-
Nhận định, soi kèo Arda Kardzhali vs Cherno More, 18h15 ngày 2/4: Chia điểm?
-

Vài năm trở lại đây, thay vì chi tiền tỷ xây biệt thự đắt tiền, lão nông làng miến lại có thú chơi nhà giả cổ truyền thống với kiến trúc hoa văn tinh tế, cầu kỳ nhưng không kém phần hiện đại.
 |
Ngôi nhà cổ được xây dựng trong vòng 25 năm bằng cả tâm huyết của lão nông làng Cự Đà |
Chia sẻ về ý tưởng xây dựng ngôi nhà, ông Tuấn cho hay, ông sinh ra và lớn lên tại ngôi làng cổ của miền Bắc. Nhận thấy những nếp nhà cổ rất ấm áp và đẹp nên khi trưởng thành, ông quyết tâm xây dựng cho riêng mình một ngôi nhà năm gian theo phong cách nhà cổ truyền thống.
Từ khi bắt đầu có ý tưởng cho đến khi hoàn tất ngôi nhà, ông Tuấn phải mất khoảng thời gian 25 năm. Năm 1992, nghỉ chế độ 176 ông Tuấn bắt tay vào làm kinh tế, ông nhận thêm đất ruộng canh tác, mở dịch vụ xay xát, nấu rượu, rồi mở trang trại chăn nuôi, kết hợp trồng cây ăn quả.
 |
Ngôi nhà năm gian là cả tâm huyết và cố gắng của ông Tuấn |
Sau một thời gian, có được số vốn cơ bản ông Tuấn bắt đầu đi các nơi tìm hiểu và nghiên cứu những kiến thức văn hóa về nhà cổ. Đi hết 7 tỉnh thành và tham quan 30 nếp nhà cổ khác nhau, mỗi chuyến đi ông Tuấn đều chụp và ghi lại những cái hay, cái mới cho ngôi nhà của mình.
"Tôi luôn tự hào vì được sinh ra trong một ngôi làng cổ, vì vậy, tôi luôn ước mong sẽ xây cho mình một ngôi nhà theo phong cách cổ xưa để lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống vốn có của địa phương", ông Tuấn nói.
 |
Từng họa tiết được chủ căn nhà lựa chọn khắt khe và tinh tế bởi nhiều thân gỗ không đạt yêu cầu khi làm sẽ nhanh hư hỏng |
Thời điểm bắt đầu xây dựng ngôi nhà năm gian, nhiều người cười và nói ông Tuấn "dở hơi" bỏ tiền tỷ xây căn nhà giả cổ trong khi rất nhiều gia đình đang dỡ nhà cổ để xây nhà cao tầng kiên cố.
 |
Từng chi tiết trong ngôi nhà giả cổ đều được chạm khắc tinh xảo, mang đậm nét văn hóa cổ xưa nhưng không kém phần hiện đại |
Không từ bỏ, ông Tuấn vẫn tiến hành thi công ngôi nhà nhưng ông làm theo phong cách tân tiến hơn để tiện lợi cho cuộc sống đô thị hiện nay. Ngôi nhà được xây hoàn toàn bằng gỗ mít lâu năm, các hoa văn được chạm khắc tinh tế bởi những người thợ có tay nghề lâu năm, chỉ tính riêng tiền công đã lên tới hàng tỷ đồng.
Chủ căn nhà chia sẻ: "Ngôi nhà là đam mê, là niềm tự hào mà tôi đã ấp ủ bao lâu nay nên tôi nghĩ không chơi thì thôi, đã chơi là phải chơi đến cùng và phải thật độc đáo để không ai chê cười".
Để có được ngôi nhà cổ như hiện nay, ông Tuấn bỏ công đi tìm thợ có tay nghề lâu năm và cẩn thận tìm hiểu từng loại gỗ. Ông Tuấn nói, gỗ xoan và gỗ mít rất thích hợp để xây nhà cổ truyền thống. Tuy không nằm trong hạng mục gỗ quý nhưng rất khó tìm bởi làm nhà bằng gỗ mít rất tốt, một phần không bị mối mọt mà gỗ mít còn dân dã và thân thiện với con người.
