- Theầntỉnhtáokhinhìnnhậnxếphạngquốctếlich thi dau aff cupo GS Nguyễn Minh Thuyết (nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội), cần tỉnh táo khi nhìn nhận xếp hạng của các tổ chức quốc tế. Hơn thế nữa, có những điều mà các tổ chức bên ngoài sẽ không “nhìn” ra được.
GS Nguyễn Minh Thuyết |
Có thể giáo dục củamình lâu nay bị nhìn nhận định kiến. Chúng ta có những mặt yếu kém, nhưng vẫn cónhững mặt đạt, những mặt khá.
Nếu bảng xếp hạngđược đưa ra dựa trên sự phân tích, tổng hợp kết quả các kỳ thi quốc tế (kỳ sáthạch PISA năm ngoái, các kỳ thi học sinh giỏi Toán và Khoa học) thì đúng làchúng ta có thể có thứ hạng cao.Trước đây, học sinhta chắc về lý thuyết nhưng phần thực hành - thực nghiệm yếu đối với các môn đòihỏi thực hành - thực nghiệm nhiều như lý, hóa, sinh. Nhưng vài năm trở lại đây,cả thầy và trò đã cố gắng rất nhiều, nên kĩ năng thực hành - thực nghiệm đã đượcnâng cao, học sinh đi thi đoạt khá nhiều giải thưởng.
Tuy nhiên, kết quảsát hạch PISA và số lượng giải thưởng chỉ phản ánh được một mặt, chứ không phảnánh toàn diện chất lượng giáo dục.
Học sinh lớp 10 ở Bắc Giang trong một giờ thực hành vật lý. Ảnh: Hạ Anh |
Bởi vì nếu nói về các kì thi học sinh giỏithì các nước, đặc biệt những nước có nền giáo dục phát triển, họ không chọn họcsinh giỏi đi thi như cách chúng ta làm. Học sinh tham gia đội tuyển của họ chắcchắn là giỏi, nhưng là học sinh ở những trường bình thường. Còn Việt Nam cónhững trường chuyên đào tạo ra những “thợ” giải toán, lý, hóa… đi thi quốc giavà quốc tế.
Trong điều kiện như vậy, chúng ta xếp hạng cao là có thể. Nhưng nhìnvào xếp hạng này mà bảo giáo dục Việt Nam hơn giáo dục Mỹ, Úc là không đúng.
Vài chục năm gần đây,đội ngũ nhân lực do giáo dục Việt Nam đào tạo ra đã có đóng góp vào sự pháttriển của đất nước, đưa Việt Nam thoát nghèo. Tuy nhiên, ai cũng nhận thấy ViệtNam về mọi mặt đang thua kém quốc tế rất nhiều, thậm chí có nguy cơ tụt hậu sovới cả những nước được xem là đứng cuối bảng ở Đông Nam Á. Những yếu kém đó baogồm cả giáo dục.
Bên cạnh đó, cũng cầntỉnh táo khi nhìn nhận xếp hạng của các tổ chức quốc tế.
Có những tổ chức đưa ratiêu chí xếp hạng dựa vào số lượng người đi học, số năm bình quân đi học củangười dân ở mỗi quốc gia, tỉ lệ sinh viên trên đầu dân… Căn cứ vào những tiêuchí này chắc chắn chúng ta đạt được ở mức cao.
Tuy nhiên, có những điều mà cáctổ chức bên ngoài sẽ không “nhìn” ra được. Ví dụ như, sau giai đoạn mở trườngđại học ồ ạt, tỉ lệ sinh viên/người dân của Việt Nam tăng cao nhưng chính việcphát triển quy mô ồ ạt này đang làm chất lượng giáo dục đại học trở nên sa sút…
- GS Nguyễn Minh Thuyết (nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội)
- Ngân Anh- Ghi
Xem thêm:
- "Việt Nam phải đoạn tuyệt với đánh giá kiểu PISA"
- Nghiên cứu mới gây tranh luận về giáo dục Phần Lan
- Cần điểm số cao hay hạnh phúc trẻ thơ?
- 'VN xếp thứ 12 giáo dục toàn cầu, tôi rất ngạc nhiên'
- Việt Nam vượt Mỹ, Úc xếp thứ 12 bảng xếp hạng GD toàn cầu