Soi kèo phạt góc Uruguay vs Paraguay, 7h ngày 29/6

Thế giới 2025-02-05 18:03:22 13353
èophạtgócUruguayvsParaguayhngàphim se   Phong Lan - 28/06/2021 04:35  Kèo phạt góc
本文地址:http://casino.tour-time.com/news/685b198846.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo AS Roma vs Napoli, 2h45 ngày 3/2: Trở ngại lớn

- Tôi bắt đầu biết đến khái niệm "chủ tịch hội đồng tự quản" trong lớp tiểu học từ tháng 10 năm ngoái khi được mời đi thực tế về mô hình giáo dục "trường học mới" ở Việt Nam (viết tắt là mô hình VNEN).

Trường học mới là gì?

Sau khi đến một ngôi trường ở thành phố được sắp xếp lịch trước, chúng tôi tới trường tiểu học Nậm Cắn 1 ở huyện miền núi Kỳ Sơn, Nghệ An - cách Vinh 300 km - theo yêu cầu "đi không chuẩn bị trước" của một đồng nghiệp trong đoàn. Trên suốt chặng đường, ông Trần Thế Sơn, Trưởng phòng giáo dục Tiểu học hào hứng kể chuyện về chuyến đi sang Colombia (mà ông và một người khác nữa là 2 trưởng phòng tiểu học duy nhất của cả nước được mời sang Colombia) để tham khảo mô hình về vận dụng cho Việt Nam.

{keywords}
Một nhóm trưởng báo cáo kết quả tự thảo luận của nhóm trong giờ học theo mô hình VNEN

Lăn lộn nhiều với giáo dục vùng cao và gắn bó với tiểu học hơn 20 năm, ông Sơn chia sẻ: "Khi Nghệ An áp dụng mô hình VNEN, đi nhiều trường, nhất là nông thôn và miền núi, nhiều anh em thốt lên vì thấy trẻ con nhanh và khôn ra hẳn". Đến xã Nậm Cắn, anh Lầu Bá Thái, Phó Chủ tịch UBND xã chia sẻ, điều anh thấy rõ nhất ở những đứa trẻ người Mông ở đây là thay đổi thái độ từ rụt rè đến tích cực. Gần nhà anh có mấy cháu, trước đây có gặp thì cũng cắm mặt đi, không chào. Bây giờ thì biết chào hỏi và trả lời bằng tiếng phổ thông, chứ không dùng tiếng địa phương như trước.

Trường tiểu học Nậm Cắn 1 là một trong 2.508 trường áp dụng mô hình "trường học mới tại Việt Nam" (Việt Nam Escuela Nueva, viết tắt là VNEN), một dự án vay vốn Ngân hàng thế giới để làm đổi mới "căn bản và toàn diện giáo dục". Dự án đến nay đã giải ngân được hơn 70%. Điểm khác của dự án này so với nhiều dự án tiểu học trước đó là Vụ trưởng Tiểu học cũng đồng thời là giám đốc dự án.

Với các nhà quản lý giáo dục, mô hình VNEN được kỳ vọng sẽ là câu trả lời cho những đòi hỏi về đổi mới.

Theo mô hình truyền thống, học sinh làm việc cá nhân. Với mô hình "mới", học sinh sẽ làm việc theo cặp, theo nhóm hoặc tự học.

Theo mô hình truyền thống, học sinh học tập theo sự quản lý của giáo viên. Với mô hình này, học sinh tự chủ, tự chịu trách nhiệm quá trình học tập, tập làm lãnh đạo.

Theo mô hình truyền thống, học sinh quan tâm tới sách giáo khoa, giáo viên quan tâm tới sách giáo viên; giáo viên. Theo mô hình này, tài liệu học tập dùng chung cho học sinh, giáo viên và phụ huynh (hay còn gọi là tài liệu "3 trong 1").

Theo mô hình truyền thống, học sinh chủ yếu ghi nhớ, luyện tập theo mẫu. Với mô hình này, học sinh học qua trải nghiệm, giao tiếp và phản hồi.

Theo cách học truyền thống, giáo viên dạy theo số đông, áp đặt một chiều. Còn mô hình VNEN dạy theo cá thể, tương tác đa chiều.Giáo viên gợi mở, hỗ trợ học sinh tìm ra kiến thức.

Những thay đổi trên kỳ vọng đạt tới các mục tiêu: trang bị thêm nhiều kỹ năng còn thiếu của học sinh, cân đối giữa dạy chữ - dạy người. Đặc biệt, quá trình thành lập “Hội đồng tự quản học sinh” có mục tiêu giúp học sinh hiểu được quá trình bầu cử tự do, công bằng và dân chủ (những giá trị giáo dục tiến bộ) và thực hành các kỹ năng lãnh đạo.

