当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Levski Sofia vs CSKA 1948 Sofia, 23h30 ngày 3/4: Khách tự tin 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo AC Milan vs Inter Milan, 2h00 ngày 3/4: Màu đỏ may mắn
![]() |
Tác giả giao lưu tại buổi giới thiệu sách. |
Tác giả Nguyễn Đình Lương cho biết, dưới sự động viên, khích lệ của các đồng nghiệp, bạn bè, người thân, mới cầm bút và ra mắt cuốn Việt Nam, lối rẽ của một nền kinh tế.Trong quá trình 8 năm thực hiện cuốn sách này, có những lúc sức khoẻ không cho phép và phải nghỉ một thời gian dài. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ hỗ trợ, cũng như muốn truyền tải đến người đọc về một quá trình lịch sử, ông đã cố gắng để có thể cho ra mắt cuốn sách ngày hôm nay.
Phát biểu tại lễ ra mắt sách, ông Nguyễn Minh Đức - Tổng biên tập Báo Kinh tế đô thị chia sẻ, Việt Nam, lối rẽ của một nền kinh tế là một cuốn sách có giá trị, Báo Kinh tế và Đô thị, Nhà xuất bản Thông tấn đã hợp tác để tác phẩm có thể đến tay người đọc.
Theo Tổng biên tập Báo Kinh tế đô thị, việc xuất bản và đưa cuốn sách tới công chúng cũng là cách để phổ biến Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ một cách rộng rãi.
![]() |
Cuốn sách được chia làm 3 phần. Phần đầu có tên: BTA – toàn cảnh về một chặng đường là các góc nhìn khác nhau về Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, cả của phía Việt Nam lẫn của chính khách Hoa Kỳ. Người đọc có thể thấy các đánh giá, nhận xét của Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm, Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, Cựu Trưởng đoàn đàm phán BTA Hoa Kỳ Joseph Damond,... Ở phần này, ông Nguyễn Đình Lương đã tóm lược tinh thần cốt lõi của 9 chương, 7 phụ lục của Hiệp định này.
Phần 2 Những bài học còn nguyên giá trị là những đúc kết của chủ biên cuốn sách Nguyễn Đình Lương và các bài viết đã đăng trên các tờ báo lớn của Việt Nam. Các bài viết đã khẳng định giá trị của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ theo thời gian của các nhà nghiên cứu kinh tế, các nhà báo.
Phần 3 Hội nhập kinh tế dưới góc nhìn chuyên gia đàm phán là góc nhìn do chính chuyên gia Nguyễn Đình Lương lĩnh xướng. Hiệp định BTA đã thực sự tạo lối rẽ, làm thay đổi quan trọng nền kinh tế Việt Nam suốt 2 thập kỷ qua, mở đường cho Việt Nam hội nhập thế giới thành công. Những bài viết trong cuốn sách “Việt Nam lối rẽ của một nền kinh tế” sẽ giúp cho bạn đọc thấu hiểu vì sao Việt Nam và Hoa Kỳ lại có thể phát triển quan hệ đến mức đối tác toàn diện như hôm nay.
Tình Lê
Quản trị doanh nghiệp trong thời đại mới là bộ sách gồm 4 cuốn: Lãnh đạo chánh niệm, Thực hành chánh niệm, Thành công có ý nghĩa, Sức bật tinh thần.
" alt="'Việt Nam"/>Vào những năm 80 của thế kỉ trước, Scott đã tham gia điều hành một đường dây chuyên trộm cắp xe Porsche 911 tại South California, Mỹ. Ở thời điểm đó, thị trường mua bán phụ tùng của dòng xe Porsche vô cùng sôi động và mang lại khoản lợi nhuận kếch xù.
Để tìm được “con mồi”, Scott được phân công dò tìm ở các bãi đậu xe vào ban đêm. Và khi tìm thấy và xác định được một chiếc Porsche đậu ở cùng một vị trí trong nhiều đêm, anh sẽ bán thông tin cho những chủ cửa hàng buôn bán phụ kiện xe Porsche. Mức thù lao cho mỗi lần “bán tin” này là 500 USD (khoảng 11,5 triệu đồng). Sau đó, một đội khác sẽ trộm chiếc xe đó và đưa về quận Orange.
