Chất lượng đào tạo vượt trội nhưng chi phí tại Wales lại rất dễ chịu. “So với London, chi phí sinh hoạt ở đây thấp hơn từ 30-40%. Tiền thuê nhà và đi lại bằng tàu lửa cũng rất rẻ”, theo chia sẻ của bạn Phạm Thị Thanh Thảo - cựu du học sinh trường Cardiff Metropolitan. “Còn mức học phí dao động 320 - 460 triệu/ năm được đánh giá là rất cạnh tranh. Không những thế, học bổng ở các trường đại học xứ Wales được cho là nhiều hơn và dễ xin hơn các khu vực còn lại”.
Về dịch vụ hỗ trợ sinh viên quốc tế, các trường đều có những chính sách riêng để đảm bảo du học sinh đến với xứ Wales được trải nghiệm thời gian học tập và sinh sống tuyệt vời nhất. Ví dụ dịch vụ đưa đón sân bay miễn phí; hỗ trợ trau dồi tiếng Anh và kĩ năng học tập; tổ chức các tour tham quan, vui chơi giúp sinh viên sớm hòa nhập môi trường mới, hàng trăm câu lạc bộ để khám phá bản thân và kết nối với cộng đồng…
Và điểm cốt lõi tạo nên sự độc đáo của xứ Wales chính là nền giáo dục xanh, là nơi “bạn và môi trường sẽ là một”. Là một trong những nơi đẩy mạnh phát triển bền vững trong nhiều năm, xứ Wales sẽ là thiên đường với những ai yêu thích được hòa mình vào thiên nhiên, ủng hộ lối sống thân thiện với môi trường và muốn học cách “sống xanh”.
Bà Tracey Marenghi, đại diện Hội đồng các trường đại học xứ Wales cho hay, cùng với Mỹ, Việt Nam được đặt ở vị trí trọng tâm trong chương trình Global Wales với gói tài trợ trị giá 3,5 triệu bảng Anh nhằm mục tiêu hỗ trợ Wales mở rộng quan hệ hợp tác thông qua giáo dục và nghiên cứu .
Lý giải về lựa chọn này, bà Tracey đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng với cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu du học lớn. Không những thế, chính phủ Việt Nam rất cởi mở, tích cực tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, Hội đồng Anh Việt Nam trong vai trò cầu nối thúc đẩy các hoạt động quảng bá giáo dục xứ Wales tại thị trường Việt Nam đã hoạt động rất hiệu quả, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án này.
Ngoài ra, sinh viên Việt Nam được giảng viên xứ Wales đánh giá là “chăm chỉ, khiêm nhường và có tinh thần cầu thị. Những biểu hiện tốt trong quá trình học tập đều được phản ánh bằng kết quả điểm số khả quan và thành tích ổn định”, bà Lê Lan Phương - Đại diện tuyển sinh University of South Wales - đánh giá. Những tố chất đó khiến Việt Nam trở thành trọng tâm trong chương trình Global Wales.
Và vì thế, chương trình Global Wales đã mở ra cơ hội học tập cho sinh viên Việt Nam tại thiên đường du học mới. Một trong những hoạt động nổi bật thuộc chương trình này là học bổng Chevening Wales tại Việt Nam khởi động từ tháng 8/2019, trong khuôn khổ hợp tác giữa Đại sứ quán Anh tại Việt Nam và chính phủ Wales. Theo đó, 10 suất mỗi năm sẽ được cấp cho các ứng viên ứng tuyển chương trình Chevening chọn học tại xứ Wales trong 2 năm học 2020-2021 và 2021-2022.
Bên cạnh chiến lược tổng thể của xứ Wales, bản thân mỗi trường đại học tại đây cũng đang triển khai nhiều hoạt động nhằm tạo điều kiện và thu hút du học sinh. Ví dụ University of South Wales luôn cập nhật chương trình học theo xu hướng việc làm và đầu tư tận 160 triệu Bảng Anh vào cơ sở vật chất để sinh viên có được những trải nghiệm thực tiễn như máy bay phản lực Jetflow 31, mô hình máy bay kỹ thuật Merlin MP521, xưởng phim truyền hình chuyên nghiệp... Còn Cadiff University lại thu hút sinh viên với hơn 350 khóa học đa dạng, 260 câu lạc bộ và câu lạc bộ thể thao và các cơ sở hỗ trợ sinh viên…
Mọi thông tin hữu ích sẽ được cung cấp trong chương trình truyền thông Study in Wales (Khám phá giảng đường du học xứ Wales) do Hội đồng Anh tại Việt Nam phối hợp với Hội đồng các trường đại học xứ Wales thực hiện. Chương trình diễn ra từ tháng 8 - 12/2019.
