Steve Jobs từng nói trong bài diễn thuyết của mình năm 2007 rằng ông không ủng hộ một smartphone sử dụng bút cảm ứng. Tuy nhiên,ớisẽcóbútcảmứngnhưxem tin tức bóng đá Apple đang ấp ủ dự định đó.
Trong bài phát biểu đầu tiên của Macworld tháng 1/2007, Steve Jobs từng chế giễu: "Ai muốn một chiếc bút cảm ứng? Bạn có nó và dễ mất nó. Thật kinh khủng, không ai muốn một cây bút như vậy".
Tuy nhiên, bối cảnh công nghệ bây giờ đã thay đổi rất nhiều so với thời điểm đó. Đặc biệt là khoảng thời gian gần đây, giới công nghệ đã chứng kiến nhiều thiết bị có khả năng sử dụng bút cảm ứng rất hiệu quả.
Dòng sản phẩm Galaxy Note của Samsung là một ví dụ. Ngoài ra, Apple cũng từng phá bỏ "lời thề" của Steve Jobs bằng Apple Pencil sử dụng cho thiết bị iPad Pro của họ.
Apple sẽ ra mắt iPhone có bút cảm ứng vào đầu năm 2019. Ảnh: iDropnews
Một báo cáo mới đây của The Investor cho thấy các kỹ sư Apple đang nghiên cứu một bút cảm ứng hoàn toàn mới. Có thể thiết bị này sẽ ra mắt vào đầu năm 2019.
"Apple đang chuẩn bị ra mắt smartphone vào đầu năm 2019. Họ đang bàn bạc với các nhà sản xuất bút cảm ứng để hợp tác", một nguồn tin từ ngành công nghiệp sản xuất di động cung cấp cho The Investor.
Màn hình iPhone đang dần lớn hơn. Việc phát triển một chiếc bút cảm ứng có thể giúp họ tận dụng lợi thế về diện tích màn hình cho nhiều tính năng hơn, nhưng các kỹ sư Apple cần phải xem xét lại kích thước của Apple Pencil hiện tại. Nó cần nhỏ, nhẹ hơn, giống như S-Pen của Samsung, để đem lại trải nghiệm thú vị, tiện lợi cho người dùng.
iPhone thay đổi thế nào sau 10 năm?
Sự phát triển của thế giới công nghệ đã khiến những chiếc iPhone trở nên “thiên biến vạn hóa” gấp nhiều lần.
Ảnh: Đề thi chính thức môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2018 ở Hà Nội
Thanh Hùng
Đề Văn thi vào lớp 10 ở Hà Tĩnh năm 2018
Hôm nay 6/6, các học sinh Hà Tĩnh đã trải qua đã bài thi môn Ngữ văn trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019.
" alt="Đề thi môn Ngữ văn thi tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội năm 2018" />
Tôi là Phạm Thanh Ngà, chủ chuỗi thương hiệu Nem nướng D’ran tại TP.HCM. Trước khi bén duyên với công việc kinh doanh như hiện tại, tôi từng có thời gian làm thủy thủ tàu viễn dương và quản lý xuất nhập khẩu tại cảng Cát Lái. Ngoài 8 cửa hàng chính chủ và 2 cửa hàng nhượng quyền khắp TP.HCM, tôi cũng đưa Nem nướng D’ran lên các ứng dụng giao đồ ăn để tiếp cận đông đảo tín đồ ẩm thực.
Cách đây 6 năm, khi không còn thấy niềm vui ở công việc bàn giấy, tôi quyết định rẽ hướng sang kinh doanh. Thời điểm đó, gia đình vẫn e ngại và lo lắng vì tôi chưa từng có kinh nghiệm kinh doanh. Tuy nhiên khi bắt tay vào làm, mọi người vẫn là hậu phương vững chắc cho tôi.
