Bức ảnh cháu và bà 20 năm vẫn mặc đồ cũ gây xúc động
Bức ảnh chàng trai Hà thành bên bà của mình ngày ấy - bây giờ hiện thu hút sự chú ý trong cộng đồng mạng.
Cuộc sống như địa ngục,ứcảnhcháuvàbànămvẫnmặcđồcũgâyxúcđộlịch thi đấu bóng đá chấm com tự tử vì quá áp lực của học sinh Hàn Quốc(责任编辑:Giải trí)
下一篇:Nhận định, soi kèo Al Tai vs Al Najma, 19h50 ngày 21/1: Khách thất thế
MG Marvel R phiên bản Performance trưng bày tại triển lãm thu hút lượng lớn người tham quan Sự xuất hiện của những mẫu xe điện thể hiện sự nghiêm túc và xu hướng phát triển phương tiện xanh tại Việt Nam.
Trước đó, hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã bế mạc tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh), với việc tái khẳng định duy trì mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C theo Hiệp định Paris. Cũng tại hội nghị COP 26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết Việt Nam phấn đấu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và 2 cam kết khác có liên quan chặt chẽ đến ngành nông nghiệp là: cam kết tham gia sáng kiến “Giảm phát thải khí methan toàn cầu” và cam kết thực hiện “Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất”.
Theo đó, các hãng xe cũng tăng cường ra mắt và đem tới thị trường Việt Nam những mẫu xe ô tô điện mới, nhằm hiện thực hoá mục tiêu giảm ô nhiễm khí thải. Ngoài những thương hiệu xe quen thuộc với thị trường, MG cũng nổi lên là một trong những hãng xe tích cực ra mắt các dòng ô tô điện tại Việt Nam.
Thông qua kế hoạch bài bản ra mắt hai mẫu xe ô tô điện, MG cũng thể hiện tương lai của xe điện rõ ràng không chỉ là câu chuyện xa vời của thế giới mà hiện hữu ngay với người dùng Việt.
Với nhiều ưu điểm vượt trội so với xe sử dụng động cơ đốt trong, xe điện chính là niềm hy vọng của con người trong việc biến ô tô trở thành phương tiện đại trà, đồng thời khắc phục những vấn đề về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, tiết kiệm điện.
Ông Đinh Văn Nam - Trưởng ban Xe, Báo điện tử Dân Trí nhận định: “Với lộ trình giảm phát thải ròng tới năm 2050, MG ra mắt hai mẫu xe điện mới là MG Marvel R và MG4 Electric là rất phù hợp. Bởi đây là hãng xe mới gia nhập vào thị trường Việt Nam, nên quá trình chuyển dịch cần phát triển sớm hơn. Theo tôi, đây là mục tiêu thăm dò thị trường và nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng tại Việt Nam”.
Ông Ngô Bình Minh, Báo VietNamNet chia sẻ: “Theo định hướng của Chính phủ về hạn chế động cơ đốt trong đến năm 2050, đón đầu xu thế này nên MG quyết định trưng bày hai mẫu xe ô tô điện tại triển lãm ô tô Việt Nam. Trước đó, hai mẫu xe như Marvel R và MG4 cũng đã xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Và vì vậy, tôi nghĩ đây là sản phẩm rất tiềm năng với các thị trường còn lại. Tôi tin hãng cũng mong chờ thị trường Việt Nam đón nhận tích cực hai mẫu xe ô tô điện mới”.
Ông Thế Nam (trang tin VnReview) đánh giá cao tầm nhìn và định hướng phát triển của MG Việt Nam với việc ra mắt hai mẫu xe ô tô điện mới của MG. Bởi điều này cho thấy hãng xe đã có định hướng rõ ràng với thị trường Việt Nam, với mục tiêu thúc đẩy người tiêu dùng sở hữu xe sử dụng động cơ xanh giúp bảo vệ môi trường.
Thu Loan
" alt="Triển lãm Ô tô Việt Nam 2022:Thông điệp kiến tạo tương lai xanh của MG Việt Nam " />Theo tìm hiểu, mẫu xe bán tải Mazda B2200 được nhập khẩu từ Nhật Bản, nằm trong series xe do Mazda sản xuất từ năm 1961. Chiếc xe của vị chủ nhân nêu trên được cho là đã chạy 22 năm ròng rã tại Việt Nam. Đây cũng chính là lý do khiến chiếc xe này có giá rẻ đến vậy.
Mẫu xe này nhập về Việt Nam có kiểu cabin kép với 4 chỗ ngồi. Phiên bản đời cũ trang bị động cơ xăng 4 xy-lanh, SOHC, dùng chế hòa khí, dung tích 2.2L, cho công suất 85 mã lực. Hộp số sàn và hệ dẫn động cầu sau.
Chiếc xe tải cũ đang được rao bán giá chỉ 35 triệu đồng.
Mức giá rẻ “gây sốt” khiến nhiều người tò mò, thế nhưng cũng để lại nhiều nghi ngại. “Tiền nào của nấy” là tâm lý chung nhất của những ai tiếp cận thông tin mua xe này.Với những người dễ tính thì cho biết có thể mua xe về để chạy "che mưa che nắng” ở quê, làm những công việc như thồ gạch, sỏi, cát, lúa....
