Những bước đi đầu tiênCuối tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin vừa có chuyến công du đến 3 quốc gia Đông Nam Á: Singapore, Việt Nam và Philippines. Đây là thành viên đầu tiên trong chính quyền của Tổng thống Joe Biden đến thăm khu vực Đông Nam Á.
Ngay sau đó ngày 30/7, các bên liên quan cũng đã thông báo về việc Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ thăm Singapore và Việt Nam từ ngày 20-26/8 - chuyến công du quốc tế thứ hai của bà trên cương vị Phó Tổng thống và lần đầu tiên đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
 |
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Ảnh: AP |
Trong bối cảnh chính quyền Mỹ lên nắm quyền chưa lâu và những cản trở do diễn biến của đại dịch Covid-19 gây ra, chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ tới Đông Nam Á càng trở nên đặc biệt với nhiều thông điệp chính trị quan trọng.
Nếu như chuyến công du nước ngoài đầu tiên và cũng là duy nhất hiện nay của Tổng thống Joe Biden tới châu Âu cho thấy nỗ lực thiết lập lại mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương vốn đã bị mai một dưới thời chính quyền tiền nhiệm và một phần nhằm tìm giải pháp cho mối quan hệ với Nga; chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris tới Guatemala và Mexico cho thấy sự khẳng định vai trò của Mỹ ở khu vực ảnh hưởng truyền thống Mỹ Latinh thì chuyến thăm sắp tới sẽ cho thấy rõ hơn những ưu tiên chính sách của chính quyền Biden đối với châu Á, trong đó Đông Nam Á chiếm một vị trí chiến lược.
Trong bản Hướng dẫn Chiến lược an ninh quốc gia tạm thời được chính quyền mới của Mỹ công bố ngày 3/3, về các biện pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa các mục tiêu và định hướng lớn về đối ngoại, Mỹ đã khẳng định cần củng cố và đổi mới quan hệ với các đồng minh, đối tác, trong đó nhấn mạnh sự hiện diện của Mỹ sẽ tập trung nhiều vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và châu Âu.
Các quốc gia thành viên ASEAN cũng được nhắc đến như những đối tác quan trọng và đáng nói hai điểm đến trong chuyến thăm sắp tới của Phó Tổng thống Kamala Harris được nêu đích danh cùng Ấn Độ và New Zealand.
Bản Hướng dẫn nêu rõ: “Chúng tôi sẽ làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác với Ấn Độ và làm việc cùng với New Zealand, cũng như Singapore, Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN khác, để thúc đẩy các mục tiêu chung”. Có thể nói, Mỹ đang triển khai chính sách đối ngoại kiên trì với phương châm phối hợp chặt chẽ, thúc đẩy các lợi ích và gìn giữ những giá trị cơ bản với các đồng minh và đối tác.
Chính sách châu Á của chính quyền Tổng thống Joe Biden là sự kế thừa và tiếp nối so với các chính quyền tiền nhiệm. Bước phát triển của mối quan hệ Mỹ và Đông Nam Á trong 10 năm vừa qua thực sự được đánh dấu bằng chiến lược “Tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương” dưới thời Tổng thống Obama và sau đó là chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” dưới thời Tổng thống Trump, trong đó cả hai đều quan tâm đặc biệt đến vai trò của Đông Nam Á.
 |
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AP |
Ông Biden với những kinh nghiệm khi đảm nhiệm vị trí Phó Tổng thống dưới thời Obama đang cho thấy Mỹ sẽ tiếp tục chính sách khu vực thể hiện ở việc duy trì cách tiếp cận Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và coi trọng việc tăng cường quan hệ với khu vực Đông Nam Á.
Đặc biệt, vấn đề Biển Đông đã trở thành một trong những cấu phần quan trọng trong chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và quan hệ Mỹ - Trung. Điều đó được thể hiện cụ thể khi vấn đề Biển Đông là một trong những nội dung thảo luận quan trọng trong chuyến thăm của Bộ trưởng Austin đến ba quốc gia Đông Nam Á vừa qua. Trước đó, tình hình Biển Đông cũng đã được đề cập ở mức cao trong tuyên bố chung của “Bộ Tứ”.
