Kinh doanh

Bạn đọc tiếp sức cho em Nguyễn Văn Tiến bị ung thư máu

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-02-19 22:37:18 我要评论(0)

Em Nguyễn Văn Tiến (14 tuổi,ạnđọctiếpsứcchoemNguyễnVănTiếnbịungthưmábayern vs ở Tây Ninh) là nhân vậbayern vsbayern vs、、

Em Nguyễn Văn Tiến (14 tuổi,ạnđọctiếpsứcchoemNguyễnVănTiếnbịungthưmábayern vs ở Tây Ninh) là nhân vật trong bài viết "Cha mẹ ly hôn, con trai thất học lại mắc bệnh ung thư máu". Khi mới 5 tuổi, cha mẹ ly hôn, em cùng mẹ nương nhờ nhà ông bà ngoại. Khoảng 1 năm sau đó, mẹ Tiến cũng có gia đình mới.

Ông ngoại làm thợ hồ, bà ngoại bán vé số. Công việc ở quê bấp bênh, chắt chiu mới đủ lo cái ăn, cái mặc. Ai cũng bận mưu sinh nên Tiến chỉ được học đến lớp 2 thì nghỉ. Hoàn cảnh bất hạnh khiến em sớm hiểu chuyện, cậu bé ngoan ngoãn, thường phụ giúp ông bà việc nhà. Em từng ao ước có thể đi làm để phụ ông bà về kinh tế, đáng tiếc chưa thể thực hiện thì đã đổ bệnh.

Tiến được phát hiện mặc bệnh ung thư máu khoảng 1 năm trước. Từ đó đến nay, mẹ em, chị Lý Thị Thanh Mai phải bỏ việc để lên bệnh viện chăm sóc con, ông bà ngoại ở nhà càng gắng sức làm lụng. Thế nhưng thu nhập ít ỏi của họ chẳng thể chống chọi được lâu. Về sau, ông ngoại Lý Văn On phải vay lãi để có tiền cho cháu đi bệnh viện.

tt nguyễn văn tiến (1).jpg
Đại diện Báo VietNamNet trao tiền ủng hộ cho chị Mai, mẹ của Tiến

Mới đây, chị Mai đã có mặt tại Báo VietNamNet để nhận số tiền 29.218.210 đồng do bạn đọc ủng hộ. Chị tâm sự: "Đối với gia đình tôi, số tiền này đã lớn lắm, có thể giúp bé Tiến kéo dài thời gian điều trị".

Người mẹ cũng nhiều lần gửi lời cảm ơn tới các nhà hảo tâm đã thương và giúp đỡ cho Tiến và gia đình trong lúc khó khăn cùng đường.

Nơi tiếp sức ấm áp cho các bệnh nhân hiểm nghèoHàng ngày, nhiều người ở Bệnh viện Chợ Rẫy đều ngóng chờ những chuyến xe đặc biệt chở đầy lương thực, thực phẩm đến căn bếp nhỏ sát nhà nghỉ thân nhân. Đây chính là nguồn hy vọng, tiếp sức cho họ trong quá trình chữa bệnh.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chứng kiến lễ ký cam kết đồng hành, hỗ trợ của ngành TT&TT và ngành GD&ĐT trong phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Sự kiện có sự tham dự của Ủy viên Trung ương, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ; Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng và Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc.

Phát biểu tại lễ ký, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, ngành TT&TT đã luôn đồng hành cùng ngành GD&ĐT, có thể kể đến chương trình Internet miễn phí cho các trường học - chương trình đã được các tổ chức quốc tế, trong đó có Liên minh Viễn thông Thế giới đưa thành Case Study để phổ biến ra toàn cầu.

“Trong Chiến lược Chuyển đối số Quốc gia thì ngành GD&ĐT được ưu tiên số 1. Một quốc gia chuyển đổi số thành công thì đầu tiên phải thành công trong chuyển đổi số giáo dục và đào tạo. Vì chính ngành này chuẩn bị lực lượng công dân và nhân lực có kỹ năng số”, Bộ trưởng khẳng định.

{keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại lễ ký cam kết.