Toàn quốc đã làm được "mô hình trường học mới"?

Mặc dù về lý thuyết, mô hình VNEN có nhiều ưu việt, nhưng không phải trường học nào, địa phương nào cũng háo hức đón nhận. Sự thành bại của mô hình phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giáo viên.

{keywords}
Trong lớp học theo mô hình VNEN, bàn ghế không kê theo 2 dãy truyền thống mà kê theo từng nhóm 4 - 6 em quay mặt vào nhau. Các em sẽ cùng thảo luận và làm bài theo nhóm, giáo viên đi quanh các nhóm quan sát, tư vấn và hỗ trợ cho học sinh tự làm.

Theo ông Nguyễn Hồng Hoa, Trưởng phòng Giáo dục huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), cả huyện có 3 trường tổ chức dạy hoc theo mô hình VNEN. Khi làm thì phải chọn hiệu trưởng "cứng tay" bởi không dễ thay đổi nếp dạy truyền thống của giáo viên, và nhất là nhận thức của người dân trong xã.

Mặc dù Hà Tĩnh đã có 48 trường nhân rộng mô hình, bà Nguyễn Thị Hải Lý, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh cho biết, việc triển khai nhân rộng là rất cần thiết, nhưng địa phương vẫn làm rất thận trọng.

Trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT giữa tháng 5 vừa qua ở Hà Giang, ông Hạng Mý De, đại diện Hội Khuyến học, nguyên giám đốc Sở GD-ĐT nêu băn khoăn mà giáo viên "không dám nói" còn phụ huynh thì "hoang mang, không hiểu gì". Đó là những thay đổi trong cách đánh giá ở bậc tiểu học theo Thông tư 30 và mô hình trường học mới. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã trấn an và gợi ý giải pháp "cần làm truyền thông để thay đổi nhận thức" nhưng xem ra chưa trấn tĩnh được gì.

Việc sửa đổi Điều lệ trường tiểu học, trong đó có chi tiết "chủ tịch hội đồng quản trị" thay cho "lớp trưởng" là chuyện chuẩn bị cho việc chuyển áp dụng đại trà toàn quốc mô hình giáo dục VNEN.

Tuy nhiên, những bài học từ việc áp dụng đại trà Thông tư 30 trong năm học sẽ đặt ra một số vấn đề cần giải quyết trước khi nhân rộng mô hình VNEN ra cả nước. Thông tư 30 - văn bản hướng dẫn cách đánh giá học sinh hiện đại - sau một năm thí điểm, khi đưa vào đại trà đã bị giáo viên phản ứng gay gắt và một trong những bài học ở đây là chính nội bộ ngành chưa "đả thông" được tinh thần cho giáo viên. Còn với mô hình VNEN thì công việc lớn hơn nhiều, không chỉ thuyết phục giáo viên, đả thông dư luận xã hội, mà quan trọng hơn là tường minh cho được dự án vay vốn ODA thực sự không phải "thừa giấy vẽ voi" như cách dư luận phản ứng những ngày qua.

Dân chủ giáo dục: "Vỏ ngôn ngữ" hay "ruột tư tưởng"?

"Dân chủ và giáo dục" nay không chỉ còn là một tiêu đề của cuốn sách dẫn nhập vào triết lý giáo dục của John Dewey - một nhà triết học, tâm lý học nổi tiếng của Mỹ. Nó đã xuất hiện trong ngôn ngữ của các nhà quản lý giáo dục Việt Nam.

Tết Ông Táo năm vừa rồi rơi vào ngày 11/2. Khi năm sắp hết, Tết sắp đến, đường xá thì đông kẹt người và tòa soạn người đã vãn để làm nghi thức Tết, bạn đọc ra đường sắm Tết, tôi lại lọ mọ đến Hội trường Nhà thi đấu Trường ĐH Sư phạm Hà Nội để nghe một Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói chuyện về đổi mới sư phạm với các sinh viên.

Nói chuyện trong hội trường chật kín chỗ ngồi liên tiếp trong 2 giờ không nghỉ, Thứ trưởng có đề câp tới tinh thần "dân chủ" của lần đổi mới giáo dục này. Trong đó, có những "việc to" như phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ tới các trường phổ thông, tới các giáo viên, thay vì dạy theo kế hoạch dạy học cứng nhắc, nhà trường sẽ tự chủ xây dựng phát triển chương trình dạy học của mình. Có những "việc nhỏ" như tổ chức lớp học ở tiểu học theo mô hình VNEN.

Cố ngồi nghe cho hết buổi diễn thuyết, tôi thầm nghĩ không biết bao nhiêu phần trăm sinh viên học được từ Thứ trưởng về bài học đổi mới, khi mà cách "giảng bài" của ông vẫn hoàn toàn truyền thống.

