Em năm nay 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học và xin được một việc làm văn phòng khá tốt. Người yêu em năm nay 29 tuổi, anh ấy và em đã yêu nhau được gần 2 năm. Khoảng thời gian đầu yêu nhau, bọn em rất hợp nhau, từ chuyện trò, đi chơi hay làm gì, lúc nào cũng có nhau.Nhưng đến năm thứ hai yêu nhau, em nhận thấy anh là người đàn ông không thể trở thành chỗ dựa cho em được vì anh là người không có ý chí, cố gắng trong cuộc sống. Cả hai chúng em đều ở tỉnh lên thành phố lập nghiệp, khi yêu nhau, hai đứa hứa hẹn sẽ cố gắng tích cóp để cùng mua đất, xây nhà trên thành phố xong xuôi sẽ tính đến chuyện kết hôn.
Vậy mà yêu nhau hơn một năm, anh bảo rằng muốn về quê lập nghiệp cho gần gia đình, với lại ở thành phố bươn chải khó khăn, không biết đến bao giờ mới mua được đất để xây nhà. Em không đồng ý vì em không muốn xa gia đình để về quê anh, hơn nữa, công việc của em ở đây cũng đang rất tốt.
Càng yêu em càng thấy mình đang thật sự dấn thân vào mối quan hệ chông chênh. Em có thể lấy một người chồng nghèo về vật chất nhưng không thể lấy một người chồng nghèo ý chí được. Em lúc nào cũng muốn tận dụng thời gian làm việc kiếm tiền, để sau này có cuộc sống sung túc, khấm khá hơn. Nhưng anh lại khác, anh chỉ muốn cuộc sống bình dị và không chịu cố gắng vì bất cứ điều gì.
Mặc dù đã gần 30 tuổi nhưng anh vẫn chưa có công ăn việc làm ổn định. Nhiều lần em góp ý anh nên chăm chỉ làm ăn để lo cho tương lai sau này thì anh giận dỗi. Em cảm thấy anh không phải là người đàn ông đáng tin tưởng, có thể lo lắng cho cuộc đời em về sau nên em nói lời chia tay.
Và mỗi lần như thế, anh lại nổi điên lên, đập phá hết tất cả những gì xung quanh anh. Rồi anh tự hành hạ bản thân mình, lấy tay đấm vào mặt, đấm vào tường cho chảy máu,
Nhiều lần em cố tình tránh mặt anh để chấm dứt mối quan hệ thì anh lại phi ngay ra cầu chụp ảnh lại gửi cho em và nhắn rằng, nếu em không chịu gặp, anh sẽ tự tử. Em có nhờ mẹ anh can thiệp nhưng anh không nghe bất cứ ai, ngoại trừ em.
Có nhiều lần sợ quá, em trốn về quê để anh đỡ làm phiền thì nửa đêm, anh lại mò về đầu ngõ nhà em. Anh gọi em tắt máy thì anh lại gọi vào số mẹ em khiến cả nhà em phải tỉnh giấc. Mỗi lần hai đứa có chuyện gì, anh lại nổi điên lên nên em đành làm hòa cho xong mọi chuyện.
Đỉnh điểm nhất là cách đây hơn một tháng, em có nói hết suy nghĩ, tâm tư của mình về mối quan hệ của hai đứa, cũng như những điều em nghĩ về anh. Em lo sợ cuộc sống tương lai về sau sẽ không thể hạnh phúc khi em phải sống một cuộc sống tù túng như vậy. Sau đó, anh đồng ý chia tay, đồng ý sẽ không bao giờ làm phiền đến em nữa.
Thế nhưng được đúng 3 ngày, anh lại xuất hiện và một mực đòi vào phòng em chơi. Em không mở cửa thì anh lại quấy phá, làm ầm ĩ cả khu trọ nên em đành mở cửa cho anh vào. Đến tối muộn, em bảo khuya quá rồi, anh về đi để em đi ngủ nhưng anh vẫn không chịu về. Em mặc kệ anh ngồi đó và đi ngủ.
