Gia đình hai bên khá giả, kết hôn xong, nhà anh cho hai vợ chồng căn hộ chung cư, còn bố mẹ tôi cho 2 mảnh đất rộng.
Nhờ vậy, cuộc sống kinh tế của tôi khá thoải mái. Tuy nhiên, mẹ chồng và chị chồng có vẻ không hài lòng về tôi.
Ngay từ đầu, họ muốn chồng tôi lấy con vị sếp lớn nhưng anh kiên quyết phản đối.
Có lẽ vì chuyện đó, mối quan hệ của tôi với nhà chồng chẳng mấy khi vui vẻ.
Mỗi lần có giỗ hay lễ Tết tôi đến nhà bố mẹ chồng, họ đều có thái độ dửng dưng, lãnh đạm.
Tôi sinh con đầu lòng, mấy ngày ở viện chỉ ông bà ngoại qua lại chăm sóc, thuốc men. Bên nhà chồng không ai ngó ngàng.
Bao nhiêu dồn nén, tôi tâm sự với chồng. Anh không được câu động viên tử tế, quay ra trách tôi nhỏ nhen, ích kỷ.
Anh cho rằng bà nội lớn tuổi, đi lại khó khăn, chị gái bận rộn. Ở viện có ông bà ngoại chăm, khi nào về nhà bà nội sang chưa muộn.
Nghe chồng nói, tôi tức nghẹn cổ. Suốt 3 tháng ở cữ, vợ chồng tôi lục đục, nảy sinh nhiều mâu thuẫn.
Từ ngày đó, tình cảm giữa tôi và nhà chồng càng thêm xa cách. Tôi hạn chế đến mức thấp nhất việc phải va chạm, gặp gỡ họ. Được thể, mẹ chồng rêu rao con dâu sống dửng dưng, không hiếu lễ nghĩa.
“Không ưa, dưa cũng có dòi” - thuộc nằm lòng câu này nên tôi mặc kệ. Ai thích nói gì thì nói, tôi bỏ ngoài tai.
Nhưng chồng cáu gắt với vợ. Anh bảo tôi hạ tự ái cá nhân xuống, giữ hòa khí trong gia đình.
“Em không làm gì sai. Ngay từ đầu em cũng muốn thuận hòa nhưng chị và mẹ anh năm lần bảy lượt gây khó dễ, tỏ thái độ trước.
Em nhẫn nhịn nhiều quá, chịu làm sao được? Em sang nhà bố mẹ, chưa bao giờ nhận được nụ cười hay lời nói chân thành. Giờ anh muốn thế nào đây?”, tôi đáp trả chồng.
Cuối năm đó, 2 mảnh đất bố mẹ cho tôi làm của hồi môn bất ngờ được nhiều người tìm đến hỏi mua vì địa thế đẹp, nằm sát khu đô thị mới sắp xây dựng. Chồng tôi thấy giá cao, muốn bán lấy tiền đầu tư kinh doanh.
Tôi lưỡng lự, dù sao kinh tế vợ chồng không đến mức thiếu thốn, để đất đó sau này cho 2 đứa con, chẳng mất đi đâu. Còn bán lấy tiền, kinh doanh lỗ - lãi chưa biết thế nào có khi còn mất trắng.
Chẳng ngờ mẹ chồng nghe con trai kể chuyện, bắt taxi đến nhà tôi thuyết phục.
Lâu nay mẹ chồng ghét tôi cả họ ai cũng biết. Tối đó thấy bà đến nhà, tôi khá ngỡ ngàng.
Bà ra sức động viên tôi bán đất, nếu không đầu tư, gửi ngân hàng cũng có lãi.
Cả tháng đó, chị chồng cũng ra sức săn đón, ngọt nhạt mời tôi sang nhà ăn cơm, còn mua quà cáp cho 2 cháu. Chồng tôi cũng không càu nhàu, gắt gỏng với vợ.
Tôi chột dạ nhưng nghĩ chắc họ cũng muốn xóa bỏ hiểu lầm nên không để tâm.
