当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

Tội phạm Sài Gòn

Trước đó vài ngày,ộiphạmSàiGòbảng xếp hạng v-league việt nam một gã trong số đó vào nhà bạn tôi cướp của. Bạn tôi bế con về căn hộ tầng 8 lúc hơn 10 giờ tối. Chốt cửa, đặt con trên sofa ở phòng khách, cô vào phòng ngủ thay đồ rồi pha sữa cho bé. Nghe tiếng "cạch", cô bước ra, khựng lại. Thanh niên mặc quần đùi, áo may ô đứng giữa nhà, cạnh bé gái bốn tháng tuổi.

Người mẹ nhìn gã gầy nhom trân trối. Tròng đen trong mắt thanh niên đảo một vòng khiêu khích từ đứa bé qua người mẹ, hắn nhào tới túm chiếc ba lô màu đen cạnh em bé lao ra khỏi nhà.

"Cướp, cướp!", vài giây sau, cô mới kêu được thành tiếng, ôm vội đứa bé chạy ra thang máy, bấm tầng trệt. "Cướp vừa mở cửa vào nhà em", người mẹ run rẩy nói với hai bảo vệ trực sảnh chung cư. Họ nhấc điện thoại, quay số. Mươi phút sau, hai công an phường có mặt. Họ sục sạo các tầng, thu được chiếc ba lô rỗng trong thang bộ, một thẻ đeo có chữ "bảo vệ". Chứng minh thư của chị bị thả xuống giếng trời.

Nhiều ngày sau, tôi vẫn ân hận vì đã không ở bên mẹ con cô. Chúng tôi sống trong hai căn hộ cạnh nhau nhưng hôm đó tôi lại đi vắng. Công an phường và bảo vệ sau một hồi tìm kiếm, thông báo rằng họ đã xem lại camera nhưng không thấy đối tượng nào như mô tả ra vào tòa nhà, khuyên bạn tôi đi ngủ.

Rồi anh công an khu vực lại tới nhà, hỏi tới hỏi lui. Cô kể trong ba lô có tiền và đồng hồ, nữ trang hơn 60 triệu đồng, và vừa thấy tên cướp bên nhà hàng xóm. "Khó lắm, lấy cớ gì mà bắt", công an lắc đầu. Cô xin lại ba lô của con gái, anh bảo phải giữ làm bằng chứng, rồi quay sang tán dóc với cô em cùng nhà bạn.

Vụ cướp mau chóng đi vào hư vô. Anh công an dặn "không được nói cho dân cư biết để tránh hoang mang". Nhưng nó đã khuấy động cuộc sống của chúng tôi. Bạn thay khóa cửa mới, lắp thêm camera khắp nhà, nhưng vẫn mất ngủ vì luôn cảm giác người lạ có thể vào nhà bất cứ khi nào và đe dọa em bé. Cô không dám ở lại chính căn hộ của mình, bế con về nhà bố mẹ. Tên cướp vẫn lẩn quẩn trong khu. Ngày gặp lại, giữa đám nhậu, gã bình thản nhìn hai chúng tôi đi qua, đôi mắt mỏng, xương hàm nhọn và hình xăm kiểu mặt trời trên bắp tay trái. Vẫn đôi mắt mỏng, kẻ cướp nhìn nạn nhân dửng dưng.

Chúng tôi sống ở quận Tư, nơi trước kia được gọi là đất dữ, "quận hai ngón" của Sài Gòn. Mấy anh công an nói với tôi, sau vụ Năm Cam hơi hớm giang hồ đã hết. Các trùm giang hồ ở đây đã dạt về Nhà bè, quận 8, quận 9 "khởi nghiệp" bằng nhiều nghề khác. Công bằng mà nói, quận Tư giờ đây không đáng sợ như những câu chuyện kể dù chúng tôi vẫn tận mắt chứng kiến và là nạn nhân của vài vụ cướp giật. "Đấy là cướp ở nơi khác tới", lãnh đạo và công an phường trả lời ở cuộc họp về tình hình an ninh trật tự. Ý ông là chính quyền và công an khu vực chỉ chịu trách nhiệm theo khu vực. Vụ án xảy ra ở đâu, nếu không phải phường mình thì không phải trách nhiệm của mình. Tội phạm quận khác tới, mình không quản hết được là chuyện tất nhiên, bao năm nay vẫn thế. Dân cư ngồi nghe, dưới cái quạt tường quay vù vù, bản báo cáo bay phần phật trên tay anh công an phường, giọng đọc đều đều với nội dung vẫn như năm trước đó, chỉ vài bông mai vàng bằng giấy dán trên tường nhắc nhở rằng đã hết năm.