Tôi lại nhớ hồi tháng 7 năm ngoái, khi hỏi thông tin về những khảo sát khoa học và kết quả sau một năm làm thí điểm "không chấm điểm thường xuyên ở bậc tiểu học", câu trả lời "Kết quả tốt, không có phản hồi gì" từ người phụ trách mảng giáo dục khiến tôi không khỏi băn khoăn: Làm như vậy đã thấu đáo, thật sự dân chủ hay chưa hay vẫn là tư duy áp đặt để "chạy" cho kịp một chủ trương ra đại trà?

Tôi lại nhớ tới những lần khi đồng nghiệp của mình vất vả thế nào để thu thập các thông tin viết bài. Các nhân vật được phỏng vấn sau đó đã nhận được những phản hồi không chính thức về việc "không được mở thông tin" cho báo giới, từ những người quản lý trong ngành. Một tinh thần "đóng miệng" như vậy làm sao để tạo cơ sở về lòng tin cho cách làm việc "dân chủ".

"Chiếc áo không làm nên thầy tu. Việc thay mới hoặc bổ sung các từ ngữ như "chủ tịch hội đồng tự quản", "ban"; đến việc kê lại cách ngồi trong lớp học sẽ là những biểu hiện hình thức chưa đủ sức thuyết phục được rằng "chúng tôi sẽ cam kết đổi mới giáo dục theo tinh thần giáo dục tinh thần dân chủ, tiến bộ cho học sinh", trừ phi những người có trách nhiệm thuyết phục bằng chính hành động của mình. Đổi mới hay cải cách giáo dục, dù học theo mô hình của xứ sở nào đi chăng nữa, thì vẫn không thể rời nguyên tắc cơ bản "giáo dục làm gương".

Hạ Anh

Xem thêm

Băn khoăn chuyện tăng quyền học sinh, hạ chuẩn giáo viên tiểu học">

Lớp trưởng thành chủ tịch: 'Vỏ ngôn ngữ' hay nhiệt tâm đổi mới?

{keywords}
Sinh viên Mỹ gốc Á đang chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong các trường đại học danh giá của Mỹ

Một số người gọi đó là rào cản về chỉ tiêu chủng tộc. Họ lấy ví dụ về những sinh viên gốc Á có điểm SAT, GPA hoàn hảo nhưng lại bị các trường ưu tú từ chối. Bởi các trường đang muốn giới hạn việc nhận sinh viên gốc Á. Điều này khiến sinh viên châu Á phải đáp ứng những tiêu chuẩn cao hơn các nhóm dân tộc khác, trong đó có người da trắng.

Chính vì thế nhiều người gốc Á đã đệ đơn kiện các trường danh tiếng, trong đó có vụ kiện ngày 15/5. Một nhóm người gốc Á đã kiện Harvard và các trường Ivy khác vì chỉ tiêu chủng tộc mà nhận các ứng viên có khả năng thấp hơn các ứng viên gốc Á.

Do đó, một số gia đình tìm tới các công ty tư vấn để giúp con em họ đứng ngoài cuộc cạnh tranh này và tránh cái mà James Chen gọi là “cú sút phạt châu Á” trong tuyển sinh.

Chen thành lập công ty tư vấn cách đây 20 năm nhằm xử lý cái mà ông gọi là sự thiên vị trong tuyển sinh. “Các cán bộ tuyển sinh đang nhìn thấy một đống người giống nhau: điểm thi cao, nhiều em chơi nhạc cụ và không có ý định tham gia các môn thể thao cần nhiều thể lực hơn như bóng đá” – ông Chen nói.

Nếu như các em đến với ông từ khi còn học trung học, Chen sẽ khuyên các em nên “chuyển sang một loại nhạc cụ khác” hoặc “chơi một môn thể thao nào đó khác đi”.

Còn với bài luận, đừng viết về gia đình nhập cư của mình nữa – ông nói. “Đừng viết về chuyện gia đình bạn tới từ Việt Nam với 2 đô la trong túi, ngồi trên một chiếc thuyền ọp ẹp, rồi thoát khỏi miệng cá mập để tới đây”.

Một trong những khách hàng tới từ New York của Chen là một cô gái từng học trường công tốp đầu – nơi mà hơn một nửa học sinh của lớp là gốc Á. Cô có điểm SAT hoàn hảo, là thủ khoa, lớp trưởng, đội trưởng đội tuyển cầu lông.

