Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II), mã số: V.09.02.02 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78 (tương đương 10,29 triệu đồng đến 15,86 triệu đồng/tháng).
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III), mã số: V.09.02.03, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98 (tương đương 5,47 triệu đồng đến 11,65 triệu đồng/tháng).
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III), mã số: V.09.02.04, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89 (tương đương 4,91 triệu đồng đến 11,44 triệu đồng/tháng).
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I), mã số: V.09.02.05, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3 nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55.
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II), mã số: V.09.02.06, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III), mã số: V.09.02.07, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III), mã số: V.09.02.08, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89 (tương đương 4,91 triệu đồng đến 11,44 triệu đồng/tháng).
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp (hạng IV), mã số: V.09.02.09, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06 (tương đương 4,35 triệu đồng đến 9,5 triệu đồng/tháng).
Hệ số lương quy định tại Điều này sẽ được thay thế, áp dụng theo văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền quy định về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thay thế cho Nghị định số 204/2004 của Chính phủ.
Dù bộ sách mới được thiết kế theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, tăng cường kênh hình với nhiều hình thức trình bày, minh họa sinh động theo yêu cầu của chương trình mới, nhưng nỗi lo giá sách đẩy gánh nặng chi phí cho việc học lên cao trong lòng phụ huynh vẫn lớn hơn.
Nếu tính cả giá sách bài tập, sách nâng cao, sách tham khảo cùng bộ sách ngoại ngữ luôn cao chót vót và nhiều đồ dùng học tập đính kèm, thì quả thật khoản tiền mỗi gia đình phải chi ra khi một đứa trẻ bước vào năm học là không hề nhỏ.
Mỗi đứa trẻ đến trường đâu chỉ cần SGK. Các con còn phải sắm đồng phục, giày dép, cặp sách. Bố mẹ các con còn phải đóng hàng loạt khoản tiền trường, tiền lớp được công khai lẫn không công khai.
SGK là sản phẩm không thể không mua cho con trẻ đến trường. Giá thành vài nghìn đồng đến vài chục nghìn đồng mỗi đầu sách ấy nếu nhân cho hơn 20 triệu học sinh phổ thông cả nước lại là con số khổng lồ.
Bởi vậy, quyết định niêm yết giá, điều chỉnh giá SGK là vấn đề nhạy cảm tác động lớn đến toàn thể xã hội cần tính toán kỹ càng, cẩn trọng!
Bên cạnh đó là cách bán SGK kèm sách tham khảo được đóng gói thành combo phát hành trong trường học nhiều năm liền khiến phụ huynh bức xúc bởi có nhiều quyển hết năm học vẫn chẳng đụng đến.
Phụ huynh "viêm màng túi"
Kiểu bán sách như “bia kèm lạc” như thế buộc phụ huynh rút ví móc tiền đến “viêm màng túi” suốt bao năm qua.
Một phụ huynh ở ngoại thành Hà Nội có con học tiểu học nhận được bảng thông báo số đầu sách cần mua đến 24 cuốn, trong khi số sách được quy định bắt buộc chỉ 8 cuốn.
Đó chỉ là một lát cắt nhỏ phản ánh gánh nặng về chi phí học hành của con trẻ đeo mang khiến phụ huynh oằn vai gánh gồng.
Rõ ràng là mỗi quyển sách chỉ thêm vài nghìn đồng, vài chục nghìn và mỗi bộ sách chỉ tăng vài trăm nghìn sẽ không đáng là bao so với mức sống đang cải thiện đáng kể hiện nay của một bộ phận người dân.
Nhưng thực tế là giá SGK đang bị đẩy lên quá cao so với điều kiện kinh tế của số đông. Không phải tất cả các gia đình đều có điều kiện, dư dả tiền bạc để “vung tay” mua sách theo combo cho con trẻ đến trường!
Nước ta vừa trải qua đại dịch Covid-19, việc người lao động vất vả duy trì miếng cơm manh áo đã là một nỗ lực lớn lao. Hiểu được cái khó của người lao động, nhiều tỉnh thành 2 năm qua đã quyết định miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên.
Trong bối cảnh đó, thiết nghĩ, câu chuyện lãng phí SGK cũng đã đến lúc phải có điểm dừng.
Thanh Ny
Trồng cây là một phần của sáng kiến "Di sản xanh" quốc gia. Mục tiêu Ethiopia đặt ra là trồng 4 tỷ cây trong mùa hè năm nay, bằng cách khuyến khích mỗi người dân trồng ít nhất 40 cây giống. Các cơ quan công quyền đóng cửa để công chức có thể tham gia.
Dự án nhằm mục đích giải quyết các tác động của nạn phá rừng và biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở đất nước dễ bị hạn hán như Ethiopia.
Theo Liên Hợp Quốc, độ che phủ rừng của Ethiopia trong những năm 2000 chỉ đạt 4%, (trong khi khoảng một thế kỷ trước là 35%).
Tiến sĩ Getahun Mekuria, Bộ trưởng Bộ Đổi mới và Công nghệ (trước đây là Bộ Khoa học và Công nghệ) của Ethiopia, đã công bố ước tính về số lượng cây được trồng trong một ngày. Chiều tối hôm qua (29/7), số cây trồng được là 353 triệu.
Trước đó, kỷ lục thế giới về số cây được trồng nhiều nhất trong ngày thuộc về Ấn Độ năm 2016, với 50 triệu cây.
Tiến sĩ Dan Ridley-Ellis, người đứng đầu Trung tâm Khoa học và Công nghệ Gỗ tại Đại học Edinburgh Napier, nhận định:
"Cây xanh không chỉ giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu, bằng cách hấp thụ cacbon điôxít trong không khí, mà chúng còn có lợi ích rất lớn trong việc chống sa mạc hóa và suy thoái đất đai, đặc biệt là ở các nước khô hạn. Cây xanh cũng là nguồn cung cấp thực phẩm, nơi trú ẩn, nhiên - vật liệu, thức ăn gia súc, thuốc men và bảo vệ nguồn nước".
Khánh Hòa (Theo theguardian)
- Sau lá thư kêu gọi không thả bóng bay trong ngày khai giảng để bảo vệ môi trường của cô bé lớp 5, nhiều phụ huynh cũng đề xuất nên bỏ luôn việc bọc vở bằng nilon.
" alt=""/>Ethiopia trồng 350 triệu cây mỗi ngày để giải quyết khủng hoảng khí hậu