Nhận định, soi kèo Ittihad Ibb vs Al Helal Al
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Tractor vs Mes Rafsanjan, 18h30 ngày 21/1: Duy trì vị thế -
Jennifer Lopez nộp đơn ly hôn chồng thứ 4Jennifer Lopez và Ben Affleck khi còn mặn nồng. Ảnh: WireImage "> -
'Thi tốt nghiệp THPT nếu đỗ 100% có cần tổ chức thi?'TS Tạ Ngọc Trí, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng. Ông Trí cho rằng, trong lý luận khoa học giáo dục về kiểm tra đánh giá có 2 loại bài thi cơ bản là là bài thi đánh giá theo tiêu chí và bài thi đánh giá theo chuẩn. Ông Trí cũng đặt ra trường hợp: “Nếu thi tốt nghiệp THPT đỗ 100% có phải tổ chức thi hay không?”. Khá nhiều người nói rằng: "Thi mà đỗ 100% thi làm gì?" nhưng ông Trí nhận định, đó là câu trả lời không chính xác.
Theo ông, thi tốt nghiệp THPT cũng tương tự như thi bằng lái xe ô tô, kể cả số người đỗ là 100% vẫn cần tổ chức thi. “Bởi nếu không thi làm sao đảm bảo một người lái xe ra đường đảm bảo an toàn... Thi tốt nghiệp THPT để bảo đảm người học sau thời gian ngồi trên ghế nhà trường, hòa mình vào xã hội, họ đã đảm bảo đủ các yêu cầu cơ bản mà chương trình giáo dục phổ thông đặt ra hay chưa để bước sang một giai đoạn mới?”.
“Bài thi tuyển sinh của các trường đại học lại là một bài thi theo tiêu chí, tiêu chí là sao để chọn lựa học sinh tốt nhất cho việc hoàn thành chương trình đại học. Còn bài thi tốt nghiệp THPT là bài thi đánh giá theo chuẩn của chương trình giáo dục phổ thông đã đặt ra. Hai bài thi với mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, các trường đại học cũng có thể lấy kết quả bài thi tốt nghiệp làm tiêu chí tuyển sinh của họ nếu họ thấy hợp lý”, ông Trí nói.GS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng, cần cẩn trọng bởi nếu không, có thể dẫn đến việc chúng ta “trộn lẫn” nhiệm vụ đánh giá học sinh của cả 3 việc: kiểm tra đánh giá trên lớp; thi tốt nghiệp; thi đại học vào nhau. Sau đó, lấy chuẩn đánh giá vốn của thi đại học áp vào cho bài thi tốt nghiệp, hay cả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trên lớp.
“Khi Bộ GD-ĐT đưa ra đề thi minh họa cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, tôi nghĩ nên tiếp cận nó như là một cách đổi mới về cách đánh giá mới ở bài thi chính thức. Còn nếu như ở một số nơi hiện nay, quá hào hứng với định dạng đó và “ốp” nguyên vào cả những bài kiểm tra cuối kỳ ngay từ lớp 10, thậm chí từ lớp 9 rất nguy hiểm. Bởi định dạng đề khi được Bộ GD-ĐT đưa ra nhằm muốn truyền thông điệp nhiều hơn về việc dạy và học nên cởi mở, thay đổi ra sao; không phải là một hình thức đánh giá chuẩn để áp dụng một cách cứng nhắc”, ông Vinh nói.
“Khi chúng ta quá nhìn vào kỳ thi cuối cùng và tất cả các hoạt động đều đi theo kỳ thi đó thì những bài kiểm tra, đánh giá sẽ không cung cấp được nhiều thông tin cho việc học của học sinh, chỉ cũng cấp thông tin cho việc chuẩn bị cho kỳ thi. Điều này rất đáng lo ngại”.
Tại hội thảo, có ý kiến băn khoăn rằng theo chuẩn đầu ra, học sinh phải hoàn thành 3 năng lực chung, 7 năng lực đặc thù và 5 phẩm chất mới được đánh giá hoàn thành chương trình phổ thông 2018. Trong khi đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 yêu cầu thi 4 môn gồm Toán, Văn và 2 môn tự chọn. “Vậy chúng ta nên đánh giá như thế nào về việc học sinh phải thi tốt nghiệp THPT mới được hoàn thành chương trình phổ thông và cấp bằng tốt nghiệp, liệu có mâu thuẫn?”, vị này nói.
Về điều này, ông Trí cho hay, Nhà nước đưa ra chuẩn chương trình và thi tốt nghiệp THPT chỉ là khâu cuối cùng để cấp bằng. “Thực chất chúng ta còn phải xét cả điểm học bạ THPT, theo dự kiến của Bộ GD-ĐT sẽ tăng lên chiếm 50% trong cách tính điểm xét tốt nghiệp và điều này liên quan đến quá trình dạy học”, ông Trí nói.
GS Lê Anh Vinh cho rằng, nếu đáp ứng được đúng nghĩa việc giúp học sinh đạt được các phẩm chất và năng lực theo chuẩn đầu ra của chương trình phổ thông 2018, việc hoàn thành và có kết quả tốt ở kỳ thi tốt nghiệp THPT chắc chắn không khó với các em. Vì vậy, giáo viên và các trường không nên quá lo lắng về vấn đề này.