Theo Bộ trưởng, trong Chỉ thị thứ 2 của ngành TT&TT về việc hiệu triệu tất cả các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tích cực tham gia phát triển các ứng dụng công nghệ số để giúp cuộc sống của chúng ta vẫn tiếp tục diễn ra, nhưng theo cách không tiếp xúc, hình thành một trạng thái bình thường mới, vừa được ban hành ngày hôm qua, ngày 25/3/2020, thì ngành GD&ĐT cũng được nhắc đến đầu tiên, được tập trung chỉ đạo đầu tiên.

Nhận định đại dịch Covid-19 tạo ra cơ hội trăm năm cho Chuyển đổi số quốc gia, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phân tích, các hoạt động kinh tế xã hội bị ngưng trệ theo cách cũ. Tất cả chúng ta sẽ phải sáng tạo ra những cách vận hành mới để cho cuộc sống vẫn tiếp diễn, học tập, làm việc và giải trí vẫn phải được tiếp tục. Lĩnh vực ICT nhận về mình một sứ mệnh mới, sáng tạo các giải pháp công nghệ số, học tập và làm việc phân tán để duy trì các hoạt động kinh tế xã hội, nhằm giúp chống dịch thành công, cũng như giảm tối đa suy thoái kinh tế, và sau dịch là bứt phá vươn lên.

“Việt Nam chúng ta có thuận lợi là có nhiều doanh nghiệp công nghệ số có năng lực, có tiềm lực, có đội ngũ đông đảo các doanh nghiệp công nghệ số rất sáng tạo. Các doanh nghiệp này đang chuyển hướng Make in Vietnam, sáng tạo các sản phẩm Việt Nam để thúc đẩy chuyển đổi số.

Chúng ta có thể tự hào nói rằng, hầu hết các sản phẩm hỗ trợ chuyển đổi số đều có thể do các doanh nghiệp số Việt Nam phát triển. Hôm nay, chúng ta sẽ chứng kiến điều đó trong lĩnh vực GD&ĐT”, người đứng đầu ngành TT&TT chia sẻ.

“Tạm ngừng đến trường, không dừng việc học”

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến ngành giáo dục. Giai đoạn đầu, lùi thời gian học là giải pháp ngành Giáo dục đã áp dụng để phòng dịch bệnh.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, ngành Giáo dục đã tập trung rà soát nội dung các môn học của học kỳ II năm học 2019 – 2020 của các lớp từ 1 đến 12, nhất là lớp 9 và lớp 12. Trên cơ sở rà soát theo hướng tinh gọn lại, giảm các nội dung chưa nhất thiết phải ưu tiên, tổ chức xây dựng, thẩm định các bài giảng điện tử, bài giảng để ứng dụng trên các nền tảng công nghệ.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT cũng ban hành bài thi minh họa tham khảo cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2020. “Nguyên tắc của chúng tôi là giảm những nội dung có thể giảm được nhưng vẫn phải giữ, không buông lỏng chất lượng”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Cho biết hiện nay ngành GD&ĐT không đặt vấn đề lùi thời gian học, người đứng đầu ngành Giáo dục chỉ rõ, sẽ tăng cường chuyển từ học trực tiếp sang trực tuyến, vẫn đảm bảo nội dung cơ bản. Cùng với đó, tăng cường các điều kiện để đảm bảo chất lượng, đặc biệt là ứng dụng công nghệ trong kiểm tra, giám sát, đánh giá.

Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, trong hôm nay, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành Hướng dẫn dạy học qua Internet, trên truyền hình cho học sinh. Được biết, hướng dẫn này sẽ quy định cụ thể các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, học liệu/bài giảng, yêu cầu đối với giáo viên và học sinh tham gia dạy - học, cách tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Thời gian qua, với quan điểm chỉ đạo “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, hiện đã có 14 kênh truyền hình phát sóng các bài giảng giáo dục phổ thông; nhiều trường phổ thông đẩy mạnh ứng dụng các hệ thống quản lý học tập (LMS) để tổ chức dạy và quản lý dạy và học trực tuyến; 92/240 trường đại học đang áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến; kho bài giảng e-learning của Bộ GD&ĐT với 5.000 bài giảng giáo dục phổ thông đã và đang được các giáo viên, học sinh trên cả nước khai thác, sử dụng miễn phí.

