Ngày 5/8 tới đây,ửlýviphạmgiaothôngquavideođăngtảitrêtin pháp luật Thông tư 65/2020/TT-BCA ngày 19/6/2020 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy định tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông (CSGT) chính thức có hiệu lực.
Thông tư 65/2020/TT-BCA thay thế Thông tư số 01/2016/TT-BCA ngày 4/1/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT.
Theo đó, Cục Cảnh sát giao thông bố trí lực lượng, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường cao tốc đi qua địa giới hành chính từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Cảnh sát giao thông có quyền xử lý vi phạm giao thông qua video đăng tải trên Facebook. |
Trường hợp cần thiết, tổ chức lực lượng thực hiện hoặc chủ trì, phối hợp với công an các đơn vị, địa phương, các lực lượng liên quan thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm soát được Bộ trưởng Bộ Công an, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông phê duyệt trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi toàn quốc.
Đáng chú ý, Thông tư 65 quy định Quyền hạn của CSGT trong tuần tra, kiểm soát như được dừng các phương tiện giao thông đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
CSGT được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật; Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, CSGT đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.
CSGT được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an; Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ách tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt, CSGT được tiếp nhận, xử lý vi phạm thông qua thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được tiếp nhận từ quá trình ghi, thu từ các thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân; Thông tin vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội. Những thông tin, hình ảnh này sẽ làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm hành chính phải phản ánh khách quan, rõ về thời gian, địa điểm, đối tượng, hành vi vi phạm.
Sau khi tiếp nhận thông tin, hình ảnh, cán bộ CSGT phải xem xét, phân loại và báo cáo thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền. Trong trường hợp thông tin, hình ảnh phản ánh hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang diễn ra trên tuyến, địa bàn phụ trách, cán bộ CSGT tổ chức lực lượng dừng phương tiện giao thông, kiểm soát, phát hiện vi phạm, xử lý theo quy định.
Trường hợp không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát hoặc hành vi vi phạm được phản ánh đã kết thúc, CSGT thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật; Trường hợp không thuộc tuyến, địa bàn phụ trách của đơn vị thì thông báo cho đơn vị CSGT có thẩm quyền thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thông tin, hình ảnh phản ánh đúng, xác định có hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính.
Theo VOV
Từ 1/7, xử phạt vi phạm giao thông phải nhập bằng phần mềm
Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông cho biết, từ hôm nay (1/7), các quyết định xử phạt vi phạm giao thông phải nhập vào phần mềm và người dân có thể ngồi nhà nộp phạt vi phạm này.