Trong kế hoạch hoạt động năm 2022 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số,ộNNPTNTcấpvàquảnlýmãsốvùngtrồngtrựctuyếgia vang thế giới Ban chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được giao 2 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, gồm: Xây dựng, phê duyệt theo thẩm quyền kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng 2 nền tảng số quốc gia về dữ liệu nông nghiệp và truy xuất nguồn gốc nông sản; Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và địa phương hình thành Cơ sở dữ liệu quản lý cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, quản lý cơ sở chăn nuôi; cấp, quản lý mã số vùng trồng, tạo nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp và cho người dân. Theo thông tin từ cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, cả 2 nhiệm vụ nêu trên đều đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoàn thành trong năm vừa qua. Cụ thể, hệ thống truy xuất nguồn gốc của Bộ được xây dựng, vận hành tại địa chỉ checkvn.mard.gov.vn; đã kết nối dữ liệu thông suốt với hệ thống truy xuất nguồn gốc của nhiều địa phương. Hệ thống cũng đang được triển khai cho 13 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và sẵn sàng về mặt kỹ thuật để kết nối với các địa phương khác. Thống kê cho thấy, đến trung tuần tháng 12/2022, đã có hơn 3.600 doanh nghiệp với bộ mã truy xuất nguồn gốc của gần 13.500 sản phẩm nông sản thực phẩm được trung tâm IDE đưa lên hệ thống CheckVN và cũng được đồng bộ, đấu nối liên thông lên hệ thống truy xuất nguồn gốc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với nhóm nhiệm vụ về hình thành Cơ sở dữ liệu quản lý cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, quản lý cơ sở chăn nuôi; cấp, quản lý mã số vùng trồng, tạo nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp và cho người dân, từ tháng 6/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã hoàn thành việc xây dựng và đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi tại địa chỉ csdlchannuoi.mard.gov.vn Như vậy, Bộ này đã bước đầu tạo công cụ để thu thập, khai báo, cập nhật để hình thành cơ sở dữ liệu quản lý thức ăn chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi. Tính đến trung tuần tháng 12/2022, đã có hơn 280 nhà máy thức ăn chăn nuôi, 16 doanh nghiệp chăn nuôi trên cả nước đăng ký tài khoản và cập nhật dữ liệu. Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã cấp hơn 600 tài khoản để cập nhật cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi; tổ chức các hội nghị tập huấn hướng dẫn cập nhật cơ sở dữ liệu, đồng thời thành lập Tổ tư vấn làm việc Online hướng dẫn các doanh nghiệp, người dân. Tiếp đó, vào trung tuần tháng 8/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã triển khai, vận hành hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng tại địa chỉ csdltrongtrot.mard.gov.vn Tài liệu hướng dẫn tạm thời về cấp, quản lý mã số vùng trồng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để các cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất trồng trọt tại các địa phương áp dụng, thực hiện. Đáng chú ý, sau thời gian thử nghiệmvà hoàn thiện công cụ cấp, quản lý mã số vùng trồng trên hệ thống, từ trung tuần tháng 9/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã văn bản gửi các tỉnh, thành phố về triển khai thực hiện cấp và quản lý mã số vùng trồng trực tuyến. Trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia được phê duyệt từ tháng 6/2020, Thủ tướng Chính đã xác định nông nghiệp là 1 trong 8 ngành, lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số trước. Theo đó, sẽ phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế. Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu. Song song đó, tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản; xây dựng mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp; thúc đẩy cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số. Chương trình chuyển đổi số quốc gia cũng nhấn mạnh quan điểm phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả. |