Sẽ có nhiều nền tảng, ứng dụng tiếp tục cam kết hỗ trợ ngành Giáo dục

 Để thúc đẩy mạnh mẽ quan điểm chỉ đạo nêu trên của Bộ GD&ĐT, các doanh nghiệp, các đơn vị trong ngành TT&TT vừa chính thức cam kết hỗ trợ ngành giáo dục trong thời Covid-19, với những hỗ trợ cụ thể như: đưa các chương trình của Bộ GD&ĐT lên truyền hình; báo chí sẽ tăng cường truyền thông về chuyển đổi số trong GD&ĐT; các doanh nghiệp viễn thông, mạng xã hội Việt Nam hỗ trợ nhắn tin đến mọi người dân liên quan về các thông báo quan trọng của Bộ GD&ĐT.

Các doanh nghiệp viễn thông di động sẽ miễn phí toàn bộ dữ liệu cho thày cô và học sinh liên quan đến các chương trình học từ xa của ngành GD&ĐT; Viettel và VNPT hỗ trợ miễn phí hệ sinh thái đào tạo và quản lý giáo dục cho tất cả 43.000 trường học, miễn phí máy chủ, băng thông phục vụ đào tạo từ xa cho các trường đại học.

“Gói hỗ trợ mùa Covid-19 ước tính là hàng ngàn tỉ đồng mỗi tháng. Các doanh nghiệp TT&TT cũng sẽ đầu tư mạnh mẽ để hướng đến mục tiêu mỗi hộ gia đình một đường cáp quang tốc độ cao, mỗi người dân một điện thoại thông minh kết nối 4G, 5G”, đại diện Bộ TT&TT thông tin.

Tại lễ ký, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết, đây là gói cam kết ban đầu của các doanh nghiệp hạ tầng viễn thông Việt Nam cho ngành giáo dục. Tiếp theo sẽ là những nền tảng khác nữa, các ứng dụng khác nữa của các doanh nghiệp viễn thông, CNTT khác nữa để phục vụ cho ngành giáo dục nước nhà. Sự hợp tác giữa ngành TT&TT và ngành GD&ĐT tạo sẽ là liên tục và mãi mãi.

Bộ TT&TT và Bộ GD&DT cũng sẽ hợp tác với nhau đề ra các tiêu chuẩn về CNTT và an toàn thông tin để đảm bảo tính mở của các nền tảng, đảm bảo tính kết nối liên thông với các lĩnh vực khác, đảm bảo các ứng dụng sẽ được phát triển bởi mọi doanh nghiệp khác. Đảm bảo không có tình trạng độc quyền hoặc vi phạm bảo mật dữ liệu cá nhân.

Bày tỏ mong muốn GD&ĐT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ sẽ tiếp tục đặt hàng nhiều hơn nữa, đưa ra nhiều yêu cầu thách thức hơn nữa cho ngành TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: “Chúng tôi luôn nhận thức rằng, ngành ICT nước nước nhà chỉ có thể mạnh lên, sánh vai với các cường quốc năm châu nếu ngành GD&ĐT, cũng như mọi ngành khác, đặt ra cho ngành ICT các yêu cầu cao, càng cao càng tốt, càng thách thức càng tốt. Việc vĩ đại sẽ tạo nên người vĩ đại. Chúng tôi sẽ vô cùng biết ơn bất cứ ai đưa ra yêu cầu cao hơn cho ngành ICT”.

Người đứng đầu ngành TT&TT kỳ vọng tới đây sẽ có thêm nhiều các doanh nghiệp khác nữa, nhất là các doanh nghiệp phát triển ứng dụng sẽ tích cực tham gia chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo, và đặc biệt là các ứng dụng kịp thời cho dạy và học trực tuyến thời Covid-19.

“Thành công trước nay thường đến từ chính giữa những cuộc khủng hoảng. Bộ TT&TT kêu gọi toàn thể cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đồng lòng, chung tay, nhanh hơn nữa, sáng tạo hơn nữa, nắm bắt thời cơ hiếm có trong công cuộc chuyển đổi số. Đây cũng là cách mà các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam làm để bao mạng sống mà Covid-19 đã lấy đi, để sự cố gắng mà tất cả chúng ta đang chung tay chống dịch sẽ không bị phí hoài”, Bộ trưởng nói.