Bố cô – người yêu cầu giấu tên – chia sẻ với Globe rằng ông đã liên hệ với công ty tư vấn Asian Advantage từ khi con gái đang học năm thứ 2 phổ thông. Ông và vợ di cư từ Trung Quốc tới Mỹ và con gái họ được sinh ra trên đất Mỹ. “Nói chung, chúng tôi có ấn tượng là vào đại học với người Mỹ gốc Á không hề dễ dàng” – ông nói.

Chen cho biết ông đã làm việc với cô bé này để “làm giảm chất châu Á trong hồ sơ của cô”. Cô bé chơi piano, nhưng ông khuyến khích cô tham gia biểu diễn ở nhà hát. Cầu lông không phải là một lợi thế trong hồ sơ xin học: quá nhiều học sinh châu Á chơi những môn thể thao liên quan tới vợt. Và cô cũng phải tránh nói rằng cô thích môn sinh học và muốn trở thành bác sĩ”

“Điều đó có nghĩa là cô ấy đang coi nhẹ những môn khoa học xã hội” – ông Chen nói.

Và kết quả là cô được nhận vào Harvard.

{keywords}
Coi trọng sự đa dạng hơn thành tích học tập là lý do khiến nhiều trường hàng đầu của Mỹ bị kiện

Tại Ivy Coach, nhiều lời khuyên mà Taylor đưa cho khách hàng của mình cũng giống với Chen. Anh nói với họ rằng hãy cẩn thận, đừng để bạn trông giống như một con mọt sách. “Các trường không muốn sinh viên của mình quá quan tâm tới điểm số. Họ chỉ cần những đứa trẻ thích thú với việc học tập”.

Ivy Coach cung cấp một “gói không giới hạn” có giá 100.000 USD, bao gồm hỗ trợ học sinh trong suốt năm học trung học và mọi thứ cần cho hồ sơ xin học như: bài kiểm tra, bài luận, thư giới thiệu.

Cuộc tranh luận về châu Á cũng là một khía cạnh khác trong cuộc tranh luận về tính đa dạng và đặc quyền trong giáo dục đại học. Một số trường và những người ủng hộ cho rằng tính đa dạng nên được xác định bằng những lớp học kinh tế- xã hội kết hợp, hơn là đa dạng về chủng tộc hay sắc tộc.

Nhiều người chỉ ra rằng, mặc dù người châu Á có một khuôn mẫu riêng nhưng vẫn có sự đa dạng nhất định trong đó: những người đến từ Ấn Độ, Trung Quốc hay các quốc gia Đông Nam Á khác nhau họ đều khác nhau rất nhiều.

Lại là một câu chuyện khác nếu như ở thời của phụ huynh các em. Cách đây 40 năm, Joe Chow không hề cảm thấy có rào cản khi là người châu Á. Ngược lại, điều đó có lợi cho ông.

“Đầu những năm 70, người Mỹ gốc Á vẫn là thiểu số” – ông nói. “Vì thế, chúng tôi hưởng lợi từ các phong trào dân quyền. Ông Chow tốt nghiệp ĐH Brandeis và lấy bằng MBA tại MIT.

Ông Chow và vợ, bà Selina hiện là chủ tịch hội đồng quản trị của Trung tâm Chinatown Boston. Họ khuyến khích con cái tập trung vào tiếng Anh, thuyết trình và biểu diễn.

“Gia đình chúng tôi có quan điểm hoàn toàn không giống các gia đình châu Á điển hình. Selina và tôi rất thoải mái với việc bọn trẻ được học trong một nền giáo dục đại cương tốt”.

Con gái cả của họ học ở ĐH Northwestern, con trai thì học ở Skidmore College, còn con gái út đang là sinh viên của Colby College. Một số bạn bè châu Á của họ thường hỏi tại sao họ lại “lãng phí thời gian” vào các môn đại cương hơn là toán và khoa học.

{keywords}
Luật sư của Harvard khẳng định rằng chính sự đa dạng trong các lớp học giúp sinh viên của họ chuẩn bị tốt hơn cho việc sống và làm việc trong một thế giới ngày càng đa dạng

Tại Ivy Coach, việc khó nhất đôi khi lại là làm việc với các phụ huynh. “Người gốc Á cực kỳ ganh đua lẫn nhau” – Taylor nhận xét. “Họ muốn gây ấn tượng”. Rất ít những phụ huynh này giới thiệu công ty anh với một người khác. “Không ai muốn người khác biết họ đang nhờ tới chúng tôi”.

Số sinh viên gốc Á thành tích cao nộp hồ sơ vào trường tốp đầu đã tăng vọt trong thập kỷ qua. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, người gốc Á thuộc nhóm có thu nhập cao nhất, học vấn cao nhất và phát triển nhanh nhất nước Mỹ.

Tại Princeton, 21% sinh viên niên khóa 2018 là người Mỹ gốc Á. Ở Harvard con số này là 20%. Trong khi người gốc Á chỉ chiếm khoảng 5% dân số Mỹ.

