Nguồn nhiễm độc chì bủa vây trẻ em Việt: Tác động nghiêm trọng đến trí não
Tại hội nghị khoa học "Bệnh truyền nhiễm và các vấn đề y tế công cộng sau đại dịch Covid-19",ồnnhiễmđộcchìbủavâytrẻemViệtTácđộngnghiêmtrọngđếntrínãbao 24 diễn ra ngày 22/11, nhóm báo cáo viên gồm Trần Thị Hồng Kim, Nguyễn Anh Duy (Viện Pasteur TPHCM) đã chia sẻ về gánh nặng bệnh tật vì nhiễm độc thần kinh do chì trên thế giới và ở Việt Nam.
Gánh nặng bệnh tật nặng nề
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có hơn 2 triệu ca tử vong trên toàn cầu năm 2019 là do phơi nhiễm hóa chất. Trong đó, gần một nửa được cho là do phơi nhiễm chì.
Phơi nhiễm chì còn gây ra 21,7 triệu năm sống trong khuyết tật, bao gồm 30% gánh nặng toàn cầu về khuyết tật trí tuệ vô căn, 4,6% về tim mạch và 3% về bệnh thận mãn tính.

Đại diện WHO chia sẻ tại hội nghị khoa học "Bệnh truyền nhiễm và các vấn đề y tế công cộng sau đại dịch Covid-19" (Ảnh: Hoàng Lê).
Gần đây, việc giảm sử dụng chì trong xăng, sơn, hệ thống ống nước và hàn đã dẫn đến việc giảm đáng kể nồng độ chì trong máu trong dân số toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nguồn phơi nhiễm chì, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Theo Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD), khoảng 815 triệu trẻ em bị nhiễm độc chì có tình trạng liên quan đến rối loạn tim và thận, suy giảm thông minh, hành vi bạo lực và tử vong sớm.
Năm 2019, khoảng 5,5 triệu người chết vì bệnh tim mạch do nhiễm độc chì, gấp ba lần số người chết vì ung thư phổi.
Nghiên cứu đánh giá các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn do ô nhiễm hóa chất tại các khu xử lý chất thải nguy hại ở Châu Á cho thấy, hơn 189.700 trẻ em ở 7 quốc gia có nguy cơ bị suy giảm trí thông minh, do tiếp xúc với hàm lượng chì cao trong nước và đất.
Nhiều nguy cơ nhiễm chì bủa vây trẻ em Việt
Tại Việt Nam, trẻ em có nguy cơ nhiễm chì từ nhiều nguồn như hoạt động từ các làng nghề, khu vực khai khoáng, đồ chơi, thực phẩm, thuốc gia truyền (thuốc cam), đất, nước... Tuy nhiên, nghiên cứu về tình hình nhiễm độc chì ở trẻ em vẫn còn hạn chế.
Các kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy bức tranh tổng quan về thực trạng nhiễm độc chì máu ở những khu vực có nguy cơ cao. Đơn cử, theo nghiên cứu trên 311 trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM), mức chì máu (BLL - Blood lead levels) trung bình là 4,97 μg/dL.
Trong đó, 7% trẻ có mức chì lớn hơn 10 μg/dL. Trẻ sống tại Bình Dương hoặc Đồng Nai, có độ tuổi trên 12 tháng liên quan đến mức chì máu cao hơn. BLL trung bình của trẻ ở TPHCM thấp hơn rõ rệt so với một nghiên cứu khác về trẻ sống gần các hoạt động tái chế chì.

Trẻ em có nhiều nguy cơ nhiễm độc và hấp thụ chì hơn người lớn (Ảnh minh họa: Hoàng Lê).
Còn tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2021, đơn vị này đã tiếp nhận và điều trị cho 89 trẻ nhiễm độc chì do dùng thuốc cam. Trong đó, có hơn 60% trẻ dưới 1 tuổi.
Con đường chính đưa chì vào cơ thể là qua đường tiêu hóa. Đói, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, đặc biệt thiếu các ion như sắt, canxi, kẽm làm hấp thu chì qua đường tiêu hóa tăng lên. Hơn nữa, sự hấp thu chì diễn ra ở trẻ nhanh hơn người lớn, và hoạt động chơi đùa của trẻ cũng làm tăng tỷ lệ hấp thu chì.
Bên cạnh đó, trẻ cũng là đối tượng hít khói chì nhiều hơn người lớn. Theo thống kê, mỗi điếu thuốc lá có thể chứa 4-12mg chì, và trung bình có 20% lượng chì đó được người hút thuốc hấp thụ qua khói thuốc. Trẻ cũng rất dễ bị tổn thương da do độc tính chì. Khí dung chứa chì có thể gây kích ứng da và mắt.
