Thế giới

Tác giả chán nản khi người nổi tiếng lấn sân sáng tác sách thiếu nhi

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-04-18 15:27:20 我要评论(0)

Keira Knightley. Ảnh: TheBookseller."Tác phẩm kinh điển hiện đại của Keira Knightley" là nội dung ghbong da24hbong da24h、、

nguoi noi tieng anh 1

Keira Knightley. Ảnh: TheBookseller.

"Tác phẩm kinh điển hiện đại của Keira Knightley" là nội dung ghi trên bìa dự kiến cuốn sách thiếu nhi đầu tay của nữ diễn viên, I Love You Just the Same (tạm dịch:Yêu người không kém). Dự kiến ​​xuất bản vào tháng 10 năm sau, tập sách dày 80 trang, do Knightley viết và minh họa, kể về một cô gái đối mặt với những thay đổi sau khi có một người anh/chị/em ruột thịt xuất hiện.

Ngôi sao loạt phim Cướp biển vùng Caribegóp mặt vào danh sách dài những người nổi tiếng lấn sân sang viết sách thiếu nhi.

Ưu thế của tác giả là người nổi tiếng

Tom Fletcher và Dougie Poynter của McFly đã liên tục đứng đầu bảng xếp hạng sách bán chạy nhất kể từ khi xuất bản cuốn sách mới nhấtThe Dinosaur that Pooped Halloween!(tạm dịch: Con khủng long ị ra Halloween!) vào tháng trước. Đầu năm nay, David Walliams đã thống trị với cuốn sách mới nhất của mình là Astrochimp. Theo Nielsen BookData, chỉ riêng tại Anh, nghệ sĩ giải trí này đã bán được 25 triệu bản sách.

Đây không phải điều mới mẻ: Tiểu thuyết thiếu nhi Mandycủa Julie Andrews được xuất bản năm 1974, còn sách tranh The English Roses(tạm dịch: Những bông hồng nước Anh) của Madonna ra mắt năm 2003. Điều thay đổi trong những năm gần đây là tác giả không phải người nổi tiếng đã mất đất, thu nhập giảm sút.

“Người nổi tiếng đâu cần thêm tiền bạc hay sự chú ý, nhưng nhiều nhà văn thực thụ lại cần”, tác giả, nhà thơ và nghệ sĩ biểu diễn Joshua Seigal chia sẻ.

Khi tin tức về hợp đồng xuất bản sách của Knightley nổ ra, các tác giả đã bày tỏ sự thất vọng trên mạng xã hội. Nhà văn Charlotte Levin đã đùa về quyết định trở thành một ngôi sao điện ảnh trong một dòng tweet nhanh chóng lan truyền.

Các tác giả cho rằng việc giới nghệ sĩ giải trí lấn sân sang lĩnh vực xuất bản sách thiếu nhi làm mất uy tín nỗ lực và tài năng của tác giả không phải người nổi tiếng. “Viết cho trẻ em là một nghệ thuật”, Seigal nói. “Công việc này đòi hỏi kỹ năng, tập luyện và kỷ luật. Tôi thực sự làm việc chăm chỉ để sáng tạo nghệ thuật. Thật khó chịu khi mọi người dường như nghĩ đó là chuyện dễ làm”.

Các tác giả là người nổi tiếng không phải đối mặt với “chiến hào truy vấn” - thuật ngữ trong ngành chỉ giai đoạn khó khăn mà nhà văn dành ra để tìm kiếm người đại diện cho tác phẩm của họ. “Trước khi ký được hợp đồng xuất bản, tôi đã gửi hơn 180 truy vấn cho ba bản thảo trong bốn năm”, tác giả James A Lyons cho biết. “Những người không nổi tiếng phải đối mặt với hàng trăm lần từ chối, chứ không nhận được tấm vé ưu tiên”.

Người nổi tiếng cũng hưởng lợi từ hoạt động truyền thông, quảng bá rộng rãi mà "hầu hết tác giả, đặc biệt là tác giả sách thiếu nhi, không có được", theo bà Helen Tamblyn-Saville, chủ hiệu sách Wonderland ở Retford, Nottinghamshire. Bà cho biết ngày càng phổ biến chuyện người nổi tiếng nói về sách của họ trên các chương trình như BBC Breakfasthoặc The One Show.Cũng không còn xa lạ chuyện độc giả nhờ người bán sách giới thiệu sách mới xuất bản của người nổi tiếng vì nhìn thấy họ trên TV.

Người mua không nhất thiết quan tâm đến chất lượng cuốn sách mà “cái tên trên bìa đã giúp bán được sách”, bà nói. Lyons nhận định nếu người nổi tiếng tận dụng nền tảng của mình để “thúc đẩy sách thiếu nhi tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, thay vì chỉ quảng cáo bản thân”, thì họ sẽ được chào đón hơn.

Mặt tích cực của xu hướng

Các tác giả, nhà phê bình và người bán sách thừa nhận rằng người nổi tiếng có những cuốn sách thiếu nhi chất lượng. "Một số tác phẩm dành cho trẻ em của người nổi tiếng rất hay - tiểu thuyết mới của Kate McKinnon rất tuyệt vời, và tôi ngưỡng mộ màn hợp tác làm sách phi hư cấu của Marcus Rashford với nhà báo Carl Anka và nhà tâm lý học về hiệu suất Katie Warriner", tác giả Katherine Rundell cho biết.

“Nhưng tôi đặc biệt chán nản những người nổi tiếng ghi tên mình lên tiểu thuyết thiếu nhi do người khác viết thuê”, cô nói thêm. “Điều đó khiến cha mẹ và giáo viên khó tìm được tác phẩm hư cấu chất lượng cho thiếu nhi. Khiến tác phẩm hư cấu cho thiếu nhi rẻ tiền và nghèo nàn, thay vì đúng với bản chất - một nền văn học với những điều kỳ diệu, sự nghiêm ngặt và sức mạnh riêng”.

Một số người cho rằng các sách gắn với người nổi tiếng giúp duy trì sức khỏe của ngành. "Sự chú ý dành cho bất kỳ cuốn sách thiếu nhi nào cũng tạo ra làn sóng nâng đỡ toàn bộ ngành xuất bản", tác giả Howard Pearlstein cho biết.

Sách do người nổi tiếng viết cũng có thể giúp tăng tính đại diện trong tiểu thuyết thiếu nhi. Jasmine Richards, người từng viết thuê cho tiểu thuyết của người nổi tiếng và là người sáng lập StoryMix, công ty phát triển tiểu thuyết với dàn nhân vật để bán cho các nhà xuất bản, cho biết: "Tiểu thuyết của người nổi tiếng là một cách chính để đưa nhân vật da màu lên kệ trong những năm gần đây".

"Một loạt truyện như Breakfast Club Adventures(tạm dịch: Những chuyến phiêu lưu ở câu lạc bộ Điểm tâm) của Marcus Rashford mang lại cảm giác tích cực vì cũng giúp phát hiện ra những cây bút mới tài năng từ những nền tảng ít được biết đến trong ngành", cô nói. Theo Nielsen BookData, loạt truyện hư cấu của Rashford đã bán được 327.000 bản tại Anh, trong khi các sách phi hư cấu của anh bán được 419.000 bản.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Tăng 25 bậc so với kỳ đánh giá năm 2018, Việt Nam có tên trong nhóm 25 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu - GCI 2020.

Cụ thể, Việt Nam đạt tổng điểm 94,59/100, với sự cải thiện điểm ở cả 5 trụ cột được ITU đánh giá. Trong đó, bên cạnh 2 trụ cột Pháp lý và Hợp tác đạt số điểm tuyệt đối 20/20, điểm của Việt Nam ở 3 trụ cột Kỹ thuật, Tổ chức, Nâng cao năng lực lần lượt đạt 16,31/20; 18,98/20 và 19,26/20.

Kết quả ấn tượng trên, theo chia sẻ của đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, là nhờ nỗ lực lớn của Việt Nam trong một chặng đường dài, thể hiện rõ qua: quyết tâm chính trị lớn của lãnh đạo cao cấp của Đảng, Chính phủ đối với vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh mạng; nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương triển khai bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp, vai trò Bộ Công an và Bộ TT&TT để Việt Nam có một hành lang pháp lý về an toàn, an ninh mạng cơ bản đầy đủ, không thua kém bất cứ nước nào trên thế giới.

Không những thế Việt Nam còn có sáng kiến nỗ lực thực thi hành lang pháp lý. Tại Chỉ thị 14 ngày 7/6/2019 về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai đầy đủ mô hình 4 lớp bảo đảm an toàn thông tin gồm: Lực lượng tại chỗ; Tổ chức hoặc doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; Tổ chức hoặc doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ; Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia của Bộ TT&TT.

Trong năm 2020, với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ TT&TT, các bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh đã nỗ lực vượt bậc để đưa tỷ lệ đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp từ 0% trong các năm 2019 lên đạt 100% vào cuối năm 2020.

Cùng với đó, việc Việt Nam sớm có chương trình, đề án phát triển bài bản, dài hạn cho nguồn nhân lực an toàn, an ninh mạng và xây dựng Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng “Make in Viet Nam” cũng góp phần nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng của Việt Nam, được ITU ghi nhận và đánh giá cao.

Việt Nam cần tiếp tục duy trì quyết tâm, sự nỗ lực trong dài hạn

Báo cáo GCI 2020 mới được ITU công bố cũng ghi nhận sự cải thiện đáng kể về thứ hạng của các quốc gia châu Á, nhất là các nước ASEAN những năm qua đang có nhiều nỗ lực trong triển khai công tác đảm bảo, an toàn, an ninh mạng.

Đơn cử như: Ấn Độ tăng 37 bậc, từ vị trí thứ 47 năm 2018 lên xếp thứ 10 trong bảng xếp hạng GCI 2020; Hàn Quốc tăng 11 bậc, từ thứ 15 lên thứ 4; Nhật Bản tăng 7 bậc, từ thứ 14 lên thứ 7; Indonesia vươn lên xếp thứ 24 ngay trên Việt Nam, tăng 24 bậc so với kỳ đánh giá công bố năm 2019.

Thành tích nêu trên của các nước trong khu vực châu Á nói chung và ASEAN nói riêng đã cho thấy Việt Nam vẫn phải nỗ lực nhiều hơn nữa để duy trì thứ hạng trong nhóm 25 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng cũng như hiện thực hóa mục tiêu trở thành cường quốc về an ninh mạng.

{keywords}
Việt Nam đang là một trong số ít quốc gia đã xây dựng được hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng nội địa. (Ảnh: Trọng Đạt)

Theo đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, việc cải thiện thứ hạng trong bảng xếp hạng toàn cầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng - GCI đã khó thì làm sao để duy trì quyết tâm, nỗ lực đảm bảo an toàn thông tin mạng dài hạn, trong 5, 10 năm nữa càng khó khăn hơn.

Cùng với nỗ lực, sự vào cuộc đủ dài, đại diện Cục An toàn thông tin cho rằng, quyết tâm chính trị của Việt Nam phải được tiếp tục duy trì trong 5 - 10 năm tới để nước ta trở thành một cường quốc về an toàn, an ninh mạng, bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.

Thực tế, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đã xây dựng được hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng nội địa, cho phép Việt Nam có thể tự chủ về công nghệ và giải pháp an toàn, an ninh mạng.

Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục đầu tư phát triển Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) về an toàn, an ninh mạng; hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin “Make in Viet Nam” và phát triển đội ngũ chuyên gia xuất sắc, nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng Việt Nam.

“Tuy nhiên, giống như như hạt mầm cần có mảnh đất tốt, đủ rộng và được tưới tắm qua thời gian mới trở thành cây cổ thụ, các sản phẩm an toàn, an ninh mạng Make in Viet Nam cần được chính người Việt tạo cơ hội được sử dụng, được hoàn thiện để có thể chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra toàn cầu”, đại diện Cục An toàn thông tin nhấn mạnh. 

Báo cáo GCI được thực hiện định kỳ 2 năm 1 lần bắt đầu từ năm 2014 nhằm nâng cao nhận thức về an toàn, an ninh mạng của lãnh đạo các quốc gia; đồng thời đánh giá kết quả triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh mạng của các nước để từ đó thúc đẩy các quốc gia và vùng lãnh thổ tăng cường biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Đánh giá chỉ số GCI 2020 được ITU dựa trên 5 trụ cột chính, bao gồm: Pháp lý; Kỹ thuật; Tổ chức; Nâng cao năng lực; và Hợp tác, với điểm tối đa cho mỗi trụ cột là 20." alt="Việt Nam xếp thứ 25 về chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu" width="90" height="59"/>

Việt Nam xếp thứ 25 về chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu

Mặc bikini như sợi dây, du khách bị phạt nặng