Sự nở rộ của các game show giải trí đã thu hút số lượng đông đảo nghệ sĩ Việt tham gia. Xuất hiện ở các chương trình này, nhiều nghệ sĩ thể hiện được sự hoạt ngôn và ứng biến nhanh nhưng không ít người khiến khán giả khó chịu vì nói quá nhiều, gây ồn ào hoặc lố và kém duyên.Quang Trung, Ali Hoàng Dương nói nhiều và ồn ào như ở chợ
Gần đây, nhóm bạn thân của Trấn Thành gồm Trúc Nhân, Quang Trung, Ali Hoàng Dương góp mặt liên tục trong nhiều game show. Tuy nhiên, thay vì cảm thấy thích thú trước sự tung hứng của cả nhóm, khán giả tỏ ra khó chịu khi các thành viên nói quá nhiều.
 |
Nhóm Cờ cá ngựa bị khán giả chỉ trích vì gây ồn ào. |
Trong tập 9 Giọng ải giọng ai, nhóm Cờ cá ngựa của Trấn Thành dường như đã quên mất sự có mặt của Trường Giang và Otis Nhật Trường. Cả bốn thành viên tranh nhau nói, ào ào chạy lên sân khấu. Họ nói về người chơi của chương trình thì ít, chủ yếu cà khịa, bóc phốt nhau.
Nghe họ nói chuyện, gọi nhau là "mẹ - con", đa số khán giả cho rằng nhóm bạn của Trấn Thành đứng trên sân khấu tự nhiên như ở nhà. Thậm chí sự ồn ào của cả nhóm khiến Trường Giang phải thốt lên: "Như đang ở chợ Bà Chiểu".
Sự ồn ào của nhóm một lần nữa khiến khán giả phản ứng khi tham gia Nhanh như chớp nhí. Ở sân chơi kiến thức dành cho các em nhỏ từ 3-9 tuổi, việc Trấn Thành, Ali Hoàng Dương và Quang Trung hát ca khúc tình yêu như Có chàng trai viết lên cây, Em không sai chúng ta sai được cho là không phù hợp.
Ngoài ra, trước sự ngây ngô của các em nhỏ, việc ba thành viên của Cờ cá ngựa trêu đùa nhau quá đà cũng bị nhận xét kém duyên.
"Mệt mỏi với nhóm Cá ngựa. Thật sự, họ ồn ào trên mọi mặt trận. Đạo diễn và chương trình không thấy lố hay sao vẫn cho lên sóng được", "Chương trình thiếu nhi mà người lớn giao lưu, lo bắt mấy đứa nhỏ đứng chờ"... là những bình luận của khán giả để lại sau chương trình.
Thanh Duy, Vân Trang làm lố
Trong lần chơi Tường lửa cùng đồng nghiệp Tiết Cương, Cát Tường vướng nhiều ý kiến trái chiều từ khán giả do bộc lộ cảm xúc quá đà. Cụ thể, nữ MC liên tục nhún nhảy, cướp lời của Trường Giang. Thậm chí, cô còn cởi giày, nằm ngay trên sân khấu để thể hiện sự tiếc nuối.
 |
Cát Tường nằm dài trên sân khấu Tường lửa. |
Không xuất hiện quá nhiều ở game show như đàn chị nhưng Vân Trang cũng mắc sai lầm tương tự. Trong chương trình Nhanh như chớp, diễn viên Thiên mệnh anh hùngtừng khiến người xem khó chịu về cách nhắc bài phản cảm. Việc nhắc bài lộ liễu còn khiến thành viên trong đội của cô bị hủy kết quả.
Nữ diễn viên giải thích sau khi có hàng loạt bình luận phản ứng về mình: "Tôi chỉ muốn khuấy động không khí cho chương trình. Tuy nhiên, đến khi cắt dựng và phát sóng, biên tập đã cố tình đưa những đoạn làm lố vào để câu view”.
Trong khi đó, tham gia chương trình Ký ức vui vẻ, Thanh Duy bị đa số người xem lên tiếng chỉ trích vì thể hiện cảm xúc thái quá. Chẳng hạn trước sự xuất hiện của Đan Trường và nhóm nhạc 1088, Thanh Duy đã khóc, ôm chầm đàn anh. Nhiều khán giả đặt câu hỏi nam ca sĩ hoạt động trong nghề đã lâu, đi diễn nhiều cùng các đàn anh, tại sao phải xúc động đến thế?
Đáp lại, Thanh Duy giải thích: "Mình xin lỗi nếu hành vi, hành động của mình trên sóng truyền hình không vừa mắt ai đó. Mình xin khẳng định tất cả đều xuất phát từ tâm hồn vô hại, vô tư, không tính toán".
Hương Giang bị đánh giá vô lễ và thích dạy đời
Thời gian qua, Hương Giang liên tục góp mặt trong nhiều game show như Người ấy là ai, Chị em chúng mình... Ca sĩ chuyển giới nhận nhiều lời khen ngợi về sự hoạt ngôn, thông minh, ứng biến nhanh trên sân khấu. Ngoài ra, cô phải đối diện với không ít chỉ trích khi phát biểu về giới tính, đưa ra các bài học trong cuộc sống. Một số người cho rằng Hương Giang nói quá nhiều với giọng điệu dạy đời.
 |
Hương Giang từng bị chỉ trích sau sự cố với Trung Dân. |
Trong show Chị em chúng mình, nữ ca sĩ đã lên tiếng chia sẻ: "Người ta nói, Hương Giang nói gì mà nói nhiều vậy, không biết bao nhiêu tuổi mà lên mặt dạy đời người khác. Tôi không lên mặt dạy dỗ ai nhé. Đây chỉ là những quan điểm cá nhân. Nếu có thể giúp ích cho bạn thì bạn nghe, không thì bạn nghe quan điểm của những người phụ nữ khác".
Hai năm trước, Hương Giang từng bị chỉ trích nặng nề bởi sự cố vạ miệng với nghệ sĩ kỳ cựu Trung Dân. Trả lời câu hỏi của chương trình: "Cát Tường hay than phiền anh Trung Dân thích tìm tòi khám phá máy móc, xem nó hoạt động như thế nào. Có một lần, ông ấy đút đầu vào (…) và ông ấy bị thương". Hương Giang đưa ra đáp án: "đút đầu vô cầu tiêu”.
Nghệ sĩ Trung Dân đã đứng lên phản ứng lại. Sau đó, anh bỏ ra về và nói: "Tôi không thể tiếp tục quay với một người vô văn hóa như thế này".
Chia sẻ với Zingvề việc nghệ sĩ tham gia game show, một đạo diễn nói: "Không thể phủ nhận mặt tích cực mà game show mang lại cho nghệ sĩ là độ phủ sóng, đến gần hơn với khán giả. Nhưng tham gia game show cũng như con dao hai lưỡi. Nếu không biết tiết chế, nghệ sĩ dễ bị khán giả phản ứng, chê trách. Chưa kể, mải lao theo game show kiếm tiền, danh tiếng khiến nghệ sĩ quên mất cách hóa thân vào nhân vật, tìm kiếm những vai diễn giá trị. Giá trị của nghệ sĩ vẫn nằm ở những sản phẩm nghệ thuật, chứ không phải game show".
(Theo Zing)

Khán giả phản ứng khi Trấn Thành và nhóm bạn gây ồn ào ở game show
Hội bạn thân của Trấn Thành gồm Trúc Nhân, Ali Hoàng Dương, Quang Trung liên tục xuất hiện ở một số game show. Họ bị khán giả chỉ trích vì làm lố và ồn ào.
" alt=""/>Những lần sao Việt bị phản ứng vì kém duyên ở game show
Tôi cho rằng đánh thuế đất theo thời gian nắm giữ hợp lý hơn dựa vào số lượng bất động sản, vì nó sẽ trực tiếp đánh vào hành vi đầu cơ lướt sóng nhà đất. Ví dụ bạn ở nhà của cha mẹ, chỉ trực tiếp đứng tên một bất động sản khác. Nhưng đầu tháng mua, mà cuối tháng đã bán chốt lời, một năm làm bảy, tám lần như vậy, thì vẫn là đầu cơ, vẫn nên bị đánh thuế.Còn nếu muốn đánh theo kiểu tài sản thì cứ quy ra diện tích, hay tổng giá trị mà tính, ngay từ bất động sản đầu tiên thay vì thứ hai, thứ ba... Vì bản chất số lượng bất động sản chưa nói lên hành vi đầu cơ hay không? Ví dụ người ta có năm bất động sản nhưng tất cả đều dùng làm mặt bằng kinh doanh, nhà xưởng sản xuất thì sao? Không thể gọi đó là hành vi đầu cơ được, Trong khi đó, người chỉ có một bất động sản nhưng mua đi bán lại liên tục như ở trên mới là đối tượng cần bị đánh thuế.