Tuy nhiên, những người khó tính lại cho rằng, chiếc xe chỉ còn 3 năm niên hạn, nghĩa là đăng ký lần đầu vào năm 1996. Do đó, đến nay, nó chẳng khác nào “đống sắt vụn”, “tiền sửa quá tiền mua xe mới”, lại gây nhiều ức chế, mệt mỏi... “Tôi sẽ không bao giờ rước một chiếc xe cũ rích như vậy về nhà, mặc dù của thương hiệu có tên tuổi. Chiếc xe sẽ khó bán cho người dùng thực sự, còn bán cho sắt vụ thì còn “dễ chịu””, anh Tuấn (Cầu Giấy) chia sẻ.
Theo khảo sát của PV, những chiếc xe bán tải Mazda B2200 cũ vẫn thường xuyên được rao bán trên chợ xe hơi cũ, nhưng với xu hướng giảm giá qua từng năm, tỷ lệ thuận so với số năm còn có thể sử dụng trước khi hết niên hạn.Mức giá rao phổ biến cho mẫu xe này chỉ ở mức "sam same” 35- 40 triệu đồng/chiếc. Và với những chiếc xe ô tô cũ, lời khuyên phổ biến vẫn là nên nhờ người nhiều kinh nghiệm khi mua xe, hoặc nhờ thợ xem trước.
Theo VietQ
Sắp cấm nhập khẩu ô tô tay lái bên phải, xe cũ trên 5 năm?
Các loại phương tiện vận tải có tay lái bên phải; các loại ô tô, sơ mi rơ moóc, xe chở người 4 bánh có gắn động cơ đã qua sử dụng quá 5 năm có thể sẽ bị cấm nhập khẩu về Việt Nam.
" alt="Lý do xe bán tải Mazda có giá chỉ 35 triệu ở Phú Thọ" />Một trong những tính năng được yêu thích của các sản phẩm đến từ nhà Táo là Find My. Người dùng có thể dễ dàng tìm lại iPhone, iPad, Apple Watch hay tai nghe AirPods bỏ quên ở đâu đó.
Công cụ hữu ích này vừa được Apple mở rộng sang mọi vật dụng thông thường bằng thiết bị theo dõi mang tên AirTag.
Mức phí tham gia hệ sinh thái Apple ngày càng rẻ
Trông gần giống như một chiếc nút áo khoác, AirTag có hình tròn, đường kính 32 mm và nặng 11 g, hỗ trợ chuẩn kháng nước/bụi IP67, kết nối với iPhone bằng Bluetooth Low Energy. Đặc biệt, chip U1 đi kèm cho phép phụ kiện này cung cấp hướng đi, khoảng cách chính xác đến đồ vật trong phạm vi kết nối.
Một chiếc AirTag có giá 29 USD. Apple cũng bán theo bộ 4 chiếc với mức 99 USD. Có thể xem đây là phần cứng rẻ nhất của Táo khuyết.
Apple không phải hãng đầu tiên ra mắt thiết bị tìm đồ vật thông minh. Trên thị trường đã có các sản phẩm tương tự, ví dụ như Tile hay Samsung SmartTag. Tuy nhiên, khả năng kết nối, thiết kế và mức độ tin cậy của phụ kiện này tỏ ra vượt trội so với đối thủ.
Quan trọng nhất, việc AirTag dựa vào iPhone ở gần để thông báo vị trí tạo ra lợi thế mà không sản phẩm nào có được. Tuy nhiên, một khi đã gắn AirTag lên chìa khóa và các vật dụng cá nhân, người dùng cũng khó tránh việc lệ thuộc mãi mãi vào hệ sinh thái của Apple.
Thiết kế đơn giản, kết nối dễ dàng
Tương tự AirPods, hầu như người dùng không cần phải làm gì để thiết lập và kết nối AirTag với iPhone.
Sau khi mở hộp AirTag và đưa đến gần, iPhone của bạn bắt đầu nhận diện thiết bị mới, giúp quá trình thiết lập trở nên dễ dàng, nhanh chóng. Điều này không chỉ tạo nên sự đơn giản, tiện dụng, nó còn giúp kết nối chính xác giữa các thiết bị.
Người dùng chỉ cần mở hộp và đưa AirTag lại gần iPhone để kết nối. Ảnh: PCMag.
AirTag cũng có ngoại hình khác biệt so với các sản phẩm hiện có trên thị trường. Với kích thước nhỏ gọn, phụ kiện nay trông giống một chiếc nút áo khoác hoặc viên kẹo bạc hà.
Nó mang thiết kế truyền thống của Apple với mặt trước bằng nhựa trắng, mặt lưng bạc sáng bóng, có logo táo khuyết đặc trưng. Khả năng chống nước, bụi theo chuẩn IP67 giúp phụ kiện này bền bỉ khi sử dụng hàng ngày.
