Khi không sinh được con, họ bị gọi là "gái độc"... Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Có ai hiểu rẳng, xét cho cùng thì khi đã kết hôn, nói đến chuyện con cái, có người phụ nữ nào lại không mong muốn? Họ muốn quá chứ, bởi với người phụ nữ, không gì hạnh phúc hơn là thiên chức làm mẹ. Khi có con, người phụ nữ coi con là tất cả, họ yêu quý đứa con thậm chí còn hơn cả cuộc sống của mình.
Thế nhưng, cuộc sống trớ trêu, nhiều phụ nữ không có khả năng sinh con, hoặc hiếm muộn, thì đó đã là một sự thiệt thòi, họ chắc chắn đã đau khổ đến tột cùng rồi. Thế nên, lẽ ra, khi rơi vào hoàn cảnh đó, người chồng, gia đình, anh em bạn bè phải là những người ở bên cạnh họ, an ủi, động viên, bù đắp tình cảm để người phụ nữ ấy có thêm chút động lực để mà sống tiếp.
Đằng này, tôi biết, có bao nhiêu gia đình, khi thấy kết hôn 1 vài năm mà vẫn chưa thấy người phụ nữ mang thai (mà lỗi thậm chí chẳng phải của người phụ nữ), nhưng đã vội vàng hắt hủi, xua đuổi, đòi ly hôn với người phụ nữ ấy. Hoặc không thì bắt ép người phụ nữ phải chấp nhận chung chồng với một, thậm chí vài người phụ nữ khác chỉ vì gia đình người chồng đó đang cần một đứa con nối dõi.
Như vậy, có phải là thất đức quá không?
Rồi anh em, bạn bè, đồng nghiệp ngoài xã hội nữa, vừa thấy 1 chị lấy chồng vài năm mà vẫn chưa sinh được con đã vội vàng bàn ra tán vào, rồi suy đoán này nọ, thậm chí là gán cho người phụ nữ ấy cái mác “vô phúc” khiến họ đã mệt mỏi lại càng áp lực nhiều hơn.
Thế nên, khi rơi vào hoàn cảnh đó, nhiều người tâm lý không vững, lại kém hiểu biết, họ nghĩ quẩn cũng là điều dễ hiểu.
Ngay như một cô em của tôi, lấy chồng 6 năm vẫn chưa có con nên cũng bị nhà chồng mỉa mai, bóng gió và gây áp lực không ít.
Tuy nhiên, cô ấy may vì có người chồng tâm lý. 2 vợ chồng cứ nghe đâu có thầy chữa giỏi là tìm đến. Nhưng vì mãi vẫn chưa có kết quả nên gia đình chồng không thể kiên trì hơn. Họ tổ chức họp mặt gia đình, bắt cô em tôi phải lựa chọn, một là ly hôn để anh chồng đường đường chính chính đi lấy vợ mới, 2 là chấp nhận chung chồng với người phụ khác, vì anh ta là con một trong gia đình.
Cô em tôi khóc hết nước mắt, cũng định khăn gói ra đi. Nhưng ông chồng giữ lại. Sau đó, 2 vợ chồng bàn nhau đi làm ăn ở vùng kinh tế mới, bí mật nhận một đứa con nuôi, rồi lâu lâu sau mới dẫn con về chào ông bà.
Thế đấy, đôi khi những định kiến của gia đình, xã hội đã vô tình đẩy con người ta đến bước đường cùng, chỉ có người sáng suốt hơn chút thì mới không mắc phải những sai lầm...
Hoàng Tuấn (Hà Nội)
Đọc thêm:
Bắt cóc trẻ sơ sinh vì sợ chồng bỏ" alt="Từ vụ bắt cóc trẻ sơ sinh: Áp lực vô sinh khiến phụ nữ làm liều" />Từ vụ bắt cóc trẻ sơ sinh: Áp lực vô sinh khiến phụ nữ làm liều
Jolene uống rượu vodka gần như mỗi ngày khi ở nhà thực hiện giãn cách xã hội.
