Bí ẩn cây lim 'hiến thân' và cung điện dát vàng tại Lam Kinh
Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thanh Hoá) có tổng diện tích quy hoạch bảo tồn là 200ha,íẩncâylimhiếnthânvàcungđiệndátvàngtạxem bóng trực tiếp là nơi an táng, thờ cúng, tri ân các vị vua và hoàng hậu triều Lê.
Dấu ấn đặc biệt của di tích là Chính điện Lam Kinh - công trình bằng gỗ lim lớn nhất Việt Nam - có nội thất dát vàng, được tu sửa và chính thức đón khách tham quan từ năm 2022.
Chính điện hình chữ công, gồm Tiền điện - Quang Đức (với ý nghĩa là tài cao, đức độ của vua Lê Thái Tổ sẽ muôn đời tỏa sáng); Trung điện - Sùng Hiếu (tôn sùng đạo hiếu) và Hậu điện - Diên Khánh (vun đúc sự tốt lành của vương triều nhà Lê).
Công trình có kết cấu khung gỗ lim 6 hàng cột, vì chồng rường giá chiêng; trang trí hoa văn trên bề mặt cấu kiện gỗ hình rồng, các linh vật và hoa lá thời Lê chạm nổi, chạm bong một và một số lớp có độ sâu dao động từ 10-20cm.
Chính điện Lam Kinh sau khi phục dựng, tu bổ đã trở thành công trình kiến trúc bằng gỗ lớn nhất và phức tạp nhất tại tỉnh Thanh Hóa, với khối lượng gỗ lim cùng tu bổ là hơn 2.000m3.
Đáng chú ý, bên trong chính điện, các đồ thờ, vật dụng được phục dựng và sơn son thếp vàng với giá trị gần 40 tỷ đồng.
Đặc biệt, tới Lam Kinh, du khách sẽ được nghe kể về câu chuyện kỳ lạ, trùng hợp ngẫu nhiên khi xây dựng chính điện.
Trong số 138 cây cột dựng chính điện, chủ yếu là gỗ lim Lào, có một cột chính được lấy từ cây lim từng tồn tại suốt hơn 600 năm trong quần thể di tích Lam Kinh.
Hướng dẫn viên Ban quản lý Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh cho biết, năm 2009, khi khởi công dự án phỏng dựng chính điện Lam Kinh, cây lim cổ thụ cao nhất nhì rừng Lam Kinh, khoảng 600 năm tuổi đang xanh tốt, khỏe mạnh, bất ngờ trút hết lá, khô cành. Nửa năm sau cây chết, đúng lúc thiết kế thi công chính điện Lam Kinh vừa hoàn thành.
Sau khi báo cáo sự việc tới UBND tỉnh Thanh Hóa, cây lim đã được chặt hạ. Đặc biệt, dù có tuổi thọ lâu đời, cây lim không bị tiêu tâm (rỗng ruột), vẫn đặc nguyên khối. Đường kính thân cây là 82cm, trùng khít với chân đế đá cột cái chính điện xưa để lại, ngọn cây vừa với chân tảng cột quân, 2 nhánh cây đủ làm một cột con và một thượng lương.
Nhiều giả thiết được đưa ra, trong đó các nhà khoa học lâm nghiệp và tâm linh cho rằng tuổi cây lim có thể trùng với tuổi vua Lê Lợi, hoặc thời điểm ông dựng cờ khởi nghĩa, hay là khi ông lên ngôi hoàng đế.
Vì thế, khi đưa vào công trình, cây lim được định vị là cột cái trong công trình, đặt trong hậu điện (nơi nghỉ ngơi của vua), là chốn linh thiêng hạn chế người ra vào. Khi dựng 138 cột trong chính điện, cột cái được dựng lên đầu tiên, đứng gần long sàng - nơi ngủ của vua Lê Lợi, như canh giấc ngàn thu cho vua.
Cũng theo hướng dẫn viên, Ban quản lý khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh nhiều lần trồng cây lim nhỏ thay thế vào gốc cũ, nhưng không sống được.
Những sự trùng hợp liên tiếp khiến người ta tin rằng, cây lim đã 'hiến thân' mình để xây Chính điện Lam Kinh.
Lam Sơn là nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sau 10 năm (1418-1428) kháng chiến trường kỳ đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ở Thăng Long (Hà Nội) lấy niên hiệu là Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt.
Nhà Lê cho xây dựng nhiều điện miếu, lăng tẩm có quy mô to lớn ở đất Lam Sơn. Để thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua, thái hoàng, thái hậu, nơi cử hành những nghi lễ, nơi khi vua lễ bái yết sơn lăng. Lam Sơn được coi là "kinh đô thứ hai" của nước Đại Việt sau Thăng Long Đông Đô - Hà Nội.
本文地址:http://casino.tour-time.com/news/554d198935.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。