Gia nhập FPT sau khi tốt nghiệp đại học Bách khoa năm 1993,ếpFsoftHoàngNamTiếnCànglêncấpcaolãnhđạocàngcôđơncàngdễngoạitìket qua c1 doanh nhân Hoàng Nam Tiến trải qua nhiều vị trí lãnh đạo của tập đoàn này từ phó giám đốc trung tâm phân phối máy tính, trưởng phòng kinh doanh FPT, phó giám đốc chi nhánh FPT-HCM,… và hiện tại là chủ tịch Fsoft. Công việc của một lãnh đạo tập đoàn lớn áp lực không hề nhỏ khi chính ông từng thống kê vui một năm dự gần nghìn cuộc họp, bay hơn 100 chuyến cách đây vài năm.
Mới đây, chia sẻ với tạp chí Doanh nhân, ông Tiến cho biết ngoài công việc thì áp lực tâm lý đối với một người trên cương vị lãnh đạo không hề nhỏ. Theo ông có 3 áp lực thường xuyên họ phải đối mặt.
Sự cô đơn
Chủ tịch Fsoft cho biết: “Tất cả các lãnh đạo đều biết, áp lực đầu tiên chính là sự cô đơn. Vẫn con người đó, nếu ở vị trí thấp, có thể thể chia sẻ được với nhiều người: có thể hỏi ý kiến cấp trên, đồng nghiệp và những người cấp dưới mình hoặc thậm chí kể với người bạn đời…Nhưng càng lên cấp cao hơn thì sự chia sẻ càng ít đi và khi lên đến vị trí đứng đầu một tổ chức thì hầu như họ không có người để chia sẻ.”
Trong khi lãnh đó, lãnh đạo thường xuyên phải trăn trở về rất nhiều vấn đề như chiến lược kinh doanh, những khó khăn trong thương trường, những áp lực từ chính quyền và nhiều khi, có cả những vấn đề về gia đình. Vì vậy, có hẳn một khái niệm là “nỗi cô đơn lãnh đạo”.
Một nghiên cứu của tạp chí Harvard Business Review cũng từng nghiên cứu liệu các CEO cảm thấy cô đơn đến mức nào. Các tác giả cho biết một nửa các CEO trong khảo sát của họ từng trải qua sự cô đơn trên cương vị đứng đầu một công ty. Và trong nhóm này, 61% tin rằng điều này cản trở hiệu quả làm việc của họ. Những người lần đầu đứng vào vị trí CEO là những người dễ trải qua cảm giác này. Gần 70% những người lần đầu làm CEO cho biết sự cô đơn tác động tiêu cực đến hiệu suất của họ.
Trách nhiệm
“Áp lực thứ 2 là trách nhiệm, có một ý mà chúng tôi luôn luôn nói với nhau là người lãnh đạo có thể từ bỏ mọi thứ, nhưng không bao giờ từ bỏ được trách nhiệm. Bởi vì đằng sau họ là cuộc sống hàng nghìn, hàng vạn con người”, chủ tịch Fsoft chia sẻ.
Ngoài trách nhiệm với công ty, người lao động, những nhà lãnh đạo vĩ đại còn gánh cả áp lực trách nhiệm cộng đồng. Tạp chí Stanford Business cho rằng khi áp lực cộng đồng càng lớn có thể đem lại kết quả tốt hơn cho xã hội.
Ví dụ Nike trở thành người đứng đầu ngành trong việc cải thiện điều kiện làm việc tại châu Á sau khi vấp phải chỉ trích của những nhà hoạt động vào những năm 1990. Hay như năm 2005, Wal-Mart đáp lại những chỉ trích bằng cách áp dụng quản lý nhân viên tiến bộ hơn, ý thức cộng đồng và môi trường cao hơn như cắt giảm sử dụng năng lượng và yêu cầu trách nhiệm sinh thái với những nhà cung cấp của mình. Những quyết định này cũng xuất phát từ trách nhiệm của nhà lãnh đạo.
Ngoại tình
Ông Tiến chia sẻ thêm: “Áp lực thứ 3 có liên quan đến việc ngoại tình. Khi nghiên cứu về tâm lý lãnh đạo, có một kết luận đưa ra là với lãnh đạo, kể cả nam lẫn nữ, thì xu hướng ngoại tình rất cao. Điều này xuất phát một cách rất tự nhiên là khi ở vị trí lãnh đạo cơ hội tiếp xúc và bị người khác “tấn công” tăng vọt lên.
Bên cạnh đó, việc ngoại tình đôi khi bắt nguồn từ ý muốn thể hiện quyền lực, khi càng lên cấp lãnh đạo cao, quyền lực càng lớn thì điều này càng dễ xảy ra. Rất nhiều nghiên cứu về tâm lý của nước ngoài khẳng định điều này, còn tại Việt Nam thì ít được đề cập đến và nhiều doanh thân có thể không thừa nhận nhưng trong thâm tâm họ sẽ gật đầu với ý kiến của tôi.”
Nếu nhìn ra thế giới, không hiếm những nhà lãnh đạo thế giới, chính trị gia vướng vào việc ngoại tình. Có thể kể đến như việc cựu tổng thống Bill Clinton ngoại tình với Monica Lewinsky khiến ông bị Hạ viện Mỹ luận tội vào năm 1999. Tuy nhiên sau đó ông được Thượng viện tha bổng và an toàn kết thúc nhiệm kỳ tổng thống thứ hai vào năm 2001.