Nhận định, soi kèo Rayyan vs Sailiya, 20h15 ngày 5/1
本文地址:http://casino.tour-time.com/news/787e198762.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Espanyol vs Bilbao, 20h00 ngày 16/2: Thoát khỏi nhóm cầm đèn đỏ
Môn thi 2 là Đánh giá năng lực Toán và Khoa học tự nhiên, gồm 35 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 55 phút.
Môn thi 3 là Đánh giá năng lực Văn và Khoa học xã hội, gồm 2 phần với 20 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu hỏi tự luận, thời gian làm bài 55 phút.
Cấu trúc đề thi này sẽ là căn cứ để Hội đồng tuyển sinh và Ban đề thi xây dựng đề tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Ngoại ngữ từ năm tới.
Năm nay, gần 4.000 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 trường này để cạnh tranh 500 chỉ tiêu.
Cấu trúc đề thi lớp 10 năm 2023 của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ
Đường ray của chuyến tàu này được xây dựng trên một cây cầu bắc ngang qua đập Pasak Jolasid, vốn không nhận được quá nhiều sự chú ý của du khách. Tuy nhiên, khi mùa mưa năm nay kéo dài hơn mọi khi, nước dâng tới sát đường ray, tạo ra cảm giác con tàu đang nổi trên mặt nước.
Ngay khi những hình ảnh về "tàu hỏa nổi" được chia sẻ trên mạng xã hội, số lượng người đặt vé đã tăng đột biến. Đại diện công ty Đường sắt Quốc gia Thái Lan cho biết, chuyến tàu kéo dài 6 giờ đồng hồ này chỉ chạy vào cuối tuần, và số vé cho tới năm mới đã được bán hết toàn bộ.
"Tôi chưa bao giờ được thấy một cảnh tượng như vậy", hành khách Bunyanuch Pahuyut chia sẻ.
Việt Dũng
Hình ảnh 'Tàu hỏa nổi' đang gây sốt tại Thái Lan
Nam sinh khiến bác sĩ kinh ngạc vì sức chịu đựng khi chảy máu do polyp đại tràng
Nhận định, soi kèo Slavia Sofia vs CSKA 1948 Sofia, 22h30 ngày 17/2: Khách tự tin
Tuy nhiên, những ngày gần đây, trên mạng xã hội Facebook, Ban tổ chức cuộc thi viết thư UPU năm 2024 tại Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện của nhiều trang fanpage mạo danh cuộc thi. Tại những trang fanpage giả mạo này, các đối tượng đã đăng tải nhiều hình ảnh của cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 – năm 2024 tại Việt Nam kèm những thông tin sai sự thật để dẫn dụ học sinh, phụ huynh đăng ký tham gia cuộc thi giả mạo do chúng tạo ra với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt thông tin và tài sản.
Trong cảnh báo mới phát ra, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam – Vietnam Post, một trong những đơn vị tham gia trực tiếp tổ chức cuộc thi viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam, cho hay: Đối tượng tạo lập các trang Facebook mạo danh cuộc thi viết thư UPU Việt Nam đã tự nghĩ ra chủ đề, hứa hẹn giải thưởng hấp dẫn nhằm lôi kéo phụ huynh, học sinh đăng ký tham gia. “Thực chất, đây là thủ đoạn để dụ dỗ phụ huynh nộp tiền hoặc hack tài khoản Facebook của người dùng”, cảnh báo của Vietnam Post nêu rõ.
Cuộc thi viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam chỉ có duy nhất một trang fanpage tại địa chỉ “facebook.com/cuocthivietthuupuvietnam”. Việc quản lý và vận hành các hoạt động trên trang fanpage chính thức của cuộc thi do Ban tổ chức gồm Bộ TT&TT, Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng cùng Bưu điện Việt Nam phối hợp thực hiện.
Ban tổ chức cuộc thi khuyến nghị phụ huynh, học sinh nâng cao cảnh giác để tránh bị lừa đảo, cụ thể là cần thực hiện “3 không” gồm: Không làm theo yêu cầu trên các trang fanpage, website không chính thống; không cung cấp thông tin cá nhân hay tài khoản ngân hàng khi được yêu cầu; không truy cập các đường link lạ hoặc thực hiện bất cứ thanh toán nào khi chưa xác minh nguồn gốc.
