当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Coventry City với Sheffield Wed, 2h45 ngày 7/2: Trút giận 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Hyderabad, 21h00 ngày 29/1: Cửa trên ‘tạch’
Tham gia Nhà mình lạ lắm ngoài Nhan Phúc Vinh còn có NSND Trung Anh, NSND Kim Xuân, Huyền Trang, Samuel An cùng Lê Bống. Anh còn có dịp tái ngộ MC Tuấn Tú (hai người đóng chung trong phim Anh có phải đàn ông không) và Hương Giang (phim Đừng làm mẹ cáu).
NSND Trung Anh - ông bố quốc dân trong Về nhà đi consẽ thoát khỏi hình ảnh ông bố khắc khổ quen thuộc và có màn lột xác đầy bất ngờ với một hình tượng nhân vật mới hoàn toàn. Ngoài tạo hình, tính cách và số phận nhân vật do NSND Trung Anh đảm nhiệm vẫn được nhà sản xuất giấu kín.
Đồng hành cùng NSND Trung Anh là “người bà quốc dân” Kim Xuân. Chuyến Bắc tiến lần này đánh dấu sự trở lại với màn ảnh nhỏ của nghệ sĩ Kim Xuân sau thời gian dài tập trung cho điện ảnh.
Nhà mình lạ lắmxoay quanh một “gia đình mới” của cô bé Thanh Mỹ, người đã mất đi toàn bộ trí nhớ và đối mặt với những sang chấn tâm lý nặng nề sau một vụ tai nạn thảm khốc. Phim lên sóng độc quyền trên mọi nền tảng của K+ vào mùa hè này nhưng chưa công bố thời gian ra mắt cụ thể.
Nhan Phúc Vinh trong tập cuối 'Đừng làm mẹ cáu'
Nhan Phúc Vinh: Lối sống của tôi không phù hợp với showbizTrong Nhan Phúc Vinh có nhiều mâu thuẫn. Anh không thích và không hợp với showbiz nhưng lại hoạt động trong showbiz. Là diễn viên nhưng anh sợ đám đông, cảm thấy áp lực khi chụp ảnh." alt="Nhan Phúc Vinh tái xuất màn ảnh với tạo hình bụi phủi, tạm biệt hình ảnh soái ca"/>Nhan Phúc Vinh tái xuất màn ảnh với tạo hình bụi phủi, tạm biệt hình ảnh soái ca
Cầm trên tay bộ truyện Nữ hoàng Ai Cập(tên gọi mới: Dấu ấn hoàng gia) sau 20 phút xếp hàng, Đặng Minh Ngọc (22 tuổi, quận Hà Đông, Hà Nội) nói cảm xúc vui sướng và háo hức.
Lần dở những trang sách đầu tiên, cô gái nhận xét thiết kế bìa ấn tượng, giấy cứng cáp, nét in đậm, "nức lòng người hâm mộ".
Ngọc bắt đầu đọc truyện tranh từ lúc tiểu học. Không có tiền thuê hay mua truyện, cô đọc ké nhà hàng xóm. Khi biết Nữ hoàng Ai Cậpđược Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản, cô đã mong ngóng từng ngày bộ truyện lên kệ.
Ngọc đặt lịch nhắc 23/8 là ngày phát hành, dậy từ 6h để chuẩn bị. Sau 10 phút di chuyển đến Nhà sách Kim Đồng (quận Hà Đông), cô thấy có khoảng 10 người cũng đã xếp hàng chờ sẵn, dù 7h mới mở cửa.
"Bất chấp mưa gió, tôi đi sớm xếp hàng, chờ săn được bộ truyện kèm poster", cô nói.
Nguyễn Thị Phương Loan (35 tuổi, quận Long Biên) dậy từ 4h, mất một tiếng di chuyển dưới trời mưa đến Nhà sách Kim Đồng (đường Quang Trung, quận Hai Bà Trưng). Tại đây, khi trời còn chưa sáng, lác đác người hâm mộ đã xếp hàng, Loan đứng ở vị trí thứ 3.
"Tôi đã vô cùng háo hức từ mấy tuần trước, bởi Nữ hoàng Ai Cập là bộ sách tuổi thơ", nữ giáo viên nói.
Dù xếp hàng đợi khoảng 2 tiếng đến khi nhà sách mở cửa, Loan và những người hâm mộ bộ truyện đều không cảm thấy mệt mỏi. Với tinh thần háo hức, họ cùng nhau chia sẻ kỷ niệm về Nữ hoàng Ai Cậpvà các nhân vật.
