Soi kèo phạt góc MU vs Wolves, 2h00 ngày 15/8
(责任编辑:Bóng đá)
下一篇:Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Farense, 1h00 ngày 3/2: Đẳng cấp chênh lệch
Đây là công trình chữ viết Tiếng Việt không dấu, khác hoàn toàn so với chữ viết hiện tại. Khi nghiên cứu ra ngôn ngữ này, anh Lâm mong muốn có thể ứng dụng song song với chữ Quốc ngữ, “giúp khắc phục những hiểu lầm tệ hại khi giới trẻ nhắn tin không dấu trên Internet”.
27 năm nuôi ý tưởng chữ tiếng Việt không dấu
Anh Kiều Trường Lâm (34 tuổi), hiện đang công tác tại một công ty xuất nhập khẩu gỗ ở Hà Nội. Ngay từ khi còn bé, Lâm đã bộc lộ sự hứng thú với những con chữ. Khi ấy, cậu bé lớp 1 từng khát khao có thể sáng tạo ra một bộ chữ không dấu giống như tiếng Anh, nhưng vẫn có thể đọc và viết trôi chảy.
Đến lớp 2, Lâm bắt đầu mày mò tìm ra những con chữ với âm điệu có thể thay hoàn toàn các dấu thanh. Quá trình tìm kiếm này kéo dài đến năm lớp 10, cậu đã thành công với đề tài “Ký hiệu dấu” dành cho chữ Quốc ngữ.
Anh Kiều Trường Lâm (34 tuổi), hiện đang công tác tại một công ty xuất nhập khẩu gỗ ở Hà Nội
Với đam mê nghiên cứu ngôn ngữ, đến khi đang theo học tại một trường Kinh tế, Lâm quyết tâm thi lại và đỗ vào ngành Ngôn ngữ học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội
“Rất tiếc vì một số lý do nên mình không thể theo học ngành này. Tuy nhiên, quãng thời gian sau đó mình vẫn tiếp tục theo đuổi nghiên cứu”.
Năm 2012, Lâm tình cờ phát hiện ra đề tài “Chữ Việt nhanh” của thầy Trần Tư Bình - Hiệu trưởng Trường Văn hóa Việt Nam Marrickville ở Sydney (Úc). Anh nhận ra rằng, khi kết hợp “Chữ Việt nhanh” và “Ký hiệu dấu” sẽ cho ra “một chữ viết không dấu lưu loát lại đẹp vô cùng”. Vì thế, anh Kiều Trường Lâm đã phối hợp với tác giả Trần Tư Bình và cho ra đời chữ viết mới với tên gọi “Chữ Việt Nam song song 4.0”.
“Chữ Việt Nam song song 4.0” vốn chỉ sử dụng 26 chữ cái La-tinh, trong đó dùng 18 chữ cái La-tinh để thay thế dấu thanh và dấu phụ cho chữ Quốc ngữ.
Sự biến đổi linh hoạt giữa các vần và sự luân chuyển giữa các ký hiệu dấu đã tạo ra chữ viết có độ chính xác cao, không có trường hợp ngoại lệ, giúp người dùng đọc và viết một cách dễ dàng.
Cụ thể, một số phụ âm và nguyên âm cùng một số vần ghép đã được quy ước lại để tạo ra một chữ viết nhanh như phụ âm đầu: “f thay cho ph”, “w thay ng-ngh”, ...; một số phụ âm cuối: “g thay ng”, “h thay nh”, “k thay ch”..., hay “uyêt thay bằng ydb”, “uyên thay bằng yly”, "ương thay bằng uzo", "ướng thay bằng uzx", "ường thay bằng uzk", "ưởng thay bằng uzv", "ượng thay bằng uzh"…
Một ví dụ của “Chữ Việt Nam song song 4.0”
Về ký hiệu dấu, có 18 ký hiệu dấu dùng để thay thế các dấu thanh và dấu phụ cho chữ Quốc ngữ; trong đó “j thay dấu sắc”, “l thay dấu huyền”, “z thay dấu hỏi”, “s thay dấu ngã”, “r thay dấu nặng”.
Tham khảo quy tắc viết Chữ Việt Nam song song 4.0 TẠI ĐÂY.
Anh Lâm cho rằng, sự kết hợp này sẽ tạo ra loại chữ viết mang tính thẩm mĩ, viết nhanh hơn vì hầu hết các chữ đều ở dạng 3-4 chữ cái, rất đều nhau và bắt mắt.
Sau những nỗ lực nghiên cứu trong suốt 27 năm, đến ngày 25/3, “Chữ Việt Nam song song 4.0” của hai tác giả Trần Tư Bình và Kiều Trường Lâm sáng tạo đã chính thức được Cục Bản quyền tác giả của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch cấp giấy chứng nhận bản quyền.
“Chúng tôi không có ý định cải tiến chữ Quốc ngữ”
Ngay khi công trình “Chữ Việt Nam song song 4.0” được công bố rộng rãi, nhóm tác giả đã nhận lại nhiều ý kiến trái chiều.
Nhiều người cho rằng chữ Quốc ngữ đã gắn liền với văn hoá Việt từ lâu, không cần phải cải tiến vì vẫn dùng rất ổn; thậm chí họ tức giận "vì tiếng Việt đang bị làm phá hỏng". Nhưng anh Lâm cho biết, thực tế nhóm không có ý định cải tiến chữ Quốc ngữ.