“Tôi nghĩ rằng lượng người Mỹ gốc Á thành công đã đạt đến đỉnh điểm” – Elliot Place, người điều hành công ty tư vấn giáo dục 1on1 khẳng định. Cũng giống như tất cả các sinh viên học giỏi ở mọi dân tộc, người gốc Á “biết cách đạt điểm SAT cao và họ học rất giỏi môn toán và khoa học. Tôi nghĩ rằng họ thất vọng khi những điều này không phải là điểm cộng trong hồ sơ”.

Câu hỏi được các phụ huynh, học sinh, thậm chí là cả các luật sư đặt ra là: Đây liệu có phải là phân biệt đối xử không, hay sự đa dạng đang khiến họ điêu đứng?

Trong một vụ kiện năm 2014 chống lại Harvard và ĐH Bắc Carolina, Hội Sinh Viên Đấu Tranh Vì Tuyển Sinh Công Bằng khẳng định rằng cả 2 trường này đã phân biệt đối xử với các ứng viên châu Á vì lợi ích của những sinh viên Mỹ gốc Phi và Mỹ La tinh không xuất sắc bằng họ.

Vụ kiện trích dẫn một nghiên cứu của ĐH Princeton năm 2009 về 7 trường đại học hàng đầu, trong đó các trường này nói rằng một ứng viên châu Á cần có điểm SAT trung bình 1460 mới có thể đỗ, trong khi sinh viên da trắng có trình độ học vấn tương tự chỉ cần 1320 điểm, người Tây Ban Nha cần 1190 điểm, còn người da đen chỉ cần 1010 điểm.

Luật sư của Harvard – ông Robert Iuliano đã bảo vệ chính sách tuyển sinh của trường. “Như Tòa án tối cao đã nhiều lần công nhận, một lớp học đa dạng ở nhiều khía cạnh trong đó có đa dạng chủng tộc sẽ làm thay đổi trải nghiệm giáo dục của sinh viên từ mọi nền tảng và là bước đệm để các cử nhân của chúng tôi bước ra một thế giới ngày càng đa nguyên” – ông nói.

Và không phải tất cả người Mỹ gốc Á đều ủng hộ hành động pháp lý này. “Không ai trong chúng ta tin rằng bất cứ dân tộc hay chủng tộc nào phải phụ thuộc vào các chỉ tiêu” – Karen Narasaki và Michael Yaki tới từ Ủy ban Dân quyền Hoa Kỳ khẳng định. “Không ai trong chúng ta tin rằng chỉ có điểm thi quyết định một ai đó có được gia nhập Harvard hay không. Các sinh viên còn sở hữu rất nhiều thứ ngoài điểm thi”.

Năm ngoái, Harvard nhận được 37.305 hồ sơ cạnh tranh cho 1.990 suất học niên khóa 2019. Stanford chỉ chọn 2.144 sinh viên trong số 42.487 hồ sơ.

Tại Trường Trung học Newton North – nơi mà 12% học sinh là gốc Á, tư vấn viên hướng nghiệp Brad MacGowan nói rằng ông không nghe thấy những than phiền từ sinh viên gốc Á về việc bị thiên vị. “Tôi không thấy nạn nhân nào quanh đây. Những em có ý định vào đại học đều đang rất ổn và các em biết rằng sự cạnh tranh là như nhau với tất cả mọi người”.

Tại Học viện Milton, Rod Skinner – giám đốc tư vấn hướng nghiệp của trường cũng đồng ý rằng áp lực không chỉ dành riêng cho học sinh gốc Á.

Joey Kim tới từ Chicago là một trong số sinh viên được nhận vào Harvard. Bố mẹ và em gái cậu mới tới dự lễ tốt nghiệp của Kim vào tuần trước. Kim, năm nay 23 tuổi cũng được các trường danh giá khác nhận vào, trong đó có Yale.

Đúng vậy, cậu ấy sở hữu điểm SAT hoàn hảo, GPA xuất sắc và là người chơi dương cầm đầu tiên trong dàn nhạc ở trường trung học. Kim từ Hàn Quốc tới Mỹ năm 8 tuổi khi chưa hề biết một từ tiếng Anh. Vậy điều gì đã khiến anh khác với những ứng viên Mỹ gốc Á khác?

“Tôi yêu sân khấu ở trường trung học, và đã tham gia rất nhiều vở kịch cũng như thực hiện nhiều bài thuyết trình” – cậu nói.

Kim có cảm thấy bất lợi ở các trường danh giá không khi là người châu Á? “

“Thật khó nói, bởi vì tôi vào đây thuận buồm xuôi gió. Cá nhân tôi thấy mình bị vướng vào hai cảm xúc: lo lắng về môi trường đa dạng ở đây và vui mừng khi được vào trường. Tuy nhiên, tôi cũng hiểu được cảm giác suy sụp của những người có thành tích cao mà không được nhận”.

