Thời sự

Samsung chuẩn bị bán hai di động Wave mới

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-01-24 05:39:25 我要评论(0)

Bộ đôi này chuẩn bị có mặt tại Tây Ban Nha và một số nước châu Âu khác trước khi xuất hiện ở châu Á,vũ anh thưvũ anh thư、、

1.jpg.jpg

Bộ đôi này chuẩn bị có mặt tại Tây Ban Nha và một số nước châu Âu khác trước khi xuất hiện ở châu Á,ẩnbịbánhaidiđộngWavemớvũ anh thư Mỹ La tinh. Wave 2 Pro S5330 (hay còn có tên Wave 533 sẽ có giá dưới 240 euro (6,5 triệu), model này được hãng giới thiệu hồi tháng 6.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
 - Những bức tranh trong triển lãm “Thương nhớ Tràng An” của Đỗ Duy Minh đã thay ông trở về để nói lời từ biệt Tràng An, từ biệt chúng ta.

Đạo diễn "Khát vọng" xin lỗi nhà thơ Nguyễn Quang Thiều

Nguyễn Quang Thiều, Xuân Bắc nói về cuốn thơ gây tranh cãi

Nguyễn Quang Thiều: Kẻ đa tài

Trong cuộc đời hoạ sĩ Đỗ Duy Minh có hai cuộc giã từ Hà Nội. Cuộc giã từ lần thứ nhất cách đây gần 40 năm. Đó là cuộc giã từ ông không hề muốn và đầy đau đớn. Và tôi cảm thấy rằng cuộc giã từ đó ông mang theo cả Tràng An trong đau đớn của mình.

Nhưng rồi ông đã trở về. Trở về trong những chuyến viếng thăm người thân còn lại ở chốn này và trở về tìm lại những người bạn cũ. Nhưng cuộc kiếm tìm dài lâu nhất trong mỗi lần trở về ngắn ngủi ấy là tìm lại những gì đã rung vang trong tâm hồn ông từ thuở sinh ra. Ông lang thang trong những phố cổ, bên những mùa sen Tây Hồ, trước bãi sông Hồng và chìm vào những xóm ngoại ô. Cái bóng của ông là cái bóng của người đi tìm lại những gì thân yêu và thiêng liêng, tìm lại những vẻ đẹp làm nên Tràng An mà ông phải cách xa và đang mỗi ngày một mờ xa trong đời sống đương đại cuốn đi như gió lốc.

{keywords}
Tác phẩm trong triển lãm của hoạ sĩ Đỗ Duy Minh diễn ra tại trung tâm triển lãm 93 – Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội từ 20-24/11/2018.


Ông trở về để triển lãm những tác phẩm hội hoạ của ông. Triển lãm lần thứ nhất do Gallary 39 và nhóm Nhân sĩ Hà Đông tổ chức. Triển lãm lần thứ hai do nhóm Nhân sĩ Hà Đông tổ chức. Cả hai lần triển lãm ấy là triển lãm ký ức của một người sinh ra và lớn lên trong không gian văn hoá Tràng An, triển lãm của những thương nhớ, âu lo và xa cách. Cả hai lần triển lãm ấy là những bức tranh vẽ về nơi chốn này: Tràng An.

Gần 40 năm sống ở xứ người với tuyết trắng và ngôn ngữ xứ người nhưng tất cả những thứ đó không có một lúc nào lọt được vào tâm hồn ông. Ở đó chỉ có Tràng An, Tràng An và mãi mãi Tràng An. Khi ngắm nhìn những bức tranh của ông trong cả hai triển lãm trước đây và trong chính triển lãm này vẽ về Hà Nội, tôi cứ nghĩ những bức tranh đó giống những bức ảnh đăng “tìm người lạc”. Ông treo những bức tranh lên để tìm những vẻ đẹp của Tràng An đã lạc mất theo thời gian.

Và lần này là lần giã từ thứ hai của ông. Cuộc giã từ lần này không đau đớn mà ngập tràn thương nhớ. Ông đã già và sức khoẻ đã yếu. Ông không thể trở về Tràng An của ông được nữa. Ông viết thư cho tôi và nói: Ông không còn cơ hội để chạm vào những người thân yêu, bạn bè, không còn cơ hội được đặt bàn chân vào chốn này. Ông phải sống ở xứ người cho đến ngày giã biệt thế gian. Nhưng những bức tranh trong triển lãm “Thương nhớ Tràng An” của ông đã thay ông trở về để nói lời từ biệt Tràng An, từ biệt chúng ta.

{keywords}
Những tác phẩm được vẽ bằng acrylic trên giấy dó.

Và rồi đây, một lúc nào đó trong chuyến giã biệt Tràng An mãi mãi, hành lý ông sẽ mang theo về chốn xa kia lại là Tràng An. Tràng An của sông Hồng mùa nước, của những cánh đồng ngoại ô, của mùa sen Tây Hồ, của hoa gạo tháng Tư, của phố cổ, của thiếu phụ áo dài, của những đền chùa và lễ hội…. của những huyền ảo, mơ hồ mà bất tử.

{keywords}
'Khi ngắm nhìn những bức tranh của ông trong cả hai triển lãm trước đây và trong chính triển lãm này vẽ về Hà Nội, tôi cứ nghĩ những bức tranh đó giống những bức ảnh đăng “tìm người lạc”. Ông treo những bức tranh lên để tìm những vẻ đẹp của Tràng An đã lạc mất theo thời gian' 

Lần nào viết thư cho tôi, ông cũng xúc động gửi lời thăm hỏi và cám ơn những gì anh em chúng tôi đã làm cho ông. Nhưng chúng tôi mới là những người thực sự phải cám ơn ông. Bởi ông làm cho chúng tôi thêm một lần thấu hiểu tình yêu của một con ngưởi với mảnh đất mà con người ấy sinh ra và lớn lên cho dù đời sống biết bao thăng trầm, bởi ông đã thông báo cho chúng tôi biết có những điều kỳ diệu của mảnh đất kinh kỳ này đã đi lạc với thời gian. Và trong tất cả những gì ông đã làm với Tràng An của mình, tôi nghe thấy lời thỉnh cầu da diết của ông xin mọi người hãy đi tìm lại những gì của Tràng An đã và đang biến mất.

Xin cám ơn ông - hoạ sĩ Đỗ Duy Minh.

Nguyễn Quang Thiều

Nguyễn Quang Thiều đoạt giải thưởng thơ trị giá 5.000 USD

Nguyễn Quang Thiều đoạt giải thưởng thơ trị giá 5.000 USD

Ngày 8/9, Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã sang Hàn Quốc nhận giải thưởng Changwon KC International Literary năm 2018.

" alt="Người thông báo về những vẻ đẹp bị lạc" width="90" height="59"/>

Người thông báo về những vẻ đẹp bị lạc

Hoạ sĩ trẻ Phan Anh Thư.

Triển lãm trưng bày 50 tác phẩm được chọn lọc từ hơn 500 bức tranh của họa sĩ Phan Anh Thư. Mỗi tác phẩm mang một câu chuyện và ký ức riêng, tái hiện những cảnh vật đa dạng từ thành thị đến nông thôn, trải theo chiều dài đất nước. Mỗi câu chuyện gắn cùng các địa danh như: Tây Bắc, Hà Nội, Huế, Hội An, TP.HCM...

Tại triển lãm, người tham gia không chỉ cảm nhận cảnh vật qua những bức tranh mà còn đắm chìm trong giai điệu riêng biệt của những nơi mà họa sĩ Phan Anh Thư đã trực hoạ từng bức tranh. Phần âm thanh này do nhà sản xuất âm nhạc VRT (Lê Võ Việt Trường) sáng tác.

Top 3 Miss World Việt Nam: Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi, Á hậu 1 Đào Thị Hiền, Á hậu 2 Huỳnh Minh Kiên tham dự triển lãm.

Chia sẻ về hành trình thực hiện hàng trăm bức tranh trên khắp mọi miền đất nước, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, Phan Anh Thư cho biết cô đã được chứng kiến công cuộc “tìm chữ” cùng cuộc sống khó khăn của các em nhỏ ở vùng cao, đa số là người dân tộc thiểu số và nghèo. Các em không thể đến trường hằng ngày vì ở xa, một số phải nghỉ học, một số ở lại nhà nội trú. 

“Tuy nhiên, nhà nội trú ở những miền đất này nhỏ và không đáp ứng đủ số lượng các em. Các điều kiện sống trong nhà nội trú cũng rất khó khăn. Nhiều nhà nội trú làm bằng tre nứa tạm bợ không thể chắn gió Lào vào mùa hè và không ngăn được sương muối vào mùa đông. Các em thiếu vật dụng sinh hoạt, thức ăn hằng ngày chủ yếu là rau dại và măng rừng”, Phan Anh Thư tâm sự.

Chia sẻ thêm về nguồn động lực cho dự án, Phan Anh Thư cho biết: “Động lực lớn nhất để tôi thực hiện dự án lần này chính là các em nhỏ. Không mơ mộng gì quá to lớn, tôi chỉ mong những "câu chuyện" và khoản quỹ của mình sẽ có thể giúp các em được phần nào trong chặng đường tương lai phía trước”.

Doanh thu thu được từ triển lãm, hoạ sĩ Phan Anh Thư dành xây dựng trường nội trú cho các em nhỏ ở vùng núi Tây Nguyên.