“Ngay từ tên gọi “Chữ Việt Nam song song 4.0”, chúng tôi mong muốn đây sẽ là thứ ngôn ngữ độc lập, có thể dùng song song với chữ Quốc ngữ và ứng dụng để gõ trên Internet”.
Nhóm tác giả lý giải, hiện nay giới trẻ thường nhắn tin không dấu, đôi khi gây ra những hiểu lầm tệ hại. “Chữ Việt Nam song song 4.0” sẽ khắc phục những nhược điểm gây hiểu lầm này và tạo ra sự thống nhất cho chữ không dấu.
Ngoài ra khi áp dụng, đây sẽ là công cụ gõ nhanh, giúp tiết kiệm 25- 30% thời gian gõ chữ so với kiểu gõ telex hay bất kì kiểu gõ nào khác.
“Chữ Việt không dấu có công thức ghép hoàn hảo như công thức toán học, cho phép não của chúng ta chuyển đổi một lần duy nhất, giúp nhận biết được mặt chữ một cách trọn vẹn.
Tôi cho rằng việc thống nhất được chữ không dấu là một bước tiến mới cho ngành ngôn ngữ học. Nếu “Chữ Việt Nam song song 4.0”được ứng dụng rộng rãi sẽ là một bước ngoặt đưa tiếng Việt ra khắp thế giới. Nhiều người nước ngoài sẽ thích học tiếng Việt hơn vì giờ đây, chữ viết không còn dấu giống như tiếng Anh”, anh Lâm lý giải.
Tác giả của “Chữ Việt Nam song song 4.0” cho biết, trước đó nhiều độc giả cũng từng chỉ trích nghiên cứu của anh. Tuy nhiên, sau khi học thử chữ mới, nhiều người cảm thấy thích thú và cảm nhận được tính ưu việt mà “Chữ Việt Nam song song 4.0” đem lại.
“Đối tượng dùng thử chữ viết này bao gồm cả người lớn tuổi và thế hệ trẻ. Sau khi học thuộc công thức, họ có thể dùng rất thành thạo chỉ sau vài giờ”.
“Một cái mới ra đời bao giờ cũng có những ý kiến phản biện trái chiều. Tôi trân trọng tất cả những điều đó và kỳ vọng, thời gian sẽ chứng minh sản phẩm của tôi là hấp dẫn nếu độc giả sẵn sàng học thử và áp dụng”, anh Lâm nói.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang lấy thêm ý kiến từ các độc giả để hoàn thiện “Chữ Việt Nam song song 4.0”. Nhóm kỳ vọng chữ viết này có thể được đưa vào giảng dạy cho học sinh trong thời gian tới.
Thúy Nga
Vị giáo sư gần 30 năm đem tiếng Việt vào ĐH hàng đầu nước Mỹ
- Là người đầu tiên giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Đại học Harvard, GS Ngô Như Bình đã tạo ra một "cú huých" quan trọng, góp phần đưa tiếng Việt trở thành một thứ ngôn ngữ bình đẳng với 3 thứ tiếng Trung, Nhật, Hàn.
" alt="Chữ viết tiếng Việt không dấu được công nhận bản quyền" />Tủ đồ miễn phí của Trường THPT Quan Sơn (ảnh TG) Và thực tế là ban đầu, học sinh còn ngượng ngùng không dám ra tủ lấy quần áo về. Nhưng khi thầy cô giáo giải thích rằng ở nhà người thân vẫn còn thiếu cái mặc, các em hãy lấy về cho người thân, hàng xóm dùng thì các em đã tự ra lấy những đồ cũ mang về.
“Nói là đồ cũ, nhưng thực chất nó vẫn còn rất mới. Có những shop quần áo họ bán không hết, mẫu mã cũ nên mang đến cho nhà trường. Các em học sinh thấy hợp, vừa với mình vẫn lấy để mặc bình thường”, thầy Đạo chia sẻ.
Sau giờ lên lớp, các giáo viên lại tranh thù phân loại quần áo để đưa vào tủ (ảnh TG) Để tủ quần áo lúc nào cũng đầy, mỗi thầy cô trong trường là mỗi “tình nguyện viên” kêu gọi thông qua người thân, bạn bè, thậm chí là kêu gọi trên mạng xã hội để mọi người ủng hộ.
Bất cứ nơi nào cho đồ cũ là các giáo viên đều đón nhận. Có người ở xa cho, gửi xe lên là giáo viên lại ra đón để lấy, bất chấp mưa gió. Có những gia đình ở gần muốn cho mà không đến trực tiếp được, các thầy cô lại xuống tận nơi lấy.
“Gia đình các em khó khăn, nhà trường kêu gọi tặng quần áo cũ ngoài việc học sinh dùng còn để các em mang về cho người thân của mình. Đó dù là hành động nhỏ nhưng cũng khiến các em yên tâm học tập”, thầy giáo Đào Văn Phúc chia sẻ.
Các giáo viên trong trường đi gom đồ cũ (ảnh TG) Theo thầy Đạo, việc tặng quần áo cũ cho người nghèo tuy là việc làm nhỏ nhưng lại có giá trị nhân văn to lớn, góp phần lan tỏa những điều tốt, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người với cộng đồng và toàn xã hội.