Tôi khởi nghiệp với món ăn gắn liền với tuổi thơ, cũng là đặc sản gia truyền từ bà nội: Nem nướng. Gia đình tôi có tiệm Nem nướng Tư Chút nổi tiếng tại D’ran (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) đã kinh doanh hơn 5 thập kỷ, được lòng rất nhiều người dân địa phương và du khách. Tuy nhiên, khi phát triển kinh doanh ở TP.HCM, tôi muốn tạo dấu ấn riêng, đồng thời quảng bá ẩm thực quê hương nên đã chọn tên thương hiệu là Nem nướng D’ran.
Ở thời điểm bắt đầu, mọi thứ với tôi đều khó khăn vì là “tay ngang”. Từ việc quản lý đầu vào nguyên liệu, đầu ra sản phẩm cho đến quảng bá... tôi đều phải học lại từ đầu. Tôi may mắn khi có sẵn công thức nem nướng gia truyền, chỉ cần gia giảm đôi chút để hợp khẩu vị thực khách TP.HCM, còn lại những đặc trưng của món ăn xứ D’ran vẫn được giữ nguyên vẹn.
Nem nướng là món ăn không quá cầu kỳ nhưng cần nhiều nguyên liệu kết hợp. Hương vị món này hấp dẫn ở sự béo dai và thơm của xiên lụi, kết hợp hài hòa vị chua, thanh mát của rau sống và đồ chua, giòn rụm của bánh tráng chiên được cuộn lại khéo léo bằng vỏ nem cuốn và chấm ngập trong nước sốt gia truyền tạo nên từ 10 loại gia vị. Tất cả làm thành một đặc sản nổi tiếng của phố núi.
Mỗi phần ăn tiêu chuẩn của D’ran sẽ bao gồm nem nướng, bánh tráng, rau sống, chuối chát, củ sắn và cà rốt muối chua, bánh tráng chiên giòn. Với món ăn có rau sống kèm theo, việc đảm bảo nguyên liệu sạch, tươi là cực kỳ quan trọng. Vì thế, nguyên tắc đầu tiên tôi đặt ra cho món ăn của mình là phải đảm bảo yếu tố tươi ngon, sạch sẽ.
Thời gian đầu, tôi nhập rau từ chợ nhưng thấy đây không phải cách làm bền vững, tôi quyết định thay đổi. Chất lượng món ăn ở quê nhà như thế nào, tôi sẽ đem trọn vẹn hương vị đó vào TP.HCM. Vậy là tôi chọn hợp tác các cơ sở trồng rau thủy canh và hướng hữu cơ từ Đà Lạt.
Tôi cũng có một xưởng riêng tại TP.HCM để sản xuất nem nướng. Thương hiệu hoạt động theo mô hình bếp trung tâm - nơi kiểm định chất lượng và phân phối toàn bộ thực phẩm đến các cửa hàng. Đây là cách tôi kiểm soát chất lượng sản phẩm ở mọi nơi. Chuẩn đầu ra của các cửa hàng Nem nướng D’ran chính chủ và nhượng quyền là như nhau.
Sau hương vị thơm ngon, thực phẩm tươi sạch, tôi nghĩ quy cách đóng gói cũng giúp thương hiệu được nhiều thực khách yêu quý. Ngay từ lúc mới mở quán, nhận những đơn hàng đầu tiên trên ứng dụng Now Delivery mà giờ là ShopeeFood, chúng tôi xác định phải gói nem nướng bằng giấy bạc để thức ăn luôn ấm nóng. Nhờ vậy, tôi nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người dùng của ứng dụng. Thực khách tỏ ra hài lòng khi món ăn được giao tận nơi có chất lượng không thua kém khi ăn tại quán.
Việc giữ rau sống vẹn nguyên độ tươi, sạch trong quá trình vận chuyển cũng là bài toán khiến tôi cân nhắc rất lâu. Toàn bộ rau của chúng tôi đều được đóng gói hút chân không - cách tôi nghĩ ít cửa hàng nào áp dụng vì chi phí khá cao. Bản thân tôi rất vui khi nhiều thực khách hài lòng với cách đóng gói này.
Kinh doanh thời nay, việc chăm chút cho món ăn là chưa đủ. Tôi cũng khá đau đầu về vấn đề marketing trong những ngày mới mở. May mắn, việc đổ bộ lên các ứng dụng giao đồ ăn như ShopeeFood từ khá sớm giúp thương hiệu đạt được độ nhận diện cao. Nhờ sự hỗ trợ về mặt quảng bá, marketing của app đặt món mà D’ran được người dùng biết đến nhiều hơn.
Nhớ lại thời gian đầu, nhân sự của quán chỉ vỏn vẹn vài người nên đội ngũ shipper như thể là “cánh tay nối dài” của quán. Dù nắng mưa hay kẹt xe thì món ăn vẫn có thể đến được tận tay khách hàng nhờ vào những “nhân sự” áo cam hỗ trợ nhiệt tình.
Ngay cả trong thời điểm giãn cách vì Covid-19, Nem nướng D’ran vẫn có thể kinh doanh ổn định nhờ hệ thống hậu cần của các ứng dụng đặt món. Cửa hàng của tôi chỉ phải gián đoạn hoạt động trong đúng 1 tháng sau đó quay lại và tập trung vào mảng giao món online qua ứng dụng. Mô hình này xóa bỏ rào cản địa lý và giúp D’ran tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, gia tăng lợi nhuận đáng kể. Hiện, hơn 53% doanh thu của chúng tôi đến từ các ứng dụng giao đồ ăn.
Năm ngoái, Nem nướng D’ran còn được ShopeeFood vinh danh ở giải thưởng “Đóng gói hoàn mỹ”. Đây là động lực để tôi nghiên cứu thêm các giải pháp đóng gói thân thiện với môi trường, cũng như mang nhiều lợi ích hơn nữa cho người dùng.
Tôi cũng thường xuyên tham gia các chương trình khuyến mãi hàng tháng của ứng dụng này, đặc biệt vào các dịp lớn cuối năm như 11.11, 20.11 hay sắp tới là ShopeeFood 12.12. Đây là cơ hội để tôi quảng bá, gia tăng nhận diện thương hiệu với người dùng.
Có rất nhiều thực khách từ các tỉnh thành khác đã thưởng thức nem nướng D’ran và thương nhớ hương vị này. Nhiều người cũng muốn tôi mở rộng kinh doanh đến các thành phố lớn như Hà Nội hay Đà Nẵng. Kế hoạch này vẫn còn ấp ủ bởi tôi khá cầu toàn, muốn chất lượng đầu ra luôn đồng nhất. Bởi với tôi, Nem nướng D’ran vừa là thương hiệu tâm huyết của cá nhân, vừa là cách tôi chọn để gìn giữ và lan tỏa giá trị truyền thống gia đình mình.
Hành trình của tôi và cửa hàng Nem nướng D’ran là một trong số rất nhiều câu chuyện đến từ series “Tự sự quán ngon” trên ShopeeFood. Bạn có thể theo dõi thêm nhiều câu chuyện khác thuộc series để khám phá hành trình tạo ra những món ăn ngon và gia tăng trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời cho khách hàng của nhiều thương hiệu đình đám khác tại Việt Nam.
" alt="‘Tôi mang hương vị quê nhà chinh phục thực khách TP.HCM’" />
Khái niệm hệ thống giáo dục mở dường như còn rất mơ hồ...
TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên thư ký Bộ trưởng GD-ĐT cho rằng, đến nay, chúng ta chưa có bất kỳ định nghĩa chính thức nào về giáo dục mở. Khái niệm này vẫn được các học giả hiểu cảm tính.
Cá nhân ông Tiến cho rằng, hệ thống giáo dục mở là một hệ thống mà trong đó các rào cản về giáo dục được dỡ bỏ.
Theo ông Tiến, Việt Nam cũng đã có những bước đi đầu tiên về giáo dục mở, như có mạng Edunet hay trang mạng giáo dục dành cho tất cả các giáo viên có thể trao đổi với nhau về bài giảng là “Trường học kết nối”,…
“Đây là những bước đi rất quan trọng để hướng tới một hệ thống giáo dục mở, nhưng vẫn còn rất nhỏ lẻ và manh mún”, ông Tiến đánh giá.
Theo ông Tiến, có nhiều rào cản trong việc xây dựng hệ thống giáo dục mở ở Việt Nam. “Đầu tiên về nhận thức, thực sự còn mơ hồ ngay cả trong ngành giáo dục. Tiếp đó là rào cản kinh tế khi thiếu nguồn lực tài chính, bởi muốn có hệ thống giáo dục mở thì phải có những đầu tư về phần cứng, phần mềm, rồi chi phí xây dựng phát triển duy trì,…
Rào cản quan trọng là sức ì của hệ thống giáo dục. Chúng ta nói đến giáo dục mở nhưng hệ thống của chúng ta vẫn chủ yếu là một hệ thống đóng, tập trung đầu vào và hướng tới thi cử”.
Ngoài ra, là các rào cản về lợi ích như vấn đề bản quyền. “Mở thì vấn đề bản quyền phải mở, giáo khoa, giáo trình phải mở nhưng vấn đề này có liên quan đến lợi ích nên rất khó,…”.
TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên thư ký Bộ trưởng GD-ĐT. Ảnh: Thanh Hùng.
TS Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban tuyên giáo TƯ cho rằng, trong nội dung Nghị quyết chưa nêu cụ thể đầy đủ “mở” như thế nào.
“Rất tiếc là cho đến nay, đã 5 năm rồi, kể từ khi ra nghị quyết, nhưng các cơ quan liên quan vẫn chưa cụ thể hóa cho rõ nghĩa là hệ thống giáo dục “mở” bao gồm những yêu cầu và nội dung gì”.
Theo ông Hoàng, đặc điểm đầu tiên và bắt đầu của nền giáo dục mở chính là sự thoáng mở về tư duy và cơ chế quản lý trong giáo dục đào tạo, nhằm mục tiêu hình thành những con người “tự nó”, tự chủ, có năng lực tư duy độc lập, có thói quen phản biện, có bản lĩnh bảo vệ chân lý, luôn chủ động và sáng tạo, có năng lực hành động trong công việc, không bị áp đặt, thụ động, rập khuôn máy móc, chỉ biết thừa hành theo ý kiến của người khác,... Tức là hiểu đặc trưng “mở” ấy của nền giáo dục ở phương diện mục tiêu đào tạo.
Ông Hoàng cũng cho rằng, thoáng mở đầu vào để tạo cơ hội cho người học tiếp cận với các cơ sở giáo dục đào tạo khi họ thật sự muốn học cũng là một đặc điểm của hệ thống giáo dục mở.
“Tất nhiên việc thoáng mở đầu vào phải gắn với quản lý chất lượng đầu ra. Ở nước ta nhiều lúc thi vào đại học thật vất vả, nhưng vào được rồi thì gần như chắc chắn sẽ tốt nghiệp, trong khi ở nhiều nước tiên tiến, muốn học thì ghi tên để học, nhưng nếu không học nghiêm túc và tích cực thì sẽ mất thêm nhiều năm vẫn không tốt nghiệp được. Đó là hai cách làm khác nhau nhiều”, ông Hoàng nói.
Ảnh: Thanh Hùng.
Theo ông Hoàng, hệ thống giáo dục mở còn thể hiện ở sự đa dạng, linh hoạt và dân chủ về loại hình và phương thức giáo dục, đào tạo. Có các loại trường công lập, tư thục và dân lập; có trường của Việt Nam và trường của quốc tế; có đào tạo tập trung và phi tập trung; có liên tục và không liên tục; có trực tiếp và trực tuyến (qua mạng)…
“Tại nhiều nước tiên tiến, ở khu vực ĐH và CĐ, trường ngoài công lập chiếm đa số, thậm chí đến 80%, còn trường công lập chỉ số ít, nhiều nước có khoảng 20%. Nước ta thì ngược lại, công lập đến 80%, trong khi ngân sách nhà nước rất có hạn, vậy mà cứ mong muốn có một nền giáo dục đại học chất lượng cao với giá rẻ. Cần phải thay đổi tư duy và cách làm, mở mạnh cho hệ thống ngoài công lập phát triển, nhất là ở khu vực đào tạo sau phổ thông. Tạo nên một môi trường bình đẳng thật sự giữa công lập và ngoài công lập cũng là nội dung quan trọng của hệ thống giáo dục mở”, ông Hoàng nhấn mạnh.
Có lẽ cũng vì mơ hồ về “giáo dục mở” mà một đại diện đến từ một trường đại học địa phương là Trường ĐH Hà Tĩnh dù rất muốn nhưng tỏ ra rất bẽn lẽn khi đứng lên hỏi về chuyện liên quan đến “giáo dục mở”. Vị này cẩn thận rào trước “Tôi xin hỏi nhỏ”:
“Nếu như các trường đại học địa phương chúng tôi được phát triển theo hướng đại học mở với những quan điểm mở về chương trình đào tạo, ý tưởng, tuyển sinh,… thì có được không?”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: Thanh Hùng.
Lắng nghe nhiều ý kiến của các đại biểu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng không phải khi chưa thống nhất được cách hiểu thì chúng ta không làm, không đổi mới.
“Hiện nay vẫn còn rất nhiều tranh luận về triết lý của nền giáo dục Việt Nam nhưng không có nghĩa là giáo dục Việt Nam không tiếp tục phát triển. Những gì thế giới đã trở thành xu thế thì chúng ta phải theo. Cần tính đến đặc thù của Việt Nam nhưng không dựa vào đặc thù để đưa ra những mô hình không theo đúng xu thế”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh cần nhìn thẳng vào vai trò của giáo dục Việt Nam phải đổi mới và đi trước một bước.
“Chúng tôi rất đồng tình tất cả những rào cản cản trở việc thực hiện giáo dục mở cần được gỡ bỏ một cách kiên quyết. Có vô cùng nhiều dẫn chứng cho thấy chúng ta còn rất vướng”, Phó Thủ tướng nói.
Ông cũng nhấn mạnh, cần thay đổi nhận thức của xã hội về việc học tập không chỉ để lấy bằng cấp mà để biết, để làm việc, chung sống tốt hơn và để sáng tạo ra tri thức, đóng góp cho xã hội.
Thanh Hùng
Đổi mới giáo dục: Căn hầm sáng tạo nào cho ta?
Tại một trường cấp 2 Israel, có hẳn một xưởng cơ khí thu nhỏ mà làm chủ là những em học sinh ở lứa tuổi 12-13 tuổi. Ở đó, các em say sưa làm việc đến 7h tối vẫn chưa muốn về nhà.
" alt="Khó nói đến nền giáo dục “mở” khi hệ thống chủ yếu vẫn “đóng”" />
Tôi là Phạm Thanh Ngà, chủ chuỗi thương hiệu Nem nướng D’ran tại TP.HCM. Trước khi bén duyên với công việc kinh doanh như hiện tại, tôi từng có thời gian làm thủy thủ tàu viễn dương và quản lý xuất nhập khẩu tại cảng Cát Lái. Ngoài 8 cửa hàng chính chủ và 2 cửa hàng nhượng quyền khắp TP.HCM, tôi cũng đưa Nem nướng D’ran lên các ứng dụng giao đồ ăn để tiếp cận đông đảo tín đồ ẩm thực.
Cách đây 6 năm, khi không còn thấy niềm vui ở công việc bàn giấy, tôi quyết định rẽ hướng sang kinh doanh. Thời điểm đó, gia đình vẫn e ngại và lo lắng vì tôi chưa từng có kinh nghiệm kinh doanh. Tuy nhiên khi bắt tay vào làm, mọi người vẫn là hậu phương vững chắc cho tôi.
Tôi khởi nghiệp với món ăn gắn liền với tuổi thơ, cũng là đặc sản gia truyền từ bà nội: Nem nướng. Gia đình tôi có tiệm Nem nướng Tư Chút nổi tiếng tại D’ran (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) đã kinh doanh hơn 5 thập kỷ, được lòng rất nhiều người dân địa phương và du khách. Tuy nhiên, khi phát triển kinh doanh ở TP.HCM, tôi muốn tạo dấu ấn riêng, đồng thời quảng bá ẩm thực quê hương nên đã chọn tên thương hiệu là Nem nướng D’ran.