Trong suốt 4 năm qua, Phan Anh Thư cũng đã làm nên những chuyến Art-tour - trao những hộp màu đã được quyên góp đến tay các em và kết hợp tổ chức cuộc thi vẽ Ước mơ của em cho các em nhỏ tại một số khu vực vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn trên khắp đất nước như: Lào Cai, Huế, Gia Lai, Lâm Đồng... 

Tác phẩm trưng bày trong triển lãm.

Phan Anh Thư sinh ra tại Huế, học và làm việc tại TP.HCM. Anh Thư được nhiều người biết đến khi cô thử sức trong các cuộc thi nhan sắc và tài năng. Anh Thư từng xuất sắc giành được ngôi vị Hoa khôi trong cuộc thi Nữ sinh thanh lịch trường THPT Nguyễn Huệ - Huế. Sau đó, cô thử sức mình tại cuộc thi Miss World Việt Nam 2019.

Ảnh: Tô Minh Hoàng - Khoa Phạm

Dạo bước qua vùng đất của sơn màiNgày 2/8 tới, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, The Muse Artspace tổ chức khai mạc triển lãm 'Dạo bước qua vùng đất của sơn mài'." alt="Phan Anh Thư bán tranh gây quỹ giúp trẻ em vùng cao" width="90" height="59"/>

Phan Anh Thư bán tranh gây quỹ giúp trẻ em vùng cao

Màn trình diễn Cô gái mở đường trên nền nhạc điện tử của Han Sara tại chương trình The Heroes 2021 vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Độc giả VietNamNet cũng đưa ra không ít tranh luận dưới bài viết “Han Sara xin lỗi khi bị chê 'phá nát' bài hát Cô gái mở đường”.

Lỗi không chỉ ở Han Sara?

Đây là vấn đề mà một số độc giả đề cập. Bạn Lê Hoành đặt câu hỏi: “Ca sĩ không sai, người sai ở đây là người tổ chức để ca sĩ mang bài hát như thế lên sân khấu. Xử phạt vài triệu đồng thì ăn thua gì! Sẽ còn nhiều cái như này nữa cho mà xem”.

Độc giả Nguyễn Phương cùng chung quan điểm: “Han Sara không đáng trách nhiều, nhưng đáng trách và đáng phê phán chính là nhà sản xuất Nguyễn Hải Phong”. Trong khi đó, bạn Công Minh hay Thuy Dung cho rằng: “Cần xem xét xử lý trách nhiệm của ban tổ chức và những người liên quan”, “Kém nhận thức, kém văn hoá từ người ca sĩ tới giám khảo, đạo diễn, nhà đài. Đề nghị xử nghiêm để làm sạch môi trường”.

Bạn Mira cũng nêu quan điểm tương tự: “Han Sara là người Hàn Quốc nhưng còn Ban tổ chức, Ban giám khảo, Huấn luyện viên đều duyệt trước nội dung thi cơ mà? Không hiểu concept chương trình là gì nhưng từ cái tên cho tới âm thanh, ánh sáng thấy lạc hậu, lỗi thời, kém hấp dẫn…”.

{keywords}
Han Sara mặc váy ngắn trình diễn "Cô gái mở đường".

“Từng rất quý nhưng giờ mất tình cảm quá”

Đó là chia sẻ từ độc giả Nguyen Hung: “Rất quý em Han Sara từ trước tới giờ nhưng sau bài này thấy mất cảm tình quá”. Trong khi đó, bạn Thuong thốt lên: “Trang phục, trang điểm, hỗn danh - ôi trời ơi! Văn hóa Việt Nam bây giờ xuống cấp đến thế sao?”. 

Gay gắt hơn, độc giả Đỗ Thuý Vân cho biết: “Chỉ nhìn qua clip là thấy không ưng rồi. Cô gái mở đường là ca khúc hào hùng, là một phần của lịch sử dựng xây và giữ nước nhưng cô ca sĩ này cùng vũ đoàn ăn vận quá lố lăng. Không thể chấp nhận chuyện này!”.

Bạn Mussic thẳng thắn: “Xem xong, tôi tưởng tượng ra một hình ảnh một người mặc complet, đầu đội khăn xếp, chân đi guốc... Xin các vị - từ người hát đến người chấm - đừng phá hoại bài hát, phá hoại quá khứ”. Chung quan điểm, bạn Vivu cho biết: “Chưa xét đến phần nghe. Phần nhìn là không thể chấp nhận được đối với một bài hát nhạc cách mạng bất hủ”.

Độc giả Minh Huy đưa ra lời khuyên: “Khi không có đủ bản lĩnh và sự thấu hiểu, đừng nên cover lại bất cứ sản phẩm nghệ thuật nào gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc”. Trong khi đó, độc giả Lê Thoại đặt vấn đề: “Nên phong sát tất cả nghệ sĩ biểu diễn sai lệch các bài hát về cách mạng”.

Bạn Konan ví von: “Nếu đây gọi là sáng tạo nghệ thuật mang tính "mở đường" như anh nhạc sĩ Hải Phong nói, thì việc một cây lan tầm thường được bán với giá nghìn tỷ cũng là hợp lý”.

Nhạc Việt cần phải làm mới…

Không khắt khe như hầu hết các độc giả khác, bạn Ảnh Anh đưa ra một góc nhìn hoàn toàn mới: “Nhạc Việt cần phải làm mới. Tôi ủng hộ. Bài Nối vòng tay lớn còn hát rock được mà”.

Tán đồng quan điểm này, bạn Annie Dang cho rằng: “Mình thấy tốt bởi vì nó sẽ truyền tải nhanh đến thế hệ trẻ. Nếu hát dạng bình thường và thính phòng thì mấy ai nghe”. Độc giả Linhchicuc2020 cũng có cảm nhận tượng tự: “Tôi hơn 40 tuổi nhưng chắc tính còn con nít hay sao ấy, nên thấy bài này hay và chất”.

{keywords}
Đàm Vĩnh Hưng thành công làm mới "Chiếc vòng cầu hôn".

Trong khi đó, bạn Quan Nguyen cho rằng phần trình diễn của Han Sara “làm gì đến nỗi, có bêu xấu hay làm xấu hình ảnh phụ nữ Việt Nam đâu”: “Mỗi thế hệ có một cách thể hiện tình yêu thương và lòng tôn trọng bằng cách của họ. Đến lúc không nên áp đặt quá khắt khe đối với người làm công việc sáng tạo. Cứ như vậy rồi Việt Nam sẽ đi tới đâu?”.

Bạn N3M0 thì đặt câu về thói quen chỉ trích của nhiều người: “Đôi khi những quan điểm bảo thủ sẽ làm con người giảm tính sáng tạo. Nhiều lần như vậy, biến tính sáng tạo chỉ quanh quẩn trong một cái nồi, đến cái nắp vung là dừng cho an toàn. Góp ý nó hoàn toàn khác chỉ trích nhưng nhiều người lạm dụng chỉ trích theo phong trào và như một thói quen”.

… Có những bài hát không phải để biến tấu!

Đây là ý kiến của rất nhiều độc giả VietNamNet. Ví dụ như độc giả Kho sua thu: “Còn nhiều bài để chọn, sao phải khiên cưỡng chọn một bài hát hào hùng, phá nát nó rồi bao biện này nọ... Nghèo ý tưởng quá”. Độc giả Hong Nguyen Van thốt lên “cạn lời” bởi “bài hát này không phải để biến tấu”.

Độc giả Cỏ lau đồng quan điểm: “Bài hát như một lời tri ân, một nén hương lòng tưởng nhớ về những cô gái thanh niên xung phong đã cống hiến xương máu, tuổi trẻ cho độc lập - tự do dân tộc. Ca sĩ này làm mất đi tính trang nghiêm của bài hát”.

Ý kiến của MrHa chắc chắn sẽ khiến nhiều độc giả, người yêu nhạc cũng như các ca sĩ, nhạc sĩ phải suy ngẫm: “Xin hãy để những bài hát đi cùng năm tháng được nguyên vẹn với cái gốc của nó. Đừng biến tấu những bài hát tôi yêu. Mỗi bài hát phải là sản phẩm đặc trưng riêng của nó. Khi nó đã là sản phẩm riêng rồi thì đừng xúc phạm!

Thời buổi thương mại hóa, cái gì người ta cũng có thể lấy ra để lợi dụng cho riêng mình. Nếu muốn nổi tiếng, hãy tự sáng tác theo phong cách của mình hoặc nếu biến tấu phải được sự cho phép của tác giả. Không nên nhờ sự nổi tiếng của những bài hát theo cùng năm tháng để tạo scandal cho mình. Thật cay đắng nếu mai kia những bài như Tiến quân ca, Như có Bác trong ngày vui đại thắng...lại bị biến tấu theo kiểu như thế này”.

Lê Cúc (tổng hợp)

Han Sara xin lỗi khi bị chê 'phá nát' bài hát Cô gái mở đường

Han Sara xin lỗi khi bị chê 'phá nát' bài hát Cô gái mở đường

Việc Han Sara mặc váy ngắn, nhảy và hát "Cô gái mở đường" trên nền nhạc điện tử bị nhận xét là không phù hợp. Ca sĩ vừa lên tiếng xin lỗi. 

" alt="'Phá nát' bài hát Cô gái mở đường: Lỗi không chỉ ở Han Sara?" width="90" height="59"/>

'Phá nát' bài hát Cô gái mở đường: Lỗi không chỉ ở Han Sara?