Hiện trong tủ chứa đầy đủ các loại quần áo phù hợp cho các lứa tuổi và được sắp xếp gọn gàng. Người dân và các em học sinh trên địa bàn khi cần đều có thể đến lấy mang về sử dụng.
Học sinh sau khi uống nước xong đã tự ý thức bỏ vỏ nhựa vào nơi thu gom (ảnh TG) Không chỉ có mô hình “tủ quần áo miễn phí”, Trường THPT Quan Sơn còn có mô hình thu gom vỏ nhựa, vỏ lon trong trường.
Mô hình này tạo cho học sinh có một ý thức bảo vệ môi trường ngay chính nơi mình học tập, từ đó giúp các em ý thức hơn trong cuộc sống và xã hội.
Học sinh lập 'Siêu thị đồng phục' miễn phí, hỗ trợ bạn khó khăn
Với mong muốn giúp các học sinh có hoàn cảnh khó khăn vẫn có đủ đồng phục đi học mỗi ngày, Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương (quận Ba Đình, Hà Nội) đã xây dựng mô hình “Siêu thị đồng phục 0 đồng”." alt="Ấm áp với tủ quần áo miễn phí trong trường học vùng cao xứ Thanh" />Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 14 đã bầu ra các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021. Đây được coi là giai đoạn phát triển quan trọng, đặt nền móng để Việt Nam trở thành một nước đang phát triển có nền công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước phát triển thu nhập cao vào năm 2045.
Truyền thông châu Á đánh giá cao ban lãnh đạo mới của Việt Nam Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản và Yonhap của Hàn Quốc đánh giá tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trước đó có nhiệm kỳ Thủ tướng rất thành công, khi duy trì nền kinh tế phát triển ổn định bất chấp đại dịch Covid-19. Trang Tin nhanh kinh tế Nhật Bản đăng bài viết của Phó giáo sư Kanwashima, nguyên giảng viên trường Đại học Tokyo kêu gọi Nhật Bản tăng cường quan hệ với chính phủ mới của Việt Nam.
Phó giáo sư Kanwashima cũng kêu gọi Nhật Bản củng cố, tăng cường quan hệ hơn nữa với Việt Nam để phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Tờ báo uy tín hàng đầu The Hindu của Ấn Độ trong bài “Quốc hội Việt Nam bầu chọn Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ” điểm lại những thành tựu nổi bật của các nhà lãnh đạo mới được các đại biểu Quốc hội bầu chọn.
Bài báo nhấn mạnh Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều kinh nghiệm và thành tựu trong các cơ quan của Đảng và lĩnh vực an ninh. Trong giai đoạn giữ cương vị Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh (2011-2015), với tầm nhìn, tư duy cải cách và hành động quyết liệt, ông Phạm Minh Chính đã đưa tỉnh Quảng Ninh phát triển nhanh, bền vững. Báo dẫn lời các chuyên gia nhận định, trên cơ sở kế thừa các di sản của người tiền nhiệm, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế và đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng.
Các báo lớn của Thái Lan (Bangkok Post, Nation, The 101) đưa nhiều tin, bài phản ánh kết quả bầu chọn lãnh đạo cấp cao của Quốc hội Việt Nam. Tờ The 101 đăng bài phân tích có nhan đề “Việt Nam thế hệ thứ 15: Vượt qua thách thức và giấc mơ hùng cường”. Tác giả cho rằng, các chức danh lãnh đạo mới được bầu hội tụ nhiều yếu tố thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam giai đoạn tiếp theo, là cơ sở quan trọng giúp Việt Nam tiếp tục củng cố niềm tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài về môi trường chính trị ổn định và chính sách thu hút đầu tư minh bạch, nhất quán.
Tác giả nhấn mạnh “với kinh nghiệm, thành tựu ở cả cấp độ địa phương và trung ương, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tiếp tục thúc đẩy, hiện thực hóa khát vọng đưa Việt Nam trở thành nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”.
Trang báo ABS-CBN News của Philippines đưa tin đậm nét về lễ tuyên thệ nhậm chức của các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam, nhấn mạnh vai trò và những thành tựu cải cách nổi bật trong giai đoạn lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh của Bí thư Phạm Minh Chính. Bài báo trích đăng lại phát biểu của ông Phạm Minh Chính trong lễ nhậm chức: “Chính phủ sẽ tiếp tục kiên trì đấu tranh với tham nhũng, lãng phí và cương quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ”.
Báo điện tử ASEAN Today của Singapore đăng bài “Quốc hội Việt Nam bầu lãnh đạo nhiệm kỳ 5 năm”, trong đó viết: “Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế và ngày càng nâng cao vai trò trên trường quốc tế. Tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng này và sự lãnh đạo của đất nước, ban lãnh đạo Việt Nam cần đưa ra các chính sách mới nhằm phát huy tối đa tiềm năng của đất nước, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị ngày càng gay gắt và tác động sâu rộng của đại dịch Covid-19”.
Đức Bảo
Báo Mỹ viết về người được kỳ vọng đưa Việt Nam đến kỷ nguyên phát triển mới
Thủ tướng mới đắc cử của Việt Nam, một người có nhiều sáng kiến lớn, cùng các nhà lãnh đạo khác được kỳ vọng sẽ đưa đất nước tiến tới một kỷ nguyên phát triển mới.
" alt="Truyền thông châu Á đánh giá cao ban lãnh đạo mới của Việt Nam" />Nguyễn Thảo
" alt="Học tiếng Anh: Học thành ngữ tiếng Anh: Chủ đề trường học" />Thế hệ học trò được mã hóa bằng từ "Gen Z" có những nét riêng biệt so với các thế hệ học trò đi trước.
Do lớn lên trong sự bùng nổ của Internet, mạng xã hội, hay thiết bị di động nên thế hệ học sinh này có ưu thế vượt trội trong việc sử dụng công nghệ trong học tập. Học sinh ngày nay có thể tiếp cận với nhiều luồng thông tin trên mạng xã hội, nhiều kiến thức mới nằm ngoài phạm vi kiến thức của thầy cô nên các em có cơ hội so sánh, phản biện để tìm ra điều đúng đắn.
Ảnh: Anh Nguyễn Điều thầy cô đánh giá cao học trò ngày nay chính là sự tự tin, dám nghĩ, dám làm. Thế hệ các em coi thế giới không phải là một cái gì đó xa xôi mà nằm trong chính bàn tay của mình.
Nhưng sự tiếp cận với môi trường công nghệ và thế giới ảo cũng là nhược điểm lớn nhất của học trò ngày nay, nhất là về kỹ năng sống.
Có những kỹ năng sống rất cơ bản như phép ứng xử trong phạm vi cộng đồng, kỹ năng mềm như cách xử lí những tình huống nguy hiểm, tự chăm sóc bản thân... hầu như không được học trò quan tâm.
Người ta có thể chứng kiến hình ảnh người mẹ lớn tuổi còng lưng chở con trai đã lớn lộc ngộc đi học. Những cô học trò xinh xắn ăn uống xong vứt rác bừa bãi. Tình trạng bắt nạt trên không gian mạng diễn ra thường xuyên và khi lâm vào tình trạng đó, nhiều em không biết phải làm gì ngoài việc ứng xử tiêu cực như tự hành hạ bản thân.
Học trò ngày nay có thái độ sống tích cực do họ có sự tự tin được hỗ trợ từ sự bùng nổ của xu thế toàn cầu hóa.
Những vấn đề mà thế hệ cha anh đi trước phải đối đầu như sự khác biệt tâm sinh lý, LGBT hay phân biệt chủng tộc… đều đã được giải quyết hoặc đặt nền tảng cho sự giải quyết nên các em luôn có ý thức sống tích cực và hướng tới việc thụ hưởng thành quả của các cuộc cách mạng xã hội.
Nhưng sự lên ngôi của các thiết bị công nghệ cá nhân cũng khiến cho các giá trị truyền thống về gia đình, bạn bè cũng thay đổi. Các em đề cao cái tôi và cũng dần ích kỷ hơn. Các em rút lui vào thế giới của riêng mình được bao bọc bởi hệ thống công nghệ. Các em quen bày tỏ tình cảm qua cái icon nên khi cần bày tỏ tình cảm trong thế giới thật thì cảm thấy khó chịu. Đó là điều làm cho các thầy cô lo lắng, bởi các thầy cô hiểu rõ họ luôn thất thế trong cuộc đua tiếp cận công nghệ.
Nếu học sinh không mở lòng, giáo viên không thể cạnh tranh với một thế giới ảo siêu việt để giúp học trò vượt qua các vấn đề tâm sinh lý mà bất cứ học sinh ở thế hệ nào cũng gặp phải.
Trong quá trình dạy học cho thế hệ gen Z, thầy cô luôn là người thất thế khi sự thay đổi về công nghệ và phương pháp giảng dạy thay đổi không tính bằng ngày mà bằng giờ.
Họ còn phải chịu áp lực của thế hệ phụ huynh đang ngày càng trẻ hóa, thông minh hơn và đòi hỏi nhiều hơn.
Nhưng có một đều không thay đổi, đó là tinh thần trách nhiệm và tình thương đối với học trò, những điều mà không có bất kỳ công nghệ nào có thể thay thế được. Nó là động lực khiến cho các thầy cô có thể thay đổi chính bản thân mình để hoàn thành sứ mệnh giáo dục.
" alt="Nếu học sinh không mở lòng, giáo viên không thể cạnh tranh với thế giới ảo" />Những năm vừa qua, đặc biệt là thời gian gần đây, những biểu hiện lệch lạc về hành vi, đạo đức trong học sinh, giáo viên và cả phụ huynh thể hiện ngày càng nhiều. Xã hội đã dần nhận ra kết quả học tập hay điểm các cuộc thi cao ngất ngưởng dù đem lại sự tự hào và được coi trọng trong nhà trường nhưng thực ra không có giá trị bền vững, không đem lại cho học sinh những phẩm chất, kỹ năng cần thiết trong "trường đời" sau này. Trong khi đó, đạo đức, tình yêu thương, sự trung thực, khả năng sáng tạo, phản biện và nhiều kỹ năng mềm khác lại thực sự thiếu vắng trong môi trường học đường hiện nay.
Ban Giáo dục báo VietNamNet mở diễn đàn "Dạy ‘làm người’ trong trường học", với mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả, nhằm giúp cho trẻ khi đến trường không chỉ thu nhận được kiến thức mà còn học được cách sống tự lập, đối nhân xử thế... trong đời sống trưởng thành sau này.
Ý kiến đóng góp xin gửi về [email protected]. Xin chân thành cảm ơn!