Đề tham khảo Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2025: Chấm dứt đoán đề, học tủ
Cô giáo Phạm Thanh Nga cho biết đề tham khảo tốt nghiệp THPT từ năm 2025 môn Ngữ văn có cấu trúc bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT 2018, chấm dứt kiểu học văn mẫu và tình trạng đoán đề, học tủ của học sinh."> -
Người trẻ 'hỏi khó' Trung ương Hội Sinh viên Việt NamThường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức chương trình đối thoại với sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước. Tạo ra môi trường phát triển tài năng Việt
Tại điểm cầu Hà Nội, “Siêu trí tuệ Việt Nam” Hà Việt Hoàng (ĐH Bách khoa Hà Nội) bày tỏ băn khoăn về việc làm thế nào để tạo ra môi trường phù hợp cho những sinh viên tài năng phát triển năng lực.
Theo Việt Hoàng, hiện nay, có rất nhiều sinh viên Việt Nam giành được giải thưởng, thành tích cao trong các cuộc thi khu vực và quốc tế. Do vậy, cần phải tạo ra môi trường tốt nhất để bồi đắp, hun đúc, phát huy năng lực của nhóm bạn trẻ tài năng này.
Chị Hồ Hồng Nguyên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Thanh niên Trường học Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam cho hay, điều Hội Sinh viên Việt Nam mong muốn là tập hợp những sinh viên tài năng, từ đó tạo ra nguồn cảm hứng, lan tỏa giá trị tích cực đến cộng đồng sinh viên Việt Nam.
“Các bạn trẻ thường được thôi thúc bởi những hình mẫu phù hợp với bản thân, từ đó sẽ nỗ lực để hoàn thiện mình. Những sinh viên ưu tú, đạt các thành tích cao sẽ là “hình mẫu” lý tưởng để cộng đồng sinh viên hướng đến”, chị Nguyên nói.
Từ góc độ cá nhân, “siêu trí tuệ” Hà Việt Hoàng “hiến kế”, Hội Sinh viên Việt Nam cần có nhiều hoạt động phát huy tối đa năng lực của sinh viên ưu tú.
Bên cạnh những hoạt động trực tiếp, cần có sân chơi trên truyền hình hoặc mạng xã hội để liên kết các sinh viên từ mọi miền Tổ quốc và cả những sinh viên nước ngoài, từ đó làm tăng tính đoàn kết, giúp sinh viên được phát huy khả năng, năng lực của mình trong các hoạt động.
Sàng lọc thông tin trên không gian mạng
Sinh viên Nguyễn Thị Thùy Dung, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Trường ĐH Y Dược TP.HCM, bày tỏ trong thời đại công nghệ số, thế hệ gen Z, gen Alpha sử dụng các phương tiện truyền thông đa phương tiện rất nhiều và thích ứng nhanh chóng.
Tuy nhiên, việc phải tiếp cận với quá nhiều nguồn thông tin có thể khiến sinh viên “chạm” vào những thông tin xấu, độc.
Vì thế, nữ sinh trăn trở giải pháp giúp bảo vệ sinh viên trên không gian mạng, cách thức sàng lọc thông tin, góp phần tạo ra một không gian mạng xanh, lan tỏa những điều tốt đẹp.
Anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam cho hay, để có kỹ năng sàng lọc thông tin trên không gian mạng, sinh viên cần có những hiểu biết về các quy định pháp luật, từ đó có hành vi ứng xử, tiếp nhận thông tin đúng pháp luật.
Ngoài ra, sinh viên cần lựa chọn cho mình những trang thông tin, luồng thông tin có giá trị, phục vụ cho công việc học tập, giải trí lành mạnh, đóng góp cho cộng đồng, xã hội.
Bí thư Trung ương Đoàn cũng “đặt hàng” sinh viên, ngoài việc tiếp nhận, sử dụng thông tin, sinh viên hãy là những người lan tỏa những thông tin tích cực, tạo ra không gian mạng “xanh, tích cực, bổ ích”.
Giải điểm “nghẽn” của thị trường lao động
Sinh viên Nguyễn Thị Châu Anh, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên TP.HCM đặt câu hỏi về vấn đề việc làm cho sinh viên mới ra trường và cách trang bị năng lực đổi mới sáng tạo.
Anh Nguyễn Minh Triết cho hay, có một thực tế, sinh viên mới ra trường khi đi xin việc, các nhà tuyển dụng thường yêu cầu kinh nghiệm. Điều này gây khó khăn cho sinh viên khi chưa có nhiều điều kiện để trau dồi chuyên môn.
Để giải quyết bài toán này, theo anh Triết, sinh viên có thể bổ sung kỹ năng, kinh nghiệm thông qua môi trường hoạt động của các hội sinh viên. Đây được xem là giải pháp cho “điểm nghẽn” của thị trường lao động.
“Với nhà tuyển dụng, khi nhìn vào hồ sơ của một ứng viên đã tham gia tích cực trong các phong trào, chương trình, cuộc thi, dù đoạt giải hay không, cũng sẽ có đánh giá tích cực.
Điểm cộng của những ứng viên này là sự sáng tạo, chịu khó cọ xát. Đây cũng sẽ là những trải nghiệm giúp sinh viên trau dồi thêm kỹ năng, đáp ứng những đòi hỏi của thị trường lao động”.
Mặt khác, theo Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam, môi trường hoạt động của hội sinh viên cũng là nơi “cho phép sinh viên sai và sửa sai, được học hỏi thêm kinh nghiệm, từ đó bổ trợ cho con đường lập thân, lập nghiệp, dù ở môi trường lao động trong nước hay quốc tế”.
Ông Nguyễn Minh Triết làm Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt NamPhó Chủ tịch thường trực Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết giữ chức Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam nhiệm kỳ 2018 – 2023.
">