Tuy nhiên, AirTag vẫn có khuyết điểm so với đối thủ. Thiết bị của Tile và Samsung đều có lỗ trên thân, cho phép gắn vào vòng chìa khóa một cách dễ dàng, trong khi người dùng phải mua thêm phụ kiện của Apple hoặc bên thứ 3 để treo AirTag lên đồ vật.
Theo dõi và tìm kiếm
AirTag sử dụng bluetooth để giao tiếp với iPhone. Tương tự các thiết bị khác của Apple, sau khi kết nối, tên AirTag nằm trong mục Find My. Tại đây, người dùng có thể xem vị trí trên bản đồ, đường đi đến, kích hoạt tính năng phát âm thanh hoặc bật Lose Mode.
Tuy nhiên, điều làm cho AirTag đặc biệt là người dùng có thể theo dõi vị trí của chúng một cách chính xác ngay cả khi ở ngoài phạm vi kết nối bluetooth, tất cả nhờ vào mạng lưới hơn 1 tỷ chiếc iPhone của Apple.
Tính năng này hoạt động giống như Tìm kiếm ngoại tuyến đối với các thiết bị của Apple: bất kỳ thiết bị Apple nào gần đó đều có thể chuyển tiếp vị trí của AirTag lên đám mây và người dùng có thể xem trong Find My trên máy họ.
AirTag hỗ trợ tìm kiếm vị trí chính xác nhờ kết nối UWB. Ảnh: PCMag.
Samsung và Tile cũng cung cấp tính năng tương tự. Nhưng số lượng sản phẩm trong hệ sinh thái của 2 hãng này không thể đủ để tạo ra một mạng lưới hoàn hảo như Apple.
Một ưu điểm khác của AirTag là tận dụng công nghệ băng thông siêu rộng (UWB) để dẫn người dùng trực tiếp đến những món đồ bị mất thông qua tính năng Precision Tracking.
UWB là một giao thức truyền thông không dây như bluetooth nhưng chính xác hơn nhiều và hoạt động ở phạm vi ngắn hơn. Nhờ vậy, thiết bị có thể xác định vị trí chính xác trong một không gian nhỏ thay vì chỉ đưa người dùng đến khu vực lân cận đồ vật.
Tuy nhiên, vì Precision Tracking dựa vào UWB nên nó chỉ khả dụng trên iPhone 11 trở đi.
Đảm bảo tính riêng tư
Một trở ngại lớn đối với người dùng khi chọn lựa thiết bị theo dõi đồ vật là tính riêng tư. Trong sự kiện ra mắt, Apple khẳng định AirTag không theo dõi người dùng.
Hãng khẳng định AirTag không hề lưu trữ dữ liệu hoặc lịch sử vị trí bên trong thiết bị. Mọi dữ liệu gửi qua mạng lưới Find My đều được bảo mật hai đầu, và không có ai khác ngoài chủ sở hữu AirTag có thể truy cập vị trí của nó.
Người dùng sẽ nhận được cảnh báo tương tự như thế này khi có AirTag lạ ở gần. Ảnh: PCMag.
Vấn đề khác được đặt ra là liệu một người có thể theo dõi vị trí người khác bằng AirTag hay không. Đặt giả thuyết nếu ai đó muốn theo dõi bạn, họ có thể bỏ chiếc AirTag vào túi xách hoặc túi áo khoác, và mở Find My để cập nhật vị trí liên tục.
Tuy nhiên, Apple sẽ ngăn chặn kịch bản này. Hãng cho biết tín hiệu định danh bluetooth của AirTag sẽ liên tục thay đổi để tránh tình trạng theo dõi vị trí không mong muốn. Các thiết bị iOS cũng có tính năng cảnh báo người dùng nếu nhận thấy một chiếc AirTag của người lạ bám theo họ sau một thời gian.
Ngoài ra, chiếc AirTag bị tách khỏi thiết bị của chủ đủ lâu sẽ định kỳ phát ra tiếng kêu khi di chuyển. Người dùng phát hiện AirTag lạ có thể dùng iPhone hoặc thiết bị có NFC của mình để tắt định vị của chiếc AirTag này.
Có nên sử dụng AirTag?
Có, nếu bạn đang dùng iPhone và không có ý định đổi sang Android trong tương lai.
Với quy trình thiết lập đơn giản, sự hỗ trợ từ mạng lưới iPhone khổng lồ, thiết kế hấp dẫn và đảm bảo tính riêng tư, AirTag là lựa chọn tuyệt vời cho bất kỳ người dùng iPhone nào, nhất là đối với những ai thường xuyên làm thất lạc chìa khóa hoặc các vật dụng khác.
AirTag có nhiều ưu điểm vượt trội so với đối thủ. Ảnh: PCMag.
Thiết bị của Tile có nhiều kích cỡ, hoạt động với cả iPhone và điện thoại Android. Một số mẫu còn có keo dính ở mặt sau để gắn vào các đồ vật. Tuy nhiên, nó hạn chế khả năng tìm các thiết bị nằm ngoài phạm vi hoạt động và theo dõi chính xác dựa trên UWB.
Galaxy SmartTag Plus của Samsung về cơ bản là tương đương với AirTag. Điện thoại Galaxy có thể sử dụng thực tế tăng cường và UWB để hướng dẫn người dùng đến vị trí chính xác của đồ vật đã gắn SmartTag.
