Hành trình của David Karp từ một học sinh bỏ học cấp ba đến người sáng lập một trong những nền tảng blog phổ biến nhất,ẹxúibỏhọcnamsinhkhởinghiệpkiếmnghìntỷđồngởtuổtrực tiếp bóng đá 24h Tumblr, là minh chứng cho sức mạnh của việc tự học, niềm đam mê và tinh thần khởi nghiệp.
Chàng trai sinh năm 1986 trong một gia đình 2 anh em tại khu dân cư Upper West Side của quận Manhattan, thành phố New York (Mỹ). Mẹ anh, Barbara Ackerman, là một giáo viên khoa học trong khi cha là một nhà soạn nhạc phim và truyền hình. Tuy nhiên, cha mẹ Karp đã chia tay khi anh 17 tuổi.
Ở tuổi 14, chàng trai tỏ rõ là một thiếu niên thông minh nhưng có phần trầm lặng, ẩn dật, chán nản với những giờ học ở Trường Trung học Khoa học Bronx. Nam sinh dành phần lớn thời gian rảnh rỗi trong phòng ngủ, dán mắt vào máy tính, theo The New York Times.
Thay vì trách móc, cố gắng kéo con trai ra khỏi máy tính hay dỗ dành con ra ngoài hít thở không khí trong lành, bà Barbara Ackerman lại có một giải pháp khác: đề nghị Karp bỏ học cấp ba để học tại nhà.
“Tôi thấy con trai ở trường cả ngày và say mê máy tính cả đêm. Rõ ràng là David cần không gian để sống với niềm đam mê của mình. Đó là máy tính và tất cả mọi thứ về máy tính”, bà Ackerman chia sẻ.
Quyết định rời bỏ nền giáo dục truyền thống của Karp không phải dấu chấm hết của việc học, thay vào đó, chàng trai bắt tay vào con đường tự học, tận dụng các tài nguyên trực tuyến, tự học lập trình và trải nghiệm thực tế để trau dồi kỹ năng. Đam mê và năng khiếu bẩm sinh về mã hóa đã giúp anh trở thành một lập trình viên thạo nghề, tạo tiền đề cho việc gia nhập ngành công nghệ khi còn rất trẻ.
Năm 2000, ở tuổi 14, David Karp bắt đầu thực tập cho nhà sản xuất hoạt hình Fred Seibert, người sáng lập xưởng phim Frederator Studios. Thấy thích thú với các công việc của các kỹ sư máy tính tại đây, chàng trai Karp bắt đầu tham gia các lớp học tiếng Nhật và chuyển đến Tokyo (Nhật Bản) làm việc trong vài tháng cho một công ty khởi nghiệp sáng tạo phần mềm trò chơi.
Kỹ năng kỹ thuật và công nghệ của Karp được chú ý khi anh hoàn thành xuất sắc một dự án cho doanh nhân John Maloney, người sau đó đã bổ nhiệm anh làm giám đốc sản phẩm tại UrbanBaby, một diễn đàn trực tuyến về nuôi dạy con cái. Vào thời điểm bạn bè vừa mới tốt nghiệp đại học thì Karp đã là giám đốc của một công ty.
Năm 2007, ở tuổi 21, David Karp thành lập Tumblr, một nền tảng blog và mạng xã hội cách mạng hóa cách người dùng chia sẻ nội dung đa phương tiện và các bài đăng trên blog dạng ngắn.
Sự hấp dẫn của Tumblr nằm ở sự đơn giản, giao diện thân thiện với người dùng và khả năng dễ dàng tùy chỉnh và chia sẻ nội dung. Tầm nhìn của Karp về một nền tảng kết hợp viết blog với mạng xã hội đã gây ấn tượng với nhiều đối tượng, đặc biệt thu hút các nhà sáng tạo nội dung, người viết blog và nhóm trẻ tuổi.
Dưới sự lãnh đạo của Karp, Tumblr đã có sự phát triển nhanh chóng, thu hút hàng triệu người dùng trên toàn cầu. Vào năm 2013, tập đoàn Yahoo! đã mua lại Tumblr với mức giá đáng kinh ngạc 1,1 tỷ USD. Điều này minh chứng cho tầm ảnh hưởng và tiềm năng phát triển của nền tảng mạng xã hội này.
Với khoản tiền lợi nhuận khoảng 250 triệu USD (khoảng 6 nghìn tỷ đồng) từ thương vụ này, Karp gia nhập một nhóm nhỏ các doanh nhân ở độ tuổi 20, như Mark Zuckerberg của mạng xã hội Facebook/Meta và Dennis Crowley của ứng dụng di động Foursquare, những người đã trở nên giàu có trước khi bước sang tuổi 30.
Karp tiếp tục lãnh đạo công ty với tư cách là Giám đốc điều hành, giám sát hoạt động và giải quyết những thách thức đi kèm với việc mở rộng và phổ biến nhanh chóng của Tumblr.
Năm 2017, David Karp quyết định từ chức CEO của Tumblr với mong muốn được nghỉ ngơi và khám phá các dự án mới.
Cùng với Bill Gates, Mark Zuckerberg, câu chuyện của chàng trai trẻ David Karp góp phần chứng tỏ rằng giáo dục chính quy không phải là yếu tố duy nhất quyết định việc thành-bại của mỗi người. Quan trọng hơn là tinh thần tự học, niềm đam mê và lòng dũng cảm để theo đuổi những con đường độc đáo.
Tử Huy
Cuộc đời thăng trầm từng bỏ học, làm công nhân của nữ tỷ phú Trung QuốcTRUNG QUỐC-Hành trình từ xuất thân trong gia đình nông thôn miền núi nghèo, phải bỏ học phụ giúp cha mẹ thành “bà đầm thép” trong ngành sản xuất điện tử toàn cầu là minh chứng cho sự kiên cường, tầm nhìn và tinh thần kinh doanh của Vương Lai Xuân.