Sau nhiều lần đắn đo, tôi và chồng thống nhất bán đất với giá 5 tỷ. Tôi bàn với chồng sẽ biếu ông bà ngoại 1 tỷ, gửi ngân hàng 2 tỷ, còn 2 tỷ đầu tư đất. Chồng tôi không trả lời, chỉ gật gù.
Thời điểm này, tôi phải đi công tác, mọi giấy tờ tôi ký trước, sau đó người mua sẽ chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng.
Sắp xếp xong xuôi, tôi lên đường sang Nhật. Hai tuần sau trở về, tôi giục chồng ra ngân hàng làm sổ tiết kiệm nhưng anh tìm cớ lẩn tránh.
Tôi nghi ngờ, tự mình kiểm tra mới phát hiện ra, chồng đã bí mật chuyển hết tất cả số tiền đó sang tài khoản ngân hàng của chị gái.
Tôi tức giận, gọi chồng về làm sáng tỏ. Anh thú nhận, chị gái làm ăn bị thua lỗ, nợ nần, cần khoản tiền lớn để cứu công ty.
Thấy vợ chồng em trai có mảnh đất đang lên giá, chị nhỏ to, gạ chồng tôi bán đất, lấy tiền cho mình vay.
Chồng tôi thương chị, tìm cách giục vợ bán đất. Cho rằng mình bị chồng lừa, tôi to tiếng. Anh không nể nang, giơ tay tát vợ.
Giờ hai vợ chồng tôi đang chiến tranh lạnh, tôi rất rối bời. Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Tôi khóc ngất khi mẹ chồng vướng vào trò đỏ đen, lợi dụng uy tín con dâu vay mượn tiền bạc trả nợ.
" alt=""/>Tâm sự uất ức của người vợ bị chồng lừa bán đất cho chị gái vayHoặc xét 5 học kỳ, thí sinh cần có tổng điểm trung bình 5 học kỳ xét tuyển (gồm 2 học kỳ lớp 10, 2 học kỳ lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) đạt từ 30 điểm trở lên.
5% tổng chỉ tiêu sẽ xét tuyển từ kết quả thi Đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.
Năm 2021, Trường ĐH Kinh tế Tài Chính dự kiến mở 5 ngành học mới gồm: Bất động sản, Tài chính quốc tế, Báo chí, Tâm lý học, Thiết kế đồ họa.
Lê Huyền
Dù mới xong mùa tuyển sinh 2020, nhiều trường ĐH đã sớm đưa ra phương án tuyển sinh cho năm 2021.
" alt=""/>Trường ĐH tư thục dự kiến đào tạo ngành Báo chíTham gia lớp tập huấn, các đại biểu được hướng dẫn ứng dụng công nghệ số vào quản lý sản xuất nông nghiệp. Trong đó, họ được tìm hiểu về nhật ký ghi chép nhật ký sản xuất; truy xuất nguồn gốc sản phẩm; tự tạo và in QRcode để in tem, bao bì, chào hàng bán sản phẩm trước khi thu hoạch; lập kế hoạch sản xuất (lịch thời vụ) cho cả tỉnh, huyện, hợp tác xã, trang trại.
Đặc trưng của FaceFarm là quản lý đất – cơ sở bằng Google Map; lập kế hoạch công việc dễ dàng; quản lý việc sử dụng Nông dược; quản lý thời gian làm việc dễ dàng; truy xuất nhanh chóng nhật ký sản xuất; tích lũy kinh nghiệm sản xuất; truy xuất nguồn gốc bằng mã QRCode.
Bên cạnh đó, FaceFarm còn có chức năng giúp thực hành tư duy “kinh tế nông nghiệp và kế toán”. Nó bao gồm chức năng hạc toán chi phí sản xuất từng vụ; tính giá thành/giá vốn sản phẩm tự động; quản lý tồn kho nông sản; quản lý nghiệp vụ kế toán HTX theo luật Việt Nam; hỗ trợ khai báo thuế.
Trong sản xuất nông nghiệp, việc ghi chép nhật ký sản xuất không còn xa lại tại các nước nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, với nhiều nông dân trong nước, đây là điều rất mới mẻ. Nhật ký sản xuất là yêu cầu bắt buộc để hội nhập quốc tế, là cơ sở để truy xuất nguồn gốc nông sản xuất khẩu, tăng giá trị sản phẩm, cải thiện, nâng cao thu nhập cho nhà nông.
