Bóng đá

Nhận định, soi kèo KuPS vs Gnistan, 22h30 ngày 7/7: Cửa trên ‘ghi điểm’

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-01-16 22:05:25 我要评论(0)

Hư Vân - 07/07/2024 04:35 Nhận định bóng đá g kết quả bóng đá ngày hôm naykết quả bóng đá ngày hôm nay、、

ậnđịnhsoikèoKuPSvsGnistanhngàyCửatrênghiđiểkết quả bóng đá ngày hôm nay   Hư Vân - 07/07/2024 04:35  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Chúng tôi biết đến em Hoàng Thanh Tùng (21 tuổi, trú tại Khu phố 4, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh, Quảng Trị) qua những bài đăng bán các mô hình tiểu cảnh tái hiện lại cuộc sống xưa trên Facebook.

Thanh Tùng tâm sự, sau khi hoàn thành chương trình phổ thông, Tùng không học tiếp như bè bạn mà quyết định ở nhà phụ ba mẹ làm nghề vàng mã. 

Mô hình ngôi nhà miền Tây sông nước sau khi hoàn thiện.
Sản phẩm của Tùng rất ấn tượng, giống như thật.

Gia đình Tùng có truyền thống hơn 20 năm làm đồ vàng mã. Bản thân Tùng, từ lúc lên lớp 6, lớp 7 đã phụ ba mẹ làm công việc này.

Tùng bộc bạch: “Quá trình tạo ra những đồ thủ công cần sự tỉ mỉ, chăm chút và hết sức cẩn thận. Em thấy bản thân phù hợp với công việc này và em cũng muốn có thêm sự mày mò, sáng tạo hơn nữa.

Trước đó, em có chơi thủy sinh nên em tìm cách làm mô hình tiểu cảnh kết hợp với bể cá thủy sinh để thêm sinh động. Nhiều lần, nhìn thấy các mô hình tiểu cảnh trên internet, em đã tự làm để thỏa trí tò mò. 

Nguyên liệu làm ra những sản phẩm ấn tượng gồm bìa carton, thanh tre và các que kem, que đũa...

Lúc hoàn thiện, em thấy sản phẩm thú vị nên chia sẻ hình ảnh lên mạng xã hội. Từ bài đăng này, em nhận được nhiều sự quan tâm, động viên và bắt đầu có những đơn đặt hàng đầu tiên”.

Trong những mô hình tiểu cảnh tí hon của Tùng, đa số em tái hiện cuộc sống xưa của người dân miền Tây Nam bộ. Đó là những ngôi nhà bằng gỗ nổi trên sông, ở đó có chiếc đò là vật dụng đi lại của bà con vùng sông nước; có cả con người trong bộ đồ bà ba và vô số những vật dụng như: quần áo, bàn, ghế, kệ sách, chum đựng nước, chậu hoa, cầu thang, giá phơi và có cả những cuộn dây thừng và cục đá che chắn trên mái nhà,… Ngoài ra, Tùng còn tái hiện cả cuộc sống nơi phố cổ Hội An sống động, hiện đại.

Thanh Tùng bên mô hình tiểu cảnh về phố cổ Hội An với những gam màu ấm, cổ kính.

Tùng chăm chút kiểm tra lại các chi tiết sau khi làm xong các sản phẩm.

Tùy từng vật dụng, Tùng lựa chọn màu sơn và cách pha sơn khác nhau. Mỗi cảnh vật và đồ dùng mang một màu riêng biệt khiến sản phẩm Tùng làm ra rất đa dạng về màu sắc.

Những ngôi nhà miền Tây đã nhuốm màu thời gian, Tùng chọn màu chủ đạo là xanh rêu, nâu, đen cho những bộ bàn ghế cũ kĩ nhưng những ngôi nhà nơi phố cổ Hội An, Tùng lại chọn gam màu ấm, cổ kính.

Biến rác thành tiền, tạo ra nguồn thu ổn định

Tròn một năm từ ngày Tùng mày mò làm những mô hình tiểu cảnh đầu tiên, em bộc bạch, những nguyên liệu làm nên tiểu cảnh cực kì dễ kiếm: bìa carton bỏ đi, các thanh tre, đũa, que kem và những vật dụng được tận dụng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Sau khi sưu tầm được, em quét sơn và dán keo để cố định mô hình.

Tùng chia sẻ, các nguyên liệu đều dễ tìm và dễ làm, tuy nhiên việc làm các mô hình tốn khá nhiều thời gian.
Mô hình ngôi nhà nơi miền Tây sông nước.

Những mô hình tiểu cảnh nhỏ nhất có kích thước khoảng 20cm, hình tiểu cảnh to có chiều dài từ 30 - 40cm, rộng 25 - 30cm. Tùy theo kích thước mà giá thành dao động từ 900.000 - 4.600.000 đồng/ sản phẩm.

Đối với những tiểu cảnh nhỏ, Tùng cần 1 ngày để hoàn thành, những sản phẩm vừa và to cần tới một tuần. Tuy nhiên, khi đã thành thạo, thời gian hoàn thiện sản phẩm của Tùng ngày càng được rút ngắn hơn.

Từng chi tiết trên mô hình thể hiện sự chăm chút của người làm ra nó.

Tháng cao điểm nhất, Tùng làm được 30 sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập hơn 20 triệu đồng. Tùng cho biết, thời điểm năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc giao sản phẩm đến tay khách hàng gặp nhiều khó khăn.

Đến nay, Tùng đã bán ra khoảng 150 bộ tiểu cảnh lớn và nhỏ, gửi đi hầu hết các tỉnh, thành lớn trong nước. Ngoài ra, qua các bài đăng bán hàng trên Facebook, các đứa con tinh thần của Tùng đã len lỏi đến tay người dân ở Nhật Bản và Campuchia.

Bức tiểu cảnh những ngôi nhà ở phố cổ Hội An.

Tùng tâm sự: “Em thích làm mô hình tiểu cảnh miền Tây Nam bộ để tái hiện cuộc sống xưa cũ, mộc mạc của cảnh quan và con người nơi đây. Nhiều người khi thấy em làm tiểu cảnh mà giống thật quá, họ cứ nghĩ em đang sinh sống ở miền Tây.

Đa số khách hàng của em khi nhận được sản phẩm đều tỏ ý hài lòng, có khách mua hàng rồi còn quay lại mua lần thứ 2 cho bạn bè”.

Khi được hỏi về khó khăn khi tái hiện cuộc sống xưa, Tùng cười và chia sẻ, những lúc trời mưa, em sợ độ ẩm ảnh hưởng đến độ bền hoặc gây nên sự ẩm, mốc cho sản phẩm nên em chỉ sơn sản phẩm vào những ngày nắng, sau đó đem đi phơi. Còn lại, làm những thứ này rất đơn giản chỉ cần sự cẩn thận và tỉ mỉ một chút là có thể làm được.

Thanh Tùng bên các bức tiểu cảnh hoàn chỉnh của mình.

Ông Hoàng Xuân Châu (SN 1963, bố của Tùng) chia sẻ: “Gia đình tôi có truyền thống hơn 20 năm làm nghề thủ công truyền thống là vàng mã. Tôi rất vui khi thấy con trai cũng làm các sản phẩm thủ công nhưng còn có thêm sự sáng tạo, có tính giải trí và thẩm mĩ. 

Nhiều người ghé nhà tôi chơi, thấy các sản phẩm do Tùng làm, họ rất bất ngờ và dành nhiều lời động viên để Tùng tiếp tục sản xuất thêm nhiều mô hình tiểu cảnh, góp phần tạo thêm nguồn thu giúp gia đình”.

Hương Lài

" alt="10X Quảng Trị dùng rác tái hiện cuộc sống xưa, người Nhật cũng đặt mua" width="90" height="59"/>

10X Quảng Trị dùng rác tái hiện cuộc sống xưa, người Nhật cũng đặt mua

{keywords}Bức tranh Christ Mocked của danh họa Florentine Cimabue

Bà đã liên lạc với một chuyên gia thẩm định giá để xem xét các đồ đạc và nội thất của ngôi nhà được xây dựng từ những năm 1960 này. Mục đích gia đình muốn xem một số đồ vật có thể bán được hay không.

Philomène Wolf, nhà thẩm định kể lại, cô phát hiện ra bức tranh ngay khi vào nhà.
‘Bạn hiếm khi thấy thứ gì đó có chất lượng như vậy. Tôi ngay lập tức nghĩ rằng đó là một tác phẩm của Italy’, người này nói về bức Christ Mocked trong gia đình cụ bà.

Người bán đấu giá đề nghị cụ bà mang bức tranh có kích thước 20 cm x 24cm, đến các chuyên gia đánh giá. Các chuyên gia nghệ thuật Paris định giá bức Christ Mocked lên tới 6 triệu euro (hơn 153 tỉ đồng). Khoảng 100 đồ vật khác từ ngôi nhà cũng đã được bán với giá cao.

Gia đình sở hữu bức tranh cho biết, trong nhiều năm, họ đã nghĩ rằng bức tranh chỉ đơn giản là một biểu tượng tôn giáo cũ từ Nga.

Bức tranh đã treo trên tường quá lâu đến nỗi những người phụ nữ nói rằng họ không biết nó đến từ đâu hoặc đã vào tay gia đình như thế nào. Mặc dù được đặt trực tiếp trên khu vực nấu thức ăn, bức tranh vẫn trong tình trạng tốt.

‘Christ Mocked’ được danh họa Florentine Cimabue, một trong những nghệ sĩ tiên phong của thời kỳ Phục hưng, vẽ vào khoảng những năm 1280 của thế kỷ 13, nằm trong bộ liên hoạ gồm 8 bức, mô tả tình yêu của Chúa Jesus và sự kiện Chúa Jesus bị đóng đinh.