(Quý độc giả có thể xem toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại lễ ký cam kết tại đây)

Vân Anh 

" alt="Toàn ngành TT&TT cam kết hỗ trợ ngành Giáo dục để “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”" width="90" height="59"/>

Toàn ngành TT&TT cam kết hỗ trợ ngành Giáo dục để “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”

{keywords}Với Kế hoạch tổng thể vừa được thông qua, Chính phủ coi TMĐT là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số. Ảnh: Trọng Đạt

Về hạ tầng dịch vụ phụ trợ cho TMĐT, mục tiêu đặt ra là đến năm 2025, thanh toán không dùng tiền mặt qua TMĐT đạt 50%. Chi phí trung bình cho chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chặng cuối chỉ chiếm 10% giá thành sản phẩm trong TMĐT. 

Kế hoạch đặt ra yêu cầu 70% các giao dịch mua hàng hóa trên website/ứng dụng TMĐT phải có hóa đơn điện tử. Việt Nam sẽ xây dựng và đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu dùng chung về TMĐT trong tương lai.

Về tương quan phát triển TMĐT giữa các vùng kinh tế, mục tiêu của Kế hoạch là các địa phương ngoài Hà Nội và TP.HCM chiếm 50% giá trị TMĐT B2C trên toàn quốc. Bên cạnh đó, 50% số xã và các đơn vị hành chính tương đương trên cả nước có thương nhân thực hiện hoạt động buôn bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trực tuyến. 

Về ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp, Chính phủ đặt mục tiêu 80% website TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến. 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn TMĐT. 40% doanh nghiệp tham gia hoạt động TMĐT trên ứng dụng di động và 70% các đơn vị viễn thông, điện nước, truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng.  

{keywords}
Một trong những mục tiêu của Kế hoạch phát triển TMĐT là 55% dân số Việt Nam sẽ tham gia mua sắm trực tuyến. Ảnh: Trọng Đạt

Để làm được điều này, Chính phủ đã đề ra nhiều nhóm giải pháp nhằm biến mục tiêu trên trở thành sự thực. Trong đó có việc hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển TMĐT, nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động TMĐT, đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh. 

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẽ tìm cách tăng cường năng lực các hệ thống hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ TMĐT, đồng thời tiến hành các giải pháp để xây dựng thị trường và tạo lòng tin cho người tiêu dùng. 

Trong tương lai, TMĐT cũng sẽ được ứng dụng vào lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, mở rộng tiêu dùng nội địa và thúc đẩy phát triển TMĐT tại các địa phương.

 Trọng Đạt

" alt="Năm 2025: Kỳ vọng 55% người dân Việt Nam biết mua hàng online" width="90" height="59"/>

Năm 2025: Kỳ vọng 55% người dân Việt Nam biết mua hàng online

 - Bán lúa thì không đủ gạo ăn, không bán thì không có tiền.. Cuộc sống gia đình anh Lê Đăng Bạo chưa lúc nào thoát cảnh chật vật. Rời quê vào Đồng Nai làm ăn, khó khăn còn bộn bề thì tai họa đã ập xuống.

Bà ngoại bán nhà vẫn không đủ chữa bệnh cho cháu

Cha bỏ đi, mẹ bệnh tật, con thơ khóc nghẹn sợ cảnh mồ côi

Cậu bé đưa bàn tay nhỏ xíu nổi đầy gân xanh đang gắn kim truyền dịch, yếu ớt níu lấy tay cha, giọng thều thào: "Ba ơi xoa chỗ này con đau lắm... Ba xoa nhẹ thôi nha". Anh Bạo dùng đôi bàn tay thô ráp nhè nhẹ vỗ về. Dường như thấy cha không làm giảm được cơn đau, cậu bé mặt mày nhăn nhó. Chứng kiến phút giây đó, những người có mặt vừa lúng túng, vừa cảm thấy thật xót xa.

{keywords}
Nếu như không có sự chia sẻ, cha mẹ bé không biết sẽ phải làm cách nào để có tiền chữa bệnh cho con.

Bé Lê Đăng Trung Hiếu (ở tổ 48 khu phố 4C, phường Trảng Dài, TP Biên Hòa, Đồng Nai) đang phải đối mặt với tử thần khi mang trong mình căn bệnh ung thư máu. 

