2016, giảm tải bệnh viện bằng mạng lưới BS gia đình
作者:Thể thao 来源:Thế giới 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-27 03:45:45 评论数:
Sau 2 năm triển khai Đề án thí điểm Bác sĩ gia đình,ảmtảibệnhviệnbằngmạnglướiBSgiađìbảng xếp hạng huy chương cả nước đã có 240 phòng khám bác sĩ gia đình tại 6 tỉnh thành. Theo một số chuyên gia nếu thành lập tốt mạng lưới BS gia đình sẽ giảm được số bệnh nhân nhập viện.
Hệ thống chăm sóc gần dân nhất
Mô hình BS gia đình không còn xa lạ đối với các nước phát triển. Tuy nhiên ở Việt Nam, mô hình này mới được chú trọng phát triển từ năm 2013 thông qua Đề án thí điểm Bác sĩ gia đình. Dù vậy hiện vẫn còn nhiều người nhầm tưởng bác sĩ gia đình là bác sĩ đến khám tận nhà trong khi đây là mô hình chăm sóc sức khoẻ ban đầu liên tục, xuyên suốt, giảm thời gian chờ đợi, giảm chuyển tuyến trên…
Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), BS gia đình là bác sĩ đa khoa thực hành, chăm sóc toàn diện và liên tục cho người bệnh, là BS hướng về gia đình, biết rõ từng người bệnh trong hoàn cảnh và gia đình của họ, xem xét vấn đề sức khỏe của người bệnh và lối sống của người đó trong cộng đồng.
Xuất phát từ thực tiễn bước đầu tiếp cận mô hình bác sĩ gia đình ở Việt Nam và kinh nghiệm ở các nước trên thế giới cho thấy nếu phát triển mô hình bác sĩ gia đình sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục, giúp sàng lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên.
Từ đó, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, mô hình BSGĐ là hệ thống y tế cơ sở, là xương sống, là hệ thống chăm sóc gần dân nhất. Mô hình BS gia đình sẽ giúp người dân phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân liên tục, toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Tiếp tục nhân rộng BS gia đình
Ngày 4/8/2015 Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị sơ kết Đề án thí điểm Bác sĩ gia đình và xây dựng Đề án Nhân rộng mô hình Bác sĩ gia đình giai đoạn 2016 - 2020.
Trong hai năm thí điểm phòng khám BS gia đình được xây dựng theo ba mô hình: phòng khám BS gia đình lồng ghép ở trạm y tế phường, xã; phòng khám BS gia đình ở bệnh viện quận, huyện, trung tâm y tế và phòng khám BS gia đình trong các phòng khám tư nhân.
Từ năm 2013 đến tháng 6/2014 tại các phòng khám bác sĩ gia đình thực hiện được 353.000 lượt khám bệnh, chữa bệnh, 2.743 lượt khám, chữa bệnh cấp cứu, chuyển tuyến 11.514 ca, khám bệnh tại nhà: 2.391 ca và tư vấn 9.879 cuộc, phục hồi chức năng: 87 ca. Một số phòng khám hoạt động rất tốt nhờ sử dụng bệnh án điện tử, phần mềm quản lý phòng khám, tổ chức hội chẩn trực tuyến…
Ngoài hoạt động khám, chữa bệnh tại phòng khám, các phòng khám bác sĩ gia đình thực hiện quản lý sức khỏe, thực hiện công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, tham gia truyền thông phòng bệnh, vận động tiêm chủng…
Với định hướng tiếp tục nhân rộng mô hình BS gia đình trong giai đọan 2016 - 2020, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng thời gian tới các địa phương cần đẩy mạnh đào tạo bác sĩ bộ môn y học gia đình.
Bộ Y tế sẽ ban hành thông tư riêng quy định về chuyển tuyến, điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, đào tạo... Đồng thời, Bộ sẽ thành lập Ban chỉ đạo quốc gia, ban soạn thảo phát triển đề án bác sĩ gia đình và xây dựng thông tư hoạt động bác sĩ gia đình.
D. An(tổng hợp)