Nhưng không ngờ anh lại ra phía ban công phòng em (tầng 15), anh nói với vào: "Chúc em ngủ ngon", em nghe thấy có điều gì không ổn nên ra xem thì thấy anh đã trèo ra phía bên ngoài ban công. Anh bảo: "Nếu em buông tay thì cuộc đời anh coi như chấm dứt". Em chạy ra khóc lóc van xin anh đừng làm vậy và khuyên nhủ anh rất nhiều.
Sau một hồi van nài thì anh bắt em hứa hẹn: "Nếu em đừng bỏ mặc anh thì anh mới trèo vào". Em đành gật đầu đồng ý thì anh mới leo vào trong. Thật sự cứ nghĩ đến cảnh đó, em rất hoảng sợ.
Yêu anh hai năm, thời gian hạnh phúc thì ít, thời gian lo sợ quá nhiều. Em đã rất nhiều lần khuyên nhủ anh nhưng hễ cứ giận dỗi nhau, anh lại tìm đường đi tự tử. Thật sự em quá mệt mỏi và tuyệt vọng, em không biết phải làm sao để thoát khỏi mối quan hệ này nữa? Rất mong mọi người đọc được bài viết này, hãy cho em lời khuyên đúng đắn!

Vượt 400km đến thăm chồng, vợ sững sờ thấy cảnh trong vườn
Tôi đã cố không tin vào những gì người ta nói nhưng cảnh tượng trước mắt khiến tôi muốn ngã quỵ.
" alt=""/>Sợ hãi với anh người yêu cứ chia tay là ra ngay cầu đòi tự tử

“Tôi không quan tâm nó rách đến mức nào. Tất cả những gì tôi muốn thấy là số seri phải còn nhìn rõ ở cả 2 mặt” - Marombe nói.
Anh sẽ bán tờ 1 đô la này với giá 80 xu và nó sẽ được lưu hành trở lại. Nhiều cửa hàng có thể từ chối những tờ tiền được dán lại nhưng ở các khu chợ, người ta sẽ nhận nó.
Bị chuột cắn nát hay xé nát, tờ 1 đô la đang là vua ở Zimbabwe giữa bối cảnh khủng hoảng kinh tế diễn ra liên tiếp. Tờ 1 đô la thường được nhiều người sử dụng để mua bánh mỳ hằng ngày và các món đồ nhỏ khác. Những tờ 1 đô la mới sẽ không được phát hành ở Zimbabwe nữa, vì thế những người nhạy bén với thời cuộc đang mạnh dạn sửa lại chúng cho những khách hàng tuyệt vọng của họ.
Các doanh nghiệp chính thức từ chối loại tiền này, vì thế buộc người dân phải bán chúng cho những người như Marombe với giá trị nhỏ hơn giá trị thực. Các khu mua bán không chính thức trên đường phố thường sẽ chấp nhận chúng sau một hồi thương lượng.
Theo Quỹ Tiền tệ thế giới, việc mua bán tiền tệ không chính thức này đang bùng nổ ở Zimbabwe và thu hút 2/3 dân số nước này tham gia. Vì thế có rất nhiều tờ tiền cũ như thế này đang được lưu hành.
Đồng đô la Mỹ đã thống trị các giao dịch ở Zimbabwe kể từ khi siêu lạm phát ở nước này tăng vọt lên hơn 5 tỷ phần trăm và buộc Chính phủ phải từ bỏ đồng nội tệ vào năm 2009.
Năm ngoái, Chính phủ đã giới thiệu lại đồng tiền Zimbabwe và cấm sử dụng ngoại tệ cho các giao dịch địa phương. Tuy nhiên, rất ít người để tâm và thị trường chợ đen vẫn phát triển mạnh trong khi đồng nội tệ nhanh chóng mất giá. Tháng 3 năm nay, Chính phủ đã nới lỏng và bỏ lệnh cấm đồng đô la. Hiện nay, tình trạng thiếu tiền mệnh giá nhỏ đồng đô la đang là cơn ác mộng.
 |
Những tờ tiền mệnh giá nhỏ đang khan hiếm ở Zimbabwe. |
“Nếu người ta có một đồng đô la mệnh giá nhỏ, họ không muốn gửi nó vào ngân hàng. Họ muốn giữ nó cho riêng mình” - nhà kinh tế học John Robertson giải thích về việc các ngân hàng nói chung không trả cho chủ tài khoản bằng tiền mặt.