Thông tin chi tiết xem thêm tại “Study in Wales - Những điều cần biết”: http://bit.ly/2MnnrUL
(Nguồn Hội đồng Anh)
" alt=""/>Xứ WalesAnh Cao Văn Chương, nhân viên hành chính của Trường Mầm non Tân Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) muốn trở thành một thầy giáo dạy mầm non đúng nghĩa. Ảnh: Thanh Hùng |
Là nhân viên văn phòng công tác tại Trường Mầm non Tân Hóa đến nay đã được 9 năm, anh Chương hào hứng cho biết mình đã chuẩn bị tinh thần chuyển sang làm giáo viên mầm non khi có cơ hội.
Người đàn ông 35 tuổi bẽn lẽn cười khoe vừa tốt nghiệp và nhận tấm bằng đại học ngành sư phạm mầm non của Trường ĐH Quảng Bình.
Nói về hướng đi của mình, anh Chương chia sẻ: “Làm trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với trẻ khiến mình cảm thấy càng thêm yêu trẻ và thích thú với công việc này nên muốn trở thành một giáo viên mầm non”.
Thường xuyên tiếp xúc với trẻ khiến tình yêu với nghề dạy học ngày một lớn, càng thôi thúc anh Chương muốn thử sức với công việc mà nhiều nam giới e ngại. Ảnh: Thanh Hùng |
Tuy nhiên, anh cũng lường trước được công việc của giáo viên mầm non vất vả nhất trong các bậc học. Đặc biệt đòi hỏi người giáo viên cần một sự kiên trì, nhẫn nại lớn trong quá trình chăm sóc trẻ.
“Tôi biết những khó khăn sẽ phải đối diện nhưng nếu bản thân mình cố gắng thì sẽ vượt qua được tất cả. Bản thân tôi đã có 2 con nên cũng hiểu rõ việc chăm trẻ. Cứ xác định con của người ta gửi đến trường cũng như những đứa con non nớt của mình ở nhà, vì thế phải cố gắng hết sức để chăm sóc các cháu một cách tốt nhất”, anh Chương nói.
Anh tự tin cho rằng bản thân mình tuy là nam giới nhưng hoàn toàn có thể làm tốt những công việc như dỗ trẻ khóc, cho trẻ ăn,…
“Sau khi tốt nghiệp, tôi đã trải qua những lớp thực tập thực tế và cũng đã dạy thử, chăm sóc và tổ chức các hoạt động khác cho trẻ như các cô giáo một cách bình thường”, anh Chương nói.
Nhiều người e ngại việc nam giới làm thầy giáo mầm non, nhưng với anh thì không. “Chắc là bởi họ chưa dấn thân vào môi trường mầm non để hiểu và cảm nhận. Tôi có may mắn khi công tác tại trường mầm non trong khoảng thời gian khá dài, gần 9 năm, nên phần nào cũng hiểu hơn về cách chăm sóc trẻ”, anh Chương tự tin mình sẽ đáp ứng được công việc.
“Chắc chắn giáo viên mầm non đối với nam giới sẽ khó khăn hơn so với nữ giới. Nhưng mình sẽ cố gắng cùng với các cô giáo để học hỏi kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân hơn và có thể đáp ứng tốt công việc”.
Anh cho hay hiện anh vẫn tiếp tục duy trì công việc hành chính văn phòng của trường đã được biên chế và chờ đợi. Năm học này, nếu có cơ hội và thuận lợi, anh có thể thỏa ước nguyện được trở thành giáo viên mầm non.
Các cô giáo trong trường cũng ủng hộ quyết định của anh. “Có thể gắn bó với nhau 9 năm rồi nên các cô giáo cũng hiểu tình yêu của tôi đối với trẻ nên họ rất ủng hộ”, anh kể.
"Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc vào sự sắp xếp của UBND huyện Minh Hóa, Quảng Bình”, anh Chương nói.
Nếu được, anh Chương sẽ trở thành thầy giáo mầm non duy nhất của vùng đất khó khăn Minh Hóa, Quảng Bình.
Thanh Hùng
- Thầy trò huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) có lễ khai giảng năm học mới muộn nhất cả nước vì ảnh hưởng của mưa lũ.
" alt=""/>Người đàn ông bỏ việc văn phòng xin được làm thầy giáo mầm non