Em gái Kim là một trong số đó. Jesscica, 18 tuổi đã nộp đơn vào 10 trường tốp đầu và được 5 trường nhận. “Tôi không được nhận vào Yale, Harvard và nằm trong danh sách chờ của Princeton” – cô chia sẻ. Và cô sẽ chọn học ĐH Pennsylvania vào mùa thu năm nay.

Mặc dù hài lòng với kết quả nhưng Jessica cũng cho biết các bạn cùng lớp có thành tích tương tự cô nhưng thuộc chủng tộc khác được nhận vào những trường đã từ chối cô. “Nhìn chung, tôi nghĩ rằng việc là người châu Á đã làm tôi tổn thương” – Jessica nói.

Nguyễn Thảo(Theo Boston Globe)

">

Trường Mỹ đề cao đa dạng, mọt sách châu Á bị từ chối

Nhận định, soi kèo Nữ Pachuca vs Nữ Club America, 8h00 ngày 4/2: Khẳng định đẳng cấp

Sau 18 tháng học, học viên MBA Việt Bỉ sẽ có 4 tháng làm dự án tư vấn cho doanh nghiệp thay cho làm luận văn tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp. Mô hình này đem lại cho các nhà quản lý trẻ những trải nghiệm thực tế hữu ích.

Mô hình đào tạo khác biệt

Chương trình Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (MBA) Việt Bỉ, hợp tác giữa Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Trường Kinh tế và Quản lý Solvay, Đại học Tổng hợp Tự do Bruxelles (Vương quốc Bỉ) là một trong các chương trình được giới chuyên môn đánh giá cao bởi nội dung hiện đại, chú trọng vào những kỹ năng ứng dụng để quản trị hoạt động kinh doanh và phát triển doanh nghiệp trong xu thế hội nhập quốc tế. Đặc biệt, những môn học của Chương trình này không chỉ giúp người học hoàn thiện tri thức, định vị bản thân trong vai trò nhà quản lý mà còn giúp họ sáng tạo ra những giá trị mới thông qua Dự án tư vấn trực tiếp tại các doanh nghiệp.

Dự án tư vấn doanh nghiệp (International Business Field Project - IBFP) là hoạt động nằm trong chương trình MBA của Cao học Việt Bỉ với mục tiêu đem lại cho học viên những trải nghiệm thực tế thông qua việc áp dụng những kiến thức đã học giải quyết một vấn đề cụ thể tại một doanh nghiệp. Cụ thể, sau khi kết thúc các môn học (sau 18 tháng) học viên sẽ có 4 tháng làm dự án tư vấn cho doanh nghiệp thay cho làm luận văn tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp như các chương trình thông thường khác. Mỗi nhóm tư vấn gồm 4 học viên dưới sự hướng dẫn của một chuyên gia tư vấn trong nước và một chuyên gia tư vấn cấp cao đến từ Vương quốc Bỉ, đồng thời là Giám đốc Dự án - Giáo sư Joseph Sadis.

Mỗi doanh nghiệp tham gia dự án sẽ được nhận 400 giờ làm việc của nhóm tư vấn trong vòng 4 tháng triển khai. Nhóm tư vấn phân tích, đánh giá khách quan về các vấn đề của doanh nghiệp đang gặp phải và sau đó đưa ra những giải pháp khả thi liên quan đến hoạch định chiến lược phát triển, tái cấu trúc, xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing, định vị và tái định vị sản phẩm…

{keywords}
{keywords}

Nhóm tư vấn học viên Cao học Việt - Bỉ tại buổi báo cáo cho Ngân hàng Vietbank

Nâng cao kỹ năng quản lý

Mô hình IBFP được thực hiện tại Bỉ từ năm 2005 và bắt đầu triển khai lần đầu tiên tại Tp. HCM vào năm 2012. Năm 2013, với sự hợp tác của các đối tác khách hàng lớn như Mazars (Pháp), Bancore (Anh), Trung tâm đào tạo I- Tổng Công ty Bưu chính Viễn Thông, Vietcombank, Traphaco, VAG International, mô hình này đã được thực hiện thành công tại Hà Nội. Năm 2014, các học viên của Chương trình đã có cơ hội hợp tác cùng các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Phú Thái, Vietbank, Việt Liên, REG Media, Khu Công nghiệp Đình Vũ, Hanvico…

Học viên sẽ được trải nghiệm thực tế thông qua các hoạt động nghiên cứu, phân tích thị trường, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp. Mỗi một dự án tư vấn sẽ không chỉ giúp cho học viên có cái nhìn tổng quan về công tác quản trị, điều hành tại doanh nghiệp mà còn giúp học viên nâng cao các kỹ năng tham mưu, hoạch định, quản trị và đào tạo của bản thân.