Các thiết bị Galaxy cũng chuyển tiếp dữ liệu vị trí, giúp bạn tìm thấy món đồ nằm ngoài phạm vi kết nối. Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng SmartTag Plus để điều khiển các thiết bị gia đình thông minh trên nền tảng SmartThings của Samsung.
Tuy nhiên, cả 2 không có được lợi thế đặc biệt nhất của AirTag: số lượng iPhone, iPad khổng lồ trên phạm vi toàn cầu. Điều này cũng khiến cho người dùng ngày càng phụ thuộc hơn vào thiết bị của Apple. Một khi đã có thói quen sử dụng AirTag, thật khó lòng để chuyển sang dùng điện thoại Android.
(Theo Zing)
Apple: Đừng dùng AirTag để theo dõi thú cưng và trẻ nhỏ!
AirTag được thiết kế để định vị đồ vật, chứ không phải thú cưng và trẻ nhỏ.
" alt="AirTag sẽ cột chặt bạn với iPhone và hệ sinh thái Apple" />- Bình Phước: Thót tim với cảnh xe đầu kéo bất ngờ ‘drift’ trên đườngSự việc trên được ghi lại vào chiều ngày 6/9 trên đường DT741 đoạn qua xã Bình Tân, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước." alt="Xe máy hoá 'ngựa bất kham' vì nam thanh niên vào cua quá nhanh" />
CEO Honda Toshihiro Mibe công bố chiến lược xe điện trong họp báo 23/4. (Ảnh: Bloomberg) Toshihiro Mibe, người vừa tiếp quản chức vụ CEO của Honda từ 1/4, mới đây tuyên bố 40% xe Honda tại các thị trường lớn chỉ dùng pin điện (EV) hoặc pin nhiên liệu (FCV) vào năm 2030. Honda hi vọng tăng gấp đôi lên 80% vào năm 2035.
100% xe Honda tại Nhật Bản sẽ chạy điện vào năm 2030, bao gồm cả xe hybrid (kết hợp xăng và điện). Đến năm 2040, tất cả xe của hãng đều là EV hoặc FCV.
Tại buổi họp báo công bố chiến lược, ông Mibe thừa nhận đây thực sự là một thách thức. Tuy nhiên, Honda quyết định chia sẻ tầm nhìn thông qua chuỗi giá trị và đặt mục tiêu cao. Ông cho biết, ra mắt các mẫu xe điện thiết thực với người dùng có ý nghĩa lớn đối với áp dụng đại trà.
Honda sẽ chi tổng cộng 5 nghìn tỷ yên (46,3 tỷ USD) cho R&D trong 6 năm tới. Ông cũng úp mở về kế hoạch cơ cấu lại dây chuyền sản xuất toàn cầu do EV yêu cầu ít linh kiện hơn xe truyền thống.
Chiến lược tham vọng của ông Mibe cho thấy các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang tăng cường đặt cược vào EV dù bị các đối thủ ngoại bỏ xa. Honda ra mắt mẫu SUV Honda e vào năm 2020 tại Nhật Bản và châu Âu nhưng chỉ lên kế hoạch bán 10.000 xe tại châu Âu và 1.000 xe trong nước, tỉ lệ rất nhỏ so với doanh số 4,4 triệu xe của họ.
Theo nhà phân tích cấp cao Seiji Sugiura đến từ Viện nghiên cứu Tokai Tokyo, chiến lược của Honda rất táo bạo song bước tiếp theo của họ phải là sản xuất được những chiếc xe thuyết phục người tiêu dùng. Ông Mibe còn phải đưa ra kế hoạch cho từng dòng xe và điều gì sẽ xảy ra với các dòng xe truyền thống chạy xăng của công ty.
Kazuo Shimizu, nhà báo trong lĩnh vực xe hơi và cựu tay đua tốc độ, tin rằng Honda tiết lộ tham vọng của mình vì quy mô của họ nhỏ hơn so với đối thủ Toyota. Toyota theo đuổi xe hybrid từ lâu. Hồi đầu tuần, công ty tiến một bước gần hơn với dòng xe chạy điện hoàn toàn khi giới thiệu kế hoạch tung 15 mẫu EV trên toàn cầu vào năm 2025.
Trong khi đó, Mibe mới đưa ra chiến lược của Honda trong cuộc họp báo đầu tiên của mình kể từ khi được thông báo là người kế nhiệm Takahiro Hachigo hồi tháng 2. Ông xuất thân từ phát triển động cơ, đã dẫn dắt các sáng kiến xe điện gần đây của công ty, đặc biệt là liên minh chiến lược với General Motors (GM). Tháng 4/2020, hai hãng thông báo sẽ hợp tác phát triển xe điện và sản xuất tại nhà máy GM tại Bắc Mỹ. 5 tháng sau, họ cho biết sẽ tăng cường nỗ lực này và chia sẻ các thành phần xe, bao gồm cả nền tảng.