Đúng 7h, nhà sách đón chào những độc giả đầu tiên cầm trên tay ấn bản mới của Nữ hoàng Ai Cập, mỗi người chỉ được mua một bộ 5 tập.
"Đọc trang đầu tiên, tôi như tìm lại tuổi thơ", Loan nói. Rời nhà sách, cô thấy hàng dài độc giả vẫn kiên nhẫn xếp hàng chờ đến lượt.
Nhà xuất bản Kim Đồng cho biết bộ truyện Nữ hoàng Ai Cập chính thức lên kệ từ ngày 23/8. Trong lần phát hành đầu tiên, 5 tập truyện sẽ lên kệ cùng lúc. Tập truyện thứ 6 trở đi sẽ được phát hành cách từng tuần.
Tập đầu tiên sẽ được tặng kèm postcard (bưu thiếp). Với những độc giả mua sớm bộ 5 tập sẽ được tặng thêm một tấm poster (áp phích).
Tùy số lượng sách được phân phối, mỗi cửa hàng sẽ linh hoạt điều chỉnh số lượng sách tối đa cho mỗi đơn hàng, để đông đảo độc giả có thể mua được sách.
Trao đổi thêm với phóng viên Dân trí, đại diện Nhà xuất bản Kim Đồng cho biết thêm, bộ truyện Nữ hoàng Ai Cậpđược bán trực tiếp và trực tuyến tại các hệ thống Nhà sách Kim Đồng, Nhà sách Fahasa, Nhà sách Phương Nam... và các nhà sách khác trên toàn quốc.
" alt="Đội mưa xếp hàng từ 5h, quyết săn lùng bộ truyện tuổi thơ "Nữ hoàng Ai Cập""/>Đội mưa xếp hàng từ 5h, quyết săn lùng bộ truyện tuổi thơ "Nữ hoàng Ai Cập"
Về doanh thu hòa vốn của Đào, Phở và Piano, lãnh đạo Cục Điện ảnh phân tích: Phim được bán với giá vé bằng một nửa so với giá vé thông thường. Nếu phim được bán với giá vé bình thường, trong điều kiện phát hành thuận lợi, Đào, Phở và Pianocó thể lãi 21 tỷ đồng thay vì hòa vốn.
Trao đổi quanh vấn đề phát hành phim Nhà nước đặt hàng trong thời gian tới, ông Vi Kiến Thành cho biết, những dự đoán về khán giả đến rạp là thách thức đối với người làm phim và là bài toán vô cùng khó, chưa ai giải được.
Ngay việc phát hành Đào, Phở và Piano cũng nằm trong đợt thử nghiệm phát hành một số phim Nhà nước đặt hàng ngoài hệ thống rạp của Bộ VHTTDL để xem khả năng doanh thu phòng vé của các phim này. Cùng đợt thử nghiệm, còn có phim Hồng Hà nữ sĩvà 6 phim hoạt hình khác nhưng chỉ có Đào, Phở và Pianođạt doanh thu cao.
“Các phim Nhà nước đặt hàng sản xuất được sử dụng cho tuần phim trong nước và nước ngoài, chiếu trên truyền hình, phục vụ nhân dân miễn phí, phục vụ nhiệm vụ chính trị chứ không phải làm xong rồi cất kho như một số ý kiến trên báo chí. Các tuần phim đều lấy phim Nhà nước đầu tư sản xuất, không lấy sản phẩm của đơn vị tư nhân vì Nhà nước không có kinh phí mua bản quyền”, ông Thành nói.
Ông Thành thông tin thêm, Cục đã đề xuất giao Trung tâm Chiếu phim Quốc gia làm nhiệm vụ phát hành phim Nhà nước đặt hàng; đồng thời đề xuất xây dựng Nghị định về phát hành, phổ biến phim, trong đó tháo gỡ một số vướng mắc liên quan. Dự kiến, Nghị định sẽ được ban hành vào cuối năm 2024.
Đề xuất thưởng 200.000 đồng cho người phát hiện phim sai phạm, Bộ VHTTDL không đồng ý
Liên quan đến vấn đề phim chiếu tràn lan trên mạng, trong đó có nhiều phim nhảm nhí, ông Vi Kiến Thành cho biết, theo quy định hiện hành, chỉ có phim chiếu rạp được thực hiện theo chế độ tiền kiểm (cấp phép phổ biến). Phim chiếu trên không gian mạng tuân theo chế độ hậu kiểm, các nhà phát hành chịