Kinh doanh

Cách VUS biến giờ học ngữ pháp tiếng Anh trở nên vui nhộn, đầy hứng thú

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-01-26 17:12:09 我要评论(0)

Buổi hội thảo có khách mời là cô Tôn Thiện Quỳnh Trâm - Quản lý chất lượng giảng dạy tại VUS Cộng Hoxem giá vàng ngày hôm nayxem giá vàng ngày hôm nay、、

Buổi hội thảo có khách mời là cô Tôn Thiện Quỳnh Trâm - Quản lý chất lượng giảng dạy tại VUS Cộng Hoà,áchVUSbiếngiờhọcngữpháptiếngAnhtrởnênvuinhộnđầyhứngthúxem giá vàng ngày hôm nay có 25 năm kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh; và cô Đinh Thị Thuỳ Trang - Quản lý chất lượng giảng dạy tại cơ sở VUS Hậu Giang với 16 năm kinh nghiệm dạy ngoại ngữ. Sự kiện này nằm trong chuỗi hội thảo “Tối ưu hóa trải nghiệm dạy học trực tuyến" do VUS tổ chức miễn phí cho đối tượng giáo viên Anh ngữ khối công lập. 

2 phương pháp dạy ngữ pháp hiệu quả

Ngữ pháp vốn được nhiều người nhìn nhận là học phần “khô khan” trong quá trình học tiếng Anh. Hơn nữa, dạy trực tuyến càng khiến việc tương tác của giáo viên và học sinh trở nên hạn chế hơn. Tuy vậy, ngữ pháp lại là nền tảng vững chắc để phát triển các kỹ năng nâng cao và tiếng Anh học thuật. Do đó, làm thế nào để biến lớp học ngữ pháp trở nên sinh động hơn là “bài toán khó” đối với không ít giáo viên.

{ keywords}
Có 2 phương pháp để tổ chức giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh cơ bản

Cô Quỳnh Trâm giới thiệu, có 2 phương pháp giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh chính là: Inductive (quy nạp) và Deductive (diễn dịch).

Cụ thể, phương pháp quy nạp là giáo viên dạy từ ví dụ để học sinh hiểu những định nghĩa, quy tắc; đi từ cụ thể đến tổng quát. Ở phương pháp này, người dạy nên sử dụng những phương tiện như: video, hình vẽ, ví dụ… để dẫn nhập vào nội dung chính; và từ đó học sinh sẽ phải suy nghĩ, làm việc để khám phá ra những quy luật ngữ pháp. Với phương pháp này, tính tương tác và tham gia học tập của học sinh sẽ được đẩy lên cao hơn. Việc phải tìm tòi, thảo luận, tham gia hoạt động, tranh luận… sẽ góp phần thúc đẩy tư duy phản biện ở học sinh. Nhờ đó, học sinh sẽ hiểu một cách thấu đáo, sâu sắc hơn những định nghĩa mà mình đã khám phá, đúc kết được.

Còn phương pháp diễn dịch, ngược lại, kiến thức được thuyết trình bởi giáo viên, học sinh là người lĩnh hội. Nội dung giảng dạy đi từ những quy tắc, định nghĩa rồi cụ thể hóa ở ví dụ; từ cái chung đến cái riêng. Cách này phù hợp trong trường hợp cần đẩy nhanh tiến độ học tập. Theo cô Trâm, ở phương pháp diễn dịch, học sinh có thể không hiểu sâu bằng phương pháp “Inductive”, nhưng các em có thể học nhanh hơn và nhiều hơn.

Cô Trâm khuyến nghị, “Riêng đối với môi trường trực tuyến, thì phương pháp “Inductive” - quy nạp có nhiều hiệu quả, có thể khơi gợi được sự tương tác và kích thích tính tự học ở học sinh nhiều hơn”.

Những công cụ hỗ trợ tăng tính tương tác cho bài giảng

Ở phần tiếp theo của buổi hội thảo, cô Đinh Thị Thuỳ Trang đã đưa ra hướng dẫn về 5 bước dạy cơ bản một bài giảng về ngữ pháp tiếng Anh. Bước 1 là “Lead in” (dẫn dắt); bước 2 là “Presentation” (giới thiệu chủ điểm ngữ pháp mới); bước 3 là “Practice” (thực hành); bước 4 là “Production & Personalisation” (cá nhân hoá); Bước 5 là “Wrap-up” (tổng kết).