 |
Ngôi nhà được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ mít lâu năm |
Tuy nhiên, để kiếm được những cây mít to lấy lõi thì không phải dễ, nhất là những cây làm cột chính. Khó khăn trong khâu tìm gỗ, ông Tuấn tận dụng quen biết nhờ những người thợ chuyên về gỗ ở các tỉnh như Phú Thọ, Yên Bái, Đắk Lắk... giúp ông tìm mua.
 |
Theo ông Tuấn, những ngôi nhà cổ thường làm thấp và nhỏ nên cảm giác sẽ bị bí. Do đó, để ngôi nhà không bị lỗi thời, nhưng vẫn mang phong cách cổ truyền, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông nên khi xây dựng ngôi nhà của ông đã được nới rộng và làm cao hơn so với những ngôi nhà cổ trước đây. |
 |
Từng đường nét hoa văn chạm trổ của ngôi nhà cổ được thể hiện theo đúng nét văn hóa của làng quê Việt xưa |
Toàn bộ hoa văn, tranh gỗ trong ngôi nhà năm gian này, đều mang những ý nghĩa khác nhau. Ví dụ như bức chạm của bộ cửa, được chủ ngôi nhà cho thợ đục hóa để phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện tại. Theo ông Tuấn, lý do ông không khắc hình long ly quy phượng bởi ông được biết chỉ những nơi thờ cúng hoặc đền chùa người ta mới chọn bộ tứ linh này.
 |
Mỗi bức chạm đều mang ý nghĩa riêng |
Chính vì thế, từng chi tiết trong ngôi nhà được ông Tuấn tìm hiểu cẩn thận. Chỉ tay vào bộ tứ linh ông Tuấn cho hay, bộ bức tranh cây cúc hóa long, cây mai hóa ly, từng chi tiết đều mang đậm nét đặc trưng từ thời Lý được chạm khắc cách điệu bay bổng và tỉ mỉ.
Thoáng nhìn, người không am hiểu sẽ nghĩ là con rồng nhưng thực chất nó lại là cây cúc. Hay bức tứ quý: Xuân, hạ, thu, đông, tích văn chương cầu hiền, mây cuốn phong thư, bầu rượu túi thơ... cũng được ông bố trí rất hài hòa, đẹp mắt quanh ba gian giữa của ngôi nhà.
 |
Tất cả các hình chạm khắc rồng và hoa văn đều có sự kết hợp từ thời Lý đến Trần, Nguyễn |
"Từ khi làm xong ngôi nhà tôi tự hào và phấn khởi lắm, ai đến cũng khen ngợi. Với tôi, công trình này là cả tâm huyết và sự cố gắng của tuổi trẻ để nối tiếp nét văn hóa cổ xưa và cũng là "tác phẩm" để lại cho con cháu thế hệ sau", chủ nhân ngôi nhà tâm tình.
Theo Dân Trí

Bà lão 94 tuổi gọi cảnh sát đến nhà vì quá cô đơn
Cảm thấy cô đơn và buồn chán, một bà lão ở Italia đã gọi điện cho cảnh sát, báo nhà có trộm để muốn họ đến và có người trò chuyện cùng.
" alt="Căn nhà giả cổ 'ngốn' tiền tỷ của lão nông làng miến Cự Đà"/>
Căn nhà giả cổ 'ngốn' tiền tỷ của lão nông làng miến Cự Đà
-

Chen Xinling - người có khuôn mặt giống nữ diễn viên Phạm Băng Băng.Trở thành người giống người nổi tiếng có thể mang lại cho bạn một số đặc quyền nhất định, ít nhất là bạn có thể thu lợi từ nó. Nhưng với Chen Xinling, người có nét giống với nữ diễn viên Phạm Băng Băng của Trung Quốc đến kỳ lạ, lại khiến cho cô gặp rắc rối về mặt pháp lý.
Tháng 9/2020, cô gái 32 tuổi này đã bị Phạm Băng Băng kiện vì xâm phạm quyền chân dung của cô. Thời điểm đó, Chen là một người nổi tiếng trên mạng nhờ kênh bán hàng phát trực tiếp trên trang thương mại điện tử Taobao của Alibaba.
Mặc dù không gọi mình là Phạm Băng Băng nhưng Chen đã dùng một cái tên giả nghe tương tự là Phạm Gia Băng trên kênh của mình để bán các loại sản phẩm chăm sóc sắc đẹp.
