- Tôi là người khách cuối cùng hôm nay của em?
- Dạ đúng, nhà em cũng ở gần điểm đến của anh, em xin được cuộc xe điều hướng. Đưa anh về xong, em cũng về nhà luôn, ngày cuối cùng cứ như phải chạy đua với thời gian.
Chạy đua với thời gian...Đúng vậy, tôi cũng có cùng cảm nhận. Ai cũng hối hả, tất bật làm hết những gì còn lại của năm cũ, để có được trạng thái nhẹ nhàng, thoải mái và một tư thế thảnh thơi khi bước vào năm mới.
Khoảnh khắc chờ năm cũ kết thúc đã bắt đầu được tính bằng giờ. Tôi lướt nhanh tin tức thời sự trên điện thoại. Hà Nội, TP HCM, Huế, Đà Nẵng đã chuẩn bị và đang rất háo hức cho sự kiện Countdown (đếm ngược chào mừng năm mới) - với nghệ thuật phối hợp giữa ánh sáng và âm thanh, được kỳ vọng tạo nên những giây phút chờ đợi mang nhiều cảm xúc.
Đưa một năm cũ đi cũng có nghĩa là sẵn sàng chào đón một năm mới đến. Một hoạch định cho tương lai gần đang đến sẽ được đưa ra trên nền năm cũ.
2023 đã trở thành năm cũ, một năm quá khó khăn và nhiều thử thách cho tất cả, từ đời sống cá nhân đến sức khỏe của doanh nghiệp và nền kinh tế của một đất nước.
Ngành bảo hiểm mà tôi đang làm việc có tỷ lệ tăng trưởng đến tháng 11 là 1,9% và dự báo hết năm không vượt qua nổi con số 3%. Một tỷ lệ tăng trưởng không đạt yêu cầu chưa từng có mà thị trường ghi nhận được trong nhiều năm qua. Khách hàng chính của các công ty tư vấn và công ty bảo hiểm đến từ một số ngành công nghiệp chủ lực đã thật sự suy giảm, chủ yếu do thiếu đơn hàng sản xuất.
Một tờ báo tôi đọc hôm 29/12 đưa ra đánh giá: dù tăng trưởng có thể không đạt mục tiêu đề ra, năm 2023 kinh tế Việt Nam đã thể hiện khả năng chống chịu kiên cường, trở thành điểm sáng trong khu vực. Những nỗ lực của năm 2023 sẽ tạo dư địa cho sự phục hồi tích cực hơn trong năm 2024.
Hai tuần trước tôi xem Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức tại Hậu Giang. Một Festival hoành tráng, chuẩn bị khá công phu với những tiết mục văn hóa nghệ thuật thật đặc sắc nhằm tôn vinh người nông dân trồng lúa, các nhà khoa học và hạt gạo Việt Nam. Một hành trình nghìn năm và lịch sử đúc kết kinh nghiệm được kết tinh trong hạt gạo nhỏ nhoi. Đó không chỉ là nguồn lương thực chủ yếu cho đất nước một trăm triệu dân mà còn vươn tầm ra thế giới, có mặt trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Một Festival quốc tế lớn ở thời điểm cuối của năm cho thấy hạt gạo Việt đang thật sự khơi dậy hy vọng phục hồi kinh tế và tăng trưởng tiếp trong 2024.
Nhưng sự lạc quan không chỉ đến từ hạt gạo.
Bạn tôi thời đại học, phụ trách biên tập của một tờ báo tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long tuần trước gởi lên Sài Gòn cho tôi một đặc sản từ Bạc Liêu: muối. Nghe có vẻ lạ, muối thì quá đỗi bình thường, có gì để gọi là đặc sản? Tưởng là thế nhưng rất thú vị khi nhìn những lọ muối nhỏ xinh xắn có màu sắc khác nhau được sản xuất từ quê hương của tiếng đàn kìm và câu vọng cổ Dạ cổ hoài langnổi tiếng. Thương hiệu muối 4 sao Bạc Liêu đã phủ khắp mọi nơi: muối tinh, muối tôm, muối chay, muối hạt, muối iot, muối ớt, muối tiêu, muối hạt sạch, muối hạt sạch sấy, muối tinh sấy iot...