Chì qua nhau thai nên mẹ bị ngộ độc thì con cũng bị ngộ độc. Nồng độ chì trong máu của con bằng 80% nồng độ chì trong máu mẹ. Thậm chí, chì có thể đi qua sữa mẹ, nhưng thông tin về con đường tiếp xúc này chưa đầy đủ.
Rất cần giải pháp kiểm soát phơi nhiễm chì ở trẻ em
Ngộ độc chì cấp tính có thể gây chán ăn, táo bón, đau bụng và nôn mửa. Nhiễm độc cấp tính nghiêm trọng gây thiếu máu, đặc biệt ở trẻ em. Bệnh não cấp tính trong thời thơ ấu có thể chuyển thành bệnh não mãn tính. Tăng huyết áp ở người lớn có liên quan đến ngộ độc chì khi còn nhỏ.
Các dấu hiệu và triệu chứng của phơi nhiễm chì mãn tính bao gồm mất trí nhớ hoặc khả năng tập trung ngắn, trầm cảm, buồn nôn, đau bụng, mất khả năng phối hợp, tê và ngứa ran ở tứ chi. Mệt mỏi, khó ngủ, đau đầu, nói ngọng và thiếu máu cũng gặp trong nhiễm độc chì mãn tính.
Trẻ bị nhiễm độc mãn tính thường có hành vi hung hăng và không chịu chơi. Theo WHO, giai đoạn bào thai và trẻ nhỏ dễ bị nhiễm độc chì, do tỷ lệ hấp thụ chì ăn vào cao gấp 4-5 lần so với người lớn từ một nguồn nhất định.

Nước bị ô nhiễm là một trong những nguy cơ gây phơi nhiễm chì (Ảnh minh họa: Hoàng Lê).
Hệ thần kinh trung ương là một trong những cơ quan mà độc tính chì phát huy tác dụng có hại và lâu dài nhất, đặc biệt nghiêm trọng nếu phơi nhiễm xảy ra trong giai đoạn đầu đời. Não là cơ quan nhạy cảm nhất với tiếp xúc chì. Trong não đang phát triển của trẻ em, sự hình thành khớp thần kinh bị ảnh hưởng rất nhiều ở vỏ não.
Để điều trị nhiễm độc chì, thông thường bệnh nhân sẽ được dùng liệu pháp thải chì bằng thuốc gắp chì. Một số chất chống oxy hóa (như puerarin, beta-carotene hay N-acetylcystein) cũng có thể giúp loại bỏ chì khỏi cơ thể.
Vì nhiễm độc chì tác động nghiêm trọng đến hệ thần kinh đang phát triển của trẻ em, do đó, trẻ cần phải tránh tiếp xúc chì. Việc xét nghiệm chì máu có thể chẩn đoán nhiễm độc chì, nhưng chỉ cho biết mức độ nhiễm độc gần đây.
"Giảm phơi nhiễm từ các nguồn chì trong khu dân cư, khu công nghiệp, thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm và các sản phẩm tiêu dùng khác là rất cần thiết, để ngăn ngừa và kiểm soát phơi nhiễm chì ở trẻ em", nhóm báo cáo chia sẻ.
Phó giáo sư Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho biết, là một trong những đơn vị trực thuộc Bộ Y tế có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về y tế dự phòng, y tế công cộng, Viện luôn nỗ lực giải quyết các vấn đề trên dựa trên y học bằng chứng, ứng dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học trong chăm sóc sức khỏe người dân.
Hội nghị khoa học chủ đề "Bệnh truyền nhiễm và các vấn đề y tế công cộng sau đại dịch Covid-19" được tổ chức nhằm chia sẻ, cập nhật các kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất về bệnh truyền nhiễm mới nổi, tái nổi; kháng kháng sinh, nghiên cứu vaccine mới, quản lý chất lượng phòng xét nghiệm, bệnh không lây nhiễm cũng như các vấn đề y tế công cộng khác sau đại dịch.
Hội nghị cũng là nơi chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm giữa các nhà khoa học, nhà hoạt động chính sách, nhà quản lý đến từ các đơn vị trong và ngoài ngành y tế, các viện nghiên cứu, trường đại học, trung tâm kiểm soát bệnh tật, bệnh viện, tổ chức sức khỏe trong nước và quốc tế.
-
Nhận định, soi kèo Al Safa(KSA) vs AlỨng dụng mở rộng nổi tiếng trên Google Chrome biến thành ứng dụng quảng cáoViettel khai trương mạng 4G thứ 7 tại Đông Timor bằng thiết bị 4G do Viettel sản xuấtClip Hot: Thanh niên phạm sai lầm vì trò đùa với cô gái bikini bên hồ bơiNhận định, soi kèo Gareji Sagarejo vs Gagra Tbilisi, 22h00 ngày 10/4: Bộ mặt thất thườngGoogle mạnh tay đầu tư văn phòng mới đẹp như mơ tại Thung lũng SiliconGiá xe Honda tháng 9/2016Đầu tuần sau, Kia Optima phiên bản mới ra mắt Việt NamNhận định, soi kèo ENPPI vs Modern Sport, 21h00 ngày 10/4: Đối thủ kỵ giơXiaomi ra mắt smartphone Mi 5S cấu hình cao, giá rẻ
下一篇:Kèo vàng bóng đá Barcelona vs Dortmund, 02h00 ngày 10/4: Điểm tựa… Hansi Flick
- ·Nhận định, soi kèo Sanfrecce Hiroshima vs Fagiano Okayama, 12h00 ngày 12/4: Ám ảnh xa nhà
- ·Đầu tuần sau, Kia Optima phiên bản mới ra mắt Việt Nam
- ·Thêm một ứng dụng “huyền thoại” nữa của Microsoft sắp ra đi
- ·Lắng nghe lời tỏ tình dễ thương trong “Làm người yêu anh nhé baby” phiên bản anime
- ·Nhận định, soi kèo PSBS Biak Numfor vs PSS Sleman, 15h30 ngày 11/4: Thắng tiếp lượt về
- ·Ngón tay, khuôn mặt sắp thay thế thẻ tín dụng trở thành công cụ thanh toán tiền
- ·[CKTG 2016] Đừng bao giờ đánh cược rằng SKTT1 sẽ thua
- ·Diễn tập an ninh mạng về phòng chống virus tống tiền kéo dài đến hết ngày 30/7
- ·Nhận định, soi kèo Real Sociedad vs Mallorca, 18h45 ngày 12/4: Đối thủ yêu thích
- ·MobiFone đảm bảo an toàn mạng lưới sau bão số 2
- ·Google đang làm cho kết quả tìm kiếm hình ảnh trở nên thông minh hơn
- ·Dù khởi nghiệp tại Mỹ hay Việt Nam, điều quan trọng nhất là hành động
- ·Nhận định, soi kèo Hà Tĩnh vs Thể Công Viettel, 18h00 ngày 11/4: Cay đắng xa nhà
- ·Phát hiện thủy quái 250 triệu năm tuổi ở… sa mạc Mỹ
- ·VTC Game ấn định ngày ra mắt Đắc Kỷ
- ·Quần áo thông minh, tự động đổi kiểu theo môi trường, ý muốn chủ nhân
- ·Nhận định, soi kèo Real Sociedad vs Mallorca, 18h45 ngày 12/4: Đối thủ yêu thích
- ·Thiếu nữ đột ngột 'biến mất' khi băng qua đường ngập trong nước lũ
- ·Bàn phím Gboard được tích hợp thêm YouTube và Maps
- ·iPhone 7 gặp lỗi phát ra tiếng ồn lạ khi chơi game nặng
- ·Nhận định, soi kèo Udinese vs AC Milan, 1h45 ngày 12/4: Tin ở chủ nhà
- ·Mẹo biến pin điện thoại thành ... bật lửa
- ·Vì sao iPhone đắt nhưng vẫn bán chạy?
- ·Tròn 25 năm cho một bộ phim hoạt hình kinh điển: Người đẹp và quái vật
- ·Nhận định, soi kèo Bodo Glimt vs Lazio, 23h45 ngày 10/4: Chủ nhà sáng giá
- ·Điện thoại pin khủng nhất thế giới đến VN: Dùng cả tuần không cần sạc
- ·Nhận định, soi kèo Palmeiras vs Cerro Porteno, 7h30 ngày 10/4: Không dễ cho chủ nhà
- ·Sony công bố máy ảnh nhỏ gọn Alpha A5100 giá từ 550 USD
- ·Ai cũng một thời 'hai lúa', kể cả những CEO công nghệ nổi tiếng này
- ·Cái kết bi thảm của những nhân vật phản diện trong Marvel
- ·Nhận định, soi kèo Cerezo Osaka vs Kashima Antlers, 13h00 ngày 12/4: Lịch sử gọi tên
- ·Google mạnh tay đầu tư văn phòng mới đẹp như mơ tại Thung lũng Silicon
- ·Nhận diện khuôn mặt đã là quá khứ, công nghệ giờ đây cho phép nhận diện cả cảm xúc
- ·Ảnh chụp thử từ camera 2 ống kính của iPhone 7 Plus tại Việt Nam
- ·Soi kèo góc Barcelona vs Dortmund, 2h00 ngày 10/4
- ·Alibaba sẽ không có ngày hôm nay nếu thiếu 6 website này