Các đồng mệnh giá lớn thì quá to với nhiều giao dịch mua bán. Những người sửa tiền như Marombe lấp đầy khoảng trống này bằng cách vá những tờ đô la bị rách ở nhiều mệnh giá, nhưng tờ 1 đô la vẫn là mệnh giá phổ biến nhất của họ.
“Tôi ở đây từ 6h sáng mỗi ngày và về nhà khi đã khá muộn. Việc làm ăn khá tốt. Tôi sống được” – Marombe chia sẻ.
Anh cho biết, anh mua những tờ 1 đô la rách với giá từ 40 đến 60 xu, phụ thuộc vào tình trạng của chúng. Sau đó anh bán đi với giá cao hơn.
Năm nay Marombe 38 tuổi, từng bán quần áo cũ cho tới cách đây 6 tháng khi anh nhìn thấy cơ hội kiếm tiền bằng cách vá những tờ đô la cũ và bán chúng kiếm lời. Anh kiếm đủ tiền để nuôi người vợ đang mang bầu cùng 2 đứa con.
Ở nhiều thành phố trên khắp đất nước Zimbabwe, những người buôn bán tiền cũ đứng thành hàng dài trên phố, cầm cả tiền địa phương lẫn tiền đô la mỹ. Tờ 1 đô la trong tình trạng tốt sẽ được trả thêm 10%. Người bán nói rằng họ mua những tờ tiền đẹp hơn từ các chủ cửa hàng bán lẻ, công nhân và những người bán hàng rong.
 |
Dịch vụ buôn bán tiền cũ rất sôi động ở Zimbabwe. |
Chính phủ cho biết hành vi này là bất hợp pháp và cảnh sát đôi khi truy quét những người buôn bán tiền tệ, thu giữ những tờ đô la quý hiếm và phạt tiền họ.
Nhưng không có nhiều lựa chọn cho người mua sắm. Nếu họ mua hàng ở một siêu thị không thể cung cấp tiền lẻ khi trả lại, họ sẽ phải nhận phiếu mua hàng để sử dụng lần sau.
“Đôi khi họ hết phiếu giảm giá nên tôi phải lấy kẹo” - Innocent Chirume, một người mua hàng bên ngoài siêu thị ở thủ đô Harare cho hay. “Thật là bất tiện. Tôi không thể đi xe buýt vào thị trấn bằng phiếu giảm giá” - anh nói.
Các ngân hàng đang khuyến khích thanh toán điện tử để giải quyết vấn đề tiền lẻ “do đô la Mỹ không được sản xuất ở Zimbabwe và được nhập khẩu với chi phí cao” - Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Zimbabwe, ông Ralph Watungwa cho biết.
Khách hàng có thể đổi những tờ tiền đã hỏng để lấy những tờ “có thể sử dụng được”, mặc dù “quy trình xuất những tờ tiền hỏng và nhập tiền mới là một quá trình lâu dài và tốn kém” đối với các ngân hàng, ông nói.
 |
Những tờ tiền rách vá lại vẫn được chấp nhận ở các khu chợ truyền thống. |
Sự thiếu hụt đồng đô la và việc thiếu niềm tin của người dân vào các ngân hàng đồng nghĩa với việc nhiều người cất trữ tiền mặt ở nhà. Đây là một lợi ích cho những người buôn bán tiền tệ như Marombe.
“Một khách hàng từng mang đến cho tôi 10 tờ mệnh giá 100 đô la. Anh ấy đang tiết kiệm tiền để mua ô tô nhưng lũ chuột đã ‘hỏi thăm’ trước” - Marombe cười khúc khích khi kể về một trường hợp mà anh đã làm. “Đó là ngày tôi kiếm được kha khá!”.

Vì sao 'khách sạn tình yêu' ở Nhật Bản đắt khách trở lại?
Trên tầng 7 của một toà nhà ở Nhật Bản, một cuộc thương lượng không mấy dễ chịu đang diễn ra.
" alt=""/>Nghề vá tiền rách làm ăn phát đạt ở Zimbabwe