Bạc Liêu từng là vương quốc của muối, nơi có diện tích sản xuất muối lớn nhất xứ Nam Kỳ từ cả 100 trăm năm trước tính từ thời Pháp thuộc. Nghề làm muối ở Bạc Liêu đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2000. Biết tôi thích đi miền Tây, bạn thông tin luôn: sau tết Nguyên Đán, lần đầu tiên sẽ có một Festival Quốc tế lớn về muối tại Việt Nam và được tổ chức ngay tại thủ phủ sản xuất muối Bạc Liêu.
Sẽ như những hạt gạo từ nơi hò hẹn của chín dòng sông, hạt muối Bạc Liêu cũng được quảng bá mạnh mẽ để vươn ra một thị trường xuất khẩu rộng lớn hơn, chứ không chỉ giới hạn trong một phạm vi hẹp như hiện tại chỉ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Campuchia...
Trong khó khăn, tôi cố gắng tìm kiếm những tin tức lạc quan, chẳng hạn như về hạt gạo, hạt muối, để hướng niềm tin của mình vào sự cải thiện và phát triển phía trước. Những ngày chạy đua với thời gian của năm cũ là để tạo đà cho bước chuyển bứt phá trong năm mới. Tiếp tục vượt khó, đối đầu với thách thức, thúc đẩy phát triển cho năm mới 2024 là mục tiêu mà những con người lạc quan đang hướng tới.
Hà Đức Trí
" alt=""/>Hạt gạo, hạt muối![]() |
Bắt giữ hơn 5.000 bản sách lậu ở Hà Nội |
Qua kiểm tra, cơ quan an ninh phát hiện Công ty Cổ phần Hợp Thành Phát gia công xong 4 đầu sách với tổng cộng 5.314 bản và gần một tấn ruột sách bán thành phẩm (cuốn Tiếng Anh lớp 5, Tâm lý 02) đang được gia công.
Các đầu sách trên đều ghi tên Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam và dán tem nhái tem chống giả của đơn vị này.
Tại thời điểm kiểm tra, ông Nguyễn Đình Thắng - Giám đốc Công ty Cổ phần Hợp Thành Phát - thừa nhận số sách trên không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp (sách lậu). Đoàn kiểm tra đã niêm phong, tạm giữ toàn bộ số sách để phục vụ điều tra mở rộng, xử lý sai phạm theo quy định của pháp luật.
![]() |
Bắt giữ hơn 5.000 bản sách lậu ở Hà Nội |
Theo đại diện Cục An ninh Chính trị nội bộ, các đối tượng in lậu, gia công sách in lậu có nhiều thủ đoạn tinh vi để đối phó công tác kiểm tra của cơ quan chức năng. Họ thường thuê kho xưởng ở địa điểm xa trung tâm, ít người qua lại; in một nơi, gia công một nơi; tổ chức in, gia công theo hình thức “cuốn chiếu”, không tập kết nhiều hàng ở một chỗ; dán tem nhái tem chống giả của các NXB.
Thời gian tới, Cục An ninh chính trị nội bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm hoạt động in lậu, phát hành sách lậu, nhất là sách giáo dục nhằm bảo vệ quyền lợi cho các đơn vị hoạt động nghiêm túc, cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.
Tình Lê
'Xứ sở bánh mì mây' là tác phẩm đầu tay của tác giả Baek Heena gồm những câu chuyện nhỏ xoay quanh mèo Hongbi và em trai Hongshi.
" alt=""/>Bắt giữ hơn 5.000 bản sách lậu ở Hà NộiCuốn sách kể về cuộc đời của chính tác giả sau quân ngũ. Ngay sau ngày chiến thắng 30/4/1975, số phận những người lính cũng có nhiều đổi thay và người lính Vũ Công Chiến cũng không ngoại lệ.
![]() |
Ngay sau ngày chiến thắng 30/4/1975, số phận những người lính cũng có nhiều đổi thay. |
Cuộc sống khi trở về đời thường của anh lính Vũ Công Chiến trôi qua bình dị: Theo học ĐH Bách khoa, ra trường đi làm trong một cơ quan nhà nước, có người yêu, cưới vợ sinh con. Anh lính ấy cũng từng sắm túi đồ nghề rồi đạp xe rong ruổi khắp thành phố nhận sửa máy tính cho dân tình, đi dạy tin học văn phòng… bởi đồng lương của anh công chức không đủ trang trải cho gia đình nhỏ. An phận là kẻ "làm công ăn lương" nhưng tác giả lại cảm thấy hài lòng với cuộc sống đều đều, ổn định của mình bởi “mình vốn là lính mãi mãi vẫn là "người lính" theo tất cả ý nghĩa của từ đó.