Chen tin rằng cô được khách hàng lựa chọn vì sự nổi tiếng của mình. Bởi vì, cô nói rằng: “Có hàng ngàn người tự gọi mình là Phạm Băng Băng” trên mạng xã hội Douyin.
Chen không phải là trường hợp hi hữu tận dụng lợi thế thương mại của việc có ngoại hình giống với người nổi tiếng. Một số người thậm chí còn đi xa hơn bằng việc phẫu thuật thẩm mỹ để trông giống các ngôi sao.
He Chengxi, 28 tuổi, được cho là đã dành 8 năm và hàng triệu nhân dân tệ để phẫu thuật thẩm mỹ giống Phạm Băng Băng - nữ diễn viên đã nổi tiếng từ năm 2007. Báo chí bắt đầu xôn xao sau khi He tham gia chương trình truyền hình thực tế Super Girl vào năm 2016 và trở thành hiện tượng chỉ sau 1 đêm vì sự giống nhau quá mức giữa cô và Phạm Băng Băng.
Hiện He cũng là một ngôi sao điện ảnh, thường xuyên đóng quảng cáo cho thương hiệu và có 1,4 triệu người hâm mộ trên Weibo.
 |
Zhuo Hengyu - người có ngoại hình giống với nữ diễn viên Dương Mịch. |
Zhuo Hengyu, một người có ảnh hưởng và có ngoại hình giống với nữ diễn viên nổi tiếng Dương Mịch, thậm chí còn đi xa đến mức tuyên bố vào năm 2012 rằng chính cô đã chủ ý đi phẫu thuật thẩm mỹ để giống Dương Mịch.
Trong khi Chen, He và Zhuo không sử dụng tên của những người nổi tiếng trong các hoạt động quảng cáo, một số ngôi sao khác lại làm ngược lại.
Cai Yuanfeng đã sử dụng tên và hình ảnh của ca sĩ Wowkie Zhang trong các buổi biểu diễn thương mại và quảng cáo cho một nhà hàng hải sản. Năm 2018, Zhang đã đưa ra tuyên bố công khai rằng anh bảo lưu quyền khởi kiện Cai.
Jiang Caiying, một luật sư chuyên về quyền sở hữu trí tuệ cho biết, việc sử dụng gương mặt giống người nổi tiếng để kiếm tiền là hợp pháp miễn là họ không sử dụng tên của các ngôi sao.
“Rất khó để chứng minh 2 khuôn mặt giống nhau, vì vậy rất khó để nói rằng khuôn mặt của một người vi phạm quyền chân dung của người kia” - bà cho biết.
“Bản thân các ngôi sao cũng có thể từng phẫu thuật thẩm mỹ. Vậy chúng ta phải căn cứ vào gương mặt của thời điểm nào để khởi kiện?”.
 |
Chen Xinling trong một buổi bán hàng trực tuyến. Cô chuyên quảng cáo cho các sản phẩm làm đẹp. |
Bà Jiang cũng nói thêm rằng trong vụ việc của Chen, trong các buổi phát sóng trực tiếp, cô chưa bao giờ tự nhận mình là Phạm Băng Băng.
“Nếu làm vậy, cô ấy phạm luật. Cô ấy cũng không bắt chước cách cư xử của Băng Băng. Vì vậy, công chúng biết rõ cô ấy không phải là Băng Băng, chỉ là một người giống Băng Băng. Tôi khuyên Chen nên đấu tranh đến cùng để có thể tận dụng hơn nữa sự chú ý của truyền thông do vụ việc gây ra”.
Chen cũng không phải là trường hợp duy nhất bị kiện. Các báo cáo từ tháng 9/2018 cho rằng Băng Băng có tham gia 6 vụ án dân sự liên quan đến chân dung của cô và cô thắng cả 6 vụ. Các báo cáo khác từ tháng 12/2018 cho rằng có 99 vụ kiện được liệt kê trên trang web của Toà án nhân dân cấp cao TP Bắc Kinh liên quan đến quyền chân dung của Phạm Băng Băng.
Trong vụ kiện Chen, Băng Băng yêu cầu cô ngừng sử dụng tên Phạm Gia Băng trong các buổi phát trực tiếp trên Taobao, bồi thường 78.000 USD (gần 1,8 tỷ đồng) và các chi phí pháp lý khác, đồng thời xin lỗi công khai trực tuyến hằng ngày trong tối thiểu 60 ngày cùng một số yêu cầu khác.