Đơn xét tuyển của NASA chính thức mở từ tuần trước và có hạn chót vào cuối tháng 3. NASA cho biết, cuộc cạnh tranh này chắc chắc rất khốc liệt. Trong lần gần nhất tuyển phi hành gia của NASA, có đến 18.300 người nộp đơn cho 14 vị trí. Như vậy, các ứng viên phải “1 chọi 1.307”.
Lần này, các yêu cầu từ NASA có phần nghiêm ngặt hơn. Ứng viên phải là công dân Mỹ, có bằng cử nhân về Khoa học, Toán học hoặc Kỹ thuật. Thêm vào đó, NASA cũng tìm kiếm ứng viên có bằng thạc sĩ về Vật lý, Khoa học Máy tính, Sinh học hoặc ít nhất vài năm làm tiến sĩ trong một lĩnh vực nào đó. Những ứng viên là bác sĩ cũng có thể được chấp nhận.
Lần đầu tiên sau 4 năm, NASA tuyển phi hành gia mới lên Mặt trăng
Những người trúng tuyển sẽ phải tham gia chương trình huấn luyện kéo dài 2 năm của NASA. Tại đây, ứng viên phải hoàn thành khóa đào tạo về hệ thống tàu vũ trụ, hoạt động trong môi trường không trọng lực trên không trung, kỹ năng vận dụng robot, đào tạo ngôn ngữ Nga, huấn luyện sẵn sàng bay và nhiều hơn thế nữa.
“Chúng tôi đang mong đợi những ứng viên tài năng sẽ đến với chúng tôi trong kỷ nguyên khám phá mới, bắt đầu bằng chương trình Artemis lên Mặt trăng”, ông Jim Bridenstine, Giám đốc NASA nói.
Đặc biệt, trong sứ mệnh Artemis, NASA khẳng định sẽ làm nên lịch sử khi lần đầu có nữ phi hành gia đặt chân xuống Mặt trăng.
Chương trình Artemis là nhiệm vụ được thực hiện bởi NASA với mục tiêu đưa “nữ phi hành gia đầu tiên và những nam phi hành gia tiếp theo” lên Mặt trăng, đặc biệt là ở khu vực cực Nam của Mặt trăng vào năm 2024.
Trường Giang (Theo Washington Post)
Nữ khoa học gia của NASA qua đời ở tuổi 101
Kinda Johnson, nhà toán học của NASA, người được biết đến với bộ não vô cùng nhanh nhạy không khác gì một chiếc “máy tính sống” qua đời hôm 24/2, hưởng thọ 101 tuổi.
" alt="Lần đầu tiên sau 4 năm, NASA tuyển phi hành gia mới lên Mặt trăng" />
- ·Nhận định, soi kèo Al Najaf vs Al Karkh, 21h00 ngày 4/2: Khách thất thế
- ·Ẩn ý đằng sau những vạch kẻ đường kỳ quặc ở thị trấn Pháp
- ·Một đại học Australia xem xét dừng nhận học sinh 5 tỉnh của Việt Nam
- ·Khu ‘đất vàng’ sân Hàng Đẫy Hà Nội xin giao không qua đấu giá
- ·Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Rizespor, 23h00 ngày 2/2: Chủ nhà khẳng định sức mạnh
- ·Đà Nẵng trích ngân sách 550 tỷ xây nút giao 3 tầng
- ·New Zealand hỗ trợ Hải Dương khắc phục hậu quả Covid
- ·Trung tâm ngoại ngữ Yola vinh danh học viên xuất sắc
- ·Nhận định, soi kèo Buriram United vs Port FC, 18h00 ngày 2/2: Sáng kèo dưới
- ·Trường nào nhiều học sinh đạt 9 điểm trở lên môn Ngữ văn thi lớp 10 TPHCM 2024?
Việt Nam hiện xếp hàng Top ở khu vực châu Á về số trường quốc tế và trường song ngữ (hơn 100 trường, tập trung hầu hết ở TP.HCM và Hà Nội). Điều này xảy ra khi nhu cầu về các mô hình giáo dục hiện đại hơn, cá nhân hóa hơn và mang tính quốc tế hơn ngày càng tăng lên.
Lý do chọn trường quốc tế là xu hướng
Một cuộc khảo sát gần đây của tổ chức cố vấn du học Crimson cho thấy, các gia đình cho con học trường quốc tế ở lứa tuổi trung học phổ thông vì đây chương trình giáo dục toàn diện, sử dụng tiếng Anh, có bằng cấp, chứng chỉ được công nhận quốc tế như IGCSE, A Levels hay IB (Bằng tú tài quốc tế). Bên cạnh đó, trường quốc tế giúp cho học sinh được tiếp cận với một môi trường đa văn hóa hơn, hỗ trợ đắc lực trong quá trình ứng tuyển vào các trường đại học trên thế giới. Đồng thời, áp lực về thi cử nhẹ nhàng hơn cũng là một tiêu chí của các gia đình.
Chuẩn bị cho một môi trường toàn cầu không bao giờ muộn Tuy nhiên, theo đại diện Crimson Education, các gia đình cần nhìn rộng và xa hơn, để chuẩn bị đủ điều kiện cho con cạnh tranh với các bạn đồng lứa trên thế giới.
