 mắc căn bệnh loãng xương bẩm sinh. Thế giới của chị chỉ gói gọn trong chiếc giường nhỏ, mọi sinh hoạt cá nhân phải nhờ vào sự giúp đỡ của người thân.</p><table class=)
Chị Nguyễn Thị Hòa xuất hiện trên một chương trình truyền hìnhChị là con cả trong nhà có 3 chị em, không đi lại được và cũng chẳng thể ngồi. Ở tuổi 39, Hòa chỉ bé như một đứa trẻ chưa lên 2 với chiều cao 70cm và nặng 13kg.
‘Ngay từ nhỏ, nhận thức về hoàn cảnh của mình, tôi không than phiền, không tị nạnh các em nên bố mẹ tôi càng thương xót con’, Hòa kể.
Chị chia sẻ, mình có một người bà tuyệt vời. Luôn gọi chị là ‘công chúa’ với sự yêu thương và bao bọc. Suốt thời gian dài, thế giới của chị chỉ là chiếc giường nhỏ nơi góc nhà với bà nội và một con mèo làm bạn.
Thế rồi, bà nội chị mất.
'Đó là một cú sốc lớn vì bà là người gắn bó với tôi nhất. Có một chú trong làng đến viếng bà. Nhìn thấy tôi như vậy, chú nói: ‘Con phải đi ra ngoài, tìm công việc vì không ai có thể bao bọc cho con cả đời được.
Bố mẹ có thương con nhưng rồi họ cũng sẽ già, mất đi, không còn ở cạnh con nữa. Anh em cũng có cuộc sống riêng, không thể nhờ mãi được’.
 |
Nghe chú nói, chị Hòa trả lời: - Con không có chân, không đi được - Đi bằng cái đầu - Con không lộn ngược đầu mà đi được, chị trả lời. - Hãy đi bằng ý chí! |
‘Sau đó, chú đưa cho tôi một cuốn sách để đọc. Tôi biết đọc nhưng chưa biết viết. Chú khuyên tôi nên học và đưa cho tôi cuốn tập viết của học sinh lớp 1’, chị nói.
2 tháng sau, chị viết được. Chị tiếp tục việc học bằng cách mua, mượn sách dành cho học sinh tiểu học.
‘Tôi học nhiều đến mức sụt cân, năm 32 tuổi, tôi học xong chương trình tiểu học. Tuổi mà người ta trưởng thành, tự lập có gia đình, sự nghiệp, còn tôi mới bắt đầu từ số 0.
Nhưng tôi không mặc cảm, nản chí. Tôi chỉ có mục tiêu làm sao thoát khỏi cái giường này, để ra ngoài xem thế giới ngoài kia như thế nào’, chị nói.
Sau đó, nhờ người thân, chị có tài khoản đầu tiên trên mạng xã hội.
 |
Năm 2018, chị thực hiện bộ ảnh trong trang phục cô dâu để thỏa ước mơ được một lần mặc váy cưới |
‘Năm 2013, lần đầu tiên tôi đăng ảnh lên mình lên mạng xã hội, bao nhiêu người vào ‘ném đá’ rầm rầm. Người ta nói tôi đăng ảnh câu like, lợi dụng để xin tiền của xã hội. Quá sợ hãi, tôi gỡ đi.
Cảm giác lúc đó sợ hơn là buồn. Trước đó, tôi chưa từng ra ngoài, sợ tiếp xúc với người lạ, bị người ta chửi bới tôi càng sợ hãi’, chị kể.
Nhưng rồi buồn bã, một thời gian sau, chị lại đăng nhập vào lần nữa với tâm trạng nơm nớp, lo lắng.
Lần này, có vài người bình luận động viên, khiến chị thêm mạnh dạn, tự tin. Từ mạng xã hội, chị tìm được nhiều người bạn, chị bắt đầu mở lòng…
Lần đầu tiên, chị Hòa ra khỏi nhà là ngày 1/6/2014 sau hàng chục năm sống khép kín trong nhà.
‘Tôi đi làm chứng minh thư để mở tài khoản cá nhân, mua bảo hiểm và quan trọng hơn tôi muốn được xem như một công dân’, chị kể.
Nỗ lực không mệt mỏi
Muốn có một công việc để nuôi sống bản thân, chị Hòa tìm đến công việc làm hoa.
Chị làm lẵng hoa để bàn, chùm hoa treo tường, rồi làm móc chìa khóa hình quả dâu tây, quả dứa thờ bằng kẹo ngọt… sau đó chụp ảnh để giới thiệu trên Facebook.
 |
Một số sản phẩm do chị Hòa làm |
Việc làm hoa giấy giúp chị có thêm thu nhập. Chị nhờ cha mẹ đến nhà một số người khuyết tật trong làng rủ đến nhà cùng làm hoa để có tiền, bớt phần gánh nặng cho gia đình.
‘Lần đầu, gia đình người ta không tin tưởng tôi. Nhìn tôi nằm trên giường, họ không tin tôi có thể trả được lương cho con họ. 2 năm sau, 2016, công việc mới ổn định. Người ta không còn đến nhà, lôi con em họ về nữa…’.
Chị nói, chị muốn mở xưởng thu nhận người khuyết tật làm hoa giấy.
Họ có thể ăn ở, sinh hoạt ở đấy như ngôi nhà thứ hai của mình. 'Chúng tôi không muốn trở thành gánh nặng của gia đình', Hòa nói.
‘Tôi cũng mơ ước ra ngoài truyền cảm hứng cho những người gặp hoàn cảnh không may mắn. Khi ra ngoài, tôi thấy mình tự tin hơn.
Trước đây, có lần ra chợ, người ta gọi tôi là ‘quái thai’, tim tôi tan nát nhưng hiện tại những chuyện đó không còn quan trọng.
Trước đây, tôi ngại ngùng với ngoại hình của mình nhưng sau này tôi đã tự tin hơn, mạnh dạn hơn’.
Năm 2018, chị Hòa cũng khiến nhiều người xúc động khi thực hiện một bộ ảnh trong trang phục cô dâu.
Chị nói: ‘Cho đến bây giờ, dù cơ thể có nhiều khiếm khuyết, tôi vẫn hi vọng mình có một người bạn đời có thể chia sẻ với mình mọi buồn vui trong cuộc sống để chặng đường sau này của tôi không còn cô đơn nữa…’.

Nụ hôn chia tay người tình Việt 50 năm của cựu binh Mỹ trước khi lên máy bay
Sau 14 ngày ở bên bạn gái, khuya ngày 26/9, ông Ken Reesing được bạn gái Thuý Lan tiễn ra sân bay về lại Mỹ.
" alt="Nỗ lực kinh ngạc của người phụ nữ chỉ cao 70 cm từng bị gọi là ‘quái thai’"/>
Nỗ lực kinh ngạc của người phụ nữ chỉ cao 70 cm từng bị gọi là ‘quái thai’
- Trong phát ngôn chính thức, phía Lý Nhã Kỳ chỉ ra nhà sản xuất Nguyễn Hoàng Hạnh Nhân năng lực yếu kém dẫn tới các vi phạm hợp đồng như nợ tiền khách sạn, không thanh toán thù lao, rã đoàn không thông báo...Phim của Lý Nhã Kỳ và tài tử 'Giày thủy tinh' bị dừng vô thời hạn vì hết tiền
Tối 5/12, phía Lý Nhã Kỳ chính thức đã có văn bản chính thức về vụ dự án phim "Thiên Đường" vỡ nợ, nhà sản xuất "bỏ của chạy lấy người".
Theo đó, vào ngày 19/10, Lý Nhã Kỳ và công ty riêng đã ký hợp đồng sản xuất phim "Thiên Đường" với nhà sản xuất Nguyễn Hoàng Hạnh Nhân. Trong đó, Lý Nhã Kỳ vừa là diễn viên chính vừa là chủ đầu tư còn bà Hạnh Nhân chủ trì việc sản xuất phim.
Kể từ ngày 10/10 đến nay, bộ phim chỉ hoàn tất được 70%. Sau một thời gian có biểu hiện đuối vốn thì phía nhà sản xuất thông báo giải tán đoàn phim.
 |
Lý Nhã Kỳ cho biết đã phải tự bỏ tiền túi nhiều lần để giải quyết các hậu quả mà nhà sản xuất để lại. |
Phía Lý Nhã Kỳ khẳng định mình luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng. Tuy nhiên, phía nhà sản xuất ngày càng bộc lộ sự yếu kém trong khâu quản lý vận hành dự án, dẫn đến loạt sai phạm như: nợ tiền khách sạn trong thời gian đoàn phim lưu trú; thay đổi lịch quay phim đột xuất và liên tục; không quản lý được nhân sự khiến các diễn viên bỏ đoàn; chậm trễ hoặc chưa thanh toán tiền thù lao; chậm trễ thực hiện việc giao kết hợp đồng; tự ý thông báo rã đoàn mà không thông qua ý kiến của phía Lý Nhã Kỳ...
Lý Nhã Kỳ khẳng định, cô đã cố gắng nhân nhượng và hỗ trợ đối tác nhưng không được hợp tác. Hậu quả là dự án chính thức vỡ nợ khi đã hoàn thiện đến 70% tiến độ khiến Lý Nhã Kỳ bị sốc tinh thần và chịu thiệt hại tài chính nặng nề.
Nữ doanh nhân còn cho rằng sự yếu kém và thiếu chuyên nghiệp của nhà sản xuất Nguyễn Hoàng Hạnh Nhân còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường điện ảnh trong nước và mối quan hệ với điện ảnh quốc tế.
Bởi lẽ, nam diễn viên chính Han Jae Suk, đạo diễn và một số thành viên trong ekip là người Hàn Quốc. Trước đó, vì chưa thanh toán xong tiền nợ khách sạn gần 500 triệu đồng mà đoàn phim Hàn Quốc đã bị giữ passport, không thể về nước đúng lịch trình.
Vì thế, phía Lý Nhã Kỳ đã gửi văn bản chính thức đến nhà sản xuất Hạnh Nhân, đồng thời nhờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Theo đó, cô nhấn mạnh phía nhà sản xuất có dấu hiệu vi phạm pháp luật lao động, kinh doanh và thuế, thậm chí không loại trừ vi phạm hình sự.
 |
Nhà sản xuất Nguyễn Hoàng Hạnh Nhân và nam diễn viên Han Jae Suk. |
"Chúng tôi muốn gióng hồi chuông báo động về thực trang các doanh nghiệp sản xuất phim không chuyên nghiệp và yếu về năng lực tài chính nhằm tránh tình trạng những nhà sản xuất này lạm dụng sức lao động và uy tín của nghệ sĩ", nữ doanh nhân cho biết.
Mới đây, một diễn viên trong đoàn phim là "Mr. Cần Trô" Xuân Nghị cũng khẳng định bà Hạnh Nhân nợ tiền cát-xê của anh. Theo đó, dù cát-xê không nhiều nhưng anh chỉ mới nhận được 30%. Anh nhiều lần liên hệ nhà sản xuất nhưng không được bắt máy. Xuân Nghị cho biết sẽ cân nhắc việc khởi kiện và công khai mọi chuyện lên mạng xã hội.
Ngoài ra, diễn viên Kiều Trinh cũng từng được nhận lời mời từ phía nhà sản xuất Nguyễn Hoàng Hạnh Nhân nhưng do mời thiếu tôn trọng nên cô từ chối ngay từ đầu.
Gia Bảo

Vẽ tranh về Rumani, được dự tiệc cùng Lý Nhã Kỳ
Chủ nhân 3 tác phẩm được đánh giá cao nhất sẽ nhận những phần thưởng giá trị và được Lý Nhã Kỳ mời tham dự tiệc kỷ niệm 100 năm Quốc khánh Rumani tại TP.HCM vào ngày 3/12.
" alt="Lý Nhã Kỳ tố cáo nhiều sai phạm của nhà sản xuất phim 'Thiên Đường'"/>
Lý Nhã Kỳ tố cáo nhiều sai phạm của nhà sản xuất phim 'Thiên Đường'

"Mỗi lần đi diễn, chúng tôi không tính đến thu nhập, mặc dù thời gian chuẩn bị có thể kéo dài từ vài tháng đến cả năm. Ai cũng biết chắc làm nghệ sĩ thường nghèo", Pianist Trần Tâm Ngọc.
Học đàn trước khi học đọc
Cơ duyên nào đưa chị đến với cây đàn piano?
- Cơ duyên đến với piano bắt nguồn từ truyền thống gia đình. Bố tôi, NSƯT Trần Ngọc Hiển, là một nghệ sĩ múa. Ngày trước, ông rất thích học piano nhưng gia đình không đủ điều kiện, đành chuyển sang học múa. Khi sinh ra tôi, ông đã định hướng cho tôi tập đàn. Chính vì vậy, ngay từ khi còn rất nhỏ, mới 4 tuổi, khi còn chưa biết đọc tôi đã được tiếp xúc với bộ môn này.

|
Nghệ sĩ piano Trần Tâm Ngọc |
Quá trình tập luyện để trở thành một nghệ sĩ hẳn sẽ rất khó khăn. Chị có thể chia sẻ?
- Mới đầu có lẽ cũng giống như các bạn nhỏ bây giờ. Tôi được học với một giáo viên rất tâm huyết và có phương pháp tiếp cận trẻ em rất tốt. Chính vì vậy, cô đã tạo cho tôi sự thích thú đặc biệt với môn học này.
Có lẽ tôi cũng được hưởng gen âm nhạc, thẩm âm… nên có phần nổi bật hơn những người bạn đồng trang lứa. Tính đến thời điểm hiện tại, tôi đã gắn bó với cây đàn piano được 30 năm. Đó là một quá trình rất dài và liên tục. Thời gian, công sức tôi đầu tư để tập luyện rất lớn. Khi còn nhỏ, thấy các bạn trong xóm chơi với nhau, chạy nhảy, vui đùa ầm ĩ một khu, mình phải ngồi tập đàn, tôi nghĩ mình thiệt thòi và có phần ấm ức.
Khi trưởng thành, đi du học, giờ tập của tôi luôn dao động từ 8-9 giờ tối trở ra, vì phải chờ các lớp học tan hết mới có phòng để tập. Các sinh viên lần lượt chia giờ, phân buồng để luyện đàn. Có những hôm tập đến 2-3 giờ sáng. Nhưng đó là đặc thù riêng trong ngành của tôi. Phải có thời gian tập như thế mới có thể nâng cao chuyên môn của mình.
Những thứ thách về mặt chuyên môn cũng như việc phải thể hiện thế nào để không thua kém bạn bè quốc tế, nỗi nhớ nhà…thực sự là những thử thách khó khăn nhưng tôi đã vượt qua. Khi nhìn lại, có lẽ piano là bộ môn giúp tôi chiến thắng chính bản thân mình.
Thực tế, đối với một người nghệ sĩ, cảm hứng sáng tạo rất quan trọng. Đã khi nào chị thấy cảm xúc tâm trạng của mình chững lại?
- Trong cuộc sống, bất cứ nghệ sĩ nào cũng có những lúc thăng và giáng. Người nghệ sĩ thường có thế giới nội tâm phong phú và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động từ thế giới bên ngoài nên chuyện thăng hoa hay chững lại là điều rất bình thường. Không phải lúc nào mình cũng cảm thấy sáng tạo hay yêu nghề.
Tuy nhiên, sau 30 năm gắn bó, niềm cảm hứng với cây đàn như đã ngấm vào mạch máu của tôi. Tôi dễ dàng tìm lại được niềm vui trong công việc, cũng như giải tỏa được hết những vui, buồn của bản thân với nghề, kể cả trên cương vị là nghệ sĩ biểu diễn hay nhà giáo.
Những lúc như vậy, chị làm thế nào để cảm xúc của mình được cân bằng lại?