Kể từ sau vụ kiện, Chen cho biết cô đã thay đổi tên dùng để bán hàng trực tuyến, phẫu thuật nâng mũi vào tháng 4 để “bớt giống với Băng Băng”.
 |
Chen cho biết cô đã đi phẫu thuật mũi để "bớt giống Phạm Băng Băng" sau khi bị kiện. |
Chen cho biết điều thu hút mọi người đến với buổi phát trực tiếp của cô không phải vì cô giống Băng Băng, mà vì phong cách riêng của cô như một người phát sóng chăm chỉ và biết quan tâm tới người hâm mộ.
“Tôi nhớ tên và ngày sinh của những người hâm mộ cuồng nhiệt. Tôi phát sóng trung bình 10 giờ/ngày, 350 ngày trong năm”.
“Không giống như các KOL nổi tiếng có cả một ê-kíp giúp đỡ, tôi chỉ có 1 trợ lý. Tôi phải dành vài giờ mỗi ngày để nghiên cứu về các sản phẩm mà mình quảng cáo bởi vì các KOL không nổi tiếng lắm như tôi phải quảng cáo sản phẩm bằng miệng trong vòng nửa giờ đến 1 giờ trước khi bán. Tôi cũng xen kẽ cả những thông tin về cuộc sống cá nhân để nó ít mang tính thương mại hơn”.
Chen nói Phạm Băng Băng là thần tượng của cô. Bây giờ sự nghiệp bán hàng online của cô đang lâm vào tình trạng mơ hồ.
“Tôi chán nản vì có thể sau này tôi sẽ không thể bán hàng online được nữa. Công việc đã giúp tôi có đủ tiền mua 1 căn nhà cho bố mẹ. Tôi đã trả hết nợ căn nhà và tiền mua xe hơi trong vòng 2 năm. Mặc dù bây giờ tôi không cần tiền từ công việc bán hàng trực tuyến nữa nhưng tôi thích làm công việc này”.
Phiên điều trần đầu tiên vụ án của Chen đã được tổ chức trực tuyến hồi tháng 4. Phiên toà thứ 2 vẫn chưa được ấn định ngày.
 |
Chen nói cuộc sống của cô bị đảo lộn sau khi bị Phạm Băng Băng kiện. |
Đăng Dương(Theo SCMP)

Giới trẻ Trung Quốc bỏ việc công sở, khát khao kiếm tiền qua mạng
Bỏ công việc truyền thống 8 tiếng/ ngày, nhiều người trẻ Trung Quốc chọn những công việc được hỗ trợ bởi mạng xã hội và tiếp thị trực tuyến.
" alt="Giới trẻ phẫu thuật giống người nổi tiếng để dễ bán hàng online"/>
Giới trẻ phẫu thuật giống người nổi tiếng để dễ bán hàng online
-

Mặc cái nắng như đổ lửa, anh Huỳnh Thanh Tuấn miệt mài ngồi sửa lại đôi giày cho khách tại cửa tiệm của mình.“Đôi ba mũi kim đường chỉ có đáng gì đâu”
Trưa hè oi bức. Cái nắng chói chang, bỏng rát như xuyên thủng mái che cửa tiệm sửa chữa giày, dép cũ dựng sát vỉa hè tại con hẻm trên đường Trần Thiện Thuật (Quận 3, TP.HCM). Anh Huỳnh Thanh Tuấn (46 tuổi, chủ cửa tiệm) say mê ngồi mài tấm đế mới trên đôi giày cũ anh vừa nhận sửa miễn phí cho người khách nghèo.
Anh Tuấn ngồi bên vỉa hè, nhận sữa chữa giày dép cũ cho người nghèo, khuyết tật đã hơn 20 năm qua. Tấm bảng ghi dòng chữ: “Tuấn nhận sửa giày dép miễn phí cho các anh chị: Vé số, xích lô, ba gác và gười khiếm thị…”, cũ dần theo năm tháng.