Trải nghiệm mô hình này, học viên Đặng Thanh Mai, cán bộ Bộ Xây dựng cho rằng "Dự án không chỉ là cơ hội để cải thiện phương pháp áp dụng các kiến thức mà còn cải thiện thái độ và các kỹ năng trong công việc". Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc cho một tổ chức quốc tế tại Hà Nội, học viên Hà Thu Nga khẳng định "Đây là một dự án đổi mới trong chương trình học, rất hữu ích cho học viên vì được trải nghiệm trong một dự án thật với vấn đề thật tại doanh nghiệp".

Dự án cũng là một cơ hội để các doanh nghiệp rà soát tổng thể về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp mình thông qua sự nghiên cứu và tư vấn trực tiếp từ các thành viên của dự án - nhóm học viên cao học dưới sự dẫn dắt của một nhà tư vấn doanh nghiệp cao cấp. Là một trong những khách hàng lớn của mô hình này và là người trực tiếp làm việc với nhóm tư vấn và nghiệm thu dự án, ông Phạm Đình Đoàn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Phú Thái cho biết "Dự án thiết thực, đem lại những kết quả phù hợp với mong đợi của doanh nghiệp".

{keywords}

Nhóm học viên Cao học Việt - Bỉ trong buổi báo cáo kết quả tư vấn cho Ông Phạm Đình Đoàn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Phú Thái, và các cán bộ tập đoàn

Ông Phạm Văn Hải, Giám đốc điều hành Hanvico tin tưởng rằng: "Đề xuất của nhóm tư vấn sau khi dự án kết thúc sẽ được doanh nghiệp áp dụng ngay trong kế hoạch chiến lược năm tới".

Trải qua 20 năm, cùng với sự phát triển và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu của Việt Nam, Chương trình Cao học Việt - Bỉ tại Hà Nội đã tổ chức thành công gần 30 lớp thông qua 5 chuyên ngành đào tạo. Cho đến nay, đã có hơn 1.000 thạc sỹ tốt nghiệp, đa số họ trở thành các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị doanh nghiệp thành đạt.

Ngày 7/7/2015 là hạn chót đợt 1 nhận hồ sơ dự tuyển Cao học Việt - Bỉ.

Thông tin liên hệ: (04) 36285711, 0902 215 566,

Web: www.isneu.edu.vn, www.solvay-mba.edu.vn

E-mail: [email protected]

Thúy Ngà

">

MBA Việt Bỉ: làm dự án tư vấn cho doanh nghiệp

{keywords}(Ảnh: Getty Images)

“Chúng tôi không đòi hỏi mọi người phải làm việc ở nhà. Chúng tôi yêu cầu được tự quyết định, cùng với nhóm và quản lý trực tiếp, loại hình công việc phù hợp nhất với mỗi người, dù đó là trong văn phòng, làm việc tại nhà hay kết hợp”.

Chương trình thí điểm quay lại văn phòng của Apple bị phản ứng dữ dội vào tháng 6/2021. Thời điểm ấy, Apple cũng phải lùi lịch do làn sóng Covid-19 vào mùa thu và mùa đông. Sau đó, công ty áp dụng cách tiếp cận theo pha để đưa nhân viên quay trở lại, bắt đầu từ tuần 1 lần và tiếp đến là 2 lần một tuần.

Lá thư của Apple Together gọi chương trình là “bước lùi về sự linh hoạt đối với nhiều người trong nhóm”. Giai đoạn cuối của chương trình sẽ có hiệu lực từ cuối tháng 5, theo đó, nhân viên phải có mặt 3 ngày/tuần vào thứ Hai, Ba và Năm.

Họ nêu ra các lý do bất mãn cụ thể với chương trình, từ việc ép nhân viên phải di chuyển không cần thiết gây lãng phí thời gian và cả nguồn lực thể chất lẫn tinh thần đến ảnh hưởng rõ rệt đến sự đa dạng.

Một trong những người tổ chức Apple Together cho biết có khoảng 200 nhân viên Apple đang tham gia vào nhóm. Nỗ lực của họ rất đáng chú ý vì lâu nay, nội bộ Apple thường diễn ra âm thầm và bí mật. Tuy nhiên, mọi thứ đảo ngược vào thời gian gần đây khi nhân viên bán lẻ tại ít nhất 2 cửa hàng Apple Store Mỹ tìm cách thành lập công đoàn, cũng như sáng kiến “Apple Too”, nơi Apple Together được sinh ra.