Tiếp đó, họ sẽ tháo dỡ và lấy hết tất cả những gì có thể bán ra tiền trên chiếc xe “xấu số” đó. Thậm chí, chỉ một chiếc gương trên xe Porsche cũng mang lại cả một gia tài với trị giá khoảng 500 USD/chiếc. Scott sẽ phụ trách việc tiêu thụ những chi tiết có số như động cơ, hộp số hay khung gầm. Và quy tắc được mọi người tuân theo ở thế giới ngầm này là “mua và bán các tài sản ở các thị trường khác nhau nhằm tối đa hóa lợi nhuận”.
Để làm được điều đó, Scott đã bắt tay với một người giàu có tên Bill (tên do phóng viên đặt) và cất giữ phụ tùng xe Porsche vào garage của nhà Bill. Với những món đồ này, cả hai cùng “chế” ra những chiếc xe Porsche “mới” với số sê-ri được làm mờ để qua mắt các lực lượng chức năng. Mọi chuyện cứ diễn ra lặp đi lặp lại như vậy và với Scott, “đó là một lộ trình quen thuộc như đi làm hàng ngày”. Anh không hề lo lắng hay sợ hãi khi phải lái chiếc xe tải chất đầy thứ trộm cắp vào ban đêm.
Nhưng rồi cũng đến lúc thị trường chợ đen sụp đổ, một phần là nhờ các hãng xe tăng cường công nghệ bảo vệ xe hơi. Theo khảo sát của cơ quan giám sát bảo hiểm ô tô Uswitch, tính từ năm 1990 đến 2020, nạn trộm cắp xe hơi tại Mỹ đã giảm tới hơn 62%, với chỉ 246 trong số 100.000 xe bị đánh cắp.
Bản thân Scott cũng đã hoàn lương sau 3 năm “chinh chiến”. Sau đó, Scott đã trở thành người chăm sóc chiếc 911 Turbo S của một nhà sưu tập giàu có. Và thật trớ trêu, những điều sai trái mà anh đã từng làm trong đường dây trộm cắp xe lại giúp anh có thể bảo vệ cho chiếc Porsche 911 Turbo S này một cách tốt nhất. Đúng như những gì anh nói, “tôi biết cách suy nghĩ như một tên trộm, nên không bao giờ để mất xe”. Tuy vậy, anh cũng lên tiếng cảnh báo rằng các chủ xe nên cẩn thận trước “kẻ săn mồi” – những kẻ có cả hàng tá công cụ và đồng bọn hỗ trợ để có thể “lái xe đi ngay trước mũi bạn”.
Mai Lý(Theo Road and Track)
Bạn đã từng bị trộm hỏi thăm chiếc xe của mình? Hãy chia sẻ video, hình ảnh về câu chuyện của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
" alt="Siêu trộm xe hoàn lương trải lòng về góc khuất tội lỗi của mình"/>Siêu trộm xe hoàn lương trải lòng về góc khuất tội lỗi của mình
Sau khi tốt nghiệp, Phương Thanh (23 tuổi, quận 12, TP.HCM) làm quản trị website cho một công ty với mức lương 10 triệu đồng. Dù sống cùng cha mẹ, lương không cần lo cuộc sống, nhưng hơn 2 năm đi làm, cô không có tiền tích lũy.
Cô nàng 23 tuổi thừa nhận không biết cách tiết kiệm. Là con một, cô đã quen với việc mọi chi tiêu trong gia đình đều có phụ huynh lo liệu.
Lương hàng tháng của cô chủ yếu đổ vào quần áo, trà sữa, mỹ phẩm, du lịch, có những lần chi tiền quá tay, chưa hết tháng cô đã hết tiền.
“Mới đi làm nên mình cũng muốn dùng số tiền kiếm được để tận hưởng cuộc sống, sắm sửa nhiều hơn cho bản thân”, cô nói với Zing.
Vì không có tích lũy, những việc cần khoản tiền lớn như đổi xe máy, đổi điện thoại hay mua laptop mới, cô đều phải cần ba mẹ hỗ trợ.
“Mẹ vẫn nhắc nhở mình nên học cách kiểm soát chi tiêu, tự lập với mức thu nhập riêng, không thể cứ dựa vào người nhà mãi được. Đến bây giờ, mỗi lần đi du lịch cùng bạn bè còn phải xin thêm tiền từ gia đình, mình cũng thấy ngại. Nhưng thú thực, mình chưa thể thay đổi thói quen lập tức được”, Phương Thanh nói.
Không chỉ riêng Phương Thanh, nhiều người trẻ cũng rơi vào cảnh đi làm nhiều năm vẫn không có tiền dư. Mức lương thấp, nhu cầu chi tiêu cao và không có kế hoạch tài chính, cộng thêm bão giá khiến nhiều người trẻ rơi vào vòng lặp "kiếm ít tiêu nhiều".
Đi làm 3 năm, không tiền tiết kiệm
Theo CNBC, hai năm đại dịch liên tiếp, cộng thêm bão giá toàn cầu đang khiến người trẻ lâm vào khủng hoảng chi tiêu.
Trong cuộc khảo sát với 14.808 gen Z trên 46 nước của công ty kiểm toán Deloitte, 46% cho biết tiền lương của họ chỉ đủ sống qua ngày, chi trả sinh hoạt phí, không dành dụm được đồng nào. Chỉ 25% báo cáo rằng họ có thể thoải mái chi tiêu hàng tháng.
Tuy nhiên, theo Gen Z Insight, bất chấp những khó khăn trên, nhu cầu chi tiêu của người trẻ tuổi đang ngày càng lớn. Khảo sát của UNiDAYS cho thấy người trẻ đã mua sắm nhiều hơn kể từ khi đại dịch xảy ra như một cách "trả thù" trước áp lực cuộc sống quá lớn.
Bùi Hằng (23 tuổi) đang làm cùng lúc hai công việc. Có thu nhập 15 triệu đồng/tháng nhưng suốt 2 năm nay, gần như tháng nào cô cũng cần bố mẹ hỗ trợ thêm.
Cô nàng sinh năm 1999 quê ở Ba Vì, hiện thuê trọ một mình tại Hà Nội. Mỗi tháng, ngoài tiền thuê nhà 2,5 triệu đồng, Hằng chi phần lớn thu nhập của mình cho việc ăn uống, mua sắm, đi cà phê với bạn bè và các sở thích cá nhân khác.
Hằng cho biết sẵn sàng chi nhiều tiền để mua nước hoa vì rất yêu thích các mùi hương. Cô còn nuôi mèo nên hàng tháng tốn thêm một khoản lớn để mua hạt, đồ ăn và cát cho mèo.
Hằng đang làm chạy quảng cáo và trực fanpage ở hai văn phòng khác nhau. Một công việc làm từ 9h đến 17h30, cô làm ở công ty còn lại từ 18h đến 23h.
Công việc quá bận rộn nên cô chỉ ăn uống ở ngoài. Thời gian này, khi giá cả tăng cao, giá đồ ăn và phí ship càng khiến Hằng tốn kém hơn.
"Hầu như tháng nào bố mẹ cũng gửi rất nhiều đồ ăn xuống Hà Nội để mình không cần đi chợ. Thỉnh thoảng, cần khoản đột xuất nào đó, mình sẽ xin thêm gia đình", Hằng kể với mức thu nhập hiện tại, cô không nghĩ đến chuyện tiết kiệm.
"Công việc rất áp lực và bận rộn, mình còn chẳng có thời gian để yêu đương. Nhiều ngày liền chạy deadline đến 1-2h sáng là chuyện thường. Vì làm hết sức nên mình cũng chơi hết mình, muốn dành số tiền kiếm được để thỏa mãn những sở thích của bản thân", Hằng bày tỏ.
Với mức lương 8 triệu đồng/tháng, Thảo Nguyên (sinh năm 1997) phải chật vật để cân đối chi tiêu hàng tháng. Sau khi ra trường, cô xin vào làm cho một công ty nhỏ tại Hà Nội và chưa từng đổi chỗ.
Sau 3 năm, lương của cô chỉ tăng thêm 1 triệu đồng.
“Với mức lương ấy, giờ mình phải tính toán chi ly từng chút. Riêng tiền nhà trọ và điện nước hàng tháng đã là 3 triệu", Thảo Nguyên kể.
Cứ hai tuần một lần, mẹ của Thảo Nguyên lại đóng một thùng thịt cá, gà, rau củ, đồ khô từ quê gửi lên Hà Nội cho con. Nhờ số thực phẩm đó, cô bớt đi một khoản cần phải tiêu.
Thảo Nguyên đã muốn đổi xe máy mới từ năm ngoái. Nhưng sau một năm lên kế hoạch, số tiền cô tiết kiệm được chỉ vỏn vẹn 5 triệu đồng.
“Bố mẹ bảo mình cứ mua để đi làm cho thuận tiện. Cần bao nhiêu, bố mẹ cho thêm”, cô nói.
Vấn đề tiền bạc ngày càng khiến Thảo Nguyên áp lực. Nhìn bạn bè xung quanh đã thay đổi công việc và có mức thu nhập cao gấp nhiều lần trước đây, cô càng thấy bản thân kém cỏi.
“Làm ở một chỗ suốt 3 năm càng khiến mình ù lì đi. Công việc không vất vả nhưng không nâng cao được kỹ năng gì. Nhiều lần mình nói phải nghỉ việc, lại cứ sợ bỏ chỗ này sẽ không tìm được chỗ mới và ở lại. Cuối cùng, đi làm vài năm, bố mẹ vẫn phải chu cấp”, Thảo Nguyên giải thích.
Áy náy khi phải nhờ gia đình chu cấp
Gần 2 năm nay, Huy Bảo (23 tuổi, quê Khánh Hòa) làm công việc sản xuất nội dung với mức lương 9,5 triệu đồng. Để tăng thu nhập, Bảo còn nhận kèm tiếng Anh cho học sinh tiểu học vào buổi tối.
“Thu nhập 12 triệu thật sự không đủ để mình chi tiêu ở thành phố. Trả hết sinh hoạt phí, cả điện nước, ăn uống, mình khó dư được đồng nào, dù đi làm khá vất vả”, Bảo cho biết.
Bảo còn gặp áp lực vì liên tục đi ăn nhậu cùng đồng nghiệp.
“Mình thuộc nhóm nhỏ tuổi nhất trong công ty, lại biết uống bia nên đồng nghiệp thích ‘ép’ đi nhậu. Lâu lâu đi thì vui, đằng này các anh lại tổ chức đều đặn mỗi tuần. Chầu nào cũng 300.000-400.000 đồng, mình không dám bày tỏ sự khó chịu nên toàn bấm bụng theo ý mọi người”, Bảo nói.
Từ đầu năm 2022, gia đình Huy Bảo bắt đầu gửi thêm tiền vì xót con, sợ anh phải nhịn ăn nhịn tiêu trong bão giá.
“Ba mẹ lớn tuổi mà vẫn còn buôn bán hải sản ở quê để có đồng ra đồng vào. Mình áy náy vì là con lớn, đi làm trên thành phố nhưng chưa phụ giúp được gì, còn khiến gia đình lo lắng", Bảo chia sẻ.
Huy bảo cho biết 2 tháng nữa anh sẽ nhận công việc mới với mức lương khoảng 14 triệu đồng. "Hy vọng mọi thứ sẽ ổn thỏa để mình đỡ đau đầu với bài toán tiền bạc”, anh nói thêm.
Tương tự Huy Bảo, Ngọc Thúy (25 tuổi, quê Vĩnh Long) cũng chật vật để cân đối chi tiêu khi sống ở TP.HCM.
Thúy đang làm việc tại bộ phận chăm sóc khách hàng của một công ty nội thất. Có mức lương 14 triệu đồng/tháng, song mức chi tiêu cao ở thành phố khiến cô rơi vào cảnh thu không đủ chi.
Lúc mới đi làm, với mức lương khá, Thúy vẫn thoải mái đi cà phê, xem phim với bạn bè.
Nhưng từ khi dịch bệnh, cô bắt đầu căng thẳng với bài toán kinh tế. Cô nhận ra số tiền kiếm được không đủ để vừa thỏa mãn sở thích cá nhân, vừa trả phí ăn ở, đi lại.
“Trước đây, mình trọ ở quận 5 cho gần công ty, tốn khoảng 6 triệu đồng/tháng tính luôn điện, nước. 2 triệu đồng cho các món chăm sóc tóc, dưỡng da, son phấn. 6 triệu đồng còn lại chia đều cho ăn uống, xăng xe và gửi về phụ giúp ba mẹ. Tính lại chẳng còn đồng nào để phòng khi khẩn cấp”, Ngọc Thúy nói.
Để giảm mức tiêu, Thúy đã quyết định thuê nhà trọ với bạn ở quận Bình Tân, dù cách chỗ làm gần 30 phút chạy xe.
Ngoài ra, cô cũng chuyển sang dùng các dòng mỹ phẩm bình dân, hạn chế tụ tập ăn uống cùng đồng nghiệp, tập nấu cơm trưa mang đến chỗ làm, không đặt trà sữa trong giờ giải lao, tiền chợ cũng siết chặt hơn. Thế nhưng, số tiền cô tiết kiệm được không đáng là bao.
Với chi phí ngày càng đắt đỏ, Ngọc Thúy dự định về quê làm việc nếu không tìm được cơ hội tốt hơn ở TP.HCM trước tháng 12 năm nay.
“Ba mẹ khuyên cứ giữ tiền phòng thân, còn gửi thực phẩm ‘cứu trợ’ mỗi 3 tháng. Mình áy náy lắm nhưng chưa có cách chi tiêu hợp lý hơn”, cô nói thêm.
Dù chưa tới mức trở thành "Kangaroo tribe" hay "thế hệ chuột túi" (cụm từ dùng để chỉ những đứa con sống phụ thuộc vào cha mẹ về mặt tài chính lẫn tình cảm ngay cả khi đã đủ lớn để tự lập), song nhiều người trẻ vẫn chưa thể tự chủ hoàn toàn.
Trên khắp thế giới, ảnh hưởng của đại dịch, cộng thêm bão giá đang tạo áp lực tài chính lớn, khiến ngày càng nhiều người trẻ khắp thế giới phải dựa vào sự hỗ trợ từ cha mẹ, người thân.
Tại Hàn Quốc, nhiều người đến 30 tuổi vẫn phụ thuộc vào cha mẹ, không nghĩ đến việc hẹn hò hay kết hôn. Theo Cục Thống kê Hàn Quốc, hơn một nửa số người độc thân ở độ tuổi này còn sống chung với phụ huynh. Báo cáo cũng cho thấy hơn 60% người Hàn chưa kết hôn trong độ tuổi 20-44 đang phụ thuộc vào người thân.
"Thế hệ Boomerang" cũng là cụm từ phổ biến để chỉ những người đã đến tuổi trưởng thành nhưng phải quay lại sống dưới sự bảo bọc, hỗ trợ tài chính từ cha mẹ. Cụm từ này được biết tới nhiều nhất ở Mỹ.
Theo số liệu báo cáo của công ty cơ sở dữ liệu bất động sản Zillow, khủng hoảng kinh tế buộc khoảng 26,6 triệu người Mỹ ở tuổi 18-29 trở về ở với phụ huynh vì không đủ tiền mua nhà riêng. Tính đến tháng 7/2020, có 52% thanh niên Mỹ từ 18-29 tuổi, tương đương 26,6 triệu người, đang sống với cha mẹ.
Theo Zing
" alt="Những người trẻ đi làm vài năm vẫn xin tiền cha mẹ"/>Điều đáng nói đây là University of California, Los Angeles (UCLA), một trường danh tiếng, đang đứng vị trí số một các đại học công của Mỹ, được mệnh danh là Public Ivy (trường công xuất sắc), hiện thu học phí với sinh viên ngoài bang và sinh viên quốc tế 46.000 USD/năm học.
Gần đây, các giáo sư, giảng viên của Đại học Central Florida (Mỹ) cũng biểu tình để phản đối việc không được tăng lương, lương không đủ mua thực phẩm thiết yếu trong bối cảnh giá nhà, giá sinh hoạt leo thang. Cuộc biểu tình này của các giáo sư, giảng viên được sinh viên tham gia, ủng hộ. Bang Florida đã không tăng học phí trường công suốt hơn 10 năm qua, và học phí tại Đại học Central Florida chỉ khoảng 22.000 USD/năm cho sinh viên ngoài bang, mức khá thấp so với trung bình trường công tại Mỹ, và thấp hơn rất nhiều các trường tư cùng hạng đang thu mức học phí 60.000 USD/năm học chín tháng.
Tiền lương của giáo viên, giảng viên, giáo sư luôn là câu chuyện nhạy cảm. Trả lương cho giáo viên bao nhiêu là đủ? Họ có thể sống được bằng nghề không? Xã hội có mong giáo viên làm nhiều nghề để đủ sống không?
Dù ở Đông hay Tây, nghề giáo không được thiết kế để làm giàu, mà là nghề nghiệp phụng sự xã hội, lấy sự phát triển của con người làm thành công của nghề nghiệp. Nhiều người hiểu không đúng nên nêu quan điểm trả lương "sòng phẳng" với nhà giáo theo quy luật cung - cầu. Điều này chỉ đúng với trường tư. Nếu trả đúng lương nhà giáo theo thị trường, e rằng mức học phí sẽ rất cao, nhiều gia đình không chịu nổi, và học sinh không thể đến trường.
Tại Việt Nam cũng vậy, nhờ được bảo trợ từ ngân sách, học phí trường công chỉ ở mức tượng trưng, nhà nước thu trên mỗi học sinh chỉ 4-6 triệu đồng mỗi năm, trong khi học phí trường tư - cùng dạy chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam - có thể lên tới cả trăm triệu mỗi năm học. Có bao nhiêu gia đình sẵn sàng trả được mức học phí này?
Như vậy, có thể thấy, ở bất cứ quốc gia nào, giáo viên chọn làm việc cho hệ thống công lập cũng có nghĩa là lựa chọn và chấp nhận phụng sự xã hội, nhận về phần ít hơn so với sức lao động mình đã đóng góp, để cùng chính phủ cung cấp giáo dục miễn phí hoặc chi phí thấp cho đại đa số người dân. Điều này đặc biệt đúng với các quốc gia còn nghèo, nguồn thu thuế không đủ chi trả hết cho các chi phí trong giáo dục. Giáo dục công vốn là dịch vụ phi lợi nhuận.
Nhưng nói như thế không có nghĩa là xã hội mong giáo viên làm việc không công, hoặc làm từ thiện. Nghề giáo cũng cần được trả lương ở mức đảm bảo chi trả những nhu cầu tối thiểu của gia đình, có thể tái tạo sức lao động, cũng như nuôi con cái. Với mức lương hiện tại ở Việt Nam, giáo viên trường công lập phải cố gắng "co kéo" để có thể sống được với nghề.
Dạy thêm lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Khi nhà nước tuyển dụng giáo viên, nhà nước chính là nhà tuyển dụng, do vậy cho phép nhân viên của mình làm thêm, hay bắt buộc phải tập trung làm duy nhất nhiệm vụ ở trường là hoàn toàn thuộc thẩm quyền của "nhà tuyển dụng". Chính sách càng rõ ràng càng tránh cho giáo viên khỏi mang những điều tiếng tiêu cực xung quanh việc dạy thêm.
Để biết giáo viên xứng đáng với mức lương bao nhiêu, hãy xem mức độ khó cũng như tính chất công việc của họ. Hiện nay, trừ giáo viên mầm non cần có bằng cao đẳng, tất cả giáo viên từ tiểu học tới trung học phổ thông tối thiểu phải có trình độ cử nhân đại học, và đáp ứng thêm các yêu cầu khác liên quan đến chức danh nghề nghiệp. Giáo viên phổ thông làm việc với trẻ em dưới 18 tuổi lại cần tới những chuẩn mực khắt khe khác nữa.
Thầy cô giáo không chỉ làm việc vào lúc lên lớp, họ còn rất nhiều việc khác như soạn bài, chấm bài, dạy phụ đạo, tiếp phụ huynh, tổ chức sự kiện, tham gia các phong trào thi đua... Vào mùa hè, trên danh nghĩa là được nghỉ, nhưng hiếm khi trọn vẹn vì giáo viên thường tham gia học bồi dưỡng nghiệp vụ, và các hoạt động hỗ trợ cộng đồng như tiêm chủng, trực trường lớp, trông thi, lao động công ích, dọn dẹp...
Một giáo viên trường công thông thường phải làm việc với số lượng học sinh rất lớn, chỉ riêng lớp mình chủ nhiệm đã 40-50 em, nếu tính tổng số học sinh do một giáo viên dạy có thể lên tới vài trăm em mỗi năm học. Do vậy các vấn đề phát sinh về bài học, kiểm tra, chấm điểm, vào điểm, nhận xét học bạ, hành vi đạo đức, các vụ tai nạn, các tình huống va chạm giữa học sinh... sẽ lấy đi của thầy cô rất nhiều thời gian và năng lượng. Nếu không được thấu hiểu, chia sẻ và hỗ trợ, giáo viên chịu áp lực nặng nề. Mà khi thầy cô không giữ được năng lượng tích cực, không còn thấy hạnh phúc trong công việc, chất lượng giáo dục chắc chắn đi xuống.
Tôi nghĩ hiếm thầy cô nào muốn đòi hỏi để có thể "làm giàu" từ nghề, mà phần lớn họ chỉ mong mỏi "đủ sống" và giảm bớt các áp lực không đáng có. Nếu ai đó mong giàu có, họ hẳn phải chuyển việc.
Trong hệ thống ngạch bậc, giáo viên chỉ là một trong số rất nhiều viên chức - công chức khác nhau. Việc xác định mức lương của giáo viên nằm ở đâu không thể không so sánh về tính chất công việc, tầm quan trọng, mức độ đóng góp của nghề giáo so với các viên chức - công chức khác.
Chị họ của tôi là một giáo viên thâm niên gần 30 năm. Khi giáo viên được tăng lương từ 1/7/2024, lương của chị tăng thêm ba triệu đồng mỗi tháng. Chị vui vẻ chia sẻ: "Như vậy là mỗi ngày được thêm 100 nghìn, không nhiều nhưng rất vui". Trong khi đó, vốn dạy STEM, lại là giáo viên giỏi cấp tỉnh/thành phố nhiều năm, chỉ dạy thêm hai giờ mỗi ngày cho đơn vị tư, chị sẽ được trả 1-1,5 triệu đồng. Ví dụ này cho thấy nếu lấy giá thị trường để xác định mức lương giáo viên, xã hội "nợ" nhà giáo chứ nhà giáo không mắc nợ gì xã hội cả.
Khi hiểu được bản chất của công việc phụng sự của giáo viên, xã hội sẽ mong muốn hỗ trợ cho thầy cô hơn. Khi xã hội chưa thể là "ông chủ trả lương đúng và đủ" cho giáo viên, thì sự tôn trọng và thấu hiểu sẽ là nguồn động viên to lớn để thầy cô giáo làm tốt công việc của mình mỗi ngày.
Bùi Khánh Nguyên
" alt="Lương giáo viên: bao nhiêu là đủ?"/>Trong năm 2020, để đặt dấu mốc kỷ niệm chặng đường 10 của tác phẩm, Đông A Books đã phát hành Đảo mộng mơ.Đây là ấn bản kỷ niệm 10 năm xuất bản lần đầu, với một số đổi mới về hình thức như: Sách được làm bìa cứng có bìa áo và đai sách, in ấn trên chất liệu cao cấp… Với ấn phẩm này, Đông A Books hy vọng bạn đọc mến mộ nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nói chung và bạn đọc yêu thích tác phẩm Đảo mộng mơ nói riêng, sẽ có một cuốn sách kỷ niệm xứng đáng với tình cảm và kỳ vọng.
![]() |
Ấn bản đặc biệt 'Đảo mộng mơ'. |
Ngoài 3.000 bản kỷ niệm được phát hành rộng rãi, Đông A còn ấn hành 106 bản đặc biệt làm thủ công phục vụ mục đích lưu trữ. Trong đó có một bản NGUYEN NHAT ANH dành tặng tác giả và 100 bản đánh số từ ĐA_001 đến ĐA_100, có chữ ký trực tiếp của tác giả dành cho người sưu tầm và chơi sách.
Để bạn đọc có cơ hội sở hữu ấn bản kỷ niệm trọn vẹn nhất, Đông A books sẽ tổ chức buổi ký tặng sách tại TP.HCM. Độc giả có thể đem cuốn Đảo mộng mơ- ấn bản kỷ niệm 10 năm xuất bản lần đầu của mình, hoặc bất cứ tác phẩm nào của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh mà bạn đang sở hữu, đến sự kiện để gặp gỡ và xin chữ ký của tác giả. Tại đây, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ có những chia sẻ và giao lưu cùng bạn đọc.
Đảo mộng mơ là cuộc phiêu lưu của tâm hồn, nơi các nhân vật bé con có một chiếc đũa thần tên là mộng mơ, còn người lớn thì vô tình đánh rơi mất.
Ông viết: "Trừ một vài ngoại lệ như ông bố hay cô giáo đáng yêu trong câu chuyện này, người lớn chỉ thấy con nít là con nít, đống cát là đống cát, con chó là con chó, con mèo là con mèo. Người lớn không thấy biển cả. Người lớn không thấy hòn đảo, không thấy chúa đảo lẫn chúa đảo phu nhân, không thấy thổ dân… Bởi vì, người lớn nhìn bằng mắt, bằng trải nghiệm. Như vậy đó, người lớn đã thôi còn mơ mộng, vì người lớn đã trót đánh mất chiếc đũa ấu thơ".