Dù quan hệ này gây ra một số xung đột nội bộ Honda, điều ông Mibe đạt được với GM có ý nghĩa do Honda muốn giảm chi phí phát triển điện khí hóa để bảo đảm lợi nhuận, theo nhà phân tích Sugiura.
Năm 2016, cựu CEO Hachigo nêu mục tiêu xe chạy điện chiếm khoảng 2/3 doanh số xe toàn cầu vào khoảng năm 2030, song chủ yếu dựa trên xe hybrid. Tháng 10/2020, ông bày tỏ công ty muốn đạt carbon trung tính vào năm 2050.
Áp lực phi carbon hóa gia tăng kể từ đó. Các nhà đầu tư ngày càng ưa thích các công ty ô tô điện, trong khi nhà chức trách khắp thế giới siết chặt quy định môi trường. Nhật Bản ra chiến lược đạt carbon trung tính trong ngành công nghiệp xe hơi vào năm 2050, còn nhiều quốc gia chuẩn bị cấm bán xe chạy xăng mới, kể cả xe hybdrid.
Nhà báo Shimizu nhận định dù xe hybdrid của Honda được người dùng ủng hộ, góp phần vào giảm khí thải carbon, Honda phải cân bằng với quy định toàn cầu.
Ông Hachigo đã trao cho người kế nhiệm cơ sở để tăng tốc kế hoạch EV của Honda nhờ thúc đẩy bộ phận từ khi nắm quyền năm 2015. Ông dẫn đầu nhiều cải cách, trong đó có hợp lý hóa năng lực sản xuất toàn cầu, rút khỏi giải đua Công thức 1. Biên lợi nhuận của bộ phận xe hơi tăng lên 4,7% trong quý IV/2020, so với 1,3% một năm trước đó.
Du Lam (Theo Nikkei)
Các hãng công nghệ Trung Quốc “châm ngòi” cuộc chiến xe điện
Các công ty Trung Quốc dẫn đầu trong cuộc đua ở lĩnh vực sản xuất ô tô điện, trong cuộc chiến giành nhiều người dùng hơn.
" alt="Honda tăng tốc phát triển ô tô điện dưới thời CEO mới" />- Bên cạnh việc chuyển nhượng tên miền, việc đấu giá quyền sử dụng tên miền Internet đối với các tên miền cấp 2 dùng riêng dưới “.vn” có 1 hoặc 2 ký tự (ví dụ 1.vn; ab.vn) nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng.
Đây là nhóm tên miền có số lượng rất hạn chế nên được xác định là tên miền có giá trị thương mại cao, có nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng phân bổ.
Nhóm tên miền này cũng đã được xếp riêng với mức phí cao trong biểu phí đăng ký, sử dụng tên miền được quy định tại Thông tư số 208/2016/TT-BTC ngày 11/10/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí tên miền quốc gia “.vn” và địa chỉ Internet (IP) của Việt Nam.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định phê duyệt danh sách tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” cấp quyền sử dụng thông qua đấu giá. Theo quy định của Luật Viễn thông và Quyết định số 38, nhóm các tên miền cấp 2 dưới “.vn” có 1, 2 ký tự này chỉ được cấp thông qua việc đấu giá quyền sử dụng tên miền.
Trên thực tế, nhu cầu đăng ký sử dụng tên miền cấp 2 dùng riêng dưới “.vn” có 1, 2 ký tự đã được hình thành ngay từ giai đoạn đầu cấp quyền sử dụng tên miền “.vn” và ngày càng phát sinh nhiều từ cộng đồng người sử dụng.
Trước nhu cầu đó, ngày 29/3/2018, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 427/QĐ-BTTTT về việc phê duyệt danh sách tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” cấp quyền sử dụng thông qua đấu giá. Theo đó, danh sách các tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” cấp quyền sử dụng thông qua hình thức đấu giá bao gồm:
Các tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” không dấu cấp 2 dùng riêng có 1 ký tự (là tên miền cấp 2 dưới “.vn” được lập nên từ 1 ký tự trong số 26 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh và 10 số tự nhiên từ 0 đến 9).
Các tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” không dấu cấp 2 dùng riêng có 2 ký tự (là tên miền cấp 2 dưới “.vn” được lập nên từ 2 ký tự trong số 26 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh và 10 số tự nhiên từ 0 đến 9).
Ngoại trừ các tên miền được bảo vệ theo quy định tại Điều 68 Luật Công nghệ Thông tin, khoản 1 Điều 8 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/3/2018.
H.P.