Hồi giữa tháng 8, trên cổng không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã cảnh báo việc cuộc thi “Vẽ tranh quốc tế Toyota - Chiếc ô tô mơ ước” do Toyota Việt Nam cùng Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp tổ chức, đã bị một số đối tượng lợi dụng, tạo fanpage giả mạo để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các phụ huynh học sinh. Trước đó, các đối tượng lừa đảo cũng đã nhiều lần sử dụng thủ đoạn lừa đảo mạo danh tổ chức các chương trình, cuộc thi cho thiếu nhi để đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dân.
Lừa đảo mạo danh được Cục An toàn thông tin nhận định là một trong những ‘điểm nóng’ về lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam thời gian gần đây. Nhiều website, trang fanpage giả mạo đã liên tục tạo ra để mạo danh các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của những người dùng lơ là, mất cảnh giác. Theo thống kê, đến nay, cơ sở dữ liệu chống lừa đảo trực tuyến quốc gia đã tập hợp được hơn 125.000 địa chỉ website giả mạo các cơ quan, tổ chức với mục đích lừa đảo.
Để phòng tránh chiêu lừa mạo danh các tổ chức, thương hiệu nổi tiếng để tổ chức những cuộc thi, chương trình giả mạo, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác hơn nữa.
Khi nhận được thông tin từ các trang Facebook có nội dung giới thiệu, mời chào tham gia các chương trình, cuộc thi trên mạng, người dân cần xác minh danh tính của đơn vị tổ chức; yêu cầu các đơn vị này cung cấp giấy tờ tài liệu chứng minh họ là tổ chức hợp pháp và được phép tổ chức các sự kiện họ giới thiệu.
Bên cạnh đó, người dân không nên làm theo hướng dẫn của đối tượng lạ, nhất là yêu cầu chuyển tiền; không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng dưới mọi hình thức. Trường hợp đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ, hướng dẫn giải quyết.
Các tổ chức, doanh nghiệp bị mạo danh để lừa đảo cần chủ động triển khai rà quét trên không gian mạng nhằm phát hiện sớm các website, fanpage giả mạo đơn vị mình, nhanh chóng có cảnh báo đến người dùng nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi lừa đảo, đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng và cũng là bảo vệ uy tín, thương hiệu của tổ chức.
Xuất hiện fanpage mạo danh cuộc thi viết thư UPU để lừa phụ huynh, học sinh
Chi tiết vụ nam sinh học xong lớp 9 nhưng không có hồ sơ
Sau khi sự việc được phanh phui, lá thư ông A gửi giáo viên dạy con mình khiến nhiều người phẫn nộ. “Cô giáo không nói những từ ngăn cản có tính chất mạnh như "Đừng làm thế", "Không" hay "Dừng lại" với con tôi. Vì mỗi lần nghe những mệnh lệnh này con tôi dễ nổi giận", ông A yêu cầu giáo viên.
Ngoài ra, ông A còn yêu cầu giáo viên không ép con ăn những món không thích như thức ăn dai hoặc cứng, nếu ép có thể gây hại.
Hơn nữa, phụ huynh này còn đề nghị cô giáo nói chuyện với con mình như vương tử vì "trẻ có ADN của vua chúa" nên hiểu mọi thứ. “Nếu cô giáo nói chuyện theo cách chỉ đạo hoặc ra lệnh sẽ khiến con tôi nảy sinh sự tức giận”, ông A nhấn mạnh yêu cầu.
Ông A gửi thêm trong thư yêu cầu giáo viên cho con đảm nhận vị trí lớp trưởng để nâng cao lòng tự trọng và khả năng thích nghi với trường học.
“Cô giáo cần quan tâm đến việc cảm ơn và xin lỗi với con. Việc thiếu lời khen có thể khiến con tôi bị tổn thương; Giáo viên hạn chế dạy viết và toán cho con tôi vì não bộ của cháu chưa phát triển hoàn toàn; Không yêu cầu con tôi cúi đầu chào giáo viên, có thể chào bằng cách khác như vẫy tay”, dư luận càng phẫn nộ thêm khi ông A đưa ra các yêu cầu như trên với giáo viên.
Những câu chuyện đau lòng
Hồi cuối tháng 7, Văn phòng Giáo dục TP Seoul (Hàn Quốc) xác nhận, một giáo viên tại trường tiểu học ở Seocho-gu qua đời trong lớp học.
Nữ giáo viên 23 tuổi, về trường tiểu học hồi tháng 3/2022. Người này là giáo viên chủ nhiệm lớp 1, vừa bị phụ huynh mắng vì xử lý vụ đánh nhau giữa các học sinh không thỏa đáng.