Với mục tiêu ứng dụng CNTT vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực quản lý và phát triển bền vững trong giai đoạn chuyển đổi số, nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu cho ngành nông nghiệp, thực hiện liên kết vùng, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT phối hợp cùng công ty Sorimachi triển khai ứng dụng phần mềm nhật ký sản xuất FaceFarm và kế toán hợp tác xã đến các hợp tác xã nông nghiệp, trang trại và cơ quan quản lý nhà nước tại 63 tỉnh, thành.
Cục đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố phối hợp với công ty nghiên cứu điều kiện thực tế của địa phương để triển khai FaceFarm và kế toán HTX đến các HTX, trang trại trên địa bàn tỉnh, đặc biệt ưu tiên các HTX nông nghiệp tham gia Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông sản đạt chuẩn của Bộ NN&PTNT giai đoạn 2021-2025, các HTX điển hình tham gia hệ thống theo dõi và phản hồi thông tin chính sách HTX nông nghiệp; các HTX nông nghiệp điển hình do các tỉnh đăng ký tham gia chương trình thí điểm của Bộ.
Phần mềm quản lý sản xuất và phần mềm kế toán nông nghiệp của Sorimachi đã được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản. Chương trình triển khai từ tháng 3/2022 đến tháng 6/2023, chia làm ba giai đoạn: giai đoạn 1 từ 3/2022 đến 12/8/2022, thực hiện tại 28 tỉnh; từ 15-19/8/2022 đánh giá lần 1. Giai đoạn 2 từ 22/8 đến 16/12/2022, triển khai tại 20 tỉnh và sơ kết từ 19/12 đến 30/12/2022. Giai đoạn ba từ 1/2023 đến 6/2023 tại 14 tỉnh, tổng kết từ tháng 6/2023 và lập kế hoạch nhân rộng cả nước.
Chi phí sử dụng phần mềm nhật ký sản xuất FaceFarm và kế toán HTX từ tháng 3/2022 đến hết tháng 6/2023 được miễn phí.
Sau thời gian sử dụng, HTX nông sản hữu cơ Hùng Thắng nhận xét phần kế hoạch và sản xuất rất thực tế, dễ dàng cập nhật, giúp lên kế hoạch, quản lí công việc của HTX một cách dễ dàng, hiệu quả. Không những vậy, FaceFarm còn có phầm mềm hiển thị mã QRCode trong phần chi tiết Nhật kí sản xuất của sản phẩm làm tăng độ tin tưởng cho khách hàng vào sản phẩm. Bên cạnh đó, phần mua bán tuy mới triển khai nhưng rất hữu ích trong việc kết nối các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà tiêu dùng lại với nhau, giảm bớt trung gian trong khâu tiêu thụ.
Theo Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản”, một trong các nhiệm vụ và giải pháp được nêu ra là ứng dụng công nghệ thông tin, các công nghệ, thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia và tiềm năng.
Về thu thập thông tin, dữ liệu, xây dựng hệ thống phần mềm phục vụ thu thập thông tin, dữ liệu về sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản (diện tích, sản lượng, năng lực chế biến, nhu cầu, giá cả, khối lượng, cơ cấu tiêu thụ sản phẩm, vật tư, nguyên liệu đầu vào…); ứng dụng công nghệ viễn thám để thu thập dữ liệu, thống kê diện tích, sản lượng đối với ngành hàng trồng trọt, lâm nghiệp; ứng dụng công nghệ số trong thực hiện điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu của các ngành hàng chăn nuôi, thủy sản.
Chính vì vậy, việc triển khai phần mềm nhật ký sản xuất FaceFarm sẽ giúp các HTX nâng cao khả năng dự báo thị trường nông sản, góp phần chuyển đổi số mạnh mẽ trong nông nghiệp.
" alt=""/>Nhiều địa phương quan tâm đến xây dựng cơ sở dữ liệu sản xuất nông nghiệp