Năm 2016, vợ chồng anh Lê Đăng Bạo và chị Tống Thị Dung từ Thanh Hóa vào Đồng Nai lập nghiệp, mới được 5 tháng thì anh Bạo bị tai nạn lao động. Lưỡi cắt đá văng vào mắt trái đã khiến anh bị thương nặng, buộc phải nghỉ làm một thời gian dài. Suốt một năm theo dõi và tái khám, con mắt trái đó cũng không cứu vãn được.

Năm 2018, một tai họa lớn lại giáng xuống gia đình anh. Cậu con trai Lê Đăng Trung Hiếu mắc phải căn bệnh nan y. Biết được bệnh của con, cả hai vợ chồng cùng ôm nhau khóc. Nghe bác sĩ tư vấn về quá trình điều trị, họ biết chắc không thể nào đủ khả năng chạy chữa cho con. 

Để lo cho con từng toa thuốc, anh chị phải hỏi vay mượn khắp nơi. Thế nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn là rơi vào cảnh kiệt quệ. Bệnh con thuyên giảm là tín hiệu đáng mừng, nhưng cũng lo vì chưa biết kiếm tiền đâu tiếp tục mua thuốc.

{keywords}
 Những khoản chi phí đắt đỏ là gánh nặng cho gia đình

Anh Bạo đưa cho chúng tôi xem một xấp hóa đơn mua lẻ thuốc ở bên ngoài bệnh viện. Có đợt thuốc bé phải dùng tới 9 lọ thuốc đặc trị, mỗi lọ giá lên tới 1,3 triệu đồng. Anh bảo số tiền này đều phải nhờ cậy người thân vay mượn giùm, chứ anh đã hết chỗ vay từ lâu. Mỗi đợt thuốc là một lần "ăn đong", vì xong bữa nay chưa biết đợt tới sẽ thế nào.

Hiện tại, cả hai vợ chồng đều không ai kiếm ra tiền. Chị Dung đang trong thời kỳ thai sản, ở nhà chăm sóc con nhỏ mới 4 tháng tuổi. Anh Bạo lo chăm bé Hiếu trong bệnh viện. Hằng ngày hai cha con sống nhờ những bữa cơm tình thương và một chút tiền quà của những người tốt bụng. Đợt thuốc mới đang cận kề nhưng trong túi anh lúc này chưa có nổi 1 triệu đồng.

"Giờ vợ chồng tôi không thể vay nổi chỗ nào lấy 5 triệu đồng vì nợ đã quá nhiều không trả được. Hơn nữa nhìn vào hoàn cảnh gia đình một người chăm con trong bệnh viện, một người đang ở cữ vậy cũng không ai dám cho vay", anh xót xa.

{keywords}
 Cậu bé đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng

Theo bác sĩ, bé Đăng Hiếu đang đáp ứng thuốc tốt, nếu ngừng chữa một thời gian thì sau đấy sẽ phải điều trị lại từ đầu. Biết là vậy nhưng với tình hình hiện tại, anh Bạo chẳng thể đủ sức theo đuổi cùng con được nữa.

“Giờ giỏi lắm tôi vay một vài triệu thì còn có, chứ dăm triệu chả ai dám cho vay. Ở vùng nông thôn nhà ai kinh tế ra sao mọi người đều biết cả. Trong nhà cũng chẳng có gì có thể bán được lấy dăm triệu bạc”, anh giãi bày. 

Sắp tới cậu bé sẽ bước vào đợt thuốc điều trị mới, nhưng nếu không có tiền, có lẽ gia đình đành cho con về. Hy vọng cứu sống vẫn còn nhưng lại rất đỗi mong manh. Bàn tay nhỏ xíu ấy đang rất cần được truyền hơi ấm và tiếp thêm sức mạnh từ phía bạn đọc.

Đức Toàn 

Mọi đóng góp có thể gửi về:

1. Gửi trực tiếp: Anh Lê Đăng Bạo, tổ 48 khu phố 4C, phường Trảng Dài, TP Biên Hòa, Đồng Nai. SĐT: 0982 022 277

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.272 (bé Lê Đăng Trung Hiếu)

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER

- The currency of bank account: 0011002643148

- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

- SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Viettinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamnet

Số tài khoản: 114000161718

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Swift code: ICBVVNVX126

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436

 

 

" alt="Tia hy vọng mong manh của cậu bé mắc bệnh ung thư máu" width="90" height="59"/>

Tia hy vọng mong manh của cậu bé mắc bệnh ung thư máu