Để quên đi những vấn đề của mình, Jolene uống rượu vodka. Ban đầu, cô chỉ uống rượu ba lần một tuần, sau đó đã uống mỗi ngày ngay cả khi Singapore đã nới lỏng quy định giãn cách.
Mỗi lần ngồi một mình, cô thường uống hơn một nửa chai Vodka Absolut 750ml và cứ rót liên tục cho đến khi nằm gục.
Jolene cho biết cô đặt mua rượu về nhà khá thuận tiện nhờ ứng dụng giao đồ ăn. Mỗi tháng, cô tiêu tốn tới 500 đô la Singapore cho những chai rượu.
“Covid-19 khiến tôi thực sự cảm thấy như thế giới này đang kết thúc. Tôi chán nản, buồn bã và không có mục đích sống. Tôi không muốn tỉnh táo nữa và đã tìm đến rượu”, cô kể lại.
Vợ chồng bất hòa, uống rượu và đánh nhau
Jolene không phải người duy nhất uống rượu nhiều hơn trong bối cảnh dịch bệnh. Nghiên cứu cho thấy rất nhiều người trên thế giới đã uống rượu, bia để giải tỏa tâm lý khi họ lo lắng về việc làm, cảm thấy kiệt sức và bế tắc do đại dịch.
Tổ chức Dịch vụ cộng đồng We Care cho biết từ tháng 10/2020, số lượng người liên hệ với họ để đăng ký tư vấn và hỗ trợ cai nghiện rượu đã tăng đến 20%.
Tham Yuen Han, Giám đốc Điều hành và Giám đốc Lâm sàng của We Care, cho rằng các đợt giãn cách xã hội tại Singapore được áp dụng kể từ tháng 1/2020 đã dẫn đến sự gia tăng căng thẳng và chứng nghiện rượu ở một số người.
Điều này đặc biệt xảy ra ở nhóm người trẻ tuổi, những người đã từng uống rượu trước đại dịch và sau đó bắt đầu uống nhiều hơn khi gặp áp lực trong công việc và phải cô lập với xã hội.
“Họ uống nhiều đến mức gây ảnh hưởng đến công việc, sức khỏe và các mối quan hệ của xung quanh”, bà nói.
Đại dịch làm thay đổi thói quen uống rượu, bia của người Singapore.
Jothi, một công chức 32 tuổi, và chồng nhận thấy họ đã uống nhiều rượu hơn trong giai đoạn giãn cách.
Trước dịch, cô thường gặp gỡ bạn bè để uống rượu mỗi cuối tuần. Nhưng từ tháng 6 đến tháng 8/2020, hàng ngày, cô đều uống rượu đến say xỉn tại nhà.
Theo Jothi, đó là cách cô đánh lạc hướng bản thân khỏi các vấn đề tồi tệ của hôn nhân khi chồng cô bị mất thu nhập do dịch bệnh.
Chính chồng của Jothi là người đầu tiên uống rượu nhiều hơn, dẫn đến những cuộc đánh nhau giữa họ. Không thể tìm đến bạn bè để giải khuây, cô bắt đầu hình thành thói quen uống hai chai soju mỗi ngày để “xoa dịu cơn đau”.
“Điều tôi thích ở rượu soju là chỉ cần uống một chai, tôi đã thấy choáng váng. Đó là những gì tôi muốn: một loại rượu giúp tôi say tức thì để có thể ngủ và không cần nghĩ ngợi về điều gì khác”, cô nói.
Gia tăng doanh số bán rượu trong dịch
Đại dịch đã làm thay đổi thói quen uống bia, rượu tại Singapore. Trong khi một số mua rượu và ngồi uống tại lề đường, nhiều người khác lại thích uống một mình hoặc tụ tập theo nhóm nhỏ tại nhà.
Nhóm thứ hai có khả năng mua rượu dễ dàng hơn nhờ những nền tảng giao hàng trực tuyến, nơi mọc lên rất nhiều gian hàng bán rượu trong thời kỳ dịch bệnh.
Theo cửa hàng trực tuyến RedMart, doanh số bán rượu vang và champagne của họ đã tăng đến 15% so với trước dịch. Ngoài ra, lượng rượu soju bán ra đã tăng hơn gấp đôi và sake cũng là loại rượu được nhiều người yêu thích.
Thậm chí, doanh số bán bia không cồn cũng đã "tăng trưởng phi thường” đến 50% so với trước dịch.
Nhiều người tập thói quen uống rượu tại nhà một mình do không được tụ tập bạn bè.
‘Uống do đại dịch’ trên thế giới
Theo CNA, ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, câu chuyện “pandemic drinking” (tạm dịch: uống do đại dịch) khá phổ biến.
Tại Mỹ, một cuộc khảo sát được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg và Đại học Maryland trên hơn 800 người trưởng thành cho thấy 60% uống rượu nhiều hơn trong thời kỳ đại dịch.
Ba lý do hàng đầu được họ đưa ra là: Căng thẳng gia tăng, cảm giác buồn chán và thấy thích uống rượu, bia hơn.
Một nghiên cứu khác do Hiệp hội Tâm lý Mỹ và Công ty phân tích The Harris Poll thực hiện vào tháng 2/2021 trên 3.000 người cũng cho thấy gần 25% uống nhiều rượu hơn để đối phó với căng thẳng.
Giám đốc điều hành của Hiệp hội, Tiến sĩ Arthur Evans, cho biết: “Trong suốt giai đoạn đại dịch, chúng tôi nhận thấy con người có mức độ căng thẳng kéo dài và trầm trọng hơn bởi nỗi đau buồn, chấn thương và sự cô lập. Cuộc khảo sát của chúng tôi cho thấy đại dịch có khả năng gây ra những hậu quả dai dẳng, nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người trong nhiều năm tới”.
Jolene tập cai rượu khi nhận ra rằng việc say xỉn đang "ngốn" cạn tiền của mình.
Ngoài ra, theo kết quả từ nghiên cứu được thực hiện bởi Global Drug Survey (có trụ sở tại Anh) vào tháng 5,6/2020, những phát hiện tương tự cũng xuất hiện tại một số quốc gia khác.
Qua khảo sát trên hơn 55.000 người từ Úc, Áo, Brazil, Pháp, Đức, Ireland, Hà Lan, New Zealand, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ, kết quả cho thấy 36% gia tăng mức tiêu thụ rượu.
Trong một nghiên cứu khác trên 691 người trưởng thành ở Anh, 17% cho biết đã uống nhiều rượu hơn sau giai đoạn giãn cách vào tháng 3/2020, trong đó tỷ lệ uống rượu cao nằm ở nhóm người từ 18 đến 34 tuổi.
Bà Tham (We Care) cho rằng xu hướng “uống do đại dịch” phát sinh do tác động của cuộc khủng hoảng chưa từng có đối với sức khỏe tâm thần của con người.
Những tác động này bao gồm cảm giác bị cô lập, ranh giới mờ nhạt giữa công việc và cuộc sống cá nhân khi làm việc tại nhà cũng như nỗi bất an trong công việc, thu nhập.
Theo Zing
1001 cách giới trẻ vượt căng thẳng trong thời gian giãn cách
Trong thời gian làm việc tại nhà phòng chống dịch bệnh, thay vì căng thăng, mệt mỏi, nhiều bạn trẻ tìm niềm vui nhỏ từ việc trồng rau, trang trí nhà cửa hay ưu tiên sử dụng các thức uống tốt cho sức khỏe để cân bằng cuộc sống.
" alt="Giới trẻ Singapore tìm đến rượu để quên cuộc sống thật" />Giới trẻ Singapore tìm đến rượu để quên cuộc sống thật
Ở lần trở lại này, Sun World Fansipan Legend tiếp tục nâng cấp độ phòng dịch, nhằm đảm bảo cho du khách có một hành trình khám phá vui vẻ, trọn vẹn và an toàn cao nhất.
Ông Nguyễn Xuân Chiến - Giám đốc khu du lịch cho biết: “Ngoài các biện pháp tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ Y tế, chúng tôi sẽ khử khuẩn thường xuyên hơn tại tất cả các khu vực đón khách, trên các cabin cáp treo. Số lượng khách trên mỗi cabin sẽ được giới hạn chỉ 10 người trên công suất thực tế là 30 người. Nhiều biện pháp tích cực khác sẽ được áp dụng cùng lúc, để du khách có một hành trình vui vẻ, an toàn, trọn vẹn nhất từ lúc đặt chân đến cho tới lúc rời Sun World Fansipan Legend ”.
Ông Chiến cũng cho biết, thời điểm này, Fansipan đang vào mùa săn mây, săn tuyết. Những ngày trời trong, biển mây ùa về bềnh bồng chảy tràn như thác. Sông mây, thác mây biến những thời khắc mùa đông tại khu vực đỉnh Fansipan trở thành vô giá.
Đến Sun World Fansipan Legend những ngày đông, nếu may mắn, du khách cũng sẽ bắt gặp những khoảnh khắc thiên nhiên hiếm có như băng tuyết trên đỉnh Fansipan. Năm ngoái, tuyết đã rơi trên đỉnh Fansipan trong nhiều ngày, tạo nên một khung cảnh đẹp như phim cổ trang, khiến nhiều du khách tiếc nuối vì không kịp check-in khoảnh khắc tuyệt diệu đó. Mới đây thôi, hôm 29/11, đỉnh Fansipan cũng đã có những hiện tượng sương muối ngưng đọng, tạo nên những lớp mỏng như băng.
Mùa đông cũng là thời điểm du khách có thể khám phá hiện tượng phát quang tại tượng Quan Thế Âm Bồ Tát hay Kim Sơn Bảo Thắng Tự, chiêm bái cầu an tại quần thể tâm linh trên khu vực đỉnh huyền ảo trong mây bồng, sương ảo tựa cõi Phật bồng lai, tận hưởng những phút giây tâm an lòng tĩnh sau những tháng ngày lo âu vì dịch bệnh.
Sau một thời gian dài ngừng đón khách, tận dụng thời gian giãn cách để thực hiện các công tác chỉnh trang, cải tạo và “phủ áo mới”, Sun World Fansipan Legend hứa hẹn sẽ khiến du khách ngỡ ngàng trước diện mạo mới của khu du lịch. Những vườn hoa đủ loại được vun trồng đang lần lượt khoe sắc. Những nụ đào núi đầu tiên trên con đường dẫn vào khu du lịch cũng đang bật những nụ mầm mới, hé nở những cánh phớt hồng chuẩn bị đón mùa xuân tràn đầy hy vọng mới. Rất nhiều điều mới mẻ đón chờ bước chân người yêu trải nghiệm thiên nhiên khám phá nơi này.
Cuối năm, sau những tháng ngày giam chân ở nhà vì dịch bệnh, trở lại Fansipan, Sa Pa để phiêu trong khung cảnh thiên nhiên kỳ vỹ của núi rừng Tây Bắc, để lạc giữa cõi mây bồng hay bất chợt được ngắm tuyết rơi, băng trắng ở nơi địa đầu Tổ quốc ngày đông giá, đó có lẽ là điều mà nhiều tín đồ du lịch đang mong chờ.
Doãn Phong
" alt="Sun World Fansipan Legend ‘phủ áo mới’, đón khách từ 3/12" />
...[详细]
Thời gian đầu chị thấy quyết định của mình là sáng suốt khi chị được toàn tâm, toàn ý lo cho chồng con, không phải thức khuya dậy sớm để soạn giáo án nữa. Nhưng chừng vài tháng qua đi, chị mới thấy lựa chọn của mình quá vội vã. Tiền anh đưa chị không thiếu, chỉ thấy thiếu vắng sự sẻ chia và quan tâm của chồng.
Anh chỉ biết buổi sáng ngủ dậy có tô phở ngon do tay chị nấy đặt sẵn trên bàn, tối về đã có chậu nước thảo dược còn nóng để anh ngâm chân- không cần biết ngày hôm ấy chị vui hay buồn, có mệt mỏi hay không. Nhưng từ chuyện to đến chuyện bé trong nhà, hễ chị góp ý là anh gạt phắt đi, cả việc mặc quần áo gì cho con khi đi chơi đều do anh quyết định. Anh bảo đàn bà chỉ nói những chuyện vỉa hè, còn trong gia đình, quyền quyết định phải là người trụ cột, mà nhân vật trụ cột đó phải là anh.
Rồi chuyện chăn gối của vợ chồng, mỗi lần có nhu cầu là anh làm bằng được, không cần đoái hoài đến cảm giác khó chịu của vợ. Nhịn mãi không được, một lần chị có ý kiến thì anh đay nghiến: có mỗi việc làm vợ mà cũng không xong thì đúng là…bò đực!
Chị choáng váng trước những lời nói phũ phàng thốt ra từ miệng chồng. Nhưng sợ mọi người bàn ra tán vào, chị im lặng chịu đựng để làm người vợ chỉn chu của một ông chồng thành đạt. Chị cun cút nghe theo anh, không dám ho he nửa lời. Tưởng chị đã an phận thủ thường, anh càng ra sức thể hiện cái Tôi của mình.
Tuy nhiên, trước mặt thiên hạ và bạn bè, anh bốc chị lên tận mây xanh, cho rằng không có chị làm hậu phương vững chắc thì anh không có được thành quả như ngày hôm nay. Mà đúng thế thật, từ chuyện chăm sóc cha mẹ chồng già yếu đến việc con nhỏ nay ốm mai đau, có khi nằm viện cả tuần thì cũng chỉ có mình chị ở bên con. Những lúc chị cần bờ vai của chồng để có thể ngả đầu cho vơi bớt lo toan, những lúc bé Kẹo thèm được cái vuốt ve của bố thì anh đều đang bận ở tận đâu đâu.
Một lần chị bị cảm lạnh không dậy sớm nấu ăn cho anh được, anh thể hiện ngay thái độ với bộ mặt hằm hằm. Buổi tối về anh chưa thấy bộ quần áo được chị là phẳng phiu treo trên giá như mọi khi, anh liền xộc vào chỗ chị nằm, giọng xiết qua từng kẽ răng.
Chịu đựng chán cũng khiến cho bản năng tự vệ trong chị trỗi dậy. Chị bắt đầu “bật” lại những yêu cầu trái khoáy của anh khiến anh hết đi từ bất ngờ này đến bất ngờ kia. Anh không ngờ người đàn bà an phận như chị lại dám “hỗn” cả với chồng.
Anh không ngờ người đàn bà như chị lại dám hỗn với chồng (ảnh minh họa từ Internet)
Chị đâu có an phận, đến lúc chị tỏ ý sống ly thân, anh cười khẩy tỏ vẻ thách đố. Trong đầu anh luôn mặc định rằng mình là cây đại thụ, chị chỉ là thân cây tầm gửi mà thôi, rời anh ra, chị chỉ có nước đứng đường. Bởi vậy chuyện chị nói, anh coi là tầm phào, giống như người lớn vẫn lấy ông ngáo ộp ra dọa trẻ con.
Nhưng chị không đùa, hơn tháng sau thì anh nhận được lá đơn ly hôn từ chị. Đến lúc này anh vẫn không tin, anh vẫn còn niềm tin vững chắc để đắc thắng, đó chính là bé Kẹo. Bé Kẹo là niềm tự hào và an ủi lớn nhất của chị, chị không thể sống xa con dù chỉ một ngày. Nhưng nếu ly hôn, quyền nuôi dưỡng con chắc chắn sẽ thuộc về anh. Anh vẫn đinh ninh, bước ra khỏi ngôi nhà của anh, chị sẽ trở thành người vô gia cư: thu nhập không có, chỗ ở cũng không, lấy gì đảm bảo cho tương lai của con.
Nhưng chị vẫn quyết tâm ra tòa. Trái với dự đoán của anh, Hội đồng xét xử đã cho chị được quyền nuôi con và nguyện vọng của bé Kẹo cũng muốn được ở bên mẹ. Đến lúc này, anh mới ngã ngửa khi biết chị đã âm thầm (từ lúc nào chẳng biết) xin được trở lại trường dạy học. Còn nơi ở, dù chị chưa có nhà lầu xe hơi như anh, nhưng nhà trường cũng bố trí cho mẹ con chị một căn hộ tập thể khá thoáng mát.
Thất thểu ra về sau phiên tòa hậu hôn nhân, anh mới chua xót nhận ra mình đã mất tất cả chỉ vì sự coi thường và xem nhẹ vai trò của vợ. Anh đã không lường trước được sức mạnh vĩ đại vẫn ẩn chứa bên trong người vợ tưởng như luôn nhẫn nhục trong xó cửa.
(Theo Pháp luật Việt Nam)" alt="Bí mật của người vợ nhẫn nhục" />
...[详细]
Hình ảnh Mai và cu Tí cả ngày ngồi ở công viên 23/9 để bán kẹo cao su vào 2 tháng trước.
Khi thấy Mai và cu Tí lúc ấy chỉ 2 tháng tuổi ngồi lê lết trước nhà vệ sinh công cộng, ông Nguyễn Kỳ Nhiên, 55 tuổi, tài xế xe ôm tại công viên 23/9 cùng những bác xe ôm, các chị bán cafe dạo, chú bảo vệ... mỗi người góp một ít tiền để giúp hai mẹ con Mai sống qua ngày
Mai và cu Tí đã sống trong tình thương của mọi người như thế, đến nay đã gần hai năm. Dù một người Mỹ ngỏ ý muốn trả số tiền 1.500 USD để nhận nuôi em bé, nhưng những "cha mẹ nuôi" của em nhất quyết từ chối.
Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn ghé thăm hai mẹ con. Cu Tí càng lớn càng thông minh, lanh lẹ, bé đang bập bẹ tập gọi mẹ, tập nói. Những khi có người đến thăm hỏi, Mai không nói nhiều, chỉ cười xuề xòa với mọi người. Hỏi em đã ăn uống gì chưa, Mai nói: "Mọi người có mua quà bánh gì, thì khỏi đi, mua sữa cho con em thôi".
Ông Nhiên, người đã cưu mang hai mẹ con Mai suốt thời gian qua.
Ngày 19/9, chúng tôi cũng đến thăm Mai và cu Tí. Nhưng Mai bỗng trở nên cáu gắt với mọi người, miệng thì lầm bầm. Ông Nhiên và hai bác bảo vệ khác nói: "Nó mới bị thằng chồng đánh bầm mặt, mọi người phải can dữ lắm!". Vừa dứt lời, một thanh niên trẻ, áo thun trắng với gương mặt bặm trợn tiến đến chỉ vào mặt Mai và chửi lớn: "Mày coi chừng tao!".
Mai quay mặt vào trong trạm thông tin xe buýt, nức nở. Ông Nhiên bế cu Tí trên tay, khuyên can người thanh niên này. Rồi ông quay sang kể với chúng tôi: "Thằng đấy là chồng con Mai đó, nó mới được ra tù là về kiếm con Mai, bảo ăn ngủ lại với nó, nó thương. Mai về ở với nó được 2 ngày, rồi hai đứa cãi nhau, nó đánh đập con Mai, cu Tí thì thấy vậy cứ khóc thét lên. Rồi Mai nó... thôi luôn, không chịu về với thằng này nữa. Lại tiếp tục ra đây sinh sống, nhưng thằng này nó không để yên, cứ đến kiếm chuyện chửi hai mẹ con rồi bỏ đi. Chúng tôi cũng chỉ biết khuyên can hai đứa vậy thôi ...".
Từ khi người chồng trở về, thường xuyên hành hạ, đánh đập, Mai lầm lì hơn hẳn và cáu gắt với tất cả mọi người.
