Khi được hỏi về đấu pháp giúp Olympic Mông Cổ có bàn sớm trong hiệp hai, HLV Ichiro cho biết: “Tôi nói với các cầu thủ của mình rằng đừng bỏ cuộc. Từ trước trận, tôi nói họ phải thi đấu 100%, phải đoàn kết, làm việc cùng nhau. Rõ ràng Việt Nam là đối thủ không hề dễ dàng buộc chúng tôi phải cố gắng hết sức".
Thua 2-4 trước Olympic Việt Nam, cơ hội đi tiếp của Mông Cổ gần như không còn khi gặp hai đối thủ rất mạnh sắp tới là Saudi Arabia và Iran.
" alt=""/>Kết quả Olympic Việt Nam 4Về phía Israel, Tel Aviv từ chối đưa ra bình luận về vụ việc. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định rằng hệ thống tình báo của Israel có vai trò rất lớn trong vụ tấn công nhắm vào ông Haniyeh.
"Mọi người đều biết Israel có rất nhiều điệp viên ở Iran. Việc thủ lĩnh Hamas bị tấn công chính xác khi đang nghỉ ngơi đã thể hiện rõ chiều sâu của hệ thống tình báo Israel", bà Agnes Levallois, Phó chủ tịch Viện nghiên cứu Địa Trung Hải và Trung Đông (IREMMO) nhận xét.
Trong khi đó, ông Ronen Solomon, chuyên gia phân tích an ninh và tình báo Israel, nhấn mạnh rằng vụ ám sát ở Tehran là một vấn đề lớn với Iran. Không giống như các thủ lĩnh quân sự Hamas, ông Haniyeh là nhân vật thường xuyên xuất hiện trước công chúng, nhưng chỉ có 1 vệ sĩ theo kèm khi tới Iran.
Đồng tình với quan điểm này, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ảrập và Địa Trung Hải (CERMAM) Hasni Abidi cho rằng Iran đang không thể bảo vệ tốt các khách mời của lãnh tụ tối cao hay chính phủ.
Theo Turkiye Today, nguyên nhân khiến Iran không thể ngăn chặn vụ ám sát thủ lĩnh Haniyeh là tổng hợp bởi nhiều yếu tố, bao gồm công nghệ quân sự và khả năng tình báo.
Dù chưa được xác nhận chính thức, nhưng đã có những báo cáo cho rằng vụ tấn công được thực hiện bằng một tên lửa dẫn đường phóng từ bên ngoài lãnh thổ Iran. Đáng chú ý, Israel sở hữu tất cả các phương tiện để thực hiện những vụ tập kích kiểu này, bao gồm: tiêm kích F-35I Adir, máy bay cảnh báo sớm (AEW&C), tên lửa tầm xa độ chính xác cao.
Về phía Tehran, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) sở hữu một loạt hệ thống phòng không nội địa và do nước ngoài sản xuất như Raad, Mersad, Ya Zahra-3, Khordad, Bavar-373 hay Madjid. Nhưng các hệ thống này đều không có khả năng đánh chặn các tên lửa dẫn đường có độ chính xác cao.
Hồi đầu tháng 4 năm nay, Israel từng dùng tên lửa tầm xa để bắn nổ một trạm radar S-300 ở miền Trung Iran. Lực lượng tình báo Israel được cho là đã triển khai một UAV cỡ nhỏ từ bên trong lãnh thổ Iran để làm rối loạn các hệ thống phòng không của Tehran, qua đó giúp tên lửa dễ dàng đánh trúng mục tiêu.
Đã có hàng chục năm đứng trên bục giảng, tôi cho rằng những hành vi vi phạm về mặt đạo đức, nhân cách, lối sống của học sinh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau: tâm sinh lý của tuổi mới lớn khiến học sinh thường hiếu động, bồng bột dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ, nhằm khẳng định và thể hiện mình...
Điều này có thể xuất phát từ sự thiếu quan tâm, chăm sóc cũng như thiếu khả năng duy trì những mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình. Bên cạnh đó, phải kể đến việc thiếu đồng bộ trong quá trình tổ chức giáo dục học sinh giữa nhà trường với các tổ chức xã hội, sự du nhập của các luồng văn hoá độc hại, trò chơi điện tử bạo lực...
Thầy cô chưa đủ thấu hiểu, cảm thông
Từ thực tế này, yêu cầu đặt ra là làm sao để những kiến thức ở trên lớp mà học sinh tiếp nhận được trở thành những kỹ năng, hành động đẹp và đúng đắn trong cuộc sống? Làm sao các em có thể tự bảo vệ chính bản thân trước những tác động bởi cái xấu và các tệ nạn trong xã hội?
Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn thấm nhuần quan niệm không có học sinh cá biệt, chỉ có học sinh chưa ngoan, do thầy cô chưa đủ thấu hiểu, cảm thông và bao dung. Mỗi học sinh đều có những câu chuyện riêng, nếu các em có xu hướng nổi loạn, hẳn xuất phát từ nhiều lý do.
Suốt chặng đường đồng hành cùng học sinh, tôi luôn cố gắng dành tình cảm chân thành, không đem sự cấm đoán cứng nhắc để thay đổi các em.
Có lẽ, chính sự chân thành của tôi đã “cảm hoá” được nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Từ những cậu bé, cô bé ngỗ ngược, ham chơi, các em đã dần trở nên ngoan ngoãn, chỉn chu học hành, cha mẹ yên tâm.
Hạnh phúc của một người thầy đôi khi đến từ những điều giản dị như thế.
Tôi từng có khoảng thời gian công tác trong ngành giáo dục tại Nhật Bản và nhận ra rằng việc rèn luyện nhân cách, đạo đức rất được chú trọng trong nền giáo dục ở quốc gia này. Quá trình này được thực hiện từ sớm và gần như xuyên suốt chặng đường học tập của mỗi học sinh.
Học sinh tại Nhật được học “làm người” không phải từ các lời thuyết giảng giáo điều, sách vở mà xuất phát từ vô số trải nghiệm thực tế ở trường lớp, ở nhà và xã hội. Lâu dần, các kỹ năng này được thẩm thấu tự nhiên, trở thành thước đo chuẩn mực, góp phần nuôi dưỡng nhân cách con người.
Thay vì phải xây dựng những giờ học đạo đức riêng biệt, người Nhật lại cho rằng tất cả các tiết dạy, giáo viên đều có nhiệm vụ giáo dục đạo đức.
Việc dạy kỹ năng sống cũng như bài học làm người diễn ra trong mọi hoạt động hàng ngày chứ không chỉ nằm trong sách vở; không phải học thuộc, mà phải rèn luyện thực hành hàng ngày để hình thành những thói quen tốt, từ thói quen ấy sẽ trở thành những hành động tự nhiên, lâu dần trở thành tố chất của mỗi con người.
Hoặc như trường hợp của cháu tôi đang học tại Phần Lan. Theo anh chị tôi chia sẻ thì giáo dục tiểu học ở đây hướng đến sự công bằng. Chính vì thế khi giảng dạy, họ rất ít khi tạo áp lực học tập cho học sinh, không thúc đẩy để các em trở thành người giỏi nhất, mà chỉ muốn trẻ tiếp cận giáo dục theo cách riêng của từng em.
Tại Phần Lan, cháu tôi thường đi học muộn hơn hầu hết các nước khác và có rất nhiều hoạt động chân tay trong lớp học như vẽ, chơi nhạc, nặn đất sét. Sự hợp tác, làm việc nhóm cũng được đề cao khi học tập, giúp trẻ em yêu thích việc đến trường hơn, thay vì áp lực thi cử và điểm số.
Từ những trải nghiệm của bản thân và câu chuyện thực tế ở nước ngoài, tôi cho rằng việc rèn luyện nhân cách, giáo dục đạo đức cần được thực hiện ngay từ khi học sinh còn nhỏ tuổi.
Các em học sinh nên được thực hành theo tấm gương từ các thầy cô giáo trong các hoạt động hàng ngày về các quy tắc ứng xử, nề nếp một cách kỹ lưỡng. Điều này sẽ góp phần mang đến hiệu quả cao cho giáo dục.
Hàng Thị Minh Hiệp (Trường CĐ Lý Tự Trọng, TP.HCM)
Những năm qua, đặc biệt là thời gian gần đây, những biểu hiện lệch lạc về hành vi, đạo đức trong học sinh, giáo viên và cả phụ huynh thể hiện ngày càng nhiều. Xã hội dần nhận ra kết quả học tập hay điểm các cuộc thi cao ngất ngưởng dù đem lại sự tự hào và được coi trọng trong nhà trường nhưng thực ra không có giá trị bền vững, không đem lại cho học sinh những phẩm chất, kỹ năng cần thiết trong "trường đời" sau này. Trong khi đó, đạo đức, tình yêu thương, sự trung thực, khả năng sáng tạo, phản biện và nhiều kỹ năng mềm khác lại thực sự thiếu vắng trong môi trường học đường hiện nay. Ban Giáo dục Báo VietNamNet mở diễn đàn "Dạy ‘làm người’ trong trường học", mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả, nhằm giúp cho trẻ khi đến trường không chỉ thu nhận được kiến thức mà còn học được cách sống tự lập, đối nhân xử thế, cách làm việc chung... trong đời sống trưởng thành sau này. Ý kiến đóng góp xin gửi về bangiaoduc@vietnamnet.vn. Xin chân thành cảm ơn! |