Anh kể: “Ngày còn nhỏ, tôi học kém quá nên xin ba mẹ nghỉ luôn rồi đi học nghề sửa giày, dép. Lúc mới học nghề, ngồi ngoài vỉa hè sửa giày cho khách, tôi thường thấy những người bán vé số, ba gác, xích lô… mang đôi dép mòn đến nỗi tưởng chừng có thể đem làm cạo râu luôn”.
 |
Hơn 20 năm qua, anh nhận sửa giày dép miễn phí cho người nghèo, khuyết tật. |
“Thời điểm ấy, mua một đôi giày để mang là cả một vấn đề. Những người lao động nghèo, khó khăn thậm chí không đủ tiền để mua đôi giày, dép mới. Thấy vậy, tôi tự nhủ, sau này học được nghề, tôi sẽ sửa giày, dép miễn phí cho họ, xem như giúp họ một phần nhỏ trong cuộc sống”, anh Tuấn chia sẻ thêm.
Khoảng năm 2000, sau 3 năm học nghề, anh Tuấn trở thành thợ sửa giày dép lành nghề. Anh đóng một cái tủ nhỏ, dựng sát vỉa hè, nhận sửa giày cho khách. Trên cái tủ ấy, anh viết dòng chữ nhận sửa giày dép miễn phí cho người nghèo, tật nguyền.
Anh Tuấn nói: “Nhiều anh chị bán vé số, chạy xe ba gác, bán hàng rong… chỉ có một đôi giày. Khi giày dép hỏng họ lại không biết đến đâu sửa. Vậy nên tôi làm tấm bảng đặt trước tiệm, ghi rõ các đối tượng được tôi sửa giày, dép miễn phí”.
 |
Những đôi giày này đều là giày cũ anh được khách cho. Anh đã giặt sạch, sửa lại rồi đem bày trên bàn ở cửa tiệm của mình. Những người có nhu cầu đều có thể đến lấy về sử dụng miễn phí. |
“Hơn nữa, nhiều anh chị cũng muốn đến tiệm nhờ tôi giúp nhưng lại ngại, không dám mở lời. Tôi viết rõ ra như thế để các anh chị mạnh dạn, không cần suy nghĩ gì cứ mang giày, dép hỏng đến cho tôi sửa miễn phí”, anh nói thêm.
Theo anh, lúc mới đặt bảng, nhiều người khó khăn đến nhờ anh sửa chữa giày dép đông lắm. Bây giờ giảm nhiều, ngày có khi chỉ có 1-2 người đến nhờ anh giúp đỡ. Tuy nhiên, anh vẫn duy trì tấm bảng và công việc này.
Anh quả quyết: “Ai có nhu cầu thì cứ đến, lúc nào tiệm cũng sẵn lòng giúp đỡ. Tôi luôn nghĩ rằng, mình may giúp họ đôi ba mũi kim đường chỉ có đáng gì đâu. Tuy nhiên, việc làm của mình sẽ giúp cho họ bớt đi một khoản chi tiêu, giúp được họ phần nào trong cuộc sống dù rất nhỏ”.
 |
Anh nói, anh chỉ giúp được những hoàn cảnh khó khăn dăm ba đường kim mũi chỉ. Tuy nhiên, anh vui vì có thể đỡ đần họ được phần nào trong cuộc sống. |
“Làm việc tốt là phải làm bằng tất cả tấm lòng”
Hơn 20 năm sửa chữa giày, dép miễn phí cho người khó khăn, anh Tuấn nói không nhớ nổi đã sửa, giúp cho người nghèo, người khó khăn bao nhiêu đôi giày, dép. Anh chỉ nhớ, mỗi lần họ nhận lại từ anh đôi giày chiếc dép cũ lại ánh lên niềm hạnh phúc.
Anh nói, giày dép của người bán vé số, đạp xích lô, bán hàng rong… tùy theo người mang đôi thì sứt quai, đôi mòn đế… Đối với những đôi còn sử dụng được, anh luôn cố gắng sửa chữa để họ tiếp tục sử dụng.
Đối với những đôi giày hư hỏng nặng quá, không thể khắc phục, anh khuyên họ bỏ đi, cố gắng mua đôi mới. Hoặc, anh sẽ tìm và tặng cho họ những đôi giày, dép phù hợp trong số giày cũ anh được khách gửi tặng.
 |
Mỗi lần nhận giúp người khó khăn, anh luôn làm hết tâm sức và tỉ mẩn từng chi tiết nhỏ nhất. |
Hôm chúng tôi có mặt, trên bàn làm việc của anh chất đầy những đôi giày cũ. Anh nói, số giày này anh được nhiều người cho. Anh đã sửa chữa, khâu may, dán keo, căn chỉnh lại. Anh bày chúng trên bàn để nếu có ai cần, sử dụng được, anh sẽ gửi tặng.