Tình Lê
"Bùi Mai Hạnh, một người đã làm dâu xứ sở chuột túi, sống thân thiện, yêu mình trọng người. Người được thượng đế gửi cho một ông chồng đẹp lão, thông thái và vô cùng yêu vợ".
" alt="Nguyễn Nhật Ánh ký tặng sách bản đặc biệt 'Đảo mộng mơ'"/>Priscilla cho biết đó là 3h sáng, đêm thứ 3 trong kỳ trăng mật của 2 vợ chồng ở Florida (Mỹ). Cô từng nghĩ rằng đã gặp đúng người chồng trong mơ, nhưng không ngờ vỡ mộng ngay tuần trăng mật.
"Thay vì hạnh phúc với niềm vui mới cưới. Tôi thực sự sợ hãi người chồng mới của mình", Priscilla chia sẻ.
Mùa hè năm 1989, Priscilla gặp chồng của cô đang làm nhân viên pha chế quán rượu địa phương ở Ireland.
Hai người nói chuyện khá hợp nhau. Chẳng bao lâu sau, họ yêu nhau và hẹn hò.
"Anh ấy giống như một quý ông thực sự. Anh luôn là người trả tiền cho các bữa tối và rất hợp với bố mẹ tôi. Tôi ngỡ mình đã gặp người đàn ông trong mơ", cô cho biết.
Đến cuối năm 1993, anh ngỏ lời cầu hôn và cô đã đồng ý. Sau đám cưới, cặp đôi đi hưởng tuần trăng mật. Những ngày đầu, mọi thứ khá ổn nhưng sau đó, đến đêm thứ 3 thì xảy ra sự việc khiến cô không thể quên.
Người chồng mới cưới thể hiện rõ là người cục cằn, thô lỗ. Anh đánh, đá cô vì để anh một mình và lên phòng trước.
Nhưng đến hôm sau anh đổ lỗi cho việc mình uống quá say và nói rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa.
Cô tin lời anh nói. Cuộc sống hôn nhân của gia đình cô cũng giống mọi cặp đôi khác, thỉnh thoảng cãi nhau về việc để máy sưởi hay dùng nhiều khăn tắm.
Hai năm sau kết hôn, Priscilla mang thai. Cô rất hào hứng, vui mừng chờ đợi thành viên mới của gia đình. Nhưng anh tỏ ra khá lãnh đạm. Từ sau đó, những cuộc cãi vã trở nên thường xuyên và tồi tệ hơn. Chồng cô mê cờ bạc. Hai người thường cãi vã vì chuyện này.
Mặc dù có chung tài khoản ngân hàng nhưng dần dần anh nắm quyền kiểm soát tài chính của cô. Thậm chí, có lúc anh chỉ đưa cho cô 140 USD/tuần (hơn 3,5 triệu đồng).
Đến ngày cô sinh nở, anh cũng đến thăm nhưng không ở lại lâu. Cô một mình xoay xở với em bé mới chào đời.
"Dù đau đớn nhưng đó là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi", cô nhớ lại.
Những năm sau đó, cô thường xuyên bị bạo hành về thể chất và tinh thần. Anh uống rượu nhiều hơn, say xỉn và chửi bới. Có lần cô bị chồng đánh bầm dập vì không chịu đi quán rượu với anh. Giọt nước tràn ly khi cô phát hiện anh ngoại tình.
Cô đưa con gái về ông bà ngoại bắt đầu cuộc sống mới. "Tôi đã trả hết nợ ngân hàng và bắt đầu 2 công việc kinh doanh. Con gái tôi đã 25 tuổi, trở thành một thiếu nữ xinh đẹp và thành đạt. Con bé giúp đỡ tôi nhiều", cô cho biết.
Hiện cô và con gái đã thành lập một tổ chức ngăn chặn bạo lực gia đình ở Ireland để giúp những phụ nữ khác thoát khỏi hoàn cảnh giống cô ngày xưa.
Tưởng gặp được chồng trong mơ, người phụ nữ vỡ mộng ngay tuần trăng mật