- Thực chất, muốn giải quyết bất cứ vấn đề gì đều cần có thời gian. Nguồn cảm hứng đến và đi một cách khá cảm tính. Chính vì vậy, thời điểm cảm thấy mình chững lại, tôi thường tìm cho mình những hướng đi mới. Ví dụ, khi làm quen với một công việc quá lâu và đều đặn, có những lúc, mình thấy xuống tinh thần, có thể thử sang một hướng tiếp cận khác. Bởi trong nghệ thuật biểu diễn, có độc tấu, hòa tấu, diễn nhạc cổ điển, hiện đại.
Vừa qua, tôi có một trải nghiệm rất thú vị tại Festival Âm nhạc đương đại Hanoi Ensemble. Tuy không phải lần đầu đánh nhạc đương đại, nhưng việc thử một thứ mới mẻ khiến cảm xúc của tôi được khuấy động. Khi quay trở lại với nhạc cổ điển, tức là những gì mình vẫn làm hàng ngày, tôi thấy hứng thú và nhiều cảm hứng sáng tạo hơn.
Không mơ giàu khi làm nghệ sĩ
Đối tượng khán giả của dòng nhạc cổ điển thường bị giới hạn, dẫn đến thu nhập của người nghệ sĩ khá thấp. Đối với bản thân chị thì sao?
- Khó có thể so sánh thu nhập của nghệ sĩ cổ điển và các ca sĩ trên thị trường. Bởi họ có lượng fan đông đảo và hướng đến dòng nhạc khác, đối tượng khán giả riêng biệt. Đối với chúng tôi, để có thể đừng trên sân khấu hành nghề, thường phải trải qua quá trình đào tạo rất lâu nhưng thu nhập rất thấp.
Một phần bởi lượng người nghe ít và hình như còn định kiến của mọi người về dòng nhạc cổ điển. Chính vì vậy, những người tổ chức, biểu diễn chương trình cũng cần phải làm thế nào để lôi kéo nhiều người hơn, cả người thưởng thức lẫn cá nhân, đơn vị tài trợ về kinh tế. Người nghệ sĩ sống vì nghề, tử vì nghề cũng chỉ vì đam mê mà thôi nhưng nếu các yếu tố khác tốt lên thì điều đó sẽ tạo thêm động lực giúp nghệ sỹ thêm gắn bó và nâng cao trình độ.

|
Nghệ sĩ piano Trần Tâm Ngọc luôn tìm thấy niềm vui trong nghệ thuật |
Hiện nay, mỗi lần đi diễn, chúng tôi không tính đến thu nhập, mặc dù thời gian chuẩn bị có thể kéo dài từ vài tháng đến cả năm. Ai cũng biết chắc làm nghệ sĩ thường nghèo, nhưng việc mang nghệ thuật đến cho công chúng và cảm giác thăng hoa khiến chúng tôi muốn cống hiến nhiều hơn nữa.
Chuyện thu nhập đi dạy có giúp chị cân bằng về kinh tế?
- Thu nhập chính để trang trải cuộc sống thường ngày của tôi đều xuất phát từ nghề dạy học. Mọi người ngày càng nhận thức rõ hơn về tác động tích cực của nghệ thuật đến đời sống tâm sinh lý của trẻ em. Chính vì vậy, họ chú trọng rèn luyện năng khiếu và cho con em mình tiếp cận nhiều hơn với những bộ môn nghệ thuật. Đó cũng là một cách khiến âm nhạc cổ điển trở nên phổ biến hơn, thu hút nhiều học viên tham gia.
Khó có thể đưa ra một con số cụ thể, bởi mức lương phụ thuộc vào từng cá nhân và từng bộ môn. Theo tôi, mức thu nhập của nghệ sĩ thường thấp hơn so với những ngành nghề khác. Đương nhiên, giáo viên dạy piano sẽ có nhiều học sinh hơn giáo viên dạy violin hay trống… vì số lượng học sinh lớn hơn. Tuy nhiên, xét trên mặt bằng chung, thu nhập của chúng tôi vẫn thấp hơn so với những ngành nghề khác.
Cần nhiều sự cảm thông từ phía gia đình
Hiện tại, chị thường dành ra bao nhiêu thời gian để tập luyện?
- Khi còn đi học, mỗi ngày tôi chỉ tập trung vào một bộ môn nên ngày nào cũng có thời gian tập luyện. Tuy nhiên, khi đã đi làm, phải đảm bảo công việc, tôi ít không thể luyện tập một cách đều đặn như trước. Chỉ khi có chương trình biểu diễn cần chuẩn bị, tôi mới đặt mục tiêu phải tập nghiêm chỉnh để chương trình có hiệu quả thật tốt. Chính vì vậy, tôi khó có thể ước lượng khoảng thời gian cụ thể.

|
Tâm Ngọc thấy may mắn khi nhận được sự cảm thông từ phía ông xã và gia đình hai bên |
Với lịch trình bận rộn giữa việc biểu diễn, tập luyện, giảng dạy, chị làm thế nào để cân bằng thời gian cho gia đình nhỏ của mình?
- Công việc của tôi không có khung giờ cố định. Giờ dạy của chúng tôi phải linh hoạt theo học sinh vì việc dạy học đàn mang tính chất 1 thày kèm 1 trò. Hiện tại, các cháu đều học bán trú trên trường, gia đình cũng cần bố trí thời gian hợp lý để đưa đón con nên chúng tôi thường phải dạy ngoài giờ, từ 4-5 giờ đổ ra. Những khi đi diễn vào buổi tối, 11 giờ tôi mới về đến nhà.
Đặc trưng của công việc này rất khác và cần nhiều sự cảm thông từ phía gia đình. Gia đình bên nội, bên ngoại cùng hỗ trợ để mình có thời gian, điều kiện hoàn thành tốt công việc chuyên môn. Chồng tôi rất thông cảm, thấu hiểu và yêu thích công việc của vợ nên luôn tạo điều kiện về mặt giờ giấc cũng như công việc nhà. Anh ấy gần như giúp đỡ tôi tối đa nên tôi rất yên tâm nếu phải dồn thời gian tập luyện hoặc đi biểu diễn.
Những ngày giỗ lớn hoặc lễ, Tết, bên phía nhà chồng tổ chức tụ họp gia đình với nhau, đôi khi trùng vào ngày diễn hoặc đi tập, mọi người đều thông cảm cho tôi. Mọi công tác chuẩn bị đều được mọi người hoàn tất chu đáo, đến giờ ăn, tôi cố gắng về kịp giờ để cùng cả nhà quây quần. Đôi khi cũng cảm thấy có lỗi.
Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc: 'Tâm Ngọc là một nghệ sĩ nhạy cảm!' “Tâm Ngọc và Quỳnh Trang cùng thành lập May Duo, nhóm song tấu piano đầu tiên của Việt Nam. Họ có nhu cầu thể hiện các tác phẩm Việt Nam nên đã mời tôi cùng hợp tác. Trong quá trình làm việc chung, tôi nhận thấy Tâm Ngọc là một nghệ sĩ nhạy cảm, nghiêm túc và có trách nhiệm với công việc. Khi chơi đàn, cô luôn thể hiện đúng tinh thần của tác giả muốn gửi gắm. Điều đó thể hiện sự đầu tư thời gian, chất xám để nghiên cứu tác phẩm. Đối với các tác phẩm của tôi, song tấu May Duo đều thể hiện rất tốt. “Con gà rừng”, “Trống cơm” hay “Mùa xuân”, “Ngày hội” đều là những nhạc phẩm khó, các nghệ sĩ piano khác thường ngại, không muốn thể hiện, nhưng Tâm Ngọc và Quỳnh Trang lại rất kiên trì nghiên cứu. Những nỗ lực của họ xứng đáng được ghi nhận. Nhóm song tấu Mây Duo đã từng biểu diễn tại nhiều nơi như Nhà hát Lớn, Nhạc viện và tại những sân khấu nước ngoài. Tại bất cứ nơi đâu, họ đều thể hiện được kỹ thuật biểu diễn của mình một cách chỉn chu, trọn vẹn”. |
Diệu Linh " alt="Trần Tâm Ngọc: 'Piano giúp tôi chiến thắng chính bản thân mình'"/>
Trần Tâm Ngọc: 'Piano giúp tôi chiến thắng chính bản thân mình'