您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Ibri vs Al Rustaq, 21h40 ngày 21/2: Tự tin hành quân
NEWS2025-02-24 10:32:19【Ngoại Hạng Anh】9人已围观
简介 Pha lê - 19/02/2025 16:24 Nhận định bóng đá g xep hang laligaxep hang laliga、、
很赞哦!(3)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Samsunspor vs Caykur Rizespor, 23h00 ngày 22/2: Khó có bất ngờ
- Chị em nội trợ nên biết cách làm sạch mặt bếp đơn giản này
- Các đề cử Ôtô của năm 2024 phân khúc crossover cỡ C
- Lời khai của vợ chồng nhốt, đánh cô gái dã man
- Nhận định, soi kèo Newcastle vs Nottingham Forest, 21h00 ngày 23/2: Rút ngắn khoảng cách
- Chuyện chưa kể về nghĩa trang đặc biệt chôn cất 3 nghìn thai nhi
- 2 giải Nobel Văn học trị giá 42 tỷ đồng
- Cách làm cánh gà chiên nước mắm ngon tuyệt
- Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Genoa, 02h45 ngày 23/2: Bắt nạt con mồi quen
- Dat Bike bàn giao lô xe máy điện Quantum S đầu tiên
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2: Bổn cũ soạn lại
>> So sánh xe Mazda CX-5, Hyundai Tucson, Kia Seltos
Mặc dù không có động cơ, McLaren đã thêm một số âm thanh động cơ giả cho chiếc siêu xe mini này. Xe có thể được điều khiển bởi phụ huynh thông qua một remote trong trường hợp con cái họ lái xe quá xa.
Chiếc xe đồ chơi thậm chí còn có hệ thống thông tin giải trí có thể phát nhạc và phim thông qua cổng USB hoặc thẻ SD. McLaren thậm chí đã tải sẵn một vài bài hát phù hợp với trẻ em vào hệ thống.
Chiếc Mc Laren 720S này có thiết kế gần như y hệt siêu xe thật, thậm chí còn có cửa ra vào dạng cắt kéo đặc trưng của McLaren.
Những người có nhu cầu có thể mua xe tại bất kỳ đại lý nào của McLaren cũng như các cửa hàng đồ chơi cao cấp. Giá khởi điểm cho mẫu xe này là 315 Euro, tương đương với 400 USD.
Theo zing
Khám phá 'đồ chơi' trên 'Rolls-Royce' của Nhật Bản
Nằm ở phân khúc sedan hạng sang cỡ lớn, Toyota Century từ trước tới nay được biết đến vì thiết kế cổ điển cùng nội thất hàng đầu về độ tiện nghi và sang trọng mà một hãng xe Nhật Bản có thể cung cấp.
">McLaren 720S phiên bản mini dành cho trẻ em, giá 8.000 USD
Chị Nguyễn Quỳnh Nga, một người Hà Nội đã sang định cư ở thành phố Leipzig, Đức được 3 năm kể lại với Chuyên trang Ô tô- xe máy về hành trình học lái xe khá gian nan của mình.
47 triệu đồng cho một lần thi
Chị Nga cho biết, tại Đức, học lái xe cũng phải trải qua hai bước chính là thi lý thuyết và thi thực hành. Quá trình học cũng diễn ra ở những trung tâm dạy lái xe. Điều gây "choáng" đầu tiên là mức độ đắt đỏ của học phí.
Lệ phí cho một lần thi áp dụng toàn quốc sẽ tốn khoảng 215 Euro, tương đương gần 6 triệu đồng tiền Việt, trong đó thi lý thuyết tốn 55 Euro và thi thực hành tốn 160 Euro. Mức này gấp 10 lần lệ phí thi cấp bằng lái xe ở Việt Nam.
Chị Nguyễn Quỳnh Nga và bộ đề thi lý thuyết lái xe hơn 1000 câu hỏi của Đức. Tuy nhiên, đối với học phí, nước Đức lại có sự cao thấp giữa các vùng, đắt nhất vẫn là ở Tây Đức và các thành phố lớn, ở Đông Đức rẻ hơn.
Chị Nga đang sống ở Leipzig, thành phố kinh tế lớn thứ 2 ở Đông Đức nên mức học phí không hề rẻ. Khóa học lý thuyết gồm 12 buổi vừa được chị hoàn tất đã tiêu tốn khoảng 250 Euro (hơn 6,7 triệu VND) bao gồm sách và đĩa học.
Nhưng học phí này chưa thấm vào đâu so với mức học phí học thực hành lái xe. Đây cũng là quá trình học khắc nghiệt và đắt đỏ nhất để một người dân có được tấm bằng lái xe ở Đức.
Bởi lẽ, nước Đức tính phí học thực hành lái xe là tính theo giờ. Ở thành phố Leipzig, học viên phải trả 30 Euro/giờ (khoảng hơn 800 ngàn VND). Ở trung tâm Tây Đức, mức học phí này còn cao hơn, khoảng 40-50 Euro/giờ.
Theo quy định, học viên phải học đủ ít nhất 50 giờ mới được phép thi, tức là tối thiểu, mỗi người sống ở Đông Đức như chị Nga phải tốn khoảng 1.500 Euro (khoảng hơn 40 triệu VNĐ) để hoàn tất điều kiện này.
Cộng thêm lệ phí đăng ký thi, mỗi học viên phải chi ít nhất là gần 47 triệu đồng cho 1 lần thi.
Chị Nga kể: "Trước khi học bằng lái, mình đã tham khảo bạn bè sống ở đây và “choáng” khi một người bạn sống ở thành phố khác nói tốn hơn 5.000 Euro (khoảng 135 triệu VND) mới có được bằng lái. Nguyên nhân là bởi, người này đã phải thi lại nhiều lần cả lý thuyết và thực hành".
"Nói chung, nếu học viên học không nghiêm túc, tập trung thì rất dễ trượt ngay từ vòng lý thuyết. Còn học chậm, tay lái yếu, kỹ năng kém thì thi trượt thực hành là tất yếu. Đến lúc này, học viên phải tốn một khoản tiền không nhỏ cả trăm triệu bạc chỉ để thuê thầy giáo dạy lái kèm. Đặc biệt, chế độ học tại Đức chỉ được phép học một kèm một, không có chuyện học ghép theo nhóm như ở Việt Nam", chị Nga chia sẻ.
Giám thị chấm điểm cả về văn hóa lái xe
Theo chị Nga, chính sự tốn kém đắt đỏ như vậy lại là động lực khiến việc học lái xe ở Đức được mọi người dân coi trọng và đầu tư nghiêm túc, tức là học thật, học tử tế. Và với người nhập cư chân ướt chân ráo như chị Nga thì thi bằng lái xe ở đây căng thẳng không khác gì thời đi thi đại học ở quê nhà.
"Ở Đức, học lái xe tốn kém nên hầu như mọi người đều học nghiêm túc, tử tế", chị Nguyễn Quỳnh Nga, định cư tại hành phố Leipzig, Đức cho biết. Chị cho biết, bộ đề thi lý thuyết của Đức "khủng" hơn rất nhiều so với Việt Nam. Tài liệu ôn thi có tới 1.093 câu hỏi trong khi ở Việt Nam chỉ có 450 câu. Để dung nạp được kiến thức ở ngàn câu hỏi đó, chị đã phải tập trung cao độ suốt một tháng, lúc nào cũng kè kè quyển sách ôn luyện.
“Tôi gần như bỏ bê việc nhà, chăm con và chỉ chăm chú học, rồi luyện trên máy”, chị Nga nói.
Về cách thức thi, nước Đức cũng áp dụng trắc nghiệm 30 câu. Nhưng với Việt Nam, chỉ cần học viên trả lời đúng từ 26/30 câu (tương ứng 26/30 điểm) là đỗ thì ở Đức chỉ cần sai 1 hoặc 2 câu là có khả năng trượt.
Lý do là vì Đức không tính kế quả thi dựa trên số câu trả lời đúng mà dựa trên tổng điểm, trong khi đó, một câu có thể có được tính là 3 đến 10 điểm. Nếu học viên chỉ làm sai 1-2 câu thì có thể bị trừ tới 10 điểm, chính là ngưỡng khiến thí sinh bị "rớt".
Trong 30 câu hỏi thi trắc nghiệm, có 20 câu liên quan đến luật và 10 câu về tình huống. Vì vậy, bên cạnh việc hiểu luật giao thông thì khả năng ngôn ngữ (với người định cư là thi tiếng Đức) cũng khiến học viên như chị Nga không phải người bản xứ thêm phần khó khăn.
Việc gian lận thi cử trong thi trắc nghiệm lý thuyết cũng rất khó xảy ra bởi một phòng thi chỉ khoảng hơn chục thí sinh, người đi thi được yêu cầu bỏ điện thoại ở ngoài. Đây là quy định được nước Đức thực hiện rất nghiêm và không có chuyện ai đó có thể làm thay học viên như chiêu trò "bao đậu lý thuyết" tại Việt Nam được nhiều học viên rỉ tai nhau.
"Nhờ học ngày học đêm, mình chỉ bị trượt lý thuyết 1 lần và vừa qua, thi đã đỗ ở lần thi thứ 2. Nhưng với phần thi thực hành, qua tìm hiểu bạn bè thì mức độ khó còn kinh khủng hơn nhiều", chị Nga cho hay.
Theo tìm hiểu của chị, học viên phải học lái đủ các điều kiện môi trường, giao thông như ban ngày, ban đêm, trên cao tốc, đường nông thôn, đường vắng, đường đông... Mục đích là học xong, người dân có thể tự tin lái ra đường.
Điều này hoàn toàn khác với cách học ở Việt Nam, phổ biến là chỉ học đủ để đi thi, học viên chỉ học theo sa hình và luyện xe chíp trong sa hình, dẫn tới tình trạng nhiều người được cấp bằng nhưng không dám lái thật ngoài đường.
"Khi thi thực hành, học viên phải thể hiện được kỹ năng lái tốt trong mọi môi trường, điều kiện đường sá với các tình huống giao thông. Tất cả quá trình này đều được đánh giá bởi người chấm thi ngồi ngay bên dưới, thầy dạy lái ngồi bên cạnh.
"Giám thị sẽ yêu cầu thí sinh lái trong phố, đường nông thôn và trên cao tốc Autobahn. Lúc này, người chấm thi sẽ quan sát toàn bộ quá trình xử lý thông tin trên đường, tốc độ, và chấm điểm cả về cả văn hóa lái xe. Khó khăn nhất sẽ là những yêu cầu bất thình lình được đưa ra bởi giám thị. Sai lầm sẽ phải trả giá bằng việc thi lại", chị Nga kể.
“Và nếu phải thi một lần nữa, bạn sẽ phải lập lại quá trình học lái xe đủ 50 giờ ôn luyện với thầy dạy lái kèm hóa đơn chi trả toát mồ hôi”, chị Nga cho biết.
"Ở Đức, nếu học thi không cẩn thận và thi đi thi lại dễ tốn đến cả chục ngàn Euro, đắt hơn cả mua xe BMW cũ cho nên, hầu như ai đi học cũng rất nghiêm túc”, chị Nga nhấn mạnh.
Minh Quân
Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, ảnh, video cộng tác về chuyên trang qua email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
“Bay” mất trăm triệu vì kiểu lái xe ngây thơ của một phụ nữ
Lần đầu tiên "biểu diễn" lái xe, chị vợ chủ thầu xây dựng đạp ga rú lên rồi đâm thẳng tường rào. Cú “đua xe” bất đắc dĩ đã bay mất trăm triệu sau đó.
">Đức: Học lái xe lơ mơ, tốn hơn trăm triệu đồng
Gia đình bà Mùa tổ chức lễ cưới cho con dâu. Vừa phụ con dâu cũ chăm cháu nội ốm, bà Mùa vừa tranh thủ trò chuyện cùng phóng viên VietNamNet. Bà cười chất phác, bảo chuyện nhà chồng gả con dâu cũng không hiếm.
“Cháu Lệ về nhà tôi làm dâu 8 năm thì có đến 7 năm góa bụa. Thế nhưng, cháu không màng chuyện đi thêm bước nữa mà ở vậy thờ chồng, nuôi con. Chúng tôi xem con dâu như con gái nên thấy cảnh đó cũng xót xa”, bà Mùa xúc động.
Bà Mùa nhớ sau gần 1 năm cưới vợ, con trai bà gặp tai nạn giao thông và mất sớm. Lúc đó, chị Đỗ Thị Lệ, con dâu của bà mới bước sang tuổi 19 và mang thai được 2 tháng.
Thương con dâu, bà Mùa khóc cho con trai một, khóc tủi phận cho Lệ đến mười.
“Con gái nhà người ta ở tuổi đó còn hồn nhiên đến trường, con dâu của mình lại bưng từng bát cơm cúng chồng. Tôi đau xót, thương con dâu nhiều lắm”, bà Mùa chia sẻ.
Nối tiếp câu chuyện, ông Lê Sỹ Thành (59 tuổi), chồng bà Mùa kể, quá đau buồn trước cảnh chồng mất và mắc cúm nặng, sức khỏe của Lệ suy kiệt dẫn đến thai nhi bất ổn.
Bé trai sinh ra không may mắn bị sứt môi, down, chỉ nằm một chỗ. Sợ con dâu lớn tuổi, sống cảnh quạnh quẽ, vợ chồng ông Thành giục chị Lệ đi thêm bước nữa.
“Chúng tôi mở rộng cửa nhà, cho biết bao nhiêu mối đến tìm hiểu mà con bé chẳng ưng ai. Từ sau Tết, cháu mới tìm hiểu một người ở làng bên.
Biết con dâu xác định cưới, nhà tôi có bàn bạc với mẹ đẻ của Lệ, lo cho cháu được trọn vẹn hạnh phúc. Cuối cùng, thông gia nhất trí cho chúng tôi tổ chức lễ cưới cho cháu.
Sau bao lỡ làng, chị Lệ cũng tìm được bến đỗ hạnh phúc. Mọi chi phí trong chuyện cưới xin cho Lệ đều do nhà tôi đứng ra lo liệu. Bố mất sớm, Lệ chỉ còn có mẹ. Bà ấy cũng không dư dả. Thế nên, mấy đồng bạc lo cho con dâu chúng tôi lo được, chẳng đáng cái chi”, ông Thành nói.
Ngày 30/4 vừa qua, gia đình ông Thành làm hơn chục mâm cỗ, mời họ hàng và nhà mẹ đẻ của Lệ về dự.
Hôm đó là lễ nạp tài, vợ chồng ông Thành đứng ra nhận sính lễ, đồng thời trao của hồi môn cho con dâu đi lấy chồng. Ngoài ra, các con, dâu rể của ông Thành cũng trao quà cưới cho em dâu cũ.
Nhận phần chăm cháu ốm đau
Theo ông Thành, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu ở nhà ông rất chan hòa. Bao nhiêu năm qua, chị Lệ và bà Mùa không nảy sinh mâu thuẫn. Chị Lệ đi làm, đưa lương phụ bố mẹ chồng tiền sinh hoạt nhưng ông bà không nhận.
Ông Thành nói thẳng: “Bố mẹ không lấy cái chi cả, con dành dụm để lo về sau, muốn sắm sửa cái chi thì sắm”.
Nhắc đến chuyện nhận chăm cháu nội, bà Mùa thật thà: “Tôi cứ nghĩ thế này, ở chùa, mái ấm có hơn 100 đứa trẻ mồ côi, khuyết tật mà họ còn chăm được. Cháu mình chỉ có mỗi một đứa thì có là gì. Mình phải nghĩ thoáng, chuyện chăm cháu cũng bình thường thôi”.
Bà Mùa cho biết dân làng bàn tán, nói chị Lệ đi lấy chồng, để cháu ốm đau lại cho mẹ chồng. Bà nghe thấy liền nói thẳng, chẳng có chi vất vả hết, cháu mình thì mình chăm. Trước nay, bà vẫn phụ giúp con dâu chăm cháu nên cũng đã quen việc.
Bà Mùa chụp ảnh với Lệ trong ngày cưới Lệ. “Nếu cháu lành lặn, mẹ cháu muốn chăm thì chúng tôi chẳng tranh nuôi làm gì. Đằng này, cháu mình bệnh nặng mà mình đưa cho Lệ mang theo về nhà chồng mới thì có phải làm khổ cho con dâu mình không.
Chưa kể, hắn lấy chồng mới, sinh con đẻ cái, mình còn phải qua lại chăm sóc nữa kìa. Hắn đi thêm bước nữa mà không hạnh phúc thì mình cũng đau lòng”, bà Mùa bày tỏ.
Có lần, bà Mùa nghe người quen thuật lại, chị Lệ tâm sự không đành bỏ con cho ông bà. Chị sợ ông bà vất vả. Lúc đó, bà cũng đã tính đến phương án nếu con dâu quyết không đi thêm bước nữa thì vợ chồng bà sẽ xây nhà cho mẹ con Lệ sống cạnh bên.
Tạm dừng câu chuyện, bà Mùa loay hoay chuẩn bị ít rau củ, thịt cá cho chị Lệ đem về nhà chồng mới nấu cơm. Bà bảo con dâu tranh thủ thăm con, rồi thu xếp ra về kẻo tối.
Chị Lệ rất cảm động trước chân tình của bố mẹ chồng. 7 năm góa bụa, chị xem bố mẹ chồng như ruột thịt. Ngược lại, bố mẹ chồng cũng thương chị hệt như con gái. Mỗi ngày, chị chỉ việc đi làm, về nhà đã có cơm nước mẹ chồng chờ sẵn.
“Mẹ đi chợ, thấy món tôi thích là mua về cho tôi ăn. Tôi đi làm, lương tự cất giữ, bố mẹ chồng không hỏi đến. Lễ tết, ông bà còn cho tiền tiêu. Đợt gần cưới, ông bà hỏi có tiền không, không có thì ông bà cho để mua sắm.
Chi phí cưới xin, tôi muốn phụ nhưng bố mẹ chồng không cho. Ông bà còn nói tôi chỉ việc đi lấy chồng thôi”, chị Lệ xúc động.
Bố mẹ chồng nhận nuôi cháu nội để chị Lệ vui vầy duyên mới. Trước khi gả con dâu, ông bà chịu khó lân la xóm giềng, hỏi thăm về tính cách, đạo đức của chồng chị Lệ. Đến khi biết rõ người mới hiền lành, ông bà mới vui vẻ lo chuyện cưới xin cho con dâu.
Mấy ngày qua, dù đã về nhà chồng mới nhưng chị Lệ vẫn thường xuyên lui tới thăm bố Thành, mẹ Mùa. Bố mẹ chồng mới cũng tạo điều kiện cho con dâu về thăm nhà chồng cũ.
Tháng 5 này, chị Lệ sẽ theo chồng vào Nam làm việc. Dù rất nhớ và lo lắng cho con trai nhưng chị tin bố Thành, mẹ Mùa sẽ thay mình chăm cháu thật chu đáo.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Bố mẹ chồng cũ làm đám cưới cho con dâu: Tổ chức 35 mâm, không nhận phong bì
Đầu tháng 4/2023, gia đình ông Trần Năng Toán làm lễ cưới cho con dâu. Tiệc cưới chuẩn bị 35 mâm cỗ và gia chủ không nhận phong bì, quà mừng từ khách mời.">Mẹ chồng chăm cháu nội đau ốm để con dâu cũ nhẹ bước lấy chồng