![]() |
Poster đêm nhạc Phan Mạnh Quỳnh. |
Mở đầu cho dự án là đêm nhạc của Phan Mạnh Quỳnh với tên Chàng trai viết lên cây. Theo ban tổ chức, chất liệu nhạc và câu chuyện của nam nhạc sĩ rất phù hợp với tính chất chương trình. Do đó, họ chọn anh là khách mời đầu tiên.
"Với khả năng miêu tả không gian bằng ca từ và giai điệu tinh tế, Phan Mạnh Quỳnh sẽ dẫn dắt khán giả đến từng mảng câu chuyện mà ai cũng sẽ cảm thấy có mình trong đó. Mỗi khán giả sẽ có cảm nhận riêng tại không gian được vẽ bằng âm thanh, ánh sáng, lời ca, tiếng hát và sự giao hòa cảm xúc", đại diện ê-kíp chia sẻ.
Ngoài yếu tố âm nhạc, ban tổ chức chú trọng thỏa mãn phần nhìn với sự hỗ trợ kỹ thuật sân khấu, ánh sáng. Trong đó, công nghệ 3D mapping hiện đại góp phần tạo nên một bức tranh hoàn mỹ dẫn lối cảm xúc.
Phan Mạnh Quỳnh sinh năm 1990, quê Nghệ An, được công chúng biết đến qua nhiều ca khúc Vợ người ta, Có chàng trai viết lên cây, Từ đó, Hồi ức, Nhạt... Anh còn thành công khi viết nhạc phim cho Chị trợ lý của anh, Người bất tử, Bố già...
Sau đêm nhạc đầu tiên của Phan Mạnh Quỳnh, khán giả sẽ được gặp gỡ ca sĩ khác như: Vũ, Vũ Cát Tường, Thùy Chi, Mỹ Anh, Hoàng Dũng,... Hòa nhạc sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 2/4, tại Nhà hát VOH MUSIC ONE, TP.HCM.
Phan Mạnh Quỳnh hát 'Có chàng trai viết lên cây'
Thúy Ngọc
MV “Đàn ông không nói" đánh dấu sự trở lại của Karik sau Rap Việt, cũng là lần đầu tiên anh kết hợp Phan Mạnh Quỳnh. Từ bài hát đến MV là câu chuyện xúc động về người đàn ông giữa đời mưu sinh trước thềm xuân Tân Sửu 2021.
" alt=""/>Phan Mạnh Quỳnh mở màn chuỗi dự án 'Hòa nhạc'Tour tham quan ảo 360 độ tại Di tích cách mạng Nhà và Hầm D67 sẽ giúp du khách hoàn toàn có thể khám phá Di tích cách mạng Nhà và Hầm D67 một cách cụ thể, sinh động.
Di tích cách mạng Nhà và Hầm D67 là một di tích lịch sử - cách mạng có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Nơi đây, từ năm 1968 - 1975, trở thành Tổng Hành dinh của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Cũng tại đây, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đã tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng, phân tích đánh giá tình hình cuộc chiến và kịp thời đưa ra những sự chỉ đạo cho cách mạng miền Nam, thống nhất đất nước.
![]() |
Bên cạnh đó, thông qua ứng dụng phần mềm QR Code sẽ hỗ trợ du khách trong việc tìm hiểu thêm những giá trị tiêu biểu của di tích, những thông tin về một số hiện vật tiêu biểu về các hoạt động của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng làm việc tại Nhà D67, trong giai đoạn 1967 - 1975.
![]() |
Tour tham quan ảo 360 độ tại Di tích cách mạng Nhà và Hầm D67 sẽ giúp du khách hoàn toàn có thể khám phá Di tích cách mạng Nhà và Hầm D67 một cách cụ thể, sinh động. |
Cùng với đó, với phần mềm QR Code, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội giới thiệu tới công chúng 120 hình ảnh, tài liệu, hiện vật... tại triển lãm online với chủ đề “Thần tốc -Táo bạo - Bất ngờ - Chắc thắng”. Triển lãm được tổ chức thành 3 chủ đề chính gồm Quá trình chỉ đạo chuẩn bị mọi mặt cho cuộc Tổng tiến công; Nét đặc sắc trong chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 “Thần tốc - Táo bạo - Bất ngờ - Chắc thắng”; Niềm vui chiến thắng, giúp người xem hình dung một cách rõ ràng, có hệ thống về một trong những giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam…
Theo kế hoạch tour tham quan ảo và triển lãm online sẽ kéo dài đến hết tháng 5/2020.
Tình Lê
Bức tranh “Đất này của tổ tiên ta” chính là lời khẳng định mạnh mẽ về chủ quyền bất khả xâm phạm của dân tộc, là quyết tâm gìn giữ từng tấc đất cha ông của quân dân Việt Nam.
" alt=""/>Tour thăm quan di tích đặc biệt miễn phíCác đại biểu dự Lễ khánh thành bia Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ (ngày 4/4/2019). Ảnh: Tư liệu
Năm 2024, nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai tu bổ, tôn tạo Di tích quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.
Ngày 18/1, lễ khởi công tu bổ tôn tạo di tích quốc gia địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được tổ chức. Sau 7 tháng thi công, công trình di tích đã hoàn thành cơ bản các hạng mục chính.
Di tích sau khi tu bổ, tôn tạo dự kiến sẽ được khai thác, tổ chức đón tiếp các đoàn khách tham quan, các nhà báo về nguồn, các sinh viên và học sinh học tập và trải nghiệm về lịch sử báo chí. Đồng thời đây cũng là nơi tổ chức các hội nghị, hội thảo về báo chí, tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn, nơi phát thẻ hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, lễ trao các giải báo chí khu vực và địa phương….
Hội Nhà báo Việt Nam mong muốn khi đi vào hoạt động, các trưng bày về Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng và Báo chí Chiến khu Việt Bắc tại đây không chỉ góp phần lưu giữ và giới thiệu những tư liệu, hiện vật báo chí giá trị giai đoạn 1946-1954 mà còn khẳng định được những thành quả to lớn của Báo chí Cách mạng Việt Nam trong các cuộc đấu tranh vệ quốc và trong hành trình kiến thiết đất nước.
Công trình không chỉ tái hiện lịch sử mà còn đảm bảo tính mỹ thuật cao. Ảnh: Hội Nhà báo Việt Nam
Ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: “Chúng tôi dự kiến sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để đưa di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng vào danh mục các điểm tham quan “Thủ đô gió ngàn” - Thủ đô của đất nước trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (gồm Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn), trong đó Thái Nguyên giữ vị trí đặc biệt quan trọng, vị trí trung tâm của “Thủ đô kháng chiến”.
Chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền đến với các hội nhà báo địa phương, các liên chi hội và chi hội nhà báo trong toàn quốc với mong muốn tất cả giới báo chí thấy rõ tầm quan trọng của di tích này, từ đó coi đây là một địa chỉ đỏ để các nhà báo, nhất là các nhà báo trẻ, hướng về nguồn, để tìm hiểu lịch sử báo chí hào hùng, nghe kể chuyện về lớp lớp đàn anh đi trước và xây đắp cho tương lai của báo chí nước nhà”.
Chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, lễ khánh thành và bàn giao công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng sẽ được tổ chức sáng 9/8.
" alt=""/>Sắp khánh thành công trình tu bổ di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng