Kể về cơ duyên tìm ra giống chanh leo ngọt độc lạ của mình, ông Công cho rằng đó là một sự tình cờ. Khoảng 8 năm trước, trong một lần đọc báo, ông biết đến chanh leo là thứ quả rất tốt cho sức khoẻ nên đặt mua 10 hạt giống về trồng.
“Sau thời gian gieo trồng có 5 cây phát triển, trong đó chỉ có 3 cây cho trái. Dù tỷ lệ khá thấp nhưng cũng là tín hiệu vui để tôi có thêm động lực thử nghiệm giống chanh leo mới.
Nhiều tháng chăm sóc, chờ đợi, hồi hộp thu hoạch lứa quả đầu tiên, kết quả rất bất ngờ. Có 1 cây cho quả chín thơm lừng, phần mật (hạt và nước) ngọt thanh, không giống như những loại chanh leo khác”, lão nông mừng rỡ nhớ lại.
Trong một lần đi thăm vườn, ông thấy trái nhãn lồng chín liền hái ăn. Trong lúc thưởng thức, người nông dân này chợt nảy ra suy nghĩ táo bạo, ghép mắt chanh leo trên gốc cây nhãn lồng.
Theo ông Công, cây nhãn lồng có đặc tính dễ sinh trưởng trong môi trường nghèo dinh dưỡng, không kén đất. Nếu đem 2 cây này kết hợp với nhau sẽ cho ra giống cây có 1-0-2 với ưu điểm vượt trội.
Nghĩ là làm, nhờ sự hướng dẫn kỹ thuật ghép cây của giáo viên Trường Đại học Cần Thơ, trải qua nhiều lần thử nghiệm, đến năm 2019, lứa chanh leo gốc nhãn lồng (chanh leo ngọt) đầu tiên chính thức cho quả.
“Ăn thử mà vỡ oà trong niềm hạnh phúc, hương vị đúng như những gì tôi mong đợi. Quả vàng óng, vị ngọt thanh, thoang thoảng mùi thơm của nhãn lồng”, ông Công nói và cho biết tiếp tục ghép cây, mạnh dạn nhân rộng ra trồng 200 gốc chanh leo thành phẩm.
Ươm tạo thành công giống cây mới, ông Công cũng mạnh dạn lên mạng học hỏi, tìm hiểu phương pháp ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
“Là nông dân nên tôi mất khá nhiều thời gian tìm hiểu về công nghệ. Tôi tự mua thiết bị và lắp đặt hệ thống vòi phun tự động điều khiển từ xa bằng điện thoại thông minh. Từ đó tôi có thể chủ động tưới nước cho vườn cây ở mọi lúc, mọi nơi. Không chỉ chi phí sản xuất giảm đi đáng kể mà còn chủ động ứng phó với hạn mặn”, ông Công cho hay.
Với hơn 5.000 gốc chanh leo ngọt, ông bán ra thị trường từ 2,5 – 3 tấn/đợt (mỗi đợt thu hoạch cách nhau khoảng 2 tháng) với giá dao động từ 80.000 – 120.000 đồng/kg. Ngoài bán chanh quả, mỗi năm ông Công ghép bán khoảng 6.000 cây giống (giá dao động từ 80.000-100.000 đồng/cây).
“Thời gian gần đây, mặc dù chưa đến đợt thu hoạch nhưng khách đã đặt mua gần hết. Ngoài các đại lý tại TP.HCM và Cần Thơ, tôi còn livestream bán hàng qua mạng xã hội. Với diện tích hiện có, mỗi năm gia đình thu lãi gần 2 tỷ đồng. Tôi mong sắp tới được Nhà nước hỗ trợ, kết nối với doanh nghiệp, đưa quả chanh leo ngọt xuất ngoại”, người nông dân vui mừng nói.
Tại chương trình Tình trăm nămtập 204, bà An kể: “Hôm đó xí nghiệp hết việc làm, giám đốc yêu cầu chúng tôi vào sắp xếp lại kho hàng.
Trong lúc làm việc, tôi bất ngờ bị bọ cạp cắn. Vừa sợ, vừa đau tôi hét toáng lên. Nghe vậy, ông ấy đến giúp đỡ, đưa tôi đi đắp vết thương. Từ đó, tôi nhận thấy ông là người tốt và dần mở lòng”.
Sau lần ấy, ông bà bắt đầu hẹn hò, có những buổi đi chơi riêng với nhau. Ông Mới thường đạp chiếc xe cũ chở bà đi xem phim. Tại rạp xem phim, ông bà có với nhau nụ hôn đầu đời.
Khi tình cảm chín muồi, ông Mới quyết định cầu hôn người con gái mình yêu. Nhận thấy ông Mới yêu thương, chăm sóc mình hết lòng, bà An đồng ý.
Gia cảnh khó khăn, ông bà tổ chức đám cưới giản dị nhưng ấm áp tình thân tại nhà riêng. Gia đình hai bên tự nấu các món ăn đãi khách. Trước đám cưới ít ngày, bố mẹ ông Mới chặt tre, ngâm trong ao trước nhà.
Sau đó, bố mẹ ông Mới chẻ tre, đan từng tấm phên, làm phòng tân hôn cho con. Bà An cũng tự mua giấy báo về quét hồ, dán lên phên tre để phòng tân hôn của mình kín đáo, thẩm mỹ hơn.
Cưới xong ít hôm, đôi vợ chồng trẻ rời huyện Bình Chánh vào trung tâm thành phố mưu sinh. Tại đây, bà An bán quần áo cũ, ông Mới chạy xe ôm kiếm sống. Công việc ổn định, ông bà dần vượt qua khó khăn.
Tưởng chừng cuộc sống vợ chồng cứ thế ấm êm, thì mẹ của ông Mới bất ngờ ngã bệnh. Sau nhiều lần vào viện điều trị, bà cụ trở về nhà, cần người chăm sóc.
Vì chữ hiếu, ông Mới xin phép vợ cho mình về chăm, nuôi mẹ đau ốm. Bà An đồng ý, chấp nhận ở lại thành phố, một mình nuôi con nhỏ.
Tìm kiếm hạnh phúc kiểu tình một đêm
Thời điểm ấy, bà An vừa sinh con, phải nghỉ bán hàng nên không có thu nhập. Kinh tế gia đình chỉ trông chờ vào tiền chạy xe ôm của ông Mới. Thế nên, khi ông về quê chăm mẹ, bà An gặp nhiều khó khăn.
Để nuôi con, bà ra khu vực chợ Nguyễn Tri Phương buôn bán lặt vặt. Ở ngoại thành, ông Mới cũng tranh thủ thời gian đi làm thuê, phụ hồ để có tiền chăm mẹ, giúp vợ nuôi con.
Dù khoảng cách không quá xa, nhưng ông bà vẫn không thể thường xuyên gặp mặt. Khoảng 2 tuần một lần hoặc khi gom góp được ít tiền, ông Mới mới vào thành phố gặp vợ, thăm con.
Tuy nhiên, ông bà cũng không có không gian riêng để tâm sự vì nhà quá chật. Cả hai đành dắt nhau ra khách sạn để tìm hạnh phúc vợ chồng theo kiểu tình một đêm.
Bà An chia sẻ: “Lúc đó, nhà tôi chật lắm, lại có thêm con, nên vợ chồng không có không gian trò chuyện, tâm sự. Mỗi lần ông ấy lên thăm, chúng tôi lại phải ra khách sạn hẹn hò.
Hai vợ chồng ở với nhau một đêm, rồi sáng lại chia tay. Tôi nói vui với ông ấy đây là tình một đêm. Nhưng những đêm ấy còn hạnh phúc hơn lúc mới cưới”.
Dù sống xa nhau, nhưng ông bà không sợ chuyện “xa mặt cách lòng”. Cả hai tin tưởng, thấu hiểu và hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Sau 3 năm phải hẹn hò, gặp nhau trong khách sạn, ông bà mới được đoàn tụ.
Về sống chung, ông Mới phụ vợ buôn bán nhỏ ở chợ. Khi rảnh rỗi, ông chạy xe ôm kiếm thêm thu nhập cho đến khi lâm nhiều bệnh nặng.
Chồng bệnh, một mình bà An bên cạnh chăm sóc, thuốc thang. Vừa vất vả mưu sinh vừa chăm chồng đau bệnh, nhưng bà không một lời than vãn.
Trong đời sống hôn nhân, ông bà cũng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Khi vợ chồng có chuyện không vui hay mâu thuẫn, ông bà chọn cách im lặng chờ cho sự việc nguôi ngoai rồi tự làm lành.
Bằng cách này, gần 40 năm qua, ông bà chưa một lần cãi vã hay nứt vỡ hạnh phúc.
Bà An khẳng định ông Mới là người chồng hiền lành, thương vợ. Suốt thời gian sống chung, ông chưa một lần lớn tiếng với bà.
Trong khi đó, ông Mới biết ơn vợ đã thương yêu, chăm sóc mình khi bệnh tật. Ông tâm sự: “Nếu không có bà ấy, tôi không có ngày hôm nay.
Vì thế, tôi rất thương bà ấy. Vợ tôi có cái tâm rất tốt. Nếu có kiếp sau, tôi nguyện được yêu và trở thành vợ chồng với bà ấy thêm lần nữa”.
Lời nói của ông Mới khiến bà An không giấu được niềm vui. Bà kể thêm rằng, khi vợ chồng còn trẻ, ông Mới rất lãng mạn, tình cảm. Ông không bao giờ quên tặng hoa, quà cho bà vào những ngày lễ đặc biệt trong năm.
Bây giờ, vì nhiều bệnh và có tuổi, ông không còn lãng mạn được như trước. Tuy nhiên, tình yêu thương của ông dành cho bà vẫn vẹn nguyên như ngày đầu.
Cuối chương trình, ông Mới quay sang nhìn vợ, nói: “Thời gian qua, vợ chồng mình rất vất vả. Anh đau bệnh nhiều, nhờ em ở bên cạnh chăm sóc mà anh cố gắng vượt qua để bảo bọc, chăm sóc vợ con. Cám ơn em đã luôn sát cánh bên anh”.
Kết thúc lời cám ơn tận đáy lòng, ông tình cảm đặt lên má bà nụ hôn nồng ấm.
Tác phẩm với ca từ và giai điệu dung dị như lời tự sự, thủ thỉ qua giọng ca của NSƯT Hoàng Tùng, hiện công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, từng giành Quán quân Sao Mai 2003.
Ca sĩ cho biết, là người "có tuổi" nên đồng cảm với tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung, muốn hát về mẹ nhiều nhất có thể. Đây là tác phẩm thứ 3 anh hợp tác với nhạc sĩ sau Tôi đi, Anh sẽ đến khi bình minh.
"Âm nhạc của Nguyễn Thành Trung thiên về cảm xúc hơn là bút pháp. Hình ảnh người mẹ lam lũ, gánh gồng chăm lo cho con, gia đình hiện rõ trong tác phẩm. Tôi nhìn thấy bóng dáng của mẹ cũng như chính mình trong ca khúc và tin ai nghe cũng cảm nhận như thế”- NSƯT Hoàng Tùng bày tỏ.
NSƯT Hoàng Tùng đã nghiên cứu kỹ để thể hiện bài hát tốt nhất. Anh mời nhạc sĩ Vũ Mạnh Cường phối khí trên tinh thần semi-classical (bán cổ điển), thêm tiếng đàn bầu mềm mại, tha thiết để tác phẩm vừa sang trọng, vừa mang hồn cốt văn hóa truyền thống Việt Nam.
NSƯT Hoàng Tùng thể hiện ca khúc "Tôi thương mẹ tôi"