Ra đời tháng 8/2021 bởi hai cựu nhân viên Apple, Apple Too muốn động viên các nhân viên chia sẻ những câu chuyện về tình trạng phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính và phân biệt đối xử trong công ty để thúc đẩy thay đổi. Một trong hai người đã bị Apple đuổi việc và nói rằng mình bị trả đũa.

Theo CNN, Apple Together soạn thảo lá thứ trong những tuần gần đây sau khi một số nhân viên muốn nêu vấn đề thông qua các kênh nội bộ nhưng không thành công. Cũng có những quản lý muốn được làm việc linh hoạt và thông cảm với nhân viên nhưng càng lên cao, sự thông cảm càng ít đi.

Kết thư, nhóm mượn một câu nói nổi tiếng của cố nhà sáng lập Apple Steve Jobs. “Như Steve từng nói: ‘Không có nghĩa lý gì khi tuyển người tài về và bảo họ làm gì. Chúng ta tuyển người tài để họ bảo chúng ta phải làm gì’. Chúng tôi ở đây, những con người thông minh mà các ngài đã tuyển, và chúng tôi đang nói cho các ngài biết điều cần làm: Xin hãy ra khỏi đường của chúng tôi, không có một giải pháp phù hợp với tất cả, hãy để chúng tôi quyết định cách chúng tôi làm việc tốt nhất và để chúng tôi làm việc tốt nhất trong cuộc đời của mình”.

Du Lam (Theo CNN)

Một hãng công nghệ cho nhân viên làm việc từ xa vĩnh viễn

Một hãng công nghệ cho nhân viên làm việc từ xa vĩnh viễn

Nền tảng lưu trú Airbnb không yêu cầu nhân viên đến văn phòng làm việc, trừ một số vị trí nhất định.  

">

Bị ép quay lại văn phòng, nhân viên Apple liên minh gửi 'tâm thư'

SEA Games 31 tại Việt Nam đang nhận được sự quan tâm của cả khu vực.

Vấn đề BQTH SEA Games 31 vì thế đã trở thành mục rất "nóng" tại Hội nghị Hội đồng Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) diễn ra ngày 8/4 vừa qua với sự tham dự của 100 đại biểu các nước thành viên SEAGF. Ngoài việc thông qua biên bản phiên họp của SEAGF tổ chức ngày 7/12/2021 cùng báo cáo của các ban chức năng, cập nhật tiến độ triển khai các công việc chuẩn bị SEA Games 31 tại Việt Nam; báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức SEA Games 32 tại Campuchia, xác định chủ nhà đăng cai các kỳ SEA Games 33, 34 và 35, vấn đề đối xử công bằng với phụ nữ trong thể thao, công tác chuẩn bị kiểm tra doping tại SEA Games 31, 32, vấn đề bản quyền truyền hình tại SEA Games đã nhận được những ý kiến khác nhau của các quốc gia.

Theo Điều lệ SEA Games, bản quyền truyền hình SEA Games trên lãnh thổ của Ủy ban Olympic quốc gia nào sẽ là sở hữu độc quyền của Ủy ban Olympic quốc gia đó đồng thời bản quyền truyền hình được cung cấp miễn phí cho các đài truyền hình quảng bá của các nước trong khu vực theo đăng ký của Ủy ban Olympic các nước.

Chủ nhà Việt Nam không thu tiền bản quyền truyền hình SEA Games 31 - Ảnh 2.

SEA Games 31 thu hút truyền thông quốc tế

Trước thông tin nhiều đài truyền hình trả tiền của một số quốc gia Đông Nam Á hỏi về BQTH SEA Games 31 phát trên tất cả các hạ tầng,  Ủy ban Olympic Việt Nam sau cùng đã đề xuất với SEAGF không thu phí bản quyền truyền hình đối với truyền hình trả tiền, dịch vụ truyền thông cung cấp trực tiếp cho người dùng qua internet tại SEA Games 31.

Chủ nhà Việt Nam không thu tiền bản quyền truyền hình SEA Games 31 - Ảnh 3.

Nhiều phiên họp của SEAGF bàn về bản quyền truyền hình SEA Games 31

Việc cấp phép phát sóng SEA Games ở lãnh thổ của mỗi nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban Olympic quốc gia chủ nhà và Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á.

(Theo Người Lao Động)

Lịch thi đấu SEA Games 31 game Liên Quân Mobile

Lịch thi đấu SEA Games 31 game Liên Quân Mobile

SEA Games 31 sẽ tổ chức so tài ở 8 tựa game, với 10 bộ huy chương, trong đó game Liên Quân Mobile rất được giới trẻ quan tâm.

">

Chủ nhà Việt Nam không thu tiền bản quyền truyền hình SEA Games 31

友情链接