Ba trận đấu ở vòng bảng cho thấy một đội tuyển Phápcó chất lượng thấp và ghi ít bàn thắng. Nhà vô địch World Cup 2018 cần tới 49 cú sút để có bàn thắng cho riêng mình, và đó chính là quả phạt đền mà Kylian Mbappe thực hiện vào lưới Ba Lan.
Bàn thắng duy nhất trong một pha bóng động của Pháp chính là tình huống Wober phản lưới nhà trong trận mở màn EURO 2024 thắng Áo 1-0.
Màn trình diễn nghèo nàn khiến Pháp phải gặp Bỉ ở vòng 1/8 EURO 2024. Đồng thời, họ rơi vào nhánh đấu mà Đức, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cũng góp mặt.
Sau những trận đấu kém và hoài nghi xuất hiện, HLV trưởng Didier Deschamps quyết định cho cả đội nghỉ tập hôm thứ Năm. Ông cũng cho phép các cầu thủ tiếp xúc với người thân ở gần nơi tập luyện.
Từ đêm thứ Ba vừa qua, sau trận hòa Ba Lan 1-1trên sân Westfalenstadion, các tuyển thủ Pháp đã háo hức muốn bắt đầu kỳ nghỉ ngắn với vợ, bạn gái hoặc người thân của mình.
Đó là cách để các học trò HLV Deschamps quên đi giai đoạn vòng bảng thất vọng. Ngoại trừ N'Golo Kante, hầu như không ai thể hiện đúng phong độ.
"Có những cựu binh ở đây biết rằng trong giai đoạn thứ hai, mọi thứ sẽ thay đổi", Deschamps nói. Ông rất tự tin bàn thắng sẽ đến và lối chơi cũng tích cực hơn từ giai đoạn knock-out.
Chàng thủ quân từng cùng tuyển Pháp vô địch World Cup 1998, không cho rằng lối chơi vừa qua là vấn đề của đội.
"Ồ không, thành thật mà nói thì tôi không hề thất vọng chút nào. Ngoại trừ việc chúng tôi muốn giành vị trí đầu bảng".
Deschamps nhấn mạnh, với một chút kiêu hãnh: "Thủ môn đối phương được vinh danh là Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu (Lukasz Skorupski, Ba Lan).
Đôi khi bạn có thể có nhiều cơ hội nhưng không ghi được bàn thắng. Chúng tôi ở một bảng đấu rất phức tạp. Áo mà nhiều người chê bai đứng đầu bảng. Hà Lan đứng thứ 3. Mục tiêu đầu tiên là vượt qua vòng bảng đã đạt được.
Chúng tôi tiếp tục thi đấu ngày 1/7, và một giải đấu mới sẽ bắt đầu. Nếu chúng tôi ghi được nhiều bàn thắng hơn, chúng tôi có cơ hội thắng trận cao hơn. Tôi chỉ lo lắng nếu chúng tôi không tạo ra được cơ hội".
Hiệu suất kém của hàng công
Chỉ ghi 2 bàn là thành tích tệ nhất của Les Bleus trong kỷ nguyên Deschamps ở vòng bảng của 3 kỳ EURO và 3 kỳ World Cup.
Ở các kỳ World Cup 2014, 2018 và 2022, Pháp lần lượt ghi được 8, 3 và 6 bàn. Tại EURO 2016 trên nhà và năm 2021 (đá muộn vì Covid-19), đội đều ghi 4 bàn sau vòng bảng.
"Tôi hoàn toàn tin tưởng vào những tiền đạo của đội. Khi chúng tôi cần họ, họ luôn ở đó. Chúng tôi là một đội bóng tuyệt vời, và luôn khát vọng vươn lên", tiền vệ Camavinga tự tin.
Trong số các tiền đạo mà Pháp mang đến Đức, cơn hạn hán của Griezmann thu hút sự chú ý vì anh chỉ ghi được 2 bàn sau 31 trận gần đây nhất cho ĐTQG.
Sau trận hòa Hà Lan, Deschampsbảo vệ Griezmann. "Cậu ấy trải qua mùa giải rất căng thẳng, với một số trận đấu rất căng thẳng".
Ở trận Ba Lan, tiền đạo của Atletico ngồi dự bị và chỉ vào sân từ phút 61. Thời gian cho anh là quá ít để có thể làm điều gì đó.
Không khai thác được tiềm năng của các tiền đạo, Pháp cần tìm kiếm những giải pháp khác. Trên thực tế, điều này từng diễn ra ở World Cup 2018.
Mùa hè nước Nga cách nay 6 năm là một trong những nghịch lý và bất thường lớn nhất trong lịch sử World Cup: Pháp trở thành nhà vô địch thế giới mà không cần trung phong Olivier Giroud ghi bàn.
Deschamps chưa bao giờ là người có tính thẩm mỹ về phong cách chơi bóng. Ngay cả khi vô địch World Cup 2018 cũng vậy, khi đội luôn dựa trên hiệu suất phòng ngự, rồi chờ đợi sự bùng nổ cá nhân của Mbappe, cùng khả năng lãnh đạo của Griezmann.
Niềm tin của Deschamps vào hàng công với Mbappe, Griezmann và Ousmane Dembele vẫn còn nguyên vẹn. Ông đang làm việc để cho đội quen với các trận đấu có rất ít không gian trống.
Mùa hè 3 năm trước, Pháp bị Thụy Sĩ loại từ vòng 1/8. Cho đến khi bước vào trận gặp Bỉ (23h ngày 1/7), cùng với việc tìm giải pháp chiến thuật, Deschamps cần xem đó là bài học quan trọng.
Người hâm mộ bóng đá Việt Nam có thể tận hưởng trọn vẹn VCK UEFA EURO 2024 miễn phí trên TV360 tại: https://tv360.vn/ |
Họ từng nghĩ hội nghị lần này sẽ diễn ra theo kịch bản quen thuộc: Mỹ và các đồng minh tập trung công kích vào Trung Quốc, khiến họ phải một mình chống đỡ lại một loạt các phàn nàn. Nhưng năm nay, trong khi cuộc thương chiến Mỹ-Trung leo thang đang đe dọa đến sự tăng trưởng của toàn cầu, các lãnh đạo châu Á lại phê phán một số mặt trái trong đòn tấn công của chính quyền Washington nhằm vào Bắc Kinh.
![]() |
Thương chiến Mỹ-Trung gây ảnh hưởng tới nhiều nước châu Á. Ảnh: chinaimportal |
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong bài phát biểu khai mạc đã kêu gọi Mỹ chấp nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc và hạ thấp mối đe dọa mà Huawei đặt ra. Trong khi đó, một bộ trưởng của Myanmar cho rằng, những cảnh báo của Mỹ về chính sách “ngoại giao bẫy nợ” là “thổi phồng”. Hầu hết các nước châu Á đều muốn cuộc chiến thương mại kết thúc.
Nhiều nước châu Á lo ngại rằng, một cuộc đụng độ giữa hai siêu cường kinh tế Mỹ-Trung sẽ làm tổn thương các nước nhỏ hơn, nhiều nước trong số này dựa vào việc xuất khẩu để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm cho hàng triệu người. Và dù các nước châu Á coi vai trò của Washington là cần thiết để có thể kiềm chế sức mạnh của Bắc Kinh, nhưng họ cũng lo ngại ông Trump đang đi quá xa khi cố gắng ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Tháng trước, ông Trump đã quyết định đưa Tập đoàn Huawei, một trong những công ty quan trọng nhất về chiến lược của Trung Quốc vào danh sách đen. Điều này đã làm sôi động các thị trường toàn cầu, vốn đang cố gắng làm giảm tác động từ mức đánh thuế cao hơn trong cuộc chiến thương mại kéo dài hơn một năm qua, hiện đang có nguy cơ làm tăng chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngoài ra, Trung Quốc đã đe dọa sẽ trả đũa Mỹ bằng một danh sách đã được danh sách các công ty “không đáng tin cậy”, mà điều này có thể gây ảnh hưởng đến hàng ngàn công ty của nước ngoài. Hôm thứ Bảy 1/6 Bắc Kinh cho biết, nước này đã mở một cuộc điều tra nhằm vào công ty chuyển phát nhanh FedEx, sau khi có những cáo buộc công ty này cung cấp các gói bưu phẩm sai. Công ty này sau đó đã phải xin lỗi.
Các nước châu Á hiện đang bị kẹt giữa hai cường quốc. Một bên, họ đang đối mặt với áp lực từ phía Mỹ buộc những nước này phải tẩy chay thiết bị của Huawei khi triển khai mạng 5G. Ngược lại, phía Trung Quốc lại thu hút những nước này bằng những lời hứa hẹn sẽ cung cấp nguồn vốn giúp họ xây dựng cơ sở hạ tầng như cảng nước sâu và đường sắt cao tốc. Nhưng điều đó lại đặt ra một vấn đề khác: Làm sao để họ có đủ khả năng để tăng chuỗi giá trị và mang lại sự tăng trưởng trong tương lai?
“Một số, nếu không muốn nói là tất cả các nước trong khu vực, đều có thể lo ngại về rủi ro an ninh khi sử dụng các thiết bị công nghệ của Huawei, nhưng có những vấn đề khác khiến cho họ phải cân nhắc. Xét về mặt chi phí, những lời mời chào về cơ hội phát triển cơ sở hạ tầng từ Trung Quốc hấp dẫn hơn”, chuyên gia Collin Koh Swee Lean thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore nhận định.
Trong bài phát biểu của mình tại diễn đàn Shangri-La cuối tuần trước, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan đã cố gắng xóa đi sự băn khoăn của các đại biểu tham gia diễn đàn khi ông cho biết, Washington đã tăng gấp đôi ngân sách cho quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu vực lên 60 tỷ USD, nhằm cạnh tranh với Bắc Kinh. Ông so sánh tầm nhìn của Mỹ về một khu vực “tự do và cởi mở”, nơi mà “sức mạnh quyết định vị trí và các khoản nợ quyết định số phận”.
Nhưng với nhiều nước châu Á, tiền của Mỹ không đủ để đáp ứng nhu cầu của họ, và các khoản tiền này thường đi kèm với nhiều sự ràng buộc. Ví dụ, Myanmar nhận định Trung Quốc là quốc gia duy nhất sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho dự án xây dựng một cảng nước sâu và khu công nghiệp trên bờ biển gần Bangladesh.
“Cuối cùng, quyền quyết định chấp nhận hay từ chối những khoản tiền như vậy lại thuộc về nước nhận chứ không phải từ Trung Quốc”, cố vấn an ninh quốc gia Malaysia Thaung Tun nói, bác bỏ lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ khiến nước này “dính bẫy nợ” để đạt được những lợi ích về chiến lược.
Những đánh giá về Huawei cũng tương tự. Nhiều nước trên thế giới đang xây dựng mạng 5G, điều này sẽ tăng cường cho kinh tế hiện đại như kết nối từ xe tự lái, nhà thông minh cho đến thuốc men tiên tiến. Quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ Andrea L. Thompson cho rằng, cần nhiều thời gian để thuyết phục các quốc gia trong khu vực tránh sử dụng công nghệ của Huawei.
“Không phải tự nhiên mà Huawei chào hàng với giá thấp nhất. Nếu bạn chấp nhận để mạng của mình trở thành mạng bẩn và không đáng tin cậy, bạn sẽ phải trả một cái giá tương ứng”, bà Thompson phát biểu tại diễn đàn Shangri-La.
![]() |
Nhiều nước châu Á bất chấp vấn đề an ninh vẫn muốn dùng thiết bị của Huawei. Ảnh: baalis |
Tuy nhiên, nhiều nước châu Á không thực sự tin vào lập luận này của Mỹ. Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã ca ngợi Huawei vào tuần trước, và ông tuyên bố Malaysia sẽ dùng công nghệ của Huawei nhiều nhất có thể. Còn ông Rufino Lopez Jnr, một quan chức thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines nói hôm 2/6 rằng, thật khó để biết liệu tập đoàn Apple của Mỹ có tiềm ẩn các rủi ro bảo mật tương tự Huawei hay không. “Bạn chẳng thể biết chắc điều này”, ông nói.
Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc các nước châu Á đang dang rộng vòng tay với Trung Quốc. Các diễn giả tại Đối thoại Shangri-La đã chỉ trích hành động quyết liệt của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp thuộc khu vực Đông Nam Á, nhất là những yêu sách về chủ quyền phi lý và những động thái có thể gây cản trở quyền tự do hàng hải trong khu vực.
Tuy nhiên, những phản ứng không quá quyết liệt này của lãnh đạo một số nước châu Á cho thấy, những nước này vẫn cần tận dụng sự phát triển của Trung Quốc để đạt được lợi ích kinh tế nhưng họ không muốn phụ thuộc vào Bắc Kinh đến mức Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng chính trị đến đất nước của họ. Việc đảm bảo sự cân bằng trong mối quan hệ như vậy hoàn toàn trái ngược với các chính sách quyết liệt mà Washington đang sử dụng.
“Các nước trong khu vực không thể hoàn toàn đứng về phía Mỹ. Họ ở trong cùng khu vực với một láng giềng hùng mạnh nên họ luôn phải thực tế và linh hoạt”, ông Lynn Kuok, một học giả thuộc Trung tâm Trung Quốc Paul Tsai nhận định.
Tuấn Trần
" alt=""/>Lý do nhiều nước châu Á không quan tâm tới lệnh cấm Huawei từ Mỹ![]() |
Lãnh đạo Kim Jong Un đích thân giám sát nhiều vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. (Ảnh: KCNA) |
Chủ tịch Kim Jong Un có nhiều lý do để sản xuất vũ khí mới, trong đó có sự tức giận vì Mỹ - Hàn tập trận chung trong khi ngoại giao với Washington vẫn giậm chân tại chỗ, và cả khát vọng bảo vệ chính quyền của mình.
Phía Tổng thống Trump đã nhiều lần lên tiếng khen Kim Jong Un. Tuần trước, ông tiết lộ đã nhận được một lá thư “rất tuyệt vời” từ nhà lãnh đạo Triều Tiên, đồng thời xem nhẹ các vụ thử tên lửa vừa qua khi nói rằng "các tên lửa được thử đều là tầm ngắn, không phải tầm xa, không phải tên lửa đạn đạo".
Tuy vậy, theo các chuyên gia, tốc độ gia tăng các vụ thử vũ khí mới của Triều Tiên cho thấy cơ hội đạt thỏa thuận hạt nhân với chính quyền Kim jong Un đang tuột khỏi tầm tay. Nó cũng có nghĩa là dù ông Trump nói gì, Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục củng cố sức mạnh và ngày càng trở nên lợi hại hơn.
“Đây là lời nhắc nhở rằng nếu ngoại giao thất bại, Triều Tiên ngày nay sẽ càng mạnh hơn, càng uy lực hơn so với 4 năm trước”, Lindsey Ford, một cựu chuyên gia về an ninh châu Á tại Bộ Quốc phòng Mỹ, bình luận.
Theo tạp chí Vox, dù lý do là gì, các cuộc thử nghiệm vũ khí của Triều Tiên chứng tỏ một điều rõ ràng rằng nỗ lực của Tổng thống Trump trong tiến trình giải giáp vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã thất bại.
Vox dẫn lời các chuyên gia quân sự nêu ra ba lý do cụ thể:
Thứ nhất, Tổng thống Trump tuyên bố ông không thấy có vấn đề gì với việc Bình Nhưỡng thử các tên lửa tầm ngắn, ngoại trừ bom hạt nhân hay loại tên lửa có thể bắn tới Mỹ. Triều Tiên nắm bắt rất rõ thông điệp này.
“Ngay cả Tổng thống Mỹ cũng đưa ra bình luận chính thức công nhận quyền tự vệ của một nước có chủ quyền, nói rằng đó là vụ thử tên lửa nhỏ mà nhiều nước vẫn tiến hành”, Kwon Jong Gun, người phụ trách các vấn đề Mỹ tại Bộ Ngoại giao Triều Tiên viết trong một bài xã luận đăng trên KCNA mới đây.
Thứ hai, Triều Tiên rất tức giận với Seoul và Washington. Trong một thông cáo tuần trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên lên án Mỹ và Hàn Quốc tập trận chung dù sự kiện này đã được thu nhỏ quy mô để xoa dịu căng thẳng.
“Bất chấp cảnh báo liên tiếp của chúng ta, Mỹ và Hàn Quốc cuối cùng vẫn tiến hành cuộc tập trận chung nhằm vào CHDCND Triều Tiên”, phát ngôn viên nhấn mạnh. “Bản chất hiếu chiến của nó là không thể che đậy được, cũng không thể tẩy xóa theo bất kỳ cách nào”.
Thứ ba, Kim Jong Un muốn ông Trump biết rằng thời gian tiến tới một thỏa thuận hạt nhân đang hết dần. Hai nước đã rơi vào bế tắc nhiều tháng qua xoay quanh một vấn đề chủ chốt: Kim Jong Un muốn Mỹ dỡ cấm vận trước khi Triều Tiên từ bỏ một số vũ khí, còn ông Trump muốn Bình Nhưỡng phải giải giáp hết vũ khí thì mới ngừng cấm vận.
Bằng cách phóng thử các vũ khí mới, chính quyền Kim Jong Un đang cố gắng thúc ép ông Trump phải nhượng bộ.
“Triều Tiên từ lâu đã có vị thế đàm phán mạnh hơn. Chiến dịch gây áp lực của Triều Tiên là tận dụng thời gian, phát triển công nghệ và khai thác các nét khác biệt trong quan điểm của Mỹ và Hàn Quốc để làm cho chương trình hạt nhân của nước này đứng vững hơn, đồng thời tạo ra cảm giác khẩn thiết phải đạt một thỏa thuận để kiềm chế mối đe dọa”, Mintaro Oba, chuyên gia về các vấn đề Triều Tiên ở Bộ Ngoại giao Mỹ, nhận định.
Thanh Hảo