Bệnh Lyme dễ bị nhầm với cúm sau khi người mắc bị bọ ve đốt
2025-04-02 18:29:38 Nguồn:NEWS Tác Giả:Giải trí View:509lượt xem
Bệnh Lyme gây ra tình trạng viêm nhiễm sau khi người mắc bị bọ ve đốt.
Bệnh nhân có thể bị chẩn đoán nhầm vì các triệu chứng ban đầu giống như cúm. Xét nghiệm máu không phải lúc nào cũng cho kết quả chuẩn xác,ệnhLymedễbịnhầmvớicúmsaukhingườimắcbịbọveđốmanu đặc biệt là ở giai đoạn đầu.
Vết phát ban ở người mắc bệnh Lyme. Ảnh: Euractiv
Một quan niệm sai lầm phổ biến là bệnh có thể được phân biệt bằng phát ban mắt bò. Theo đó, người nhiễm bị mẩn đỏ ở vùng bị bọ ve cắn. Vết mẩn có hình tròn màu đỏ với khoảng trắng hoặc đỏ đậm hơn ở giữa.
Tuy nhiên, trên thực tế, khoảng một phần tư số bệnh nhân không bị bất kỳ tổn thương da nào.
Chia sẻ trên BMJ Global Health, các nhà khoa học từ Trung Quốc ước tính 14,5% dân số thế giới đã mắc bệnh.
Họ đã phân tích 89 nghiên cứu về bệnh Lyme bao gồm các xét nghiệm máu của hơn 158.000 người. Nhóm tác giả nhận định, số ca bệnh dường như đang gia tăng nhưng cho biết, kết quả mang tính sơ bộ và cần các nghiên cứu sâu hơn.
Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, số ca mắc bệnh Lyme đã tăng 44% từ năm 1999 đến năm 2019.
Triệu chứng ban đầu giống như cúm
Các triệu chứng đầu tiên của bệnh Lyme bao gồm sốt, mệt mỏi kéo dài, nhức đầu, đau nhức cơ và khớp, sưng hạch bạch huyết.
Hầu hết những người bị phát ban do bệnh Lyme sẽ có tổn thương màu đỏ trên da, đường kính khoảng 5cm. Các bác sĩ có thể dựa vào biểu hiện phát ban để chẩn đoán tình trạng bệnh mà không cần xét nghiệm máu.
Bệnh lây truyền qua bọ ve. Ảnh minh họa: Medical News Today
Vi khuẩn lây lan bệnh qua bọ ve
Bệnh Lyme lây lan do bọ ve bị nhiễm bệnh. Chúng có thể bám vào bất kỳ bộ phận nào của cơ thể con người để truyền vi khuẩn gây bệnh Lyme nhưng thường được tìm thấy ở bẹn, nách và da đầu.
Không phải tất cả các vết cắn của bọ ve đều truyền vi khuẩn gây bệnh Lyme. Vết cắn của bọ ve không nhiễm bệnh cũng như các côn trùng hoặc nhện cũng không lan rộng ra.
Các biến chứng
Nếu vết cắn bị nhiễm trùng và không được chữa, hoặc điều trị không hiệu quả, vi khuẩn có thể di chuyển theo đường máu và gây phát ban ở các bộ phận khác của cơ thể.
Các biến chứng bao gồm viêm tim, suy giảm nhận thức, xệ mặt, viêm màng não, sưng đầu gối và viêm khớp.
Lúc này, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng xét nghiệm máu để phát hiện các kháng thể chống lại vi khuẩn. Theo CDC Mỹ, chẩn đoán sớm và điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể ngăn ngừa bệnh Lyme trở nặng.
An Yên(TheoInsider)
Thế giới sắp chạm mốc 8 tỷ ngườiNgày 15/11 tới đây, dân số toàn cầu dự kiến sẽ đạt 8 tỷ người, theo Dự báo dân số thế giới năm 2022 do Liên Hợp Quốc công bố ngày 10/7.
Một giây thêm vào đồng hồ từng khiến nhiều website gặp lỗi. Ảnh: NASA.
“Thật khó tin. Sau hơn 20 năm thảo luận, cuối cùng chúng tôi cũng đưa ra một thỏa thuận chính thức”, Patrizia Tavella, Giám đốc ban quản lý thời gian tại BIPM nói. Elizabeth Donley, Giám đốc tại phòng đo lường thời gian và tần số tại Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ (NIST), thì nhận xét đây là một thời khắc lịch sử của nhân loại.
Theo New York Times, Trái Đất không quay theo một nhịp độ đều đặn. Để thời gian trên đồng hồ vẫn trùng khớp với sự vận động của Trái Đất, đặc biệt là để các nhà thiên văn học quan sát được chính xác, người ta thêm một giây nhuận vào khi cần thiết.
Từ năm 1972 đến nay, giây nhuận được thêm tổng cộng 27 lần. Khác với năm nhuận, giây nhuận được thêm vào cùng một thời điểm trên toàn thế giới và lần gần nhất là vào giây cuối cùng của ngày 31/12/2016 theo Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC).
Tại thời điểm 23 giờ 59 phút 59 giây ngày 30/6 hoặc 31/12, đồng hồ UTC sẽ thêm một giây thành 23 giờ 59 phút 60 giây, thay vì 0 giờ 0 phút 0 giây ngày tiếp theo. Việc này giúp giữ độ lệch của UTC so với Giờ Quốc tế (UT1), được đo dựa trên chuyển động quay của Trái Đất không quá 0,9 giây.
Những “thảm họa tính toán” chỉ vì giây thứ 61
Tuy nhiên, giây nhuận là một vấn đề gây đau đầu cho giới công nghệ trong suốt 5 thập kỷ qua. Rất khó để con người dự đoán giây nhuận cần được thêm vào tiếp theo. Vì thế, mạng lưới máy móc không thể chuẩn bị trước thay đổi này. Thay vào đó, mỗi mạng lưới sẽ có cách thức riêng để thêm giây thứ 61 trên đồng hồ, không đồng bộ với nhau.
Các hệ thống máy móc hiện đại cũng hoạt động dựa trên mạng lưới quản lý thời gian siêu chuẩn, chính xác đến từng mili giây. Chúng quen sử dụng đồng hồ không có giây nhuận để lên lịch cho các hoạt động được hẹn giờ trước, chẳng hạn như cập nhật phần mềm hay bổ sung dữ liệu.
Vì vậy, giây nhuận được thêm vào sẽ khiến hệ thống viễn thông, truyền tải năng lượng, giao dịch tài chính và các dịch vụ trọng yếu khác sụp đổ trong phút chốc chỉ vì không thể đồng bộ dữ liệu thời gian.
Hiện tượng giây nhuận xảy ra không theo chu kỳ nhất định. Ảnh: AP.
Năm 2012, giây nhuận khiến hàng loạt sản phẩm công nghệ gặp sự cố như diễn đàn Reddit, Mozilla, LinkedIn, Yelp và dịch vụ đặt vé máy bay Amadeus. Năm 2017, lỗi hệ thống của Cloudflare vì bổ sung giây nhuận khiến website của nhiều khách hàng ngừng hoạt động
Một trong những sự cố thời gian đáng nhớ nhất là Y2K, khi các máy tính, vi mạch đồng hồ điện tử thời ấy chỉ dùng 2 số cuối của năm thay vì 4 số để tiết kiệm dung lượng lưu trữ. Khi chuyển giao sang thế kỷ mới, mọi hoạt động sử dụng máy tính và vi mạch đồng hồ điện tử bị đảo lộn bởi máy tính sẽ không thể phân biệt năm 2000 với 1900 do giá trị hiển thị là 00.
Do đó, một hệ thống thời gian không chính thức đã xuất hiện, thay thế Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC). Việc loại bỏ giây nhuận sẽ giúp UTC tiếp tục được sử dụng đồng bộ, rộng rãi ở khắp nơi. “Vấn đề quan trọng là chúng ta cần đảm bảo rằng thời gian luôn là một đại lượng được thống nhất trên toàn cầu”, Judah Levine, nhà vật lý học tại NIST khẳng định.
Trước đó, hồi tháng 8, nhiều công ty công nghệ lớn như Google, Microsoft, Meta và Amazon cùng tuyên bố chiến dịch vận động loại bỏ giây nhuận. Các hãng công nghệ lập luận chèn giây nhuận gây ra nhiều vấn đề như mất kết nối Internet, các sự cố nghiêm trọng hơn so với lợi ích mà nó mang lại. Các công ty cũng cho rằng chèn giây nhuận là vô ích, bởi tốc độ quay thực tế của Trái Đất không thay đổi nhiều trong lịch sử.
(Theo Zing)
" alt=""/>Thế giới sắp loại bỏ giây thứ 61 trên đồng hồ