Theo chuyên gia nghệ thuật người Pháp Eric Turquin, người đã nghiên cứu và đánh giá bức tranh, cho biết, các thử nghiệm sử dụng ánh sáng hồng ngoại cho thấy, không có gì phải bàn cãi rằng bức tranh được thực hiện bởi cùng một bàn tay như các tác phẩm đã biết khác của danh họa Cimabue.

Bức tranh từ nhà bếp này sẽ được đem bán đấu giá ở Senlis, phía bắc Paris, vào ngày 27/10 tới đây.

Chuyện chưa kể về ngôi làng có các đại gia buôn đồ cổ kín tiếng

Chuyện chưa kể về ngôi làng có các đại gia buôn đồ cổ kín tiếng

Thôn Thượng Trại (Hải Phú, Hải Hậu, Nam Định) được cho là có nhiều đồ cổ giá trị của những đại gia mê đồ cổ có tiếng.

" alt="Cụ bà sở hữu bức tranh hơn 153 tỷ đồng trong bếp" width="90" height="59"/>

Cụ bà sở hữu bức tranh hơn 153 tỷ đồng trong bếp

Thói quen đi qua trạm thu phí không dừng ETC của một số lái xe cần phải thay đổi. (Ảnh minh hoạ)

Dưới đây là chia sẻ của độc giả Dương Văn Hưng (44 tuổi, ở quận Đống Đa, Hà Nội) vừa gửi cho VietNamNet nhằm bày tỏ góc nhìn về vấn đề trên:

Tôi là người sử dụng dịch vụ thu phí không dừng từ khá sớm và sau gần 2 năm sử dụng, tôi may mắn chưa gặp phải bất cứ vấn đề gì khi đi qua các trạm thu phí. 

Gần đây, nhiều lái xe "kêu" hệ thống đọc thẻ thu phí không dừng ở các trạm thu phí rất hay có vấn đề như không trừ tiền hoặc trừ tiền 2 lần, không đọc được thẻ eTag hoặc ePass dán trên xe khiến barie không mở, thậm chí nhiều ô tô bị barie bất ngờ sập xuống vỡ cả kính,...

Rất chia sẻ với các chủ xe về những thiệt hại cả về vật chất và thời gian như trên. Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận trên thực tế là một số lái xe không hiểu vội gì mà vẫn đi "phăm phăm", gần như không giảm tốc độ khi qua trạm. Đồng ý là với tên gọi "thu phí không dừng", nhưng không có nghĩa là lái xe được chạy với tốc độ quá cao, rất dễ gặp rủi ro cho chính mình và phương tiện khác.

(Barie ở trạm thu phí bất ngờ sập ngay trước mũi xe khiến tài xế không phản ứng kịp. Nguồn video: Việt An)

Tôi cho rằng bản chất của thẻ tự động là thu tiền thay con người, tức là máy móc sẽ thu đúng, thu đủ, sau đó mới là thu nhanh. Khi xe bắt đầu đi vào trạm, "mắt thần" sẽ đọc thẻ và xử lý các thông tin như loại xe gì, xe này đi từ đâu, hết bao nhiêu tiền rồi trừ tiền trong tài khoản (nếu đủ tiền) và mở barie cho xe qua.

Máy móc luôn xử lý thông tin rất nhanh nhưng đã là máy móc thì luôn có một xác suất sai số nhất định dù rất nhỏ. Những lỗi này đến từ nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Ví dụ như nếu qua trạm thu phí, lái xe bám quá gần xe phía trước khiến hệ thống mắt đọc không kịp nhận diện, vị trí dán thẻ eTag/ePass không chuẩn hoặc các nguyên nhân từ thời tiết, bụi bẩn cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình đọc dữ liệu. 

Tôi nghĩ rằng, trước khi đổ lỗi cho máy móc, các lái xe hãy tự trang bị cho mình thói quen để loại trừ những rủi ro trên. Dễ nhất chính là giữ khoảng cách vừa đủ với xe trước, tức là đợi xe trước đi qua hẳn đầu đọc thẻ thì xe tiếp theo mới đi lên, đồng thời quan sát đèn tín hiệu tại trạm (đèn xanh và bảng điện tử hiển thị biển số xe mình). 

Đặc biệt là chúng ta chẳng vội gì phải đi nhanh qua trạm, vừa dễ gặp rủi ro, mất thời gian trong trường hợp máy chưa đọc kịp và phải lùi lại. Đi chậm sẽ giúp chúng ta dễ dàng xử lý (phanh) nếu chẳng may bị barie bất ngờ sập xuống.

Các đơn vị vận hành trạm thu phí không dừng luôn khuyến cáo khách hàng nên đi với tốc độ dưới 30 km/h qua trạm. Tôi nghĩ  rằng, kể cả lái xe có đi 10-20 km/h nhưng nếu tuần tự, trôi chảy thì vẫn tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với thu phí bằng tiền mặt như trước đây.

Độc giả Dương Văn Hưng

Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

" alt="Barie trạm thu phí tự động lỡ sập, đừng vội đỗ lỗi cho máy móc" width="90" height="59"/>

Barie trạm thu phí tự động lỡ sập, đừng vội đỗ lỗi cho máy móc