“Nhìn vào các nước trong khu vực, hầu hết các học sinh của Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc) hay thậm chí Thái Lan đều được chuẩn bị và tiếp cận với môi trường quốc tế từ rất sớm. So với số lượng 3 - 4 môn học mà học sinh Việt Nam được chọn cho chương trình A Levels thì những học sinh ở Singapore được chọn tối thiểu là 6 môn.
Trong khi đó quy trình tuyển sinh đại học trên thế giới ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Một số trường top đầu thế giới có tỷ lệ chấp nhận vào trường dưới 4%, trong khi những trường khác chỉ nhận 17% số người ứng tuyển. So với tỷ lệ chấp nhận 30 ++% vào trường đại học tốt nhất ở Việt Nam thì “cuộc chơi” để vào được một trường hàng đầu của Mỹ hoặc Anh khó hơn gấp bội lần” - đại diện Crimson Education chia sẻ.
Các nhà sáng lập của Crimson Education gặp gỡ học sinh THPT Việt Nam Vì vậy, theo Crimson Education bài toán đặt ra cho phụ huynh và học sinh là phải xác định được chiến lược sau khi học trường quốc tế và định hướng trường, ngành học phù hợp cho con sau khi tốt nghiệp THPT.
Phụ huynh cần chuẩn bị gì cho con?
Theo đại diện Crimson Education, điều trước tiên và căn bản nhất là điểm số tốt.
“Các gia đình cần biết rằng, 50% số học sinh nộp đơn vào các trường đại học top đầu Mỹ đều đạt điểm cao và có điểm SAT trên 1400. Vì vậy, học sinh cần có kế hoạch học tập rõ ràng và phải chuẩn bị sớm, ngay cả trước mỗi bậc học.” - đại diện Crimson Education cho biết.
Tuy nhiên cũng đáng lưu tâm là một số học sinh đạt số điểm tuyệt đối (1600 điểm trong bài thi SAT) lại không được nhận vào một số đại học cạnh tranh nhất thế giới.
Do đó, việc nhận thức rằng điểm số không phải là tất cả là điều mà phụ huynh cũng cần lưu ý.
“Điểm số sẽ chỉ là một con số vô tri nếu học sinh không có khả năng suy nghĩ sâu sắc về thế giới, thích khám phá và biết cách đóng góp cho xã hội. Do đó, nhiều trường đại học còn quan tâm tới thành tích các hoạt động ngoại khóa của học sinh trong hồ sơ ứng tuyển. Vì vậy, phụ huynh cần khuyến khích con tham gia các ngoại khóa ở trường, cũng như các công việc và cơ hội phát triển khả năng lãnh đạo bên ngoài trường học.” - đại diện Crimson Education nhấn mạnh.
Các học sinh thành công của Crimson Education chia sẻ về “bí kíp” ứng tuyển đại học hàng đầu của mình. Cuối cùng, một xu hướng văn minh của nhiều gia đình trên thế giới chính là tìm kiếm sự hỗ trợ từ những chuyên gia hướng nghiệp có kinh nghiệm hoặc tìm đến sự hỗ trợ với các tổ chức cố vấn du học, định hướng nghề nghiệp cho con từ sớm. Bởi việc xác định sớm về năng lực cá nhân, đam mê của học sinh dựa trên kinh nghiệm của người thành công đi trước sẽ giúp học sinh tìm thấy con đường nghề nghiệp tương lai rõ ràng hơn thay vì việc phụ huynh “thử - làm lại” và phải trả giá về thời gian, tài chính.
Crimson Education là lựa chọn của nhiều gia đình có định hướng cho con vào các trường có hàng đầu tại Anh/Mỹ.
Thông tin chi tiết: https://bit.ly/CrimsonVietnam
Lệ Thanh
" alt="Cho con học trường quốc tế, bước tiếp theo là gì?" />Băng ca áp lực âm do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nghiên cứu, thiết kế và chế tạo
Băng ca áp lực âm được cấu tạo gồm 4 bộ phận chính là băng ca khiêng bệnh nhân vào buồng chứa, buồng cách ly áp lực âm hình vòm, hệ thống điện tử và hệ thống lọc. Phần băng ca có thể chịu khối lượng lên tới 150 kg. Bên trong buồng cách ly có gắn thêm hệ thống lọc khí, giúp ngăn cản các hạt dịch siêu nhỏ chứa virus thoát ra môi trường bên ngoài.
PGS.TS. Phan Trung Nghĩa, Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, Trưởng dự án cho biết, vật liệu được sử dụng để làm ra sản phẩm có giá thành rẻ, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, dễ sử dụng, phù hợp với thời tiết, khí hậu, thể trạng của người Việt Nam và có khả năng tái sử dụng nhiều lần sau khi đã khử khuẩn toàn bộ.
“Với chiếc băng ca áp lực âm, tất cả không khí phải đi qua màng lọc hiệu suất cao mới ra ngoài được. Vì vậy, luồng không khí đi ra bên ngoài là không khí sạch. Để có thể cho ra đời được một sản phẩm hoàn thiện trong thời gian gấp rút 3 tháng, nhóm nghiên cứu đã nhận được rất nhiều tư vấn về chuyên môn từ các y bác sĩ”.
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội tặng băng ca áp lực âm đầu tiên cho hai bệnh viện
Nhận được món quà đặc biệt từ nhóm nghiên cứu Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW cho biết, sự hỗ trợ lần này là niềm mơ ước của bệnh viện từ lâu.