Ngừng lại lấy hơi, vị tổ trưởng cho biết, "địa bàn phường ta có 11 điểm phức tạp nhưng đã chuyển hóa thành 9 điểm bằng cách gộp hai điểm thành một". Chị ngồi cạnh tôi giơ tay hỏi rằng tại sao bà con vẫn rất bất an. Mới đây phòng con trai chị ở lầu một bị kẻ trộm đêm trèo vào lấy mất laptop, Ipad và điện thoại, hàng xóm chị đi làm về tới cổng rồi còn bị giật giỏ xách. Anh công an bảo, đầu tiên người dân phải có trách nhiệm tự bảo vệ tải sản của chính mình. Người ra vào quá đông khiến cảnh sát khu vực không thể nắm hết tình hình. "Tin vui là số các vụ trộm đêm và cướp giật không tăng so với năm ngoái", anh chốt lại.

Vì đâu Sài Gòn nổi danh bởi hào quang bất đắc dĩ do tình hình an ninh trật tự luôn được coi là rất có vấn đề? Cơ chế nào tạo nên một TP HCM nổi tiếng bởi đặc sản cướp giật, các nhóm giang hồ có tổ chức, táo tợn và ngang nhiên lộng hành nhiều năm qua?

Những gì chúng ta được biết, như các lần giải thích của đại diện công an Thành phố, tóm lại gồm: tỷ lệ người nghiện ma túy cao, lượng người nhập cư đổ về đông, nguy cơ tha hóa trong bộ phận thanh niên, cảnh sát nhiều khu vực bị quá tải, tính hợp tác giữa công an các địa bàn chưa cao. Cộng với những gì được tiếp nhận ở các cuộc họp dân phố, những công dân xóm tôi không dám tin rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn. Hàng xóm tôi phát biểu, người quen anh đang ngồi trong sân nghe điện thoại, mấy tên cướp xông vào chặt gần đứt cánh tay để lấy điện thoại. Ở trong nhà của mình mà còn bị cướp thì biết làm gì? Anh ra về với kết luận riêng: "nguyên nhân là do kẻ cướp thiếu tiền".

Hầu hết các vấn đề của xã hội hiện nay đều bắt rễ từ những nhu cầu cơ bản của người dân: ăn, mặc, ở, sức khỏe, môi trường và điều kiện sống. Chúng ta không thể đạt được tiến bộ kinh tế và thay đổi xã hội nếu không quan tâm đến những vấn đề tưởng như rất riêng tư đó. Với tư cách nhà lãnh đạo tích cực, đã có ai hỏi người dân xem họ muốn gì? Quyền được phát biểu về hòa bình thế giới hay chỉ là một nơi ở đủ an toàn, có chỗ khám chữa bệnh và việc làm, không sợ người lạ vào nhà lúc nửa đêm.

Báo cáo của Công an TP HCM cho biết, từ giữa tháng 12/2019 đến giữa tháng 4/2020, tội phạm xâm phạm sở hữu tài sản gồm cướp, cướp giật, trộm tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra 4.408 vụ, "giảm 831 vụ so với thời gian liền kề"; và chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu phạm pháp hình sự: 79,33%. Thành phố vẫn còn phát sinh nhiều vụ có phương thức thủ đoạn hoạt động manh động, nguy hiểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Riêng thời điểm dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng và giãn cách xã hội, tội phạm cướp tài sản và trộm cắp xe máy tăng với sự thay đổi về thời gian gây án.

Từ một góc nhìn khác, Ban chỉ đạo 138 TP HCM thống kê, tỷ lệ phạm pháp hình sự quý I năm nay đã tăng so với cùng kỳ 2019: thêm 10% với 1.001 vụ. Nhiều người quan sát thấp thỏm lo lắng. Sự lành mạnh của xã hội phụ thuộc không nhỏ vào hành vi của những người ở nhóm thấp nhất. Những người không còn gì để mất, bần cùng hóa hoặc tha hóa từ người từng lương thiện. Những kẻ nổi loạn, trong một vai trò nào đó, định hình chất lượng sống của số đông còn lại. Nếu không giăng tấm lưới an sinh, công bằng và luật pháp đủ rộng, đoàn tàu sẽ bị trì kéo bởi những kẻ bất mãn.

Trong một tương lai bất định hậu Covid, người dân có quyền chờ đợi một chiến lược đối phó tội phạm giang hồ, cướp giật bằng tinh thần không khoan nhượng, để tin rằng chính quyền thực sự thương dân.

Hồng Phúc

  Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn

分享到: