A.B(TheếtbịđặcbiệtcủaApplesắpramắkq bdo Tech Vision)

Dàn PC được trang trí bằng kim cương
Dàn PC được trang trí bằng vàng trắng 18 karat và kim cương trị giá 20.500 USD.
A.B(TheếtbịđặcbiệtcủaApplesắpramắkq bdo Tech Vision)
Dàn PC được trang trí bằng vàng trắng 18 karat và kim cương trị giá 20.500 USD.
Sáng 31/5, bác sĩ Nguyễn Văn Trang, nguyên Trưởng khoa Nhi (BV huyện Thanh Chương, Nghệ An), viết đơn gửi Huyện ủy, UBND huyện Thanh Chương tình nguyện vào tâm dịch Covid-19 ở Bắc Giang.
Tự tin khoẻ về thể chất và tâm hồn
“Từ khi về hưu năm 2005 đến nay, tôi chưa phải dùng 1 viên thuốc nào. Tôi tự tin không những khoẻ về thể chất mà cả tâm hồn. Về thể lực, sức khoẻ tôi xếp vào loại A1. Về trí tuệ, tôi thấy chỉ có tăng thêm, minh mẫn, sáng suốt mà chưa có biểu hiện gì hiện sa sút” - ông Trang khẳng định.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Trang, 78 tuổi, tình nguyện viết đơn xin đi vào tâm dịch Covid-19 ở Bắc Giang - Ảnh: Quốc Huy |
Ông Trang chia sẻ, là người có hơn 50 năm công tác, trong đó có hơn 20 năm phụ trách bệnh lây truyền nhiễm, việc ông xin vào tâm dịch công tác là phù hợp. Gia đình ông có 6 người công tác trong ngành y tế, trong đó, 3 người con của ông luôn ở tuyến đầu chống dịch Covid-19.
Vinh dự cống hiến cho nhân dân, đất nước
Ông Trang bộc bạch, ông muốn đến tâm dịch chăm sóc các bệnh nhân. "Nếu vào tâm dịch mà tôi có mệnh hệ gì xảy ra, thì tôi cũng chấp nhận, không có gì vinh dự hơn việc được cống hiến cho nhân dân, đất nước. Tôi muốn cùng đồng nghiệp cống hiến giữa tâm dịch. Tôi quan niệm rõ ràng, còn sống ở trên đời được ngày nào thì nên làm những việc tử tế", ông nhấn mạnh.
![]() |
Hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Trang và bà Nguyễn Thị Nhàn tại nhà riêng - Ảnh: Quốc Huy |
Bà Nguyễn Thị Nhàn (SN 1949), vợ ông cho biết, gia đình luôn ủng hộ ý chí, nguyện vọng muốn vào tâm dịch Bắc Giang của ông. Các con đang công tác trong ngành y cũng ủng hộ việc ông làm.
Ông Trình Văn Nhã - Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương (Nghệ An), cho biết, ông đã đọc được đơn tình nguyện vào tâm dịch của bác sỹ Nguyễn Văn Trang.
“Chúng tôi rất tôn trọng bác sĩ Trang về ý chí, nguyện vọng cống hiến cho quê hương, công đồng và xã hội. Tuy nhiên, bác sĩ đã nhiều tuổi, sợ không đảm bảo để đi xa cống hiến nên chúng tôi sẽ xem xét để bác thực hiện việc này ở trên địa bàn huyện nhà” - ông Nhã cho biết.
" alt=""/>Bác sĩ 78 tuổi ‘tự tin đủ sức khoẻ’ tình nguyện vào tâm dịch Covid
Cũng có đôi khi chúng ta còn bàn luận xôn xao tới mấy ngày về sự ra đi đột ngột của một ai đó thân quen, mắc bệnh hiểm nghèo. Nhưng mấy ai còn thường nhớ tới họ sau một tháng? Cũng có đôi khi đi đường, vào những ngày thật đẹp trời, ngắm rặng bàng lên xanh bóng lá, trong ánh nắng dịu dàng và gió mát thổi ào ào khiến tôi muốn phóng như bay qua những cây cầu vượt, đấy, vào những ngày như thế, những ngày thấy lòng vui thơ thới chả hiểu sao tôi lại chợt nhớ tới những người thân yêu đã khuất bóng. Tôi điểm tên, đếm mãi, và thấy nhiều quá, quá nhiều.
Nhưng cuộc sống vẫn phải tiếp diễn và chúng ta rồi cũng quên người ông từng cõng chúng ta trên lưng làm ngựa nhong nhong thuở ấu thơ. Rồi cũng nhãng đi người bác ở quê từng thay mẹ nhá cơm bón cháo, trông nom ta những ngày chiến tranh, sơ tán. Quên cả người bạn thân vừa mới uống cạn cốc bia cuối ngày, hôm sau đã thấy vợ con khóc mếu báo tin dữ vì đứt mạch máu não... Thậm chí cha mẹ già với ta từng như một, nỗi nhớ thương dường như chẳng thể nào vơi cạn, nhưng sự thật là mỗi khi nhớ tới các Người quơ tay ra cũng chỉ là khoảng trống, không hơi ấm!
Đấy, nỗi ngạc nhiên của tôi là khoảng trống ấy. Là khoảng không gian bàng quan ấy. Họ, những người đã chết đi ấy, cũng đã từng như chúng ta đây, gương mặt, giọng nói, dáng hình, mùi mồ hôi, máu và nước tiểu, cơn giận dữ, nỗi chán chường, lòng yêu thương, niềm vui, nỗi buồn, thất vọng và hy vọng... Tất cả đã từng thực đến thế. Nhưng rồi họ đi đâu? Một khoảng trống vô hình mỗi người mất đi vô tình để lại. Hay nói đúng hơn, đấy là khoảng trống vô thủy vô chung mà họ gia nhập vào, hoà tan cùng. Họ biến mất. Nhẹ bỗng. Như thể một quân cờ trên bàn cờ, và một bàn tay vô hình ở trên cao nhấc bổng họ lên, gạt sang một bên. Rồi lại một bàn cờ khác được dựng lên.
Cái chết luôn là quá khứ đã qua, tương lai chưa tới. Cái chết luôn là của ai đó. Cái chết không phải của chúng ta. Hay nói một cách khác, ta biết rằng rồi ta sẽ chết, nhưng dường như sự biết ấy luôn luôn chìm lấp dưới những bản báo cáo phải hoàn thành, cuộc bầu bán nảy lửa ở cơ quan, hàng xóm xây nhà lấn cái mái hiên sang nhà mình, chuyện con cái không chịu đi theo những hoạch định mà chúng ta mong muốn, xấp hoá đơn tháng này phải trả…
Cứ thế, chúng ta sống và ít nghĩ về cái chết. Và vì cái chết không phải của chúng ta cho nên chúng ta thưa thớt về thăm cha mẹ, hoạ hoằn có tạt qua nhà cũng chỉ là để nhờ ông bà trông hộ con cái hay bàn bạc chuyện nhà cửa, tiền nong. Cho nên chúng ta thường đi qua một cây ngọc lan thơm mà không dừng lại hít thở ghi nhận mùi thơm ngọt ngào ấy. Cây ngọc lan năm nào chả thơm, chả nở, rồi sẽ có ngày thư thả, tha hồ mà mơ mộng, còn bây giờ chúng ta đang bị những dòng suy nghĩ lo toan vụn vặt chả có tên, chen chúc trong đầu lôi kéo chúng ta đi...
Tôi có thể đoan chắc với các bạn rằng, rất nhiều hành khách trên chuyến máy bay xấu số MH370 và MH17 trước khi tan biến vào hư không, họ vẫn còn kịp thoáng ước ao được một lần cuối cùng chạm tay vào người thân, muốn lấy lại dù chỉ là một vài phút giây để sướng vui và mỉm cười với cuộc sống. Nếu được sống lại, nhất định họ sẽ nói với chúng ta biết điều bí mật của họ. Các bạn thử đoán xem? Tôi thì đoán, họ sẽ nói: Bất cứ khi nào bạn cảm thấy gương mặt mình đang buồn thảm, lo lắng, hay căng thẳng, hãy hít thở thật sâu và mỉm cười nhé, các bạn, cho dù cuộc sống có đang như thế nào.
Bởi cái chết luôn chảy trong huyết quản và trên từng thớ thịt của các bạn. Con người cần biết quên để mà sống, duy nhất nên nhớ một điều - chúng ta luôn sống chung cùng cái chết. Chúng ta chỉ thực sự sống khi chúng ta luôn ý thức về sự chết từng phút giây.
Hàm Anh
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Bí mật của những người đã chếtHành động này thường xuất phát từ nỗi sợ ở một mình trong lễ hội hoặc mong muốn tìm ai đó đóng vai trong những bức ảnh ấm cúng, tiệc tùng ngày lễ và các buổi họp mặt gia đình.
Dữ liệu của Happn cũng liệt kê các lý do chính bao gồm họ muốn có người quan hệ tình dục 60% và 50% muốn được ôm khi trời lạnh, tránh cảm giác cô đơn vào mùa lễ hội 40%.
Khảo sát cho thấy 30% Gen Z chọn đây là giải pháp do không muốn bị hỏi "vì sao vẫn độc thân" và 20% muốn có người yêu để cùng đến các buổi tiệc giáng sinh và năm mới.
Tuy nhiên, 75% những người hẹn hò sledgingquyết định chia tay bạn trai (gái) từ tháng 11 và 25% đã âm thầm lên kế hoạch kết thúc mối quan hệ ngay sau giáng sinh hoặc giao thừa.
"Đây là xu hướng hẹn hò độc hại", chuyên gia tâm lý Claire Rénier của Happn, nói. "Mối quan hệ là kiểu chơi đùa với cảm xúc của người khác và chỉ mang lại sự hài lòng trong ngắn hạn".
Người bị sledged trong mối quan hệ sẽ trải qua cảm giác hạnh phúc mà không biết đối phương sẽ chia tay mình. Họ sẽ bị tổn thương lòng tin và tình yêu.
Olivia Petter, tác giả sách Millennial Love, nói sledginglàm nổi bật hai vấn đề trong cách hẹn hò của người độc thân hiện tại.
Đầu tiên, mọi người thường nhận thức độc thân là trạng thái cần phải thoát ra càng nhanh càng tốt, đặc biệt là vào dịp Giáng sinh. Trong khi đó, độc thân vui vẻ là điều không chỉ có thể, mà còn rất quan trọng.
"Nhận thức này kìm hãm và thúc đẩy chúng ta đưa ra những lựa chọn không lành mạnh", cô nói.
Bên cạnh đó, văn hóa của ứng dụng hẹn hò thường giúp Gen Z tìm mối quan hệ dễ dàng và cũng dễ từ bỏ.
"Không hứng thú với ai đó, chỉ cần vuốt sang trái. Thậm chí, bạn cũng không cần phải nói với họ về mối quan hệ không cam kết", cô nói. "Do đó, người ta sẵn sàng lừa dối ai đó trong nhiều tuần, thậm chí là nhiều tháng".
Ngọc Ngân (TheoThe Independent, NY Post)
" alt=""/>Gen Z tìm người yêu mùa vụ