Cảnh sát địa phương nhận định nữ giáo viên đã đưa ra lựa chọn cực đoan vì lý do cá nhân. Tuy nhiên, cộng đồng giáo dục và Hiệp hội Giáo viên Hàn Quốc, cho rằng việc bị phụ huynh lăng mạ mới là nguyên nhân dẫn đến sự việc đau lòng.
Theo Hiệp hội Giáo viên Hàn Quốc, chính quyền địa phương cần nêu rõ nguyên nhân khiến cô giáo trẻ qua đời. Họ yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp cứng rắn để ngăn chặn tình trạng phụ huynh và học sinh bạo hành giáo viên.
Sau sự việc trên, ông Lee Joo Ho - Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hàn Quốc, tuyên bố sẽ sửa đổi các pháp lệnh nhằm giảm sự lấn át của phụ huynh và học sinh với giáo viên.
Giáo viên - nghề nguy hiểm tại Hàn Quốc?
Trong bối cảnh báo cáo về các vụ hành hung giáo viên ngày càng gia tăng, nhiều chuyên gia đặt câu hỏi, liệu các trường học có đủ biện pháp bảo vệ giáo viên. Thậm chí, nhiều người còn tự hỏi liệu giáo viên có phải nghề nguy hiểm tại Hàn Quốc.
Giáo viên từng là nghề được nhiều người trẻ khát vọng, thu hút các cá nhân có năng lực. Nhưng hiện nay, nghề giáo viên tại Hàn Quốc trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Nguyên nhân do họ cảm thấy mất an toàn ngay trong lớp học của mình.
Trước đây, giáo viên Hàn Quốc được sử dụng các hình phạt về thể xác với học sinh. Nhưng những năm qua chính phủ nước này nỗ lực thúc đẩy môi trường lớp học tôn trọng quyền con người.
Mục đích là tạo ra môi trường hòa nhập giữa giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, nhiều giáo viên cảm thấy hiện nay không được coi trọng, chịu áp lực lớn từ phụ huynh và bị giới hạn quyền làm chủ lớp học.
Trước thực trạng trên, ông Lee Joo Ho - Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho biết việc bảo vệ quyền của giáo viên không chỉ bảo vệ người dạy mà còn bảo vệ quyền học tập của học sinh.
Thậm chí, các chuyên gia giáo dục địa phương kêu gọi triển khai hệ thống trường học nội bộ để bảo vệ giáo viên khỏi phụ huynh và học sinh trong và ngoài lớp học.
Quyền của giáo viên ngày càng bị xâm phạm
Năm 2022, theo thống kê các trường học ở Hàn Quốc đã tiếp nhận và xử lý hơn 3.000 trường hợp giáo viên bị đe dọa hoặc hành hung.
Theo Bộ Giáo dục Hàn Quốc, năm 2022, ước tính 202 trường hợp vi phạm quyền của giáo viên gây ra bởi phụ huynh hoặc người giám hộ của học sinh. Trong đó, 75 trường hợp phỉ báng, 45 trường hợp can thiệp nhiều lần vào quá trình giáo dục, 25 trường hợp cản trở thi hành công vụ, 24 trường hợp có hành vi đe dọa và 14 trường hợp bạo lực thể chất đối với giáo viên.
Dữ liệu của Bộ Giáo dục cho biết thêm tổng cộng có 1.133 giáo viên đã bị quấy rối từ năm 2018-2022. Ngoài ra, học sinh vi phạm quyền của giáo viên trong lớp học vượt quá 2.000 trường hợp năm 2022. Tính từ năm 2018 đến nửa đầu năm 2023, có 100 giáo viên tiểu học và THCS qua đời vì tự tử. Trong đó, 57 người là giáo viên tiểu học.
Căn cứ thêm vào kết quả khảo sát mức độ hài lòng với công việc của giáo viên Hàn Quốc hồi tháng 5, cho thấy sự giảm mạnh. Trong hơn 6.800 giáo viên, chỉ 24% người hài lòng với công việc, giảm 43,8% so với năm 2006. Khoảng 88% giáo viên cho biết tinh thần bị sa sút, 70% cảm thấy quyền của giáo viên không được bảo vệ.
Theo Koreaherald, JoongAng
Giáo viên
Luận án tiến sĩ phải thực sự là công trình khoa học
友情链接