Ở thời điểm bắt đầu, mọi thứ với tôi đều khó khăn vì là “tay ngang”. Từ việc quản lý đầu vào nguyên liệu, đầu ra sản phẩm cho đến quảng bá... tôi đều phải học lại từ đầu. Tôi may mắn khi có sẵn công thức nem nướng gia truyền, chỉ cần gia giảm đôi chút để hợp khẩu vị thực khách TP.HCM, còn lại những đặc trưng của món ăn xứ D’ran vẫn được giữ nguyên vẹn.
Nem nướng là món ăn không quá cầu kỳ nhưng cần nhiều nguyên liệu kết hợp. Hương vị món này hấp dẫn ở sự béo dai và thơm của xiên lụi, kết hợp hài hòa vị chua, thanh mát của rau sống và đồ chua, giòn rụm của bánh tráng chiên được cuộn lại khéo léo bằng vỏ nem cuốn và chấm ngập trong nước sốt gia truyền tạo nên từ 10 loại gia vị. Tất cả làm thành một đặc sản nổi tiếng của phố núi.
Mỗi phần ăn tiêu chuẩn của D’ran sẽ bao gồm nem nướng, bánh tráng, rau sống, chuối chát, củ sắn và cà rốt muối chua, bánh tráng chiên giòn. Với món ăn có rau sống kèm theo, việc đảm bảo nguyên liệu sạch, tươi là cực kỳ quan trọng. Vì thế, nguyên tắc đầu tiên tôi đặt ra cho món ăn của mình là phải đảm bảo yếu tố tươi ngon, sạch sẽ.
Thời gian đầu, tôi nhập rau từ chợ nhưng thấy đây không phải cách làm bền vững, tôi quyết định thay đổi. Chất lượng món ăn ở quê nhà như thế nào, tôi sẽ đem trọn vẹn hương vị đó vào TP.HCM. Vậy là tôi chọn hợp tác các cơ sở trồng rau thủy canh và hướng hữu cơ từ Đà Lạt.
Tôi cũng có một xưởng riêng tại TP.HCM để sản xuất nem nướng. Thương hiệu hoạt động theo mô hình bếp trung tâm - nơi kiểm định chất lượng và phân phối toàn bộ thực phẩm đến các cửa hàng. Đây là cách tôi kiểm soát chất lượng sản phẩm ở mọi nơi. Chuẩn đầu ra của các cửa hàng Nem nướng D’ran chính chủ và nhượng quyền là như nhau.
Sau hương vị thơm ngon, thực phẩm tươi sạch, tôi nghĩ quy cách đóng gói cũng giúp thương hiệu được nhiều thực khách yêu quý. Ngay từ lúc mới mở quán, nhận những đơn hàng đầu tiên trên ứng dụng Now Delivery mà giờ là ShopeeFood, chúng tôi xác định phải gói nem nướng bằng giấy bạc để thức ăn luôn ấm nóng. Nhờ vậy, tôi nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người dùng của ứng dụng. Thực khách tỏ ra hài lòng khi món ăn được giao tận nơi có chất lượng không thua kém khi ăn tại quán.
Việc giữ rau sống vẹn nguyên độ tươi, sạch trong quá trình vận chuyển cũng là bài toán khiến tôi cân nhắc rất lâu. Toàn bộ rau của chúng tôi đều được đóng gói hút chân không - cách tôi nghĩ ít cửa hàng nào áp dụng vì chi phí khá cao. Bản thân tôi rất vui khi nhiều thực khách hài lòng với cách đóng gói này.
Kinh doanh thời nay, việc chăm chút cho món ăn là chưa đủ. Tôi cũng khá đau đầu về vấn đề marketing trong những ngày mới mở. May mắn, việc đổ bộ lên các ứng dụng giao đồ ăn như ShopeeFood từ khá sớm giúp thương hiệu đạt được độ nhận diện cao. Nhờ sự hỗ trợ về mặt quảng bá, marketing của app đặt món mà D’ran được người dùng biết đến nhiều hơn.
Nhớ lại thời gian đầu, nhân sự của quán chỉ vỏn vẹn vài người nên đội ngũ shipper như thể là “cánh tay nối dài” của quán. Dù nắng mưa hay kẹt xe thì món ăn vẫn có thể đến được tận tay khách hàng nhờ vào những “nhân sự” áo cam hỗ trợ nhiệt tình.
Ngay cả trong thời điểm giãn cách vì Covid-19, Nem nướng D’ran vẫn có thể kinh doanh ổn định nhờ hệ thống hậu cần của các ứng dụng đặt món. Cửa hàng của tôi chỉ phải gián đoạn hoạt động trong đúng 1 tháng sau đó quay lại và tập trung vào mảng giao món online qua ứng dụng. Mô hình này xóa bỏ rào cản địa lý và giúp D’ran tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, gia tăng lợi nhuận đáng kể. Hiện, hơn 53% doanh thu của chúng tôi đến từ các ứng dụng giao đồ ăn.
Năm ngoái, Nem nướng D’ran còn được ShopeeFood vinh danh ở giải thưởng “Đóng gói hoàn mỹ”. Đây là động lực để tôi nghiên cứu thêm các giải pháp đóng gói thân thiện với môi trường, cũng như mang nhiều lợi ích hơn nữa cho người dùng.
Tôi cũng thường xuyên tham gia các chương trình khuyến mãi hàng tháng của ứng dụng này, đặc biệt vào các dịp lớn cuối năm như 11.11, 20.11 hay sắp tới là ShopeeFood 12.12. Đây là cơ hội để tôi quảng bá, gia tăng nhận diện thương hiệu với người dùng.
Có rất nhiều thực khách từ các tỉnh thành khác đã thưởng thức nem nướng D’ran và thương nhớ hương vị này. Nhiều người cũng muốn tôi mở rộng kinh doanh đến các thành phố lớn như Hà Nội hay Đà Nẵng. Kế hoạch này vẫn còn ấp ủ bởi tôi khá cầu toàn, muốn chất lượng đầu ra luôn đồng nhất. Bởi với tôi, Nem nướng D’ran vừa là thương hiệu tâm huyết của cá nhân, vừa là cách tôi chọn để gìn giữ và lan tỏa giá trị truyền thống gia đình mình.
Hành trình của tôi và cửa hàng Nem nướng D’ran là một trong số rất nhiều câu chuyện đến từ series “Tự sự quán ngon” trên ShopeeFood. Bạn có thể theo dõi thêm nhiều câu chuyện khác thuộc series để khám phá hành trình tạo ra những món ăn ngon và gia tăng trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời cho khách hàng của nhiều thương hiệu đình đám khác tại Việt Nam.
" alt="‘Tôi mang hương vị quê nhà chinh phục thực khách TP.HCM’" />
Tôi là Kim Tuyến, một MC đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Tôi may mắn có cơ hội trải nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên trong đợt chạy thử đang diễn ra. Hiện đại, nhanh, đẹp, vô vàn góc sống ảo là những trải nghiệm mà tôi có được.
Chuyến đi của tôi bắt đầu từ ga ngầm Bến Thành (quận 1) đến ga trên cao Bến xe Suối Tiên (TP Thủ Đức). Lối xuống ga ngầm nằm tại công viên 23/9, đối diện chợ Bến Thành.
Cảm giác khi đặt chân xuống đến ga ngầm Bến Thành là sự ngạc nhiên vì không gian, màu sắc, kiến trúc đều rất đẹp và hiện đại. Dự kiến giá vé dao động khoảng 6.000-20.000 đồng mỗi lượt, tùy hình thức thanh toán và quãng đường di chuyển. Vé được bán tại quầy bán vé tự động, theo vé lượt, vé 1 ngày, 3 ngày hoặc vé tháng, tuy nhiên hành khách chưa cần mua vé trong thời gian chạy thử.
Tôi tranh thủ chụp ngay một bức ảnh với giếng trời ga ngầm Bến Thành. Tôi chắc chắn khi đi vào hoạt động chính thức, đây sẽ là góc sống ảo phải có của bất kỳ hành khách nào khi xuống đây.
Dạo quanh một vòng nhà ga, tôi càng bất ngờ vì thấy không gian quá rộng, một công trình khổng lổ dưới lòng đất. Giai đoạn chạy thử này diễn ra từ ngày 11 đến hết 17/11, tuyến vận hành toàn bộ công suất như vận hành thương mại từ 5h đến 23h30, giãn cách mỗi chuyến khoảng 4 phút 30 giây đến 10 phút.
14h10, tôi bước lên tàu, tất cả thông tin về cửa lên, cửa xuống, ga xuất phát, ga dừng tiếp theo đều được tự động phát trên loa. Mỗi đoàn tàu có 4 toa thông với nhau và có thể chở hơn 900 người cùng lúc.
Sau khi qua 3 ga ngầm gồm Bến Thành, Nhà hát TP.HCM và Ba Son, tàu chạy lên đường trên cao. Khung cảnh thành phố xung quanh cũng hiện lên qua cửa sổ.
Tàu chạy khá êm, yên tĩnh, điều hòa mát mẻ và không gian thoải mái. Tôi nhanh chóng tìm một chỗ đẹp, có cửa sổ để ngắm cảnh và chụp hình.
Đây là lần đầu tiên tôi được thấy đường phố, các tòa nhà ở TP.HCM từ tàu điện trên cao. Landmark 81, Xa lộ Hà Nội, khu du lịch Suối Tiên... nhìn rất khác lạ từ góc nhìn này.
Bên trong khoang tàu sẽ có bảng hiển thị lộ trình để phục vụ hành khách. Tàu sắp dừng ở ga nào thì đèn sẽ nháy đỏ.
14h41, tôi đã đến ga Bến xe Suối Tiên, ga cuối cùng của metro số 1. Vậy là mất 31 phút để đi từ Bến Thành đến Suối Tiên, đã tính cả thời gian dừng ở 13 ga còn lại.
Được biết, Metro Bến Thành - Suối Tiên là dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở TP.HCM, tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng, kết nối trung tâm thành phố về cửa ngõ phía Đông. Toàn tuyến có 11 ga trên cao và 3 ga ngầm. Đến nay, dự án đã đạt 99% khối lượng công việc, 1% còn lại liên quan đến công việc nghiệm thu, các thủ tục để đưa dự án vào khai thác.
Theo quan sát của tôi, các nhà ga của tuyến metro đều đã hoàn thiện về dịch vụ, thiết bị và tiện ích, bao gồm thang máy, thang cuốn, thang bộ, nhà vệ sinh, ghế ngồi chờ, bảng biểu chỉ dẫn...
Trên hành trình trở lại ga Bến Thành, tôi tranh thủ xuống thử ga Tân Cảng với tầm view thẳng qua Landmark 81 và cầu Sài Gòn. Đây cũng là một góc sống ảo "miễn chê".
Tôi tiếp tục đi thêm 2 lượt tàu nữa vẫn không thấy chán. Không gian trên tàu từ cửa sổ, chỗ ngồi, chỗ đứng đều có tông màu xanh chủ đạo, cảm giác tinh tế và hiện đại.
Sau khi trải nghiệm toàn tuyến, tôi thấy rất hài lòng từ dịch vụ đến tiện ích. Hiện các đơn vị đang nỗ lực tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đưa tuyến metro số 1 vận hành chính thức vào cuối năm nay. Hy vọng chúng ta sẽ sớm được sử dụng phương tiện công cộng này để việc di chuyển từ trung tâm thành phố đến cửa ngõ phía Đông thuận tiện hơn, cũng như có thể khám phá TP.HCM theo một cách hoàn toàn mới.
Tri Thức - Znewsgiới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.
" alt="Tôi trải nghiệm đi toàn tuyến Metro số 1 Bến Thành" />