Cuốn sách đã kể về những tác động không nhỏ đến cuộc sống của người lính phục viên khi nền kinh tế thị trường mở ra. Đã không ít lần, tác giả tình cờ bắt gặp đồng đội cũ mưu sinh khắp phố phường Hà Nội. Gặp nhau, mừng vì tìm thấy đồng đội cùng vào sinh ra tử năm xưa, buồn và chạnh lòng khi biết cuộc sống nhiều nỗi xót xa.
Tác giả kể, một buổi chiều lững thững đạp xe về nhà, bỗng gặp một người mặc áo lính chạy từ trên hè lao ra gọi theo, đó là Hà "thái giám", người đã bị một mảnh cối tai ác chém phăng nguyên cả bộ phận, mà phải có nó, người ta mới được gọi là đàn ông. Hà "thái giám" ra quân, về sống trong gian nhà đơn sơ ở xóm lao động, theo xe xuôi ngược đi buôn.
Có lần, ngồi trong quán nước vỉa hè, chợt thấy một gã đàn ông nhà quê đẩy chiếc xe đạp có hai cái sọt tre chở đầy những củ su hào, dép cao su, mũ lá và khăn mặt vắt vai, nhận ra ngay đó là Thái "pi tơ" - một hoạt náo viên thời còn quân ngũ. Hay có lần đang đi qua chợ lại thấy đồng đội đang cầm cái quạt nan đuổi ruồi ở quầy bán thịt gà làm sẵn ngay cạnh cổng chợ, đó là Kim "con".
Thế mới thấy cuộc sống thời bình khác xa những gì người lính đã trải qua trên chiến trường, họ loay hoay, chật vật để tồn tại. Thế nhưng cũng có anh lính trở về chịu khó làm ăn, nhạy bén với thời cuộc nên cuộc sống dư dả, như Xướng, như anh Kĩnh...
Bên cạnh nỗi lo kinh tế, những di chứng chiến tranh cũng khiến cho đồng đội xót xa mỗi lần nghĩ về nhau. Đó là Dũng "trắng", với một mảnh đạn nằm trong phổi và trí óc cũng bị ảnh hưởng. Nhiều đêm, Dũng "trắng" thình lình gõ cửa nhà đồng đội khiến ai nấy cũng khiếp nhưng rồi một ngày, đồng đội mong được tiếng gõ cửa đó cũng chẳng còn bởi bạn đã đi xa.
Đó là gã lính nông tên Hiệt, cặm cụi vất vả nuôi ba đứa con quặt quẹo, vô nhận thức do ảnh hưởng của chất độc da cam. Khó khăn là vậy nhưng người lính ấy vẫn khát khao sinh thêm con dù đồng đội hết sức khuyên can bởi họ vẫn muốn đánh cuộc với số mệnh, biết đâu đứa con sau sẽ may mắn hơn anh chị nó.
Đó là anh Trọng, trở về quê hương bị người làng coi như có tội đồ vì đào ngũ (dù sau đó anh đã lao động cải tạo, quay lại đơn vị cũ), bị xa lánh, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Sau này đồng đội cũ tìm đến nhà anh thường xuyên, một phần động viên giúp anh bớt tự ti, một phần để cho mọi người xung quanh có cái nhìn tích cực hơn về anh.
Đọc Chúng tôi thời hậu chiến mới thấy thương và cảm phục những người lính cụ Hồ bởi chiến tranh, số phận dẫu tàn nhẫn, khốc liệt đến đâu cũng không khiến họ đầu hàng, gục ngã.
Tình Lê
"Sự đơn giản là con đường đưa tôi quay lại với những người tôi yêu quý, với công việc tôi thích và với cuộc sống khiến tôi cười ít nhất chín mươi chín lần một ngày", Courtney Carver chia sẻ.
" alt=""/>Những ngã rẽ của đời lính sau chiến tranh