Không thể nói "căn nhà thứ nhất là để an cư lạc nghiệp, còn bất động sản thứ hai là dư thừa". Một người ở chung cư, nếu muốn có mặt bằng để làm ăn buôn bán, kinh doanh, nhà xưởng... thì họ phải mua thêm bất động sản thứ hai, thứ ba nữa chứ và họ cũng đang dùng cho mục đích ăn cư lạc nghiệp đó thôi.
>> 'Nhịn đau' đánh thuế mua bán bất động sản theo năm sở hữu
Theo tôi, nếu gọi là công bằng thì cứ đánh thuế dựa theo diện tích sở hữu, bất kể số lượng bất động sản có là bao nhiêu. Mục đích sử dụng là cá nhân mỗi người, hợp lý với người này nhưng có thể không hợp lý với người khác, cho nên không cần quan tâm làm gì.
Ví dụ anh kia sinh trước, vào đời trước và có tiền mua một căn nhà 200 m2 ở khu đô thị. Bạn trẻ hơn, vào đời sau, đến khi mua đã không còn nhà rộng như vậy nên phải mua hai căn 100 m2 rồi đập thông tường nhập lại. Tức là cùng một mục đích sử dụng, cùng giá trị tài sản hay diện tích, chẳng lẽ cứ có hai sổ hồng là bị đánh thuế hơn người có một sổ?
Rõ ràng, kêu gọi chống đầu cơ nhưng đâu phải ai có hai, ba bất động sản trở lên cũng là đầu cơ. Kêu gọi đánh thuế tài sản nhưng người có hai, ba bất động sản chưa chắc giá trị đã nhiều hơn người có một căn nhà. Tóm lại, phải rõ ràng và thuyết phục, như thế nào là đầu cơ? Nếu "đầu cơ" là mua đi bán lại thì hãy đánh thuế dựa trên thời gian mua đi bán lại. Bán sớm thì đóng thuế nhiều, nắm giữ 10-20 năm thì miễn thuế.
Tôi ủng hộ đánh thuế hành vi đầu cơ đất nhưng không ủng hộ thuế bất động sản thứ hai. Còn nếu đã tư duy đánh thuế tài sản, thì cứ ai sở hữu nhiều (diện tích, tổng giá trị tài sản) thì đóng thuế nhiều, đừng quan tâm mục đích sử dụng.
" alt=""/>'Đánh thuế nhà đất theo năm sở hữu tốt hơn bất động sản thứ hai'
 gửi văn bản 7442/BTNMT-TCMT tới các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải.</p><p>Trong đó, đối với 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM, Bộ TN&MT yêu cầu đẩy nhanh các giải pháp đồng bộ như phát triển hệ thống giao thông công cộng, ưu tiên phương tiện sử dụng năng lượng sạch, không phát thải và đặc biệt phải thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường trong thành phố.</p><p>Việc yêu cầu thu hồi xe máy cũ đã từng được đề cập nhiều năm qua, nhưng đến nay, việc thực hiện vẫn dường như bế tắc.</p><p><strong>Xe cũ nát chạy đầy đường</strong></p><p>Theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 3,4 triệu ô tô và 50 triệu xe máy. Hai thành phố là Hà Nội có khoảng 7 triệu xe máy và TP. HCM có khoảng 9 triệu xe máy thường xuyên tham gia giao thông, trong đó, ước tính khoảng 40% là những chiếc xe máy cũ đã sử dụng trên 15 năm.</p><p>Tại Hà Nội, không khó bắt gặp những chiếc xe máy “cà tàng” không còi, không đèn, không gương, không biển số,… lưu thông trên đường. Sử dụng những chiếc xe này phần đông là dân lao động vận chuyển hàng, buôn bán rau củ quả, thợ xây dựng, thu mua phế liệu,…</p><table class=) |
 |
Không khó thể thấy một chiếc xe máy "cà tàng" ngoài đường phố (ảnh: Hoàng Hiệp) |
 |
Chiếc xe này không đèn, không gương, không còi và cũng không có biển số nhưng vẫn được chủ nhân cuả nó hàng ngày sử dụng (ảnh: Hoàng Hiệp) |
Theo ghi nhận, những chiếc xe cũ nát chủ yếu của các dòng xe lâu năm như Honda Cub, Wave; SYM Angel; Suzuki Viva, Best; xe Trung Quốc Loncin, Lifan,... Nhiều trong số đó được hàn thêm giá đèo hàng, độ giảm sóc, hoặc chế thành xe kéo, xe ba gác chở hàng cồng kềnh gây mất an toàn, kèm theo đó là tiếng nổ “váng óc”, khói bụi mù mịt.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, phương tiện xe máy thải ra 80 - 90% khí CO, HC, NOx,… trong tổng lượng khí phát thải. Trong quá trình hoạt động, những chiếc xe cũ, ít được bảo dưỡng sẽ thải ra môi trường lượng khí thải độc hại cao gấp nhiều lần các loại xe mới, được bảo dưỡng thường xuyên.
Hiện nay, việc kiểm tra khí thải đang thực hiện theo Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT ngày 9/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chỉ áp dụng được với ô tô đang lưu hành, chưa có tiêu chuẩn đối với xe máy.
Chính vì vậy, việc kiểm soát, giảm thiểu lượng phương tiện cũ nát này là cấp thiết.
Ông Bùi Danh Liên – nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội bày tỏ quan điểm ủng hộ việc loại bỏ xe cũ nát, gây ô nhiễm môi trường nhưng cách làm cần phải được nghiên cứu thật kỹ để tránh gây ra những tác động tiêu cực về mặt xã hội, đặc biệt là vấn đề dân sinh.
“Phần lớn xe cũ nát hiện nay đều thuộc về sở hữu của người có thu nhập thấp, người nghèo. Đối với họ, đây không chỉ là phương tiện tham gia giao thông mà còn là sinh kế. Do đó, việc thu hồi xe cũ nát đồng nghĩa với việc động chạm đến “nồi cơm” của nhiều người, cần phải có sự tính toán thật kỹ” – ông Liên nói.
Ảnh hưởng của chủ trương này đến xã hội, dân sinh là rất rõ ràng bởi xe máy dù cũ nát đi chăng nữa cũng vẫn là tài sản của người dân. Với nhiều người lao động nghèo, chiếc xe còn là “cần câu cơm”, hàng ngày nuôi sống gia đình.
Trao đổi với VietNamNet, GS.TS Từ Sỹ Sùa – Giảng viên cao cấp ĐH Giao thông vận tải nhận định, việc cấm lưu hành, thu hồi những phương tiện không đủ điều kiện về kỹ thuật và khí thải cần có lộ trình để không ảnh hưởng “ngay tắp lự” đến đối tượng người thu nhập thấp, người yếu thế.
“Việc thu hồi, tịch thu hay mua lại xe cũ nát là câu chuyện ‘nhiều tập’, song song với xây dựng hành lang pháp lý còn phải tuyên truyền đề người dân đồng thuận, tuân thủ. Theo tôi, lộ trình từ 2-3 năm là phù hợp”, vị chuyên gia giao thông này chia sẻ.
Cần giải pháp căn cơ, hài hoà
Đa số các chuyên gia đều tỏ ra đồng tình với chủ trương trên nhưng cũng cho rằng, để thu hồi những phương tiện cũ nát không đảm bảo an toàn, gây ô nhiễm môi trường cần có đủ cơ sở về pháp lý, cùng với đó là những giải căn cơ, hài hoà lợi ích. Sao cho, người dân khi phải thải bỏ phương tiện vẫn thấy vui.
Phó Trưởng phòng Chất lượng xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam) Nguyễn Văn Phương cho rằng: “Đối với xe máy, tôi nghĩ phải dùng hàng rào kỹ thuật để kiểm soát mức độ phát thải chứ không quy định niên hạn sử dụng được”.
Theo ông Phương giải pháp để loại bỏ xe máy cũ nát trong giai đoạn hiện nay là nhà nước, nhà sản xuất và người dân cùng vào cuộc. Trong đó, Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ để nhà sản xuất thu hồi xe cũ và đổi xe máy mới cho người dân.
Còn GS.TS Lê Thanh Hải - Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên cho rằng, việc thu hồi và loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Để chủ trương đi vào thực tế, có hiệu quả, trước tiên cần có số liệu khảo sát, đánh giá, tính toán số lượng, loại xe.
Đồng thời, GS.TS Lê Thanh Hải chỉ ra rằng: “Sau khi thu hồi cũng cần có giải pháp xử lý đối với những loại xe này bởi hiện nay chúng ta chưa phát triển được công nghiệp tái chế, đặc biệt là tái chế kim loại mà những loại xe này chủ yếu là kim loại. Vì vậy, cần tính toán thêm giải pháp tiêu hủy xe ra sao. Tôi nghĩ, nhiều doanh nghiệp cơ khí có thể làm được việc này nhưng cần có sự hỗ trợ của Nhà nước."
Trên thực tế, nhiều địa phương đã bắt đầu thí điểm để từng bước thực hiện các giải pháp kiểm soát, thu hồi xe cũ. Đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp vào cuộc, cùng khuyến khích và hỗ trợ người dân kiểm tra, thải bỏ xe máy cũ nát.
Như tại TP. HCM, từ tháng 5-12/2020, hơn 11.000 xe máy tại các quận: 1, 3, Phú Nhuận và Tân Bình được đo, kiểm tra khí thải miễn phí. Kết quả, phần lớn xe sau 5 năm sử dụng không đạt chuẩn khí thải. Đây là tiền đề để các đơn vị liên quan đề xuất giải pháp, chính sách, lộ trình thực hiện trong những năm tới.
Hay tại Hà Nội, vào tháng 9/2020, Sở TN&MT đã trình UBND TP. Hà Nội dự thảo chương trình “Nghiên cứu thí điểm đo kiểm khí thải và hỗ trợ đổi xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn thành phố”. Theo đề xuất, người dân mang xe máy cũ đến các địa điểm này để đo kiểm về khí thải, nếu xe không bảo đảm điều kiện, sẽ được Hiệp hội Xe máy Việt Nam (VAMM) hỗ trợ kinh phí đổi xe máy mới với mức hỗ trợ 2-4 triệu đồng/trường hợp. Tuy nhiên đến nay, chương trình này vẫn chỉ nằm trên giấy.
Nhiều ý kiến cho rằng, trước khi có những khung pháp lý nhằm kiểm soát xe máy cũ nát thì trước mắt, các lực lượng chức năng như cảnh sát giao thông cần “mạnh tay” hơn đối với những xe không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như xe không giấy tờ, không biển số, vi phạm giao thông,…
Một số hình ảnh về thực tế sử dụng xe máy cũ tại Hà Nội:
 |
Khói bụi phát thải từ những chiếc xe máy cũ là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí |
 |
Một chiếc xe cũ chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông |
 |
Phần đông người sử dụng những chiếc xe "cà tàng" là dân lao động có thu nhập thấp (ảnh: Hoàng Hiệp) |
 |
Chiếc xe cũ là “cần câu cơm” của nhiều gia đình (ảnh: Hoàng Hiệp) |
 |
Cần nhiều giải pháp để dần kiểm soát, thu hồi xe cũ nát (ảnh: Hoàng Hiệp) |
Hoàng Hiệp
Bạn có ý kiến gì về việc xử lý, thu hồi xe cũ nát? Mời bạn đọc gửi bài cộng tác về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Cần một cú hích mạnh hơn để người dân thải bỏ xe máy cũ gây ô nhiễm
Những chiếc xe máy quá cũ là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Tuy vậy, để người dân ủng hộ, đồng thuận việc thay thế, thải bỏ loại phương tiện này lại cần nhiều giải pháp mang tính thực tế hơn.
" alt=""/>Thu hồi xe máy cũ: Làm sao để không 'đụng chạm' kế mưu sinh cùa người nghèo