{ keywords}
Cô Trang hệ thống lại cấu trúc của một bài giảng ngữ pháp tiếng Anh

Một trong những công cụ hỗ trợ giáo viên đắc lực ở bước “Lead-in” được giới thiệu là wordwall.net. Nền tảng này có thể sử dụng đa dạng tính năng như: tạo trò chơi thẻ game, trò hangman, giải mê cung, vòng xoay ngẫu nhiên, trắc nghiệm, nối từ, đố hình ảnh… Cô Trang lưu ý, người dạy chỉ nên sử dụng bộ từ vựng cũ để giới thiệu các ngữ pháp mới, không kết hợp dạy cả hai cùng lúc, vì học sinh sẽ không thể tiếp thu đầy đủ.

Sau phần “Presentation” (giới thiệu chủ điểm ngữ pháp mới), giáo viên cần biết được học sinh hiểu bài đến đâu, chưa nắm rõ phần nào để bổ sung và điều chỉnh kịp thời. Chính vì vậy, ở phần “Concept checking” (kiểm tra khả năng hiểu bài của học sinh), cô Trang gợi ý sử dụng những công cụ bổ trợ như classroomscreen.com.

{ keywords}
 Cô Trang đưa ra demo cụ thể về những trò chơi tăng tính tương tác với học sinh

Sang đến phần “Practice” (thực hành), các giáo viên có thể sử dụng công cụ trên trang classkick.com. Công cụ này sẽ giúp các thầy cô giám sát được quá trình làm bài tập của học sinh để có thể hỗ trợ ngay lập tức. Điểm mạnh của nền tảng này chính là việc theo dõi từng bước và giải quyết nhanh chóng, kịp thời những trở ngại mà học sinh đang gặp phải.

Ở phần “Production & Personalisation” (cá nhân hoá), các học sinh sẽ áp dụng chủ điểm ngữ pháp vừa được dạy để nói về bản thân mình, hoặc những hoạt động, tình huống tương tự. Cô Thuỳ Trang giới thiệu đến các giáo viên 2 công cụ hỗ trợ là: jamboard.google.com (dành cho học sinh cấp II - III) và padlet.com (dành cho học sinh cấp I).

{ keywords}
 Công cụ Padlet được cô Trang giới thiệu cho các giáo viên khối tiểu học

Với phần cuối của buổi học là “Wrap-up” (tổng kết), học sinh thường có dấu hiệu giảm sự chú ý. Vì vậy, các giáo viên nên tạo hoạt động vui nhộn, có tính cạnh tranh để các em lấy lại tinh thần. Cô Thuỳ Trang gợi ý các giáo viên có thể sử dụng ứng dụng giúp học sinh vừa học vừa chơi hiệu quả như Blooket.com.

Buổi hội thảo cuối cùng của chuỗi hội thảo "Tối ưu hóa trải nghiệm dạy học trực tuyến" sẽ diễn ra vào ngày 5/12, với chủ đề “Giáo viên và những vai trò mới thời hậu dịch". Sự kiện có 3 diễn giả là: ông Allen Davenport - Giám đốc Học tập và Phát triển Chuyên nghiệp khu vực Đông Nam Á tại Nhà xuất bản Đại học Cambridge; ông Derek Spafford - nhà đào tạo giáo viên khu vực và cố vấn học tập cho Macmillan Education Asia; Steven Happel - quản lý chuyên môn cấp cao của VUS với hơn 17 năm kinh nghiệm.

Đăng ký tham gia tại: vus.link/WebinarGVT11

Lệ Thanh

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) đã công bố kết quả thi trung học phổ thông quốc gia (THPT QG) 2019 theo đúng thời hạn dự kiến, đồng thời cũng công bố phổ điểm của từng môn thi và phổ điểm của tổ hợp các môn thi có nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển nhất.

Kết quả thi không nằm ngoài dự báo của các chuyên gia đã phân tích ngay sau khi kết thúc kỳ thi: điểm trung bình các môn thi tăng lên, số bài thi điểm 10 không nhiều và số điểm liệt giảm.

Tỉ lệ tốt nghiệp THPT có giảm không?

Ngoại trừ môn Văn (môn thi tự luận duy nhất) có số bài thi bị điểm liệt tăng lên, tất cả các môn thi còn lại đều có số bài thi bị điểm liệt giảm rất mạnh so với năm 2018. Tất nhiên hình thức thi trắc nghiệm làm giảm số bài thi bị điểm liệt, nhưng chính mức độ dễ ở phần cơ bản của mỗi môn thi năm 2019 đã giúp thí sinh thoát điểm liệt rất nhiều. (Năm 2016 khi môn toán còn thi theo hình thức tự luận đã có 14 ngàn bài thi môn toán bị điểm liệt trong tổng số 19 ngàn bài thi bị điểm liệt). Như vậy chỉ có tối đa khoảng 3 ngàn học sinh rớt tốt nghiệp THPT 2019 do bị điểm liệt, quả là con số rất nhỏ so với số thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp hơn 800 ngàn.

