuộc sống còn thiếu thốn đủ đường, cô Hiền vẫn cố gắng để con chữa khỏi. Căn bệnh u men chân răng phải mổ lấy xương ở chân ghép lên hàm. Sau nhiều lần đại phẫu, chân Cẩm Anh yếu hẳn, bước đi tập tễnh rất đáng thương. Do ảnh hưởng của bệnh, những chiếc răng số 6, 7, 8 của em không còn nữa, việc ăn uống vì thế trở nên khó khăn. Bệnh tật khiến em vốn đã còi cọc, nay càng gầy gò ốm yếu hơn. 

    Không đầu hàng trước số phận, dù bị bệnh nhưng Cẩm Anh vẫn ra sức học tập. Suốt những năm học phổ thông, em đều nhận được giấy khen. Tốt nghiệp trung học, với niềm yêu thích trẻ con, em quyết định thi vào ngành Sư phạm Mầm non của trường Đại học Hà Tĩnh. Năm học 2021-2022, em vinh dự đạt danh hiệu sinh viên giỏi và nhận được bằng khen của nhà trường.

    Em phải lấy xương ở chân ghép lên hàm

    Cẩm Anh tâm sự, mặc dù được Nhà nước hỗ trợ học phí nhưng còn chi phí ăn ở, sinh hoạt trở thành gánh nặng lớn. Em vốn ốm yếu không đi làm thêm được, mà mẹ thì ngày một già đi, còn đang mang bệnh thoái hoá đốt sống lưng. Sau em còn hai em gái cũng đang độ tuổi đi học.

    "Hiện tại, bệnh của Cẩm Anh vẫn cần theo dõi và không biết chừng nào sẽ tái phát. Lần phẫu thuật gần nhất gia đình không còn khả năng xoay sở lo cho con, đành phải cầm cố sổ đỏ. Hàng tháng cô vừa nuôi con vừa gồng gánh trả lãi ngân hàng. Cô sợ nhất một mai già đi, không còn sức lo cho được cho các con”, mắt cô Hiền lại rơm rớm. 

    Tương lai của nữ sinh sư phạm đang rộng mở, nhưng còn đó nhiều chông gai. Em cần lắm sự chung tay, giúp đỡ của mọi người để căn bệnh có thể đẩy lùi, ước mơ làm cô giáo sớm trở thành hiện thực. 

    Việt Hoàng

    Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

    1. Gửi trực tiếp:Em Nguyễn Cẩm Anh, số nhà 92 tổ dân phố Hưng Hoà, phường Hưng Trí, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. SĐT 0827513006

    2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2022.232(Nguyễn Cẩm Anh)

    Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

    Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

    - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET

    - The currency of bank account: 0011002643148

    - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

    - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

    - SWIFT code: BFTVVNV X

    - Qua TK ngân hàng Vietinbank:

    Chuyển khoản: Báo VietNamNet

    Số tài khoản: 114000161718

    Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

    - Chuyển tiền từ nước ngoài:

    Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

    - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

    - Swift code: ICBVVNVX126

    3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

    - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

    - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.

    " alt="Ước mơ nuôi dạy trẻ của nữ sinh bị u men chân răng biến dạng khuôn mặt"/>

    Ước mơ nuôi dạy trẻ của nữ sinh bị u men chân răng biến dạng khuôn mặt

  • du an bo hoang vnn.jpeg
    Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bỏ hoang, gây lãng phí tài nguyên đất đai (Ảnh: Hồng Khanh) 

    Là doanh nghiệp đã phải bỏ dự án vì quy định đất ở, chia sẻ với PV VietNamNet, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Bất động sản Toàn Cầu (GP.Invest) cho biết, đáng lẽ công ty ông đã làm dự án 4ha ở Hà Đông (Hà Nội) và dự án ở quận 12 (TP.HCM)… Thế nhưng, đành phải từ bỏ vì theo đuổi mấy năm không được, không ai giải quyết cho chỉ vì quy định đất ở.

    Theo ông Hiệp, từ năm 2021, Nghị định 30 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Nhà ở - PV) quy định chuyển đổi đất khác sang đất ở phải có ít nhất một ít đất ở, điều này rất khó khả thi. 

    “Đây chính là lý do mấy trăm dự án tồn đọng, không chuyển đổi được. Thậm chí, kể cả trong trường hợp người đang sử dụng đất, quy hoạch thì có nhưng không cho chuyển đổi vì không có 1m2 đất ở trong đó.

    Đáng lẽ, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi phải xem xét cái nào hợp lý thì giữ, cái nào không hợp lý thì thay đổi. Nhưng, điều 128 lại lặp lại, tôi cho rằng điều này rất khó cho doanh nghiệp phát triển dự án nhà ở; ban soạn thảo lẽ ra phải nhìn thấy điều đó”, ông Hiệp nói.

    Trong khi đó, ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc cho rằng, quy định đưa ra tạo sự bó buộc chính các cơ quan nhà nước.

    Ông Quyết đơn cử, một huyện muốn quy hoạch dự án, nhưng dự án đó không nằm trên đất có đất ở thì các huyện đó có lập được quy hoạch để đưa ra đấu giá hay không? 

    “Tôi lo rằng, chính cơ quan nhà nước cũng gặp khó khi chồng chéo luật. Còn với doanh nghiệp, khi lập quy hoạch trên các đất không có đất ở rất nhiều, đa số là đất thương mại dịch vụ, đất trồng cây… nằm gần khu dân cư, nằm trong khu được quy hoạch khu dân cư. Khi đó, không có đất ở thì doanh nghiệp cũng không thể lập quy hoạch được, dù quy hoạch có khu vực đất ở, nhưng bản chất đất chưa chuyển đổi được thành đất ở. Những điều này sẽ gây khó khăn, phức tạp rất nhiều cho các doanh nghiệp phát triển các dự án bất động sản”, ông Quyết nêu.

    Thêm nữa, vị lãnh đạo này cho hay, ngay như tại Hà Nội, hiện phát triển rộng ra vành đai 3, vành đai 4… nhưng ngay ở vành đai 3, đất nông nghiệp rất nhiều; nếu quy định như dự thảo thì đất đai sẽ bị lãng phí vì khu vực đó quy hoạch đất ở, có thể phát triển nhà cao tầng, thấp tầng nhưng không có một mét đất ở hiện hữu nào thì cuối cùng là bế tắc.

    Còn ông Vũ Kim Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn SGO (SGO Group) lại đặt câu hỏi: Nếu quy định tại dự thảo được thông qua sẽ ảnh hưởng nhiều, bởi nguồn gốc đất từ xưa đa phần xen kẹt rất nhiều. Nếu trong tổng thể dự án mà có một phần các loại đất như đất nông nghiệp, đất sản xuất… thì sẽ xử lý như thế nào?

    “Tôi e rằng, nếu dự thảo quy định này trong luật được thông qua, chúng ta sẽ phải điều chỉnh lại quy hoạch chung, quy hoạch phân khu của từng địa phương vì thời gian qua nhiều địa phương đã cập nhật gần như đầy đủ quy hoạch về đất ở từng khu vực”, ông Giang nói.

    Ảnh hưởng nguồn cung nhà ở, giá nhà đô thị

    Trao đổi vớiPV VietNamNet,Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty SBLaw đánh giá, quy định trên sẽ gây “tắc”, khó khăn hơn cho thị trường bất động sản khi hàng trăm dự án cũ đang tháo gỡ pháp lý; còn dự án mới cũng khó triển khai dẫn đến nguồn cung nhà ở càng ít.

    Vị luật sư phân tích, khó ở quy định phải có đất ở trên đất xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất để làm dự án. Trong khi phần lớn các dự án bất động sản phát triển mới hiện nay được triển khai trên quỹ đất ban đầu là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất sản xuất và các loại đất khác.

    Khó ở quy định chỉ được công nhận nếu có đất phi nông nghiệp không phải đất ở đã nộp tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Nhưng thực tế, đa số dự án hiện tại đang được thực hiện theo hình thức doanh nghiệp nộp tiền thuê đất hàng năm. Như vậy, với những dự án trả tiền thuê đất hàng năm, không thể phát triển dự án bất động sản.

    Cùng với đó, quy định gây khó ở việc thỏa thuận nhận chuyển nhượng các dự án để triển khai dự án nhà ở thương mại bởi quy định chỉ áp cho đất phi nông nghiệp không phải đất ở đã nộp tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. 

    Thực tế hiện nay, quy định đang khuyến khích nhà đầu tư tự thỏa thuận trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại; tuy nhiên, việc yêu cầu phải có đất phi nông nghiệp đã nộp tiền thuê đất một lần sẽ khiến nhiều dự án không thể chuyển đổi.

    “Nếu chiếu theo điểm b khoản 1 và khoản 6 điều 128 của dự thảo Luật Đất đai thì doanh nghiệp sẽ không thể triển khai được dự án nhà ở thương mại. Điều này sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung căn hộ và giá nhà ở đô thị.

    Quy định này cũng đi ngược lại những chỉ đạo hiện nay là phải tháo gỡ về pháp lý cho dự án, bởi đã thu hẹp hơn so với quy định hiện hành tại Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi 9 luật, trong đó sửa khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở năm 2014 về các loại đất được làm nhà ở thương mại. Theo đó, quy định doanh nghiệp được chấp thuận chủ trương đầu tư; đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án nhà ở thương mại nếu có quyền sử dụng đất hoặc nhận quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất khác không phải là đất ở đáp ứng điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư”, ông Hà nói.

    Dự thảo Luật Đất đai: Nhiều ý kiến còn băn khoăn về thu hồi đất phát triển KT-XHNhiều đại biểu Quốc hội tiếp tục quan tâm, băn khoăn về quy định thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)." alt="Doanh nghiệp từ bỏ dự án chỉ vì quy định đất ở"/>

    Doanh nghiệp từ bỏ dự án chỉ vì quy định đất ở

  • Sáng sớm ngày 2/7, các thợ cắt tóc lần lượt có mặt để cắt tóc miễn phí cho người bệnh và thân nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

    Cô Đặng Thị Thanh Quyên (59 tuổi, ngụ tại TP.HCM) chia sẻ, ban đầu cô tham gia cắt tóc miễn phí tại Bệnh viện Chợ Rẫy, sau đó là Trung tâm Hồi sức Covid-19, rồi chuyển sang nhiều bệnh viện khác như Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Nhân dân Gia Định… Suốt hành trình ấy, cô đã bắt gặp rất nhiều hình ảnh đáng quý của “thiên thần áo trắng”.

    Một lần gặp bạn nhân viên có mái tóc dài, đẹp lắm, tôi tiếc, đề nghị chỉ cắt bớt thôi, đừng ngắn quá, nhưng bạn ấy kiên quyết muốn tôi cắt ngắn củn. Tôi tiếc “đứt ruột”. Không chỉ các bạn nam mà còn nhiều bạn nữ nhờ tôi cạo trọc đầu, thất tôi đau lòng, họ còn an ủi rằng: Tóc rồi sẽ mọc, chứ mặc bồ đồ bảo hộ kín mít, mồ hôi ròng ròng, rất khó chịu. Vậy là tôi vừa cắt tóc vừa xót xa”, cô Quyên tâm sự.

    Cô Quyên đang cắt tóc từ thiện cho thân nhân bệnh nhân.

    Đi cắt tóc cho lực lượng y tế tuyến đầu khi dịch bệnh bùng phát mạnh, cô Quyên cũng sợ. Có lần đang cắt tóc cho bác sĩ trong khu vực cách ly, bất ngờ có bệnh nhân nặng nhập viện, cô và đồng nghiệp vội gom đồ để phòng dịch. Khi trái tim còn đang hồi hộp đập, bất chợt nhìn vị bác sĩ với mái tóc mới cắt được một nửa hối hả thay đồ để điều trị cho bệnh nhân, cô xúc động, rồi lại vững lòng trở lại.

    Cô bày tỏ: “Bản thân tôi chỉ đứng cắt tóc thôi mà mồ hôi nhễ nhại, còn họ om mình trong bộ đồ kín mít sẽ khó chịu đến mức nào”.

    Những ngày ấy, nỗi sợ hãi như bao trùm cả thành phố. Có buổi chiều chập choạng, cô cùng đồng nghiệp từ Bệnh viện Chợ Rẫy về bằng xe máy, đường phố vắng tanh, ngay cả đèn đường cũng tối hơn mọi ngày. Trên đường chỉ thỉnh thoảng gặp xe cứu thương hoặc chốt kiểm dịch. Khi xe gần hết xăng, đi mãi vẫn không gặp được cây xăng nào còn mở, họ động viên nhau, cố gắng về được đến nhà. Rồi có khi ngày hôm nay đang đi cùng nhau, sang ngày hôm sau đã có đồng nghiệp báo dương tính với SARS-CoV-2, cô cũng không tránh khỏi lo lắng.