" alt="Danh sách tên miền “.vn” cấp quyền sử dụng thông qua đấu giá" />
- ·Nhận định, soi kèo Teplice vs Chrudim, 16h30 ngày 21/1: Sức mạnh vượt trội
- ·Chi tiết Harley
- ·Hiểu đúng về lỗi 'vượt phải' để tránh bị phạt oan
- ·Tin chuyển nhượng 7
- ·Nhận định, soi kèo RB Leipzig vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 23/1: Điểm số danh dự
- ·Làm 'chuyện ấy' khi đang lái xe, cặp đôi bị chính quyền phạt nặng
- ·Đón loạt dự án đầu tư, bất động sản Thuận An ‘tăng nhiệt’
- ·Băng nhóm góp tiền cho vay lãi 1000% mỗi năm
- ·Nhận định, soi kèo Farul Constanta vs UTA Arad, 22h00 ngày 20/1: Vượt mặt đối thủ
- ·iPhone 12 và 12 Mini màu tím xuất hiện tại Việt Nam
Ngôi nhà dành cho 3 thế hệ cùng sinh sống ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) của kiến trúc sư Nguyễn Công Toàn và các cộng sự: Trần Kim Trọng, Phan Ngọc Danh thực hiện từ năm 2015. Đây là công trình hướng Tây với diện tích lô đất: 5x19.5m, xây 3 tầng. Sau khi ngôi nhà đưa vào sử dụng 2 năm, nhóm kiến trúc sư đã quay lại chụp bộ ảnh kỷ niệm. Trong bối cảnh tốc độ đô thị hoá cực kỳ nhanh như Việt Nam, 2 năm là khoảng thời gian vừa đủ để cảm nhận rõ rệt sự tương tác của dự án với con người và môi trường cảnh quan nơi đó. Kiến trúc sư Nguyễn Công Toàn chia sẻ, khi nhận lời thiết kế dự án này, nhóm kiến trúc sư và gia chủ đã cùng nhau đến khu đất nhiều lần vào các thời điểm trong ngày. Một lô đất hướng Tây nằm trong khu đô thị mới. Khi đó đối diện lô đất là khu vực đầy cỏ dại mà người ta dự tính sẽ làm công viên nhỏ. Câu chuyện về ngôi nhà dành cho 3 thế hệ, nơi lưu giữ những ký ức về người cha, một ngôi nhà dành cho người mẹ của người con trai hiếu thảo... đó chính là nguồn cảm hứng cho những ý tưởng của các kiến trúc sư
Kiến trúc được khai thác ở câu chuyện ứng xử nhân văn giữa con người và thiên nhiên. Một quỹ đất nhỏ được ưu tiên xây dựng công viên cây xanh - kết nối cộng đồng trong khu dân cư mà đối tượng hưởng thụ chủ yếu là trẻ con và người lớn tuổi.
Các kiến trúc sư đã tạo dựng một mặt rèm che nắng mềm mại theo lối kiến trúc truyền thống nhưng sử dụng chất liệu hiện đại là thép và lưới thép. Một kiến trúc ẩn mình giữa thiên nhiên ít ỏi trong lòng đô thị mới từ khía cạnh cảm thụ thị giác. Yếu tố truyền thống, sự tương tác giữa con người và không gian, câu chuyện khai thác từ chất liệu ánh sáng và bóng tối. Một gốc khế hơn 20 năm tuổi, những đồ nội thất gỗ đã lên màu theo thời gian. Đó là những kỉ vật hoài niệm từ ngôi nhà cũ của người cha ở một vùng cao nguyên được chuyển về ngôi nhà mới giữa lòng phố biển. Ba thế hệ: trẻ trung, chững chạc và trầm lặng, ba sự chuyển tiếp cảm nhận về cuộc sống...
Từ tất cả những yếu tố này, không gian được phân chia chung riêng và vùng chuyển tiếp vừa mạch lạc, vừa mang tính tương đối dựa trên sự phân chia vùng sáng, tối và chuyển tiếp hài hoà.
Ánh sáng và bóng tối là yếu tố cốt lõi được tập trung khai thác tối đa với vai trò cân bằng nhau.
Cây cối được trồng ở vị trí nhiều ánh sáng và nắng, được đón gió và hứng sương đêm đúng nghĩa sự sống của một đời cây, kết nối mọi thành viên trong gia đình, và không gian mở đón thiên nhiên vào nhà với bóng nắng xuyên qua những tán lá, gió mát từ biển và sương đêm.
Yếu tố ánh sáng và bóng tối cũng được truyền tải phù hợp dựa trên sự cảm nhận thị giác sinh học cho từng lứa tuổi thành viên gia đình.
Những đồ nội thất gỗ đã lên màu thời gian được sắp đặt trong các không gian chuyển tiếp giữa vùng sáng và bóng tối, với ánh sáng nhè nhẹ hắt lên từ những mặt gỗ, tạo ra không khí hoài niệm không quá bóng loáng cũng không hề sẫm tối u ám.
Từ ngoài vào trong, ánh sáng luôn vừa đủ và vùng tối nhè nhẹ đủ để cảm nhận dễ chịu cho mắt cùng cảm giác nhiệt độ luôn luôn thoải mái cho một ngôi nhà ống nhiệt đới miền Nam Trung Bộ.
Không gian sống chất lừ khi thiết kế theo phong cách nhà hàng và quán cà phê
Bằng một số thủ pháp kiến trúc, kiến trúc sư Phan Dũng đã mang phong cách của nhà hàng, quán cà phê vào căn nhà ở Gia Lâm (Hà Nội).
" alt="Ngôi nhà cho 3 thế hệ ẩn mình dưới tán cây xanh, mặt tiền như tấm rèm" />- Phải chăng quy hoạch chung cư đang có vấn đề, hay có việc “làm ngơ”, “bật xi nhan” cho tình trạng này.