Việc chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bổ sung các thành tố “bao trùm”, “lành mạnh” đã cho thấy sự ghi nhận đối với quan điểm, nhu cầu cân bằng lợi ích, ủng hộ hòa bình, hợp tác của các nước trong khu vực và các nước ASEAN. Đồng thời cũng cho thấy, Mỹ đang triển khai một chiến lược ngoại giao theo hướng khéo léo hơn, coi trọng hơn việc cân bằng linh động lợi ích của nước này và đồng minh trong khu vực, các đối tác tiềm năng quan trọng khác.
Mỹ thể hiện sự ủng hộ vai trò trung tâm và đoàn kết của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực; chủ trương thúc đẩy quan hệ đồng minh với Philippines, Thái Lan và củng cố quan hệ với các đối tác Việt Nam, Singapore, Indonesia. Mỹ đồng thời cũng thể hiện sự ủng hộ quan điểm của ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN với “Bộ Tứ”.
Tương lai nào cho quan hệ Mỹ - Đông Nam Á
Xét về tổng thể, để có một chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hiệu quả, Mỹ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa tại Đông Nam Á. Những cam kết với khu vực này chính là cách thức để Mỹ gia tăng sự hiện diện, giữ vững vị thế và tiếng nói của mình trong bối cảnh tất cả các cường quốc trên thế giới hiện nay đều muốn thiết lập ảnh hưởng để triển khai chiến lược lớn hơn tại khu vực.
Thêm vào đó, một trong những nhiệm vụ và mục tiêu mà Mỹ hướng tới hiện nay chính là tiến hành các biện pháp nhằm kiềm chế Trung Quốc. Bên cạnh việc củng cố quan hệ đồng minh, việc gia tăng hợp tác với Đông Nam Á sẽ là chìa khóa giúp Mỹ xích lại gần hơn với các quốc gia láng giềng của Trung Quốc trong khu vực.
Điều này sẽ là cơ sở giúp Nhà Trắng xây dựng lòng tin, tiến tới thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược và nhận được sự ủng hộ trong quá trình giải quyết các vấn đề và điểm nóng tại Đông Nam Á nói riêng và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nói chung. Trong bài phát biểu tại Viện IISS ở Singapore hôm 27/7, Bộ trưởng Austin đã đề cập tới ba yếu tố quan trọng trong quan hệ của Mỹ đối với khu vực là hồi phục, hợp tác và tái cam kết đối với Đông Nam Á và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Thêm vào đó, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Biden đang hết sức chú trọng vai trò của chủ nghĩa đa phương cũng như hợp tác quốc tế, việc nâng tầm quan hệ hợp tác với Đông Nam Á sẽ là điều kiện thuận lợi nếu Mỹ mong muốn quay trở lại đàm phán và tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tạo thế vững chắc trong quá trình cạnh tranh thương mại với Trung Quốc và giữ vững vị thế khi tham gia vào chủ nghĩa đa phương cạnh tranh toàn cầu.
Việc Đông Nam Á trở thành một trong những trọng tâm trong chính sách của Mỹ chắc chắn sẽ mang lại không ít cơ hội và thách thức đối với các quốc gia tại đây. Trước mắt, trong ứng phó với đại dịch Covid-19, các nước Đông Nam Á sẽ được hưởng lợi thông qua kế hoạch tài trợ vắc xin và viện trợ nhân đạo cho các quốc gia đang phát triển mà Mỹ triển khai.
Với sự hỗ trợ và hợp tác với Mỹ sẽ tạo cơ hội để những nước này được nhận trang bị y tế, hỗ trợ tài chính và đặc biệt là nguồn vắc xin tin cậy trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung trên thế giới. Tiếp đó, việc nâng tầm mối quan hệ với Mỹ và đồng minh sẽ tiếp tục là một lựa chọn cho các nước Đông Nam Á giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đặc biệt là về phương diện kinh tế và thương mại.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của các nước ASEAN và là nhà đầu tư lớn thứ hai, chỉ sau Nhật Bản. Tuy nhiên, với sự quan tâm mạnh mẽ của chính quyền Biden đến khu vực so với người tiền nhiệm, Đông Nam Á sẽ có khả năng mở rộng và ký kết nhiều hiệp định thương mại với quốc gia hàng đầu châu Mỹ, đồng thời cũng là một trong những thị trường đắt giá nhất toàn cầu.
Bên cạnh đó, cơ hội tiếp cận các thành tựu khoa học - công nghệ cũng như kỹ thuật sản xuất hiện đại của Mỹ cũng là một điểm thuận lợi đối với các quốc gia ASEAN. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ 4.0 phát triển ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, việc nắm bắt kịp thời những bước tiến mới là điều vô cùng cần thiết.
Không dừng lại ở đó, việc giải quyết các mối đe dọa an ninh, đặc biệt là vấn đề an ninh phi truyền thống như khủng bố, cướp biển, ô nhiễm môi trường, an ninh nguồn nước… cũng có thể trở nên dễ dàng hơn khi có sự hỗ trợ của Mỹ trong các cơ chế hợp tác song phương và đa phương.
Vai trò của Việt Nam
Việt Nam là một trong 2 quốc gia Đông Nam Á được nhắc đến trong Hướng dẫn Chiến lược an ninh quốc gia tạm thời của chính quyền Biden. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của quan hệ Mỹ-Việt trong tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Joe Biden, tạo cơ hội thuận lợi cho Việt Nam nâng cao thế và lực trên trường quốc tế. Trong ứng phó với đại dịch, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn về tài chính, trang thiết bị đặc biệt là nguồn vắc xin.
Đến nay, Việt Nam là một trong 7 nước được Mỹ viện trợ nhiều vắc xin nhất với 5 triệu liều vắc xin Moderna cùng nhiều sự hỗ trợ khác trị giá 20,9 triệu USD. Sự giúp đỡ của Mỹ trong thời điểm này được đánh giá là cần thiết và kịp thời khi tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và thiếu hụt nghiêm trọng nguồn vắc xin tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhận thức chung về việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, thịnh vượng, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông, Mỹ được đánh giá là giữ vai trò then chốt nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận “tự do và rộng mở”.
Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mới đây là biểu trưng cho việc mở ra sự kết nối mối quan hệ an ninh - quốc phòng giữa hai nước Việt-Mỹ dưới thời Tổng thống Biden. Hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt-Mỹ cũng sẽ có cơ hội phát triển hơn nữa, đặc biệt khi Mỹ gia nhập CPTPP hoặc thậm chí, Việt Nam cũng có thể đàm phán một hiệp định thương mại tự do song phương với Mỹ như đã thành công với Anh và EU.
Rõ ràng, một số động thái trong thời gian gần đây, chứng tỏ rằng Mỹ rất nghiêm túc và sẵn sàng tăng cường cơ sở vững chắc cho quan hệ đối tác song phương giữa hai quốc gia.
Lê Mạnh Quốc - Nguyễn Thị Lệ Hà

Mỹ cam kết nâng tầm quan hệ với khu vực Đông Nam Á
Kurt Campbell, điều phối viên khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cho biết Tổng thống Joe Biden sẽ nâng tầm chính sách trong mối quan hệ với khu vực Đông Nam Á.
" alt=""/>Đông Nam Á và Việt Nam trong chính sách của ông Biden
Ngày 24/11/2018, Melodia Boutique Shophouse của tập đoàn Sun Group chính thức ra mắt thị trường. Dự án hứa hẹn là tâm điểm vàng đầu tư trên thị trường bất động sản Phú Quốc nửa cuối năm 2018.Phú Quốc - thay đổi để dẫn đầu, đầu tư để thu hút đầu tư
Theo nghị quyết về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mới được Chính phủ ban hành ngày 22/10/2018, Phú Quốc được định hướng trở thành trung tâm dịch vụ du lịch, sinh thái biển mang tầm quốc tế.
Tính đến tháng 10/2018, khách đến Phú Quốc là gần 3 triệu lượt, trong đó có 409.000 lượt khách quốc tế, vượt 68% so với cùng kỳ. Để đạt được những kết quả ấn tượng đó, chính quyền, nhân dân và những nhà đầu tư lớn vào Phú Quốc đã không ngừng cố gắng xây dựng, phát triển, làm thay đổi diện mạo Phú Quốc từng ngày.
Điển hình ở khu vực phía Nam đảo Phú Quốc, Tập đoàn Sun Group đã đầu tư kiến tạo nên những sản phẩm bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp, chất lượng, mang vẻ đẹp và giá trị vượt thời gian.
Được phát triển trên quan điểm, “Thay đổi để dẫn đầu, đầu tư để thu hút đầu tư”, Nam Phú Quốc đang trỗi dậy từng ngày, trở thành cái tên không thể không nhắc đến trên bản đồ du lịch trên thế giới và bản đồ đầu tư của nhiều nhà đầu tư nổi tiếng.
Nam Phú Quốc - Bản hòa ca đón chào vận hội mới
Không khó hiểu khi đa phần khách đến Phú Quốc đều sẽ di chuyển về Nam đảo, bởi ở đây ngoài sở hữu quần thể đảo đẹp nhất, còn có tuyến cáp treo Hòn Thơm dài nhất Thế giới nối liền thị trấn An Thới với tổ hợp giải trí Sun World Hon Thom Nature Park, có khách sạn JW Marriott đẳng cấp, có bãi biển nước trong xanh như ngọc, có bãi cát trắng mịn như kem, có rẻo đất hai mặt biển có thể ngắm nhìn bình minh và hoàng hôn khi đứng ở cùng một vị trí.
Nam đảo Phú Quốc sẽ càng nhộn nhịp hơn nữa, khi hàng loạt dự án sẽ lần lượt đi vào hoạt động như: căn hộ khách sạn Sun Premier Residences Phu Quoc Emerald Bay sắp khai trương cuối năm 2018, khu nghỉ dưỡng Sun Premier Village Kem Beach Resort (bao gồm biệt thự thiết kế theo phong cách làng biển, phân khu nhà phố thương mại shophouse giai đoạn 1) cũng đang đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện.
Ngày 24/11/2018, Tập đoàn Sun Group vừa tổ chức sự kiện giới thiệu ra mắt giai đoạn 2 dự án Shophouse Bãi Kem - Boutique Shophouse Melodia tại tại Khách sạn JW Marriott, Hà Nội.
Boutique Shophouse Melodia - Giai điệu trái tim Nam đảo ngọc
Nằm ở ngã tư đường trục chính khu vực Bãi Kem, điểm đầu của tất cả các dự án Sun Group tại Nam đảo, Boutique Shophouse Melodia hưởng trọn vẹn chuỗi hạ tầng, tiện ích hoàn hảo của toàn khu nghỉ dưỡng Sun Premier Village Kem Beach Resort. Nơi đây gồm bãi biển riêng, bãi để xe rộng gần 7.800m2, lòng đường chính rộng 12m, vỉa hè rộng 3m…
Điểm nhấn của Shophouse Melodia là nằm kề bên hồ cảnh quan rộng 4500 m2 và quảng trường rộng tới 8500m2 - hứa hẹn trở thành trung tâm tổ chức sự kiện, lễ hội, âm nhạc sôi động ở Nam đảo.
Trong tương lai, phân khu Boutique Shophouse Melodia sẽ là tâm điểm vàng kết nối và thu hút mọi nhu cầu vui chơi giải trí, mua sắm của toàn bộ khách du lịch nội khu và ngoại khu Bãi Kem.
Ưu điểm lớn của dòng shophouse này là quy hoạch ưu việt với thiết kế 93% số căn có hai mặt thoáng, 48% căn góc, đáp ứng nhu cầu để ở, cho thuê, kinh doanh đa dạng của khách hàng và nhà đầu tư.
Liên hệ nhận thông tin dự án: Nhật Trường Phát – Đại lý Phân phối chiến lược các dự án BĐS của Sun Group Hotline: 096 239 5555 Website: http://www.sungroupkembeachresort.com |
Doãn Phong
" alt=""/>Chính thức ra mắt nhà phố thương mại Melodia ở Phú Quốc

Tôi đã được nghe về anh – một giáo sư từng phải "loay hoay kiếm tiền" vì đồng lương ít ỏi – trong những năm đầu rất khó xin được đề tài để thực hiện nghiên cứu của mình. Quãng thời gian đó, anh đã vượt qua như thế nào?
Hồi mới về Việt Nam, tôi cũng vừa phải đi dạy, vừa đi làm thêm ở công ty bên ngoài. Số tiền tích lũy được chỉ giúp gia đình tôi "cầm cự" được vài ba năm. Trong khi suốt những năm đầu về nước, tôi không xin được đề tài nghiên cứu đủ lớn đề đầu tư cho hướng nghiên cứu của mình.
Đến năm 2009 bắt đầu có Quỹ Khoa học Công nghệ quốc gia (Nafosted), tôi có thể "sống được nhờ khoa học" khi được làm chủ nhiệm đề tài.
Những ngày đầu tiên trở về nước như anh kể là một khởi đầu rất khó khăn. Có kỷ niệm nào khiến anh thấy nhớ nhất cho đến tận bây giờ?
Hồi mới về Việt Nam, tôi phải làm cả ở công ty bên ngoài thì mới đủ sống. Hồi đó, cứ 5 giờ chiều chúng tôi lại xách xe đi làm công ty về buôn bán thiết bị khoa học kỹ thuật. Làm buổi tối, rồi làm cả vào những ngày cuối tuần, tiền cũng chẳng dư giả gì.
Tôi phải xây dựng phòng thí nghiệm từ hai bàn tay trắng. Toàn bộ thiết bị chúng tôi mua từ "chợ trời" về lắp. Có hôm nghỉ hè, anh em mặc cả quần sóoc đi làm như công nhân, để xây dựng các thiết bị thí nghiệm, vì nhóm có mục tiêu mỗi kỳ hè phải xây dựng được một hệ thí nghiệm.
Một hôm, có ông giáo sư người Hàn Quốc đến thăm tôi. Ông rất ngạc nhiên khi thấy tôi – khi ấy đã là phó giáo sư – lại mặc quần sóoc đi dựng thiết bị thí nghiệm. Sau đó khi trở về Hàn Quốc, ông ấy đã mua một hệ thí nghiệm có giá hơn 20.000 USD gửi sang Việt Nam để tặng tôi. Đó cũng là lần đầu tiên chúng tôi có được một thiết bị hiện đại như thế.
Vượt qua quãng thời gian đó, cho đến hiện tại, điều gì khiến anh hài lòng nhất khi nhìn lại suốt quãng thời gian đã qua?
Có lẽ là việc được làm khoa học thực sự. Đó là một trải nghiệm rất thú vị. Ví dụ, khi mình gửi đăng một bài báo, rồi chờ đợi kết quả phản biện, có khi đến 3, 4 tháng, rồi vỡ òa trong hạnh phúc khi nhận được thư thông báo là bài báo được chấp nhận đăng trên các tạp chí uy tín. Đó là cảm xúc vô cùng sung sướng.
Nhiều người hỏi tôi có hơn 130 bài báo rồi viết làm gì nữa. Nhưng đó là cái khiến mình cảm thấy thích thú. Tôi không bao giờ đặt mục tiêu về số lượng mà cái đích tôi hướng tới là những bài báo đỉnh cao.
Bài báo đỉnh cao?
Đó phải là bài báo làm hoàn toàn bằng nội lực Việt - “100% made in Viet Nam”, không có tên của bất kỳ ông giáo sư nước ngoài nào và được đăng trên các tạp chí khoa học thuộc vào top 1% cao nhất của thế giới.
Việc mời một ông giáo sư nổi tiếng nước ngoài cùng đứng tên trong bài báo có thể sẽ khiến bài báo dễ được xếp hạng cao, nhưng như thế mình cảm thấy chưa thực sự “sướng” vì chưa khẳng định được đẳng cấp khoa học của nước mình.
Xin được tò mò một chút, những người cùng thế hệ như anh, làm khoa học ở nước ngoài, họ đã đi đến đâu rồi?
Một số người bạn của tôi ở lại hiện đã làm giáo sư và có vị trí vững chắc tại Mỹ. Nhưng số đông còn lại thì đi làm công ty với mức lương khoảng 3.000 – 5.000 USD, cuộc sống ở đó khá an nhàn với một khoản lương đủ để nuôi gia đình.
Các trường đại học tư thục đang nổi lên và có nhiều thành tựu về “kết quả bài báo nghiên cứu”, tức định hướng nghiên cứu. Tuy nhiên, cũng đã có những cảnh báo về việc “chạy theo xuất bản bài báo bằng mọi giá” trong khi nhiệm vụ của đại học vẫn chưa đáp ứng tốt về nhu cầu nhân lực chất lượng cho thị trường. Anh có lưu tâm gì về điều này?
Cần phải khẳng định nghiên cứu là một thuộc tính của trường đại học. Còn việc nhiều trường “chạy theo xuất bản bài báo bằng mọi giá” như bạn nói thì tôi nghĩ còn tùy vào quan điểm từng trường.
Để có được một công bố khoa học chất lượng thực sự bằng nội lực thì trước tiên các trường phải thu hút được nhiều nhà khoa học xuất sắc, phải có tiềm lực về tài chính để có thể đầu tư cho nghiên cứu cũng như tạo môi trường và cơ chế để giữ chân được người tài. Và không phải trường đại học nào cũng có điều kiện được đầu tư mạnh mẽ để thực hiện điều đó.
Do vậy, đâu đó cũng có thể có những trường chọn “một cách nào đó” để có được các công bố khoa học ISI, nhanh và đơn giản hơn là đầu tư xây dựng đội ngũ nhà khoa học thực sự, một cách làm tốn kém và mất nhiều thời gian, công sức.
Nhưng tôi khẳng định, không có trường nào chỉ mải chạy theo nghiên cứu mà bỏ lơ nhiệm vụ đào tạo cả. Nghiên cứu mang lại uy tín và danh tiếng của trường, còn đào tạo là sự sống của một trường đại học. Đào tạo mà không tạo ra được một sản phẩm xã hội dùng được thì là coi như hỏng. Tôi nghĩ, một vị giáo sư, tiến sĩ hoạt động nghiên cứu nghiêm túc chắc chắn lên lớp giảng dạy cũng sẽ rất hấp dẫn.
“Học sinh mất phương hướng tương lai là điều nguy hiểm"
Khi đến các trường THPT làm công tác tuyển sinh, tôi thấy nhiều học sinh và kể cả phụ huynh vẫn chưa biết định hướng nghề nghiệp. Họ không biết xã hội đang cần điều gì và con cái họ nên làm gì. Rất đông học sinh khi tôi hỏi đều thích theo ngành Kinh tế, nhưng các em không biết chắc chắn rằng ngành nghề ấy có thực sự phù hợp với năng lực và tư duy của bản thân hay không.
Ngoài ra, khi đi tuyển sinh tôi cũng nhận thấy được những thiếu sót trong việc đào tạo ở bậc phổ thông. Nếu có thể giảm bớt việc “nhồi” kiến thức, mà thay vào đó mỗi tuần một tiết dạy về hướng nghiệp thì tôi nghĩ sẽ hiệu quả hơn rất nhiều, giúp học sinh định hướng nghề nghiệp tương lai tốt hơn. Việc học sinh chưa xác định hoặc mất phương hướng trong tương lai là một điều rất nguy hiểm. " alt=""/>'Cái đích tôi hướng tới là những bài báo đỉnh cao'