{keywords}
 

Như vậy yếu tố tác động mạnh nhất đến điểm xét tốt nghiệp THPT 2019 sẽ là điểm trung bình các bài thi (các môn thi) của thí sinh có cao hay không.

{keywords}
 

 

Phổ điểm 2019 cho thấy điểm trung bình của tất cả các môn thi đều tăng so với năm 2018. Nếu như năm 2018 có đến 6/9 môn thi có điểm trung bình “dưới trung bình” (dưới 5,00) thì năm 2019 chỉ còn 3 môn thi có điểm trung bình dưới trung bình. Hơn nữa, số thí sinh có điểm dưới trung bình của mỗi môn thi cũng giảm đáng kể.

{keywords}
 

Tuy đến 18/7/2019 các Sở GDĐT sẽ công bố kết quả xét tốt nghiệp, nhưng với kết quả điểm thi đã được công bố, tỉ lệ tốt nghiệp THPT cả nước có khả năng vẫn ở mức trên 90% dù công thức tính điểm xét tốt nghiệp đã nâng trọng số của điểm thi THPT QG lên đến 70%.

Xét tuyển đại học có dễ hơn không?

Thí sinh thi theo bài thi, nhưng các trường ĐH, CĐ xét tuyển theo tổ hợp các môn thi. Có đến xấp xỉ 90% thí sinh đã đăng ký xét tuyển theo 5 tổ hợp môn thi truyền thống: khối A (Toán, Lý, Hóa), khối A1 (Toán, Lý Ngoại ngữ), khối B (Toán, Sinh, Hóa), khối C (Văn, Sử, Địa) và khối D (Toán, Văn, Ngoại ngữ).

Điểm trung bình các môn thi của thí sinh tăng dẫn đến điểm trung bình của các tổ hợp môn xét tuyển của thí sinh cũng tăng, trong đó các tổ hợp môn có môn Toán và các môn khoa học tự nhiên tăng mạnh hơn (từ 1,5 đến 2 điểm).

Theo quy định của Bộ GDĐT, các trường phải công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bằng phương thức điểm thi THPT QG trước ngày 22/7/2019. Dù điểm trung bình của các tổ hợp môn xét tuyển có tăng so với 2018. nhưng dự báo là nhiều trường sẽ vẫn giữ mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển chỉ xấp xỉ 15 điểm (năm 2018 có nhiều trường nhận hồ sơ xét tuyển từ 13-14 điểm cho tổ hợp 3 môn xét tuyển).

Tuy số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường đại học năm 2019 (653 ngàn) giảm so với 2018 (688 ngàn), có nhiều yếu tố để dự báo điểm chuẩn trúng tuyển của nhiều ngành, nhiều trường sẽ tăng, nhất là tại các trường hiện có đông thí sinh đăng ký xét tuyển (theo số liệu đăng ký xét tuyển trong đợt đầu tiên từ 1-20/4/2019). Yếu tố đầu tiên như vừa nêu, đó là do điểm thi năm nay cao hơn, đặc biệt là các khối xét tuyển A, A1 và B.  Hai là nhiều trường đã dành một phần chỉ tiêu để xét tuyển theo các phương thức khác (ưu tiên xét tuyển thẳng, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực), do đó chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT QG giảm đi khá nhiều.

Sau khi Bộ GD-ĐT công bố mức điểm ngưỡng xét tuyển cho khối ngành sư phạm đào tạo giáo viên và khối ngành khoa học sức khỏe có cấp giấy chứng nhận hành nghề và sau khi các trường đại học, cao đẳng công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển (trước ngày 21 và 22/7/2019), chắc chắn hơn 650 ngàn thí sinh đã đăng ký xét tuyển dựa trên điểm thi THPT QG sẽ có cân nhắc để quyết định có cần thiết điều chỉnh, thay đổi, bổ sung các nguyện vọng đã đăng ký không trong thời gian từ 22/7 đến 17g 29/7/2019 (phương thức điều chỉnh trực tuyến) hoặc 17g 31/7/2019 (phương thức điều chỉnh bằng phiếu).

TS Nguyễn Đức Nghĩa

" alt="Điểm thi như năm nay tỷ lệ tốt nghiệp THPT có giảm và xét đại học có dễ" width="90" height="59"/>

Điểm thi như năm nay tỷ lệ tốt nghiệp THPT có giảm và xét đại học có dễ