Tình trạng chung cư cao tầng gần đây mọc lên như nấm sau mưa, nhồi nhét trên những khu vực vốn đã quá tải về hạ tầng khiến áp lực dân số ngày càng lớn.
“Phá nát” quy hoạch
Chung cư cao tầng mọc lên nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân. Tại một đô thị trung tâm như Hà Nội thì nhu cầu ấy rất lớn. Nắm bắt được điều này, các chủ đầu tư đẩy mạnh phát triển các dự án nhà ở quy mô lớn, đặc biệt tại các quận nội thành. Trên một diện tích đất hữu hạn, để tối đa lợi nhuận, chủ đầu tư chọn xây dựng chung cư cao hàng chục tầng, thậm chí xây vượt cả giấy phép xây dựng.
Khu đô thị (KĐT) Linh Đàm (quận Hoàng Mai), mặc dù là Khu đô thị kiểu mẫu của Hà Nội nhưng không ít người dân cảm thấy ngán ngẩm khi nhắc đến hai chữ “kiểu mẫu”. Ngày nào cũng như ngày nào, anh Phạm Duy Khánh, một người dân sống tại khu vực Bắc Linh Đàm đều phải bon chen trong dòng xe cộ dày đặc để “thoát” ra khỏi KĐT này đi làm ở quận Hoàn Kiếm. Hồi mới nhận nhà ở đây, anh không thể ngờ mật độ dân số lại tăng nhanh như vậy.
“Cả chục năm nay, bao nhiêu tòa chung cư mọc lên ở trong bán đảo Linh Đàm, khu Bắc Linh Đàm và Tây Nam Linh Đàm nhưng đường xá thì vẫn vậy. Cả khu vực này có đến hàng trăm nghìn con người nhưng chỉ có thể kết nối ra đường Giải Phóng bằng đường Nguyễn Hữu Thọ vốn rất nhỏ hẹp. Đường vành đai 3 thì đang bị cụt lại ở chân cầu vượt bán đảo Linh Đàm. Điều này khiến giao thông ở đây luôn ùn tắc, nhất là vào giờ cao điểm”, anh Khánh cho biết.
Theo quan sát của phóng viên, từ khi 9 tòa nhà cao đến 40 tầng của chủ đầu tư Mường Thanh mọc lên ở đây, giao thông ngày càng trở nên ách tắc. Mới đây, để giải bài toán này, TP Hà Nội đã phê duyệt dự án cầu vượt Linh Đàm để mở thêm một “lối thoát” cho cư dân tại KĐT này. Có vẻ như quy hoạch đang phải “chạy theo” dự án chứ không phải dự án làm theo quy hoạch, khi mà các con đường mới chỉ mọc lên sau khi KĐT đã quá tải về giao thông.
Tương tự, tại KĐT Xa La (phường Phúc La, Hà Đông), nhà ông Đinh Văn Định là một trong những hộ đầu tiên sinh sống tại đây nên ông hiểu rất rõ mức tăng dân số. Tính trung bình có 400 hộ/tòa nhà, tức là gần 1.200 hộ/3 tòa chung cư. Năm 2011, phường Phúc La chỉ có 17.000 người nhưng năm nay đã tăng lên hơn 30.000 người. Với tốc độ tăng dân số nhanh như vậy, phường Phúc La đang dẫn đầu về dân số tại quận Hà Đông.
“Giá thành ở khu chung cư này hợp lý nên nhiều hộ gia đình trẻ ngoại tỉnh tích góp tiền và mua nhà định cư tại Hà Nội”, ông Định nói. Còn ông Nguyễn Đức Tiến, Chủ tịch phường Phúc La thì than thở: “Các KĐT mọc lên rất nhiều khiến không thể đảm bảo đủ trường học cho các cháu học sinh. Công việc hành chính của phường cũng bị quá tải”.
Theo ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, việc cấp phép xây dựng công trình mới vào các KĐT hiện có đang bất cập. Đó cũng là nhược điểm của quy hoạch ở ta. Một khu vực đang đảm bảo các yếu tố về quy hoạch như giao thông, hạ tầng xã hội nhưng chỉ cần một khu chung cư được cấp phép thì quy hoạch chung có thể bị phá vỡ.
Ông Liêm cho biết, phát triển đô thị ở Việt Nam đang theo kiểu cứ thừa chút đất nào thì lại cho xây dựng chung cư là rất bất cập. Ông Liêm dẫn chứng, để chống ùn tắc giao thông trong đô thị, Chính phủ đã ra quyết định chuyển các nhà máy, bệnh viện, trường học ra ngoài thành phố. Thế nhưng, sau một thời gian lại mọc ra nhiều khu chung cư, thậm chí cả khu KĐT mới.
Một thực trạng khác cũng rất đáng lo lắng là việc các khu chung cư sau khi đã được cấp phép lại xin điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh quy mô dân số. Đơn cử như trường hợp KĐT mới Mỗ Lao (Hà Đông). Tại Quyết định 738 của UBND tỉnh Hà Tây cũ (ngày 28/4/2006) phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng KĐT mới Mỗ Lao, quy mô KĐT là khoảng 62,26 ha, dân số khoảng 15.544 người. Tuy nhiên, sau đó, KĐT này liên tục được điều chỉnh quy hoạch theo hướng tăng diện tích xây dựng nhà ở và giảm diện tích xây dựng giao thông.