Anh tâm sự: “Nhiều khi sửa đôi giày cho người nghèo mà tôi buồn, xúc động muốn rơi nước mắt. Những đôi giày, dép đó cũ quá rồi, nếu là người khác, chắc họ vứt bỏ từ lâu. Nhưng họ không có tiền để mua đôi mới nên cứ cố sửa mãi để mang”.
“Khi nhận được từ tôi đôi giày vừa được sửa chữa, có thể tiếp tục sử dụng, họ vui lắm. Nhìn thấy họ vui, tôi cũng vui. Thế nên, tôi luôn dặn các học trò và bản thân của mình rằng, mỗi khi sửa miễn phí cho người nghèo, khó khăn phải làm bằng tất cả tâm huyết. Làm việc tốt là phải làm bằng tất cả tấm lòng. Những lần sửa như thế phải thật trân trọng. Bởi họ đi hàng ngày, họ nhờ những đôi giày, đôi dép đó để kiếm sống…”, anh chia sẻ thêm.
 |
Với anh, đã làm việc tốt là phải làm bằng tất cả tấm lòng. |
Hiện nay, anh Tuấn đều nhận học trò và truyền dạy nghề sửa chữa giày dép cho các em một cách tận tình. Học trò của anh phần lớn sinh sống ở địa phương và có những hoàn cảnh éo le khác nhau.
Anh kể, học trò của anh “đứa thì nghèo, đứa thì bỏ học, đứa gia đình ly tán, đứa cha mẹ tù tội”... Thế nên anh rất thương và lấy kinh nghiệm sống của mình để truyền lửa cho các em.
Nhận học trò, anh luôn dạy đạo đức, cách làm người trước rồi mới dạy nghề. Ảnh hưởng từ những việc làm tốt đẹp của “sư phụ Tuấn”, khi ra nghề, các học trò của anh đều lan tỏa việc giúp đỡ người nghèo, khó khăn, khuyết tật.
Xem thêm video: Bà U70 cầm biển giúp học sinh qua đường giữa nắng gắt Sài Gòn
Bài, ảnh:Nguyễn Sơn

Phút đối mặt với nguy hiểm của nam sinh nhiều lần bắt cướp ở Sài Gòn
Tự nhận có “duyên” chạm mặt tội phạm, nam sinh viên ở TP.HCM nhiều lần truy đuổi, khống chế, bắt thành công các đối tượng trộm, cướp.
" alt="20 năm ngồi vỉa hè sửa chữa, tặng giày dép cho người nghèo"/>
20 năm ngồi vỉa hè sửa chữa, tặng giày dép cho người nghèo
-
Nhận định, soi kèo CSM Resita vs Hermannstadt, 21h00 ngày 2/4: Khó phân định thắng thua
-
" alt="Rome có thật sự lãng mạn như trên ảnh?"/>
Rome có thật sự lãng mạn như trên ảnh?
-
" alt="Đêm trung thu ở ngôi miếu gần 300 năm của người Hoa"/>
Đêm trung thu ở ngôi miếu gần 300 năm của người Hoa
-
Tôi và anh quen nhau từ khi chúng tôi còn là sinh viên. Ra trường, anh sang Nhật làm việc còn tôi ở trọ và làm ở một công ty nhỏ tại Hà Nội vì nhà tôi cách thủ đô hơn 60 km. Chúng tôi thường xuyên nói chuyện qua mạng internet. Anh về nước thăm gia đình, tôi đã đồng ý yêu anh.Yêu nhau được 3 năm, anh tính chuyện lâu dài với tôi. Anh nói tôi đi học tiếng Nhật rồi sang đó làm, chúng tôi sẽ được gần nhau nhiều hơn. Tôi ở nhà nghe lời anh, vừa đi làm vừa tranh thủ học buổi tối.
Năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát, anh về nước sinh sống và làm việc, anh nói chờ hết dịch thì chúng tôi cùng sang Nhật. Dịch bệnh kéo dài nên chúng tôi chưa quyết định được ngày đi, anh bàn với tôi là tổ chức đám cưới trước rồi sang Nhật sau.