“Chúng tôi từng trải qua nhiều tiếng đồng hồ bên bệnh nhân Covid-19 để chăm sóc họ, đặc biệt trải qua hàng chục tiếng bay đón công dân từ Guinea về. Các thiết bị này giúp đảm bảo an toàn cho chúng tôi khi thực hiện nhiệm vụ”, ông nói.
Còn ông Jean-Marc Lavest, Giám đốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của AUF nhận định: “Tại nhiều quốc gia, vai trò của trường đại học chưa được đánh giá đúng mức. Với nhiệm vụ thúc đẩy các sáng kiến nghiên cứu và đổi mới của các trường đại học, chúng tôi cho rằng đại học thực sự là động lực phát triển của xã hội, có thể tham gia cung cấp giải pháp cho các thách thức toàn cầu".
Thúy Nga
Nam sinh Bách khoa và sáng chế cánh tay kỳ diệu giúp người khuyết tật
Có anh họ bị tai nạn lao động mất đi một cánh tay phải, Tài cùng nhóm bạn quyết tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ đọc sóng não để điều khiển cánh tay nhân tạo cho người khuyết tật.
" alt="Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tặng băng ca áp lực âm đầu tiên cho bệnh viện" />Trao biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và FPT Smart Cloud Theo biên bản ghi nhớ hợp tác được ký kết bởi lãnh đạo cấp cao nhất của hai đơn vị, FPT Smart Cloud sẽ hỗ trợ Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông (PTIT) trong định hướng và xây dựng chương trình đào tạo trí tuệ nhân tạo bậc đại học và sau đại học, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội; Đồng thời, FPT Smart Cloud hỗ trợ PTIT trong nghiên cứu khoa học chuyên sâu và chuyển giao công nghệ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Với vai trò doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, tiên phong nghiên cứu ứng dụng AI tại Việt Nam và khu vực, FPT Smart Cloud cam kết hỗ trợ PTIT trong nghiên cứu khoa học chuyên sâu và chuyển giao công nghệ lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo. Đặc biệt, tổ chức các chương trình thăm quan, hội thảo khoa học cho giảng viên, sinh viên về AI, triển khai các chương trình ươm mầm tài năng và phát triển nhân tài số cho quốc gia.
“Chúng tôi vinh dự được tin tưởng đồng hành, hỗ trợ toàn diện cho các hoạt động nghiên cứu, thực tập và chuyển giao công nghệ, giúp sinh viên trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo”, ông Nguyễn Thế Phương - Chủ tịch FPT Smart Cloud khẳng định.
Không chỉ đồng hành cùng hàng chục triệu người dùng tại 15 quốc gia trên toàn cầu, FPT Smart Cloud hướng tới trở thành "vườn ươm" cho những tài năng trẻ Việt Nam sẵn sàng bứt phá, sáng tạo và làm chủ công nghệ. Thừa hưởng nền tảng vững chắc từ Tập đoàn FPT sau 35 năm phát triển các công nghệ lõi, đơn vị đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành công nghệ thông tin Việt Nam, góp phần phát triển xã hội số.
Là trường đại học duy nhất trực thuộc Bộ TT&TT, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là một trong các trường đào tạo nguồn nhân lực ICT hàng đầu của cả nước với 25.000 sinh viên ở 2 cơ sở đào tạo tại Hà Nội và TP.HCM. Khoa AI của học viện sẽ không chỉ là nơi đào tạo những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực AI, mà còn là trung tâm nghiên cứu và phát triển những giải pháp công nghệ tiên tiến nhất, đáp ứng nhu cầu cấp bách của xã hội với nhu cầu nhân lực trong ngành AI liên tục tăng cao. Khoa mới sẽ đóng vai trò đầu tàu trong việc trực tiếp đào tạo ngành AI, đồng thời hỗ trợ đào tạo chuyên ngành AI cho các khoa khác trong trường.
Bích Đào
" alt="FPT Smart Cloud hợp tác PTIT đào tạo Trí tuệ nhân tạo chuẩn quốc tế" />Hình ảnh sau siêu bão Yagi. Ảnh: Hoàng Minh Từ ngày 11/9, hiệu trưởng, giám đốc các cơ sở giáo dục căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương và kế hoạch khung thời gian năm học 2024 – 2025 chủ động cho học sinh trở lại học tập và có kế hoạch tổ chức dạy học bù theo quy định.
Trước đó, tại Hoà Bình, Sở GD-ĐT đã ban hành Công văn số 2397 về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3. Các đơn vị, trường học tại Hòa Bình (kể cả công lập, tư thục, dân lập) cho học sinh nghỉ học và dừng tất cả các hoạt động từ ngày 7/9 đến hết ngày 9/9. Chiều 8/9, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Hoà Bình cho biết, lịch nghỉ học không có gì thay đổi, học sinh trên địa bàn vẫn thực hiện theo lịch trên.
Sở GD-ĐT các địa phương trên yêu cầu các cơ sở giáo dục khẩn trương thông báo cho học sinh, học viên và cha mẹ học sinh biết và thực hiện. Đối với các cơ sở giáo dục có học sinh nội trú, bán trú, tổ chức quản lý chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho học sinh.
