Ánh Nguyệt xếp thứ 37 ở vòng loại nội dung cung một dây ở Olympic 2024 (Ảnh: Getty)
Còn ở Olympic 2024, thành tích của Ánh Nguyệt đã được cải thiện. Cô giành 648 điểm và xếp thứ 37. Điều này giúp cho cung thủ người Việt Nam dễ thở hơn ở vòng đấu tiếp theo. Theo đó, cô chỉ đụng độ với người xếp hạng 28 là cung thủ Fallah Mobina (Iran). Đây không phải là đối thủ quá mạnh và cơ hội chiến thắng của Ánh Nguyệt có thể xảy ra.
Ở vòng đấu loại trực tiếp, hai cung thủ thi đấu tối đa năm set. Mỗi set bắn ba mũi tên để tính tổng điểm. VĐV thắng sẽ được 2 điểm, hòa được 1 điểm. Người nào đạt 6 điểm trước sẽ thắng chung cuộc. Nếu hòa 5-5 sau năm set, hai cung thủ sẽ bắn loạt tie-break với một mũi tên. Ai bắn gần tâm nhất sẽ giành chiến thắng.
Ngoài việc nỗ lực ở nội dung cá nhân, Ánh Nguyệt và Quốc Phong (cung thủ thi đấu ở nội dung cung một dây nam) cần cố gắng đạt tổng điểm tốt nhất có thể để lọt vào nhóm 16 cặp cung thủ thi đấu nội dung đồng đội hỗn hợp (diễn ra vào ngày 2/8).
Thành tích của Ánh Nguyệt qua từng lượt bắn (Ảnh: Olympic).
Ở Olympic 2020, bộ đôi VĐV Việt Nam chỉ đứng thứ 23/29 ở tổng điểm nam nữ và không thể tiếp tục thi đấu nội dung đồng đội hỗn hợp.
Ở nội dung cung một dây nữ, cung thủ Hàn Quốc, Lim Si Hyeon đã thiết lập kỷ lục thế giới. Cô đã hoàn thành 72 lượt bắn ở vòng loại với 694 điểm. Với thành tích này, cô đã phá kỷ lục cũ được thiết lập bởi đồng hương Kang Chae Young (692 điểm) vào năm 2019.
Lim Si Hyeon sinh năm 2003. Cô là ứng cử viên nặng ký cho tấm huy chương vàng (HCV) Olympic 2024. Một năm trước, ở đấu trường ASIAD, VĐV Hàn Quốc đã xuất sắc giành HCV. Trong trận chung kết, Lim Si Hyeon đánh bại đồng hương An San (giành 3 HCV Olympic 2020), với tỷ số áp đảo 6-0.
Nguyễn Thị Thật cán đích đầu tiên ở chặng 2 Tour of Thái Lan (Ảnh: Thaicycling).
Khi còn cách đích khoảng 5km, Nguyễn Thị Thật tăng tốc, cô tung cú nước rút mạnh mẽ, đánh bại hết các đối thủ, để lần thứ 2 tại giải năm nay chiến thắng chặng.
Chiến thắng ở chặng 2 cũng giúp Nguyễn Thị Thật chiếm giữ áo vàng (tay đua xuất sắc nhất, có tổng thời gian thi đấu thấp nhất), bất chấp sự xuất hiện của nhiều tay đua mạnh đến từ các quốc gia gồm Australia, Uzbekistan, Thái Lan, Kazakhstan (những quốc gia mạnh trong môn xe đạp đường trường).
Nguyễn Thị Thật đang tạm giữ cả 3 chiếc áo danh giá nhất của giải (Ảnh: Thaicycling).
Chưa hết, Nguyễn Thị Thật còn tạm giữ 2 chiếc áo danh giá khác của giải, gồm áo xanh (vua nước rút) và áo tím (vận động viên Đông Nam Á ấn tượng nhất).
Ngày mai (10/4), Tour of Thái Lan sẽ diễn ra chặng cuối cùng. Nếu thi đấu tốt trong ngày thi đấu cuối của giải, Nguyễn Thị Thật và đội tuyển xe đạp nữ Việt Nam sẽ bảo vệ được 3 chiếc áo vừa nêu.
" alt=""/>Tay đua nữ Việt Nam giữ chắc áo vàng giải xe đạp tại Thái LanCác cơ thủ vừa dự giải Hà Nội Open 2024 bị WPA cấm thi đấu 6 tháng (Ảnh: HT).
Phía WPA cho biết đã cảnh cáo các cơ thủ tham dự Hà Nội Pool Championship 2024 (kết thúc ngày 13/10) không được tham dự giải đấu nói trên. Thế nên, việc các vận động viên (VĐV) sau khi biết về lời cảnh cáo này, nhưng họ vẫn tham dự, tức là họ chấp nhận lệnh cấm.
Riêng về phía các tay cơ Việt Nam, những người bị cấm có hầu hết các VĐV mạnh nhất ở nội dung pool trong môn billiards của nước ta, như Đỗ Thế Kiên, Lường Đức Thiện, Dương Quốc Hoàng, Đặng Thành Kiên…
Cũng với các cơ thủ của Việt Nam, nếu sau thời hạn bị cấm thi đấu của WPA (đến tháng 4/2025), họ không đóng phạt 500 USD (hơn 12,5 triệu đồng), các VĐV sẽ tiếp tục bị cấm thi đấu ở SEA Games và Asiad (WPA và các tổ chức thành viên của họ điều hành nội dung billiards ở các đại hội thể thao nói trên).
Trước khi nhận lệnh cấm từ WPA, các cơ thủ pool Việt Nam cũng từng nhận lệnh cấm thi đấu có thời hạn từ Liên đoàn billiards thể thao châu Á (ACBS), vì họ tham dự giải Hà Nội Open 2023. Lệnh cấm của ACBS có thời hạn đến đầu tháng 2/2025. ACBS là thành viên của WPA.
" alt=""/>87 cơ thủ billiards Việt Nam bị cấm thi đấu trên hệ thống của WPA