Anh về ra mắt và xin phép bố mẹ tôi cho chúng tôi qua lại. Tôi cũng mấy lần sang nhà anh cùng nhóm bạn. Bố mẹ anh đối xử với tôi bình thường như những người bạn khác của anh, chưa lần nào anh chính thức nói tôi là người yêu anh. Tôi hỏi anh thì anh bảo đợi dịp thích hợp.
Chúng tôi thường xuyên gặp nhau, anh quan tâm, chăm sóc tôi, tôi thực sự hạnh phúc. Nhiều lần, anh đòi hỏi nhưng tôi không muốn đi quá giới hạn. Sau lần ra mắt và xin phép bố mẹ tôi, tôi cũng thoải mái hơn với anh.
Anh nói: “Chúng mình sắp về chung một nhà, em còn cấm anh tới khi nào?”. Tôi đã đồng ý trao cho anh tất cả sau lần đi xem phim và anh ngủ lại phòng trọ của tôi. Một lần rồi 2 lần, chúng tôi đã quan hệ nhiều lần mà không có biện pháp bảo vệ nào cả.
Một ngày, anh hẹn đón tôi về nhà anh ăn cỗ giỗ ông nội, anh nói sẽ giới thiệu tôi với gia đình và xin phép chuyện cưới xin. Tôi vừa mừng vừa lo nhưng cũng chuẩn bị cho mình một tâm lý thật tốt để ra mắt gia đình chồng tương lai.
Sang nhà anh, tôi chào hỏi mọi người rồi làm phụ giúp mọi việc. Mọi người trong gia đình anh nhìn tôi xét nét. Tôi hỏi gì mọi người mới trả lời còn thì không ai bắt chuyện với tôi, kể cả mẹ anh. Tôi sợ lắm, nhưng tôi nghĩ chỉ cần mình cố gắng rồi mọi chuyện sẽ tốt thôi. Hết ngày, anh không đưa tôi về vì mẹ bắt anh chở đi có việc, anh bảo tôi bắt xe buýt về.
Về phòng trọ, tôi cứ nghĩ miên man rồi thiếp đi lúc nào không hay. Tỉnh dậy vội cầm điện thoại xem anh có nhắn tin hay gọi cho tôi không mà không thấy. Mãi chiều tối hôm sau anh nhắn cho tôi một tin: “Mẹ anh bảo chúng mình không hợp tuổi nhau, lấy nhau sẽ khổ, mình dừng lại nhé”.
Tôi chết lặng, hỏi anh đủ thứ mà anh không nói. Bình tĩnh tôi nhắn lại anh: “Anh đã nói chuyện và thuyết phục mẹ chưa? Chẳng lẽ chỉ vì lý do không căn cứ ấy mà anh chia tay em? Em để anh yên tĩnh suy nghĩ một tuần rồi quyết định nhé”.
Tôi không liên lạc với anh, tắt mạng internet một tuần để suy nghĩ. Trong tuần đó tôi phát hiện mình có thai. Hết tuần, tôi hỏi anh suy nghĩ kĩ chưa, anh trả lời tôi: “Mình chia tay nhé”. “Kể cả khi em có thai?”, tôi hỏi anh.
Anh vẫn lạnh lùng: “Em đừng đùa anh, kể cả có thì giờ nhỏ vẫn bỏ được, anh sẽ chuyển khoản tiền cho em đi bỏ thai”. Tim tôi như bị ai bóp nghẹt, tôi chỉ nói đúng một câu: “Em đồng ý chia tay” rồi cúp máy.
Từ lúc đó anh không hỏi tôi một lời, cái thai trong bụng tôi ngày một lớn, tôi không muốn cho anh biết cũng không muốn bỏ con, giờ tôi phải làm sao?
Độc giả giấu tên

Chồng tôi không muốn sinh con thứ hai
Khi con tôi 3 tuổi, tôi nói với chồng sinh thêm con thứ 2, anh ậm ờ không trả lời thẳng mà tìm cách lảng tránh.
" alt="Người yêu 'quất ngựa truy phong' khi bụng tôi ngày một lớn"/>
Người yêu 'quất ngựa truy phong' khi bụng tôi ngày một lớn