    Thời gian đó là trải nghiệm kinh hoàng, tôi không hiểu vì sao lúc đó mình lại gan lì đến vậy”, cô Quyên cười hiền lành nói.

    Cô Quyên vốn là học viên của anh Nguyễn Phú Thạch, giáo viên tại Nhà Văn hóa Phụ nữ TP.HCM. Từ trước khi dịch bệnh xảy ra, anh Thạch đã thường xuyên tổ chức các đội thợ cắt tóc từ thiện cho người bệnh và thân nhân tại các bệnh viện.

    Thời điểm dịch bệnh bùng phát, anh Thạch bất chấp sự phản đối của người thân, lén trốn đi để tổ chức chương trình cắt tóc miễn phí. Ngày 2/7/2021, anh cũng là người đã kêu gọi những học viên của mình tham gia cắt tóc cho lực lượng y tế tuyến đầu tại bệnh viện Chợ Rẫy. Ngày hôm ấy, hàng trăm nhân viên y tế của bệnh viện đã hưởng ứng tham gia.

    Lúc cao điểm trong mùa dịch, có ngày, đoàn của chúng tôi cắt tóc cho hơn 400 người ở bệnh viện. Có những bác sĩ phải túc trực dài ngày nên tóc mọc dài, bờm xờm như phụ nữ, khiến họ ngứa ngáy, rất khó chịu. Gặp chúng tôi, ai cũng vui mừng, họ không nghĩ là chúng tôi sẽ đến tận nơi như thế”, anh Thạch chia sẻ.

    Những người tham gia cắt tóc miễn phí trong mùa dịch đa phần đã từng bị nhiễm Covid-19 hoặc đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin phòng ngừa. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, nhiều người đã bị tái nhiễm khiến cho tâm lý của những người đồng đội bị ảnh hưởng. Họ sợ bản thân sẽ mang dịch bệnh về cho người nhà. Nhưng rồi, nghĩ đến những y, bác sĩ, điều dưỡng đang căng mình chiến đấu, hi sinh miếng ăn, giấc ngủ để cứu người, họ lại vực dậy tinh thần để tiếp tục góp sức.

    Anh Thạch là người đã huy động các đồng nghiệp và học viên của Nhà Văn hóa Phụ nữ TP.HCM đi cắt tóc miễn phí nhiều năm nay.
    Một bệnh nhân ung thư quyết định cạo trọc cả mái đầu cho đỡ bức bối.

    Th.S Lê Minh Hiển, Trưởng phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: “Thầy giáo Nguyễn Phú Thạch cùng đồng nghiệp và các học viên luôn rất nhiệt tình mỗi khi nhận được lời mời cắt tóc miễn phí. Thời điểm đó dịch bệnh ác liệt, các nhân viên y tế tuyến đầu vất vả vì chăm sóc người bệnh, lại khổ sở vì nóng nực trong bộ đồ bảo hộ. Để tổ chức được đội thợ cắt tóc từ thiện, thầy Thạch phải gọi điện huy động từng người”.

    Giai đoạn sau dịch bệnh, nhận thấy nhu cầu của người bệnh và thân nhân về việc được cắt tóc, gội đầu sau những ngày dài nằm điều trị, phòng Công tác xã hội đã phối hợp với thầy giáo Thạch, tăng cường tần suất cắt tóc miễn phí cho người bệnh và thân nhân từ 2 tháng 1 lần thàng 2 tuần 1 lần. Hỗ trợ những người bệnh mãn tính hoặc phải nằm viện quá dài bớt khó chịu

    Hàng trăm y, bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy hưởng ứng cắt tóc phòng dịch Covid-19

    Cả người đến cắt tóc và thợ cắt tóc đều đã được xét nghiệm Covid-19, đồng thời thực hiện nghiêm túc quy tắc 5K trong suốt 2 ngày tổ chức (2-3/7).

    " alt="Cắt được nửa mái tóc, nữ bác sĩ hối hả lao đi cứu người"/>

    Cắt được nửa mái tóc, nữ bác sĩ hối hả lao đi cứu người

  • 全网热点