Nhà máy đặt tại Nam Định có diện tích khoảng 22,5 hecta. Đây sẽ là cơ sở thứ 9 của Quanta Computer trên toàn cầu.
Hiện công suất và thời gian xây dựng nhà máy này vẫn chưa được hé lộ. Tuy nhiên, tổng số vốn đầu tư vào cơ sở sản xuất này sẽ rơi vào khoảng 120 triệu USD.
Trước khi đặt chân đến Việt Nam, Quanta Computer đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất tại một số nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan,...
Theo phân tích của Bloomberg, Trung Quốc vẫn đang là một mảnh ghép quan trọng trong chuỗi cung ứng Apple. Khoảng 17,7% nhà cung ứng của Apple đặt cơ sở sản xuất tại Trung Quốc.
Trong chuỗi cung ứng của Apple, nước duy nhất chiếm tỷ trọng cao hơn Trung Quốc là Mỹ. Ấn Độ hiện đứng thứ 8 với 2 công ty (0,3%) và 278 nhà máy. Với Việt Nam, nước ta đứng thứ 14 với 2 công ty (0,3%) và 160 nhà máy.
Theo SCMP, Việt Nam được dự đoán sẽ chiếm thị phần lớn hơn trong hoạt động sản xuất sản phẩm của Apple. Bên cạnh Việt Nam, chuỗi cung ứng của Apple cũng dịch chuyển sang các nước khác, trong đó có Ấn Độ.
Thực tế cho thấy, những năm gần đây, không chỉ Apple mà các thương hiệu toàn cầu khác cũng đang dần giảm lệ thuộc vào Trung Quốc.
Nguyên nhân của xu hướng này là do sự tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó có việc chi phí nhân công tại Trung Quốc tăng cao, việc gián đoạn sản xuất do chính sách Zero Covid, bên cạnh đó là những khoản đánh thuế với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
" alt=""/>Sắp có MacBook Apple sản xuất tại Việt NamCô cho biết cả nhóm tuyển dụng không làm gì cả vì quy trình không hiệu quả. Cũng không có đủ việc để làm cho cả nhóm. Mức lương cô được trả là 200.000 USD/năm.
Bình luận của Machado được đưa ra trong bối cảnh Meta bắt đầu vòng sa thải thứ ba. CEO Mark Zuckerberg thông báo cắt giảm 11.000 nhân sự vào tháng 11/2022, 10.000 nhân sự vào tháng 3. Theo Insider, công ty mẹ Facebook đã cho gần 1/4 lực lượng lao động nghỉ việc kể từ năm ngoái.
Cựu nhân viên Meta chia sẻ, mỗi người trong nhóm được giao nhiệm vụ liên lạc với tối đa 5 ứng viên tiềm năng một tuần. Dù vậy, hầu hết đều không đạt mục tiêu. “Tôi biết điều đó ngay khi bắt tay vào làm. Họ có quá nhiều nhân viên tuyển dụng nhưng có quá ít ứng viên giỏi”. Do đó, khả năng liên hệ trùng nhau là khó tránh khỏi.
Trong một video TikTok (đã bị xóa), Machado nói về các phúc lợi khi làm việc tại Meta. Một trong số đó là khoản trợ cấp chăm sóc sức khỏe hàng năm 3.000 USD khi làm việc tại nhà. Cô bị Meta đuổi việc tháng 2/2022.
Machado – người đang điều hành công ty tuyển dụng riêng – tiết lộ lý do cô bị đuổi trong video TikTok tháng trước. Cô nộp đơn xin thôi việc sau khi họp với bộ phận pháp lý Meta về các video TikTok của mình. Họ cho rằng các video này “xung đột lợi ích” và cô bị sa thải vài ngày sau đó.
Theo Machado, cô bắt đầu công việc tại Meta chỉ hai tuần sau khi cựu nhân viên Facebook công bố tài liệu nội bộ về cách nền tảng xử lý nội dung độc hại. Điều đó khiến cho việc tìm kiếm ứng viên tài năng trở nên khó khăn hơn nhiều. Ba tháng sau, nhóm của cô phát hiện nhiều người giỏi không muốn làm việc cho Facebook.
(Theo BI)
Cập nhật thông tin về kết quả triển khai hệ thống tra cứu tên miền sau hơn 1 tháng triển khai, bà Trần Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc phụ trách VNNIC cho biết, trong 65.040 lượt tra cứu thông tin, số lượng lượt tra cứu qua tin nhắn SMS gửi tới đầu số 156 là 5.677 và qua trang web tracuutenmien.gov.vn là 59.363. Trong đó, có tới 69% các tên miền được tra cứu thuộc nhóm tên miền quốc tế. “Điều này cũng phản ánh rất khách quan thực trạng các đối tượng thường sử dụng tên miền quốc tế để thiết lập các website nhằm thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật”, bà Trần Thị Thu Hiền đánh giá.
Kết quả rà soát của VNNIC cho thấy, có 6 nhóm các tên miền được người dùng quan tâm tra cứu gồm: cờ bạc, ngân hàng, sàn thương mại điện, báo chí, nhạy cảm thuần phong mỹ tục, thương hiệu (nhà mạng, SIM thẻ…). Trong 6 nhóm tên miền này, cộng đồng đặc biệt quan tâm vào 2 nhóm tên miền cờ bạc và ngân hàng, với số lượt tra cứu về tên miền cờ bạc chiếm gần 53% và tên miền ngân hàng chiếm 24,6% trong 6 nhóm tên miền.
Bên cạnh đó, thống kê từ hệ thống cho thấy, có tới 25% lượt tra cứu bị sai cú pháp. Vì thế, VNNIC lưu ý người dân thực hiện tra cứu theo đúng cú pháp được hướng dẫn.
Cụ thể, để tra cứu thông tin tên miền, người dân, tổ chức và doanh nghiệp có thể chọn 1 trong 2 hình thức: Gửi tin nhắn miễn phí theo cú pháp “TCTM [Tên miền hoặc link của website]” gửi tới tổng đài 156; hoặc tra cứu trực tiếp trên trang tracuutenmien.gov.vn. Khi đó, hệ thống sẽ cung cấp thông tin chi tiết tới người dùng về loại tên miền, thông tin chủ thể, tổ chức đăng ký và quản lý tên miền.
Trao đổi với báo chí, Phó Giám đốc VNNIC Trần Thị Thu Hiền thông tin thêm, thời gian tới, VNNIC sẽ tiếp tục nghiên cứu để kết nối với các hệ thống quản lý danh sách tên miền đen – là những tên miền đã được các tổ chức ở nước ngoài theo dõi, giám sát và nhận biết có dấu hiệu vi phạm, lừa đảo, chứa mã độc… và các dấu hiệu, đặc điểm thường hay được tội phạm mạng sử dụng để lừa đảo trực tuyến. Từ đó, có thêm phương thức nhận biết và đưa ra cảnh báo cho người dân.
Bên cạnh đó, VNNIC cũng sẽ có kế hoạch triển khai kết nối, liên thông các cơ sở dữ liệu quản lý nhà nước như: Báo chí, ngân hàng, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ, đăng ký doanh nghiệp ... Từ đó, có thể nhận diện, cung cấp thông tin giúp bảo vệ quyền lợi cho người dân, cho các doanh nghiệp, tổ chức chính thống.
“Chúng tôi cũng mong rằng trong thời gian tới, các cơ quan báo chí sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nắm bắt và sử dụng một cách hiệu quả hệ thống tra cứu tên miền, giúp người dân tự bảo vệ mình trước nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng”,bà Trần Thị Thu Hiền chia sẻ.
Nhấn mạnh tên miền dễ bị lạm dụng để giả mạo, lừa đảo, gây ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế - xã hội, đại diện VNNIC cho hay, thời gian gần đây, website bị lợi dụng để lừa đảo, vi phạm pháp luật đã trở nên phổ biến hơn không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.
Đặc biệt, đã xuất hiện nhiều vụ tấn công lừa đảo trực tuyến bằng hình thức giả mạo (phishing), theo đó các đối tượng xấu đã tạo lập các website có giao diện tương tự (thậm chí giống hệt) và sử dụng tên miền gần giống với tên miền của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để lợi dụng.
Sau đó, các đối tượng tiến hành các hoạt động tấn công, lừa đảo khác như lừa người dùng để trục lợi hoặc sử dụng các kỹ thuật khác để lấy cắp thông tin cá nhân, thậm chí tài khoản ngân hàng, để chiếm đoạt tiền, tài sản...
Theo thống kê, từ năm 2020 đến nay, VNNIC phối hợp cung cấp thông tin gần 3.000 tên miền cho các cơ quan chức năng để xem xét xử lý vi phạm. Các vi phạm chủ yếu giả mạo website của ngân hàng, thương mại điện tử, thương hiệu doanh nghiệp để lừa đảo trục lợi; cờ bạc; trang tin điện tử tổng hợp không phép…
" alt=""/>Hơn 65.000 lượt tra cứu tên miền website nhằm phòng chống lừa đảo