Mọi người bảo: "Thằng đấy phải thương con Mai, Mai đã hy sinh vì nó bao nhiêu thứ, sao giờ lại nhận cay đắng như vậy?". Chúng tôi hỏi, thì ông Nhiên cũng thở dài, kể về hoàn cảnh nghiệt ngã của Mai.
Năm 18 tuổi, Mai đã nảy sinh tình cảm với người chồng này nhưng mối quan hệ của cả hai không đến được đâu vì bố Mai khi ấy bị suy tim nặng, không có tiền điều trị sẽ chết. Người cô ruột của Mai đã bán em qua Malaysia làm gái bán dâm để có tiền cho bố điều trị bệnh. Mai qua đó chỉ được vài tháng thì nhớ bố, nhớ người chồng của mình nên quyết định trốn về.
Về đến Việt Nam, Mai tiếp tục bị ép "tiếp khách" để trả nợ cho cô và để bố có tiền điều trị. Nhưng chỉ sau một thời gian, bố của Mai cũng mất, người chồng cũng không được bao lâu thì bị bắt vào tù. Lúc đó, Mai đã sinh cu Tí và cũng không được ở với gia đình chồng nên lại tiếp tục cảnh lang thang kiếm sống.
Đang trò chuyện thì Mai giục: "Chở con đi bán giùm, ngồi đây rồi thằng đấy nó lại đến kiếm cớ đánh con nữa", ông Nhiên xin phép chúng tôi chở Mai và cu Tí đến phố Tây Bùi Viện để tiếp tục bán kẹo cao su đến khuya.
Mai con trẻ, cu Tí còn nhỏ, ông Nhiên cũng đã già yếu, ba con người họ đèo nhau trên chiếc xe ôm cũ kỹ hướng ra phố Tây. Mai đã chịu nhiều đau khổ, đắng cay trong quá khứ để được ở bên người đàn ông em yêu nhất. Nhưng số phận trêu ngươi em, không ai biết khi nào Mai lại bị người chồng hung ác ấy tìm đến gây sự và đánh đập. Giữa công viên ấy, nhiều người sẽ muốn bảo vệ Mai, nhưng có bảo vệ được em suốt cuộc đời này?!...
(Theo MASK Online)" alt="Bi kịch cuộc đời của mẹ em bé 'nghìn rưỡi đô không bán'" />
...[详细]
Trang thiết bị y tế ủng hộ cho Bệnh viện dã chiến quận 7, TP.HCM (Ảnh: GFS)
Ông Phạm Văn Hưởng - Co-Founder GFS khẳng định, việc kêu gọi Near Protocol ủng hộ để góp phần hạn chế những khó khăn và hỗ trợ phòng chống dịch tại Việt Nam là điều cần thiết, qua đó, cùng xã hội chung tay đẩy lùi dịch bệnh và tạo ra nhiều giá trị thiết thực cho cộng đồng.
GFS Ventures - quỹ đầu tư chuyên “rót” vốn cho các công ty khởi nghiệp bên lĩnh vực blockchain là thành viên của GFS Group - tập đoàn hoạt động đa lĩnh vực. Ông Phạm Văn Hưởng nhận định: "Môi trường hiện tại lý tưởng để đầu tư vào lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam. Hiện, GFS Ventures rót vốn cho nhiều dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực blockchain có mức tăng trưởng lên đến vài nghìn phần trăm”.
Trang thiết bị hỗ trợ phòng chống Covid-19 được trao cho Bệnh viện Răng Hàm Mặt trực tiếp phân phối đến các bệnh viện dã chiến trong TP.HCM. (Ảnh: GFS)
Near Protocol là công ty blockchain được thành lập ở Mỹ từ năm 2018. Công ty vừa cho ra mắt quỹ tài trợ vườn ươm cho những dự án chất lượng với tổng số tiền lên đến 800 triệu USD, đồng thời đang hoàn thiện công nghệ mới để làm nền tảng cơ sở hạ tầng cho các ứng dụng blockchain doanh nghiệp.
Tuệ Minh
" alt="Công ty blockchain Mỹ ủng hộ Việt Nam 2 tỷ đồng chống dịch Covid" />
...[详细]