Đến nay, KĐT Mỗ Lao đã trải qua… 23 lần điều chỉnh quy hoạch và đều tăng diện tích xây dựng. Quy mô dân số tăng lên khoảng 47.684 người. Tại Kết luận thanh tra số 276 (ngày 12/10/2015) do Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Phạm Gia Yên ký đã nêu rõ: “Hậu quả sau các lần điều chỉnh phá vỡ quy hoạch chi tiết 1/500 ban đầu của KĐT mới Mỗ Lao; không còn đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng. Phần lớn nội dung các lần điều chỉnh đều là tăng diện tích đất kinh doanh, tăng diện tích sàn căn hộ để bán cho khách hàng”.
Một vị đại diện Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, năm 2015, Bộ Xây dựng vào thanh tra tổng thể dự án KĐT mới Mỗ Lao. Thanh tra Bộ sẽ tiến hành thanh tra tiếp, nếu chủ đầu tư sai phạm sẽ bị xử phạt theo quy định.
Chính vì phá vỡ quy hoạch nên các yếu tố hạ tầng xã hội cũng quá tải. Tình trạng thiếu trường diễn ra phổ biến tại những KĐT lớn như: Nam Trung Yên (Cầu Giấy), Linh Đàm (Hoàng Mai), Văn Khê (Hà Đông)... dù theo quy hoạch phê duyệt ban đầu đều có đầy đủ trường học.
Có sự buông lỏng quản lý?
Trong Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu khống chế mật độ dân số các quận trung tâm và giảm dần đến năm 2050. Như vậy, mục tiêu là phải hạn chế phát triển dự án mới, hạn chế chiều cao của các tòa chung cư. Thế nhưng gần đây, các cao ốc lại thi nhau mọc lên, tình trạng tự ý nâng chiều cao cao ốc diễn ra phổ biến.
Theo các chuyên gia, tất cả các dự án đều phải quản lý chặt theo quy hoạch, không cho xây thêm các công trình ngoài quy hoạch.
Nhiều chuyên gia quy hoạch, xây dựng cho rằng, để xảy ra tình trạng chung cư cao tầng mọc lên dày đặc, KĐT liên tục thay đổi quy hoạch làm tăng quy mô dân số là lỗi của cơ quan quản lý.
Ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội phân tích, việc chủ đầu tư các khu KĐT mới liên tục điều chỉnh quy hoạch, thay đổi quy mô dân số, diện tích xây dựng phải xem thời điểm duyệt thay đổi quy hoạch. Trong quy định được phép điều chỉnh quy hoạch khi có diễn biến khác về kinh tế xã hội, đặc biệt là quy hoạch chung.
“Đối với Hà Nội, năm 2011 đã duyệt quy hoạch chung. Vừa rồi kết thúc năm 2015 có đủ quy hoạch phân khu, việc điều chỉnh quy hoạch có thể xem xét chấp thuận nhưng phải phù hợp với quy hoạch phân khu, quy hoạch chung của Hà Nội. Tất cả những điều chỉnh trước đó đều phải xem xét lại”, ông Nghiêm nói.
Trong trường hợp điều chỉnh tăng dân số, hạ tầng xã hội phải tăng theo chứ không giảm đi. “Điều chỉnh quy hoạch không chỉ là cơ quan quản lý đưa ra mà phải có ý kiến cộng đồng (các tổ chức xã hội, cư dân KĐT). Liệu chủ đầu tư và nhà quản lý có sự móc nối nào không? Trong khi yêu cầu cần có nhiều trường học, sân chơi nhưng lại điều chỉnh tăng dân số lên, giảm khu đất này đi”, ông Nghiêm đặt câu hỏi.
Cũng theo chuyên gia này, quy hoạch hiện chưa gắn với kế hoạch tổ chức thực hiện. “Có quy hoạch rồi nhưng phải hiểu quy hoạch là định hướng với tầm nhìn dài hạn. Cùng với quy hoạch, phải chú trọng phân đợt xây dựng và phải gắn với kế hoạch tổ chức thực hiện chứ không phải một đợt ngắn làm được ngay”, ông Nghiêm đề nghị.
Ngày 31/10 vừa qua, Ban Đô thị Hội đồng nhân dân TP Hà Nội tổ chức giám sát Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội về kết quả thực hiện quy hoạch theo quy định của Luật Thủ đô và Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND. Đoàn giám sát đánh giá Sở Quy hoạch - Kiến trúc chưa làm tốt công tác di dời nhà máy, xí nghiệp, cơ quan ra khỏi khu vực nội đô cũng như sử dụng quỹ đất sau khi đã di dời. Đoàn giám sát đề nghị Sở thực thi đầy đủ và đúng yêu cầu theo Điều 9 Luật Thủ đô; phối hợp với các sở và UBND quận, huyện để thực hiện di dời và sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục và các cơ quan, công sở trong nội thành Hà Nội.