Trường hợp khu nội trú, bán trú có nguy cơ mất an toàn khi thiên tai xảy ra, nhà trường chủ động thông báo tới phụ huynh học sinh đến đón con, em về nhà đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Trường hợp học sinh không có người nhà đến đón hoặc việc di chuyển có nguy cơ mất an toàn, nhà trường báo cáo chính quyền địa phương, tổ chức di chuyển học sinh đến khu vực an toàn; chuẩn bị đầy đủ thực phẩm, nước uống cho học sinh.
Trao đổi với VietNamNet, đại diện Sở GD-ĐT Vĩnh Phúccho hay, học sinh toàn tỉnh sẽ đi học lại từ ngày mai 9/9 (Thứ Hai). Trường hợp đơn nào vị qua đánh giá ảnh hưởng nặng bởi bão, chưa đảm bảo được điều kiện dạy và học sẽ cho học sinh tạm chưa đến trường.
Sở GD-ĐT Hà Nộiđề nghị các đơn vị, trường học khẩn trương rà soát, thống kê các thiệt hại (cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, tường rào, hệ thống cây xanh, cổng trường, mái tôn...) báo cáo các cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí khẩn trương khắc phục các thiệt hại do bão số 3 gây ra. Đồng thời chủ động tổ chức tổng vệ sinh trường, lớp, khắc phục hậu quả của bão; có biện pháp phòng, ngừa dịch bệnh, bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học.
Các trường đảm bảo đủ điều kiện học tập an toàn thì triển khai đón học sinh quay trở lại học tập từ ngày 9/9 theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025.
Với các trường học chưa đảm bảo đủ điều kiện học tập an toàn (do ảnh hưởng của bão số 3), trước mắt chưa tổ chức dạy học cho học sinh, đồng thời có phương án báo cáo cấp có thẩm quyền khắc phục ngay những thiệt hại do bão gây ra. Căn cứ điều kiện thực tiễn của nhà trường, sau khi khắc phục hậu quả sau bão, hiệu trưởng báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định việc tổ chức học tập trở lại của cơ sở, đảm bảo khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025.
Trong thời gian chưa tổ chức dạy học, Sở yêu cầu giáo viên đến trường để cùng các lực lượng chức năng tham gia thu dọn, tổng vệ sinh trường, lớp, khắc phục hậu quả của bão; đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch dạy bù cho học sinh.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng Đại diện Sở GD-ĐT Phú Thọcho biết, ngày mai 9/9, học sinh của tỉnh sẽ trở lại học tập bình thường.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Thái Bìnhcho hay, đến thời điểm này, tỉnh chưa có chỉ đạo gì khác về vấn đề này, đồng nghĩa với việc học sinh toàn tỉnh sẽ trở lại trường vào ngày mai.
Chia sẻ với VietNamNet, hiệu trưởng một trường mầm non ở TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương cho biết, đến thời điểm này, cơ bản nhà trường đã khắc phục xong hậu quả sau bão, sẵn sàng đón trẻ trở lại trường vào ngày mai.
"Trường bị ảnh hưởng nhiều nhưng rất may chủ yếu ngoài khu vực các lớp học. Cơ bản ngày hôm nay, tập thể giáo viên, phụ huynh và các đơn vị dân quân của phường đã hỗ trợ các trường khắc phục để chuẩn bị đón trẻ", vị này nói.
Vị hiệu trưởng cho biết đã nhận được chỉ đạo của Phòng GD-ĐT TP yêu cầu các đơn vị tiếp tục tích cực, chủ động dọn dẹp, vệ sinh phòng lớp học và đảm bảo an toàn khu vực trong và ngoài nhà trường.
Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các địa phương, trường học dọn vệ sinh trường lớp, có biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, đảm bảo sạch sẽ, an toàn khi học sinh trở lại trường và có kế hoạch dạy bù trong thời gian học sinh nghỉ học.
Phụ huynh Hà Nội 'tố' cô giáo xách tay con 13 tháng tuổi, gãy chân sau khi đi học về
Xem camera thấy con 13 tháng tuổi bị cô giáo xách bằng một tay tại lớp, đồng thời phát hiện trẻ bị gãy chân khi về nhà, vị phụ huynh ở Hà Nội báo công an, đề nghị được làm rõ." alt="Nhiều tỉnh tiếp tục cho học sinh nghỉ học sau siêu bão Yagi" />
- ·Nhận định, soi kèo Gloria Buzau vs Botosani, 21h00 ngày 4/2: Chủ nhà thắng thế
- ·Trường học ngập bùn đất sau trận lụt lịch sử ở Đà Nẵng
- ·Giận dỗi người mẹ, 2 đứa trẻ lấy trộm ô tô lái đi hơn 320km mới bị phát hiện
- ·Mâu thuẫn vì BTC thiếu trách nhiệm, Miss Universe Bahamas từ bỏ vương miện
- ·Nhận định, soi kèo Guadalajara vs Queretaro, 6h05 ngày 2/2: Khách gặp khó
- ·Báo Mỹ viết về ảnh hưởng nặng nề của Covid
- ·Thắng Lợi Group công bố dự án mới
- ·Đại học Hàn Quốc tặng iPhone để ‘hút’ sinh viên trước nguy cơ thiếu người học
- ·Nhận định, soi kèo Rio Ave vs Porto, 03h45 ngày 4/2: Khách thắng chật vật
- ·Khu rừng 60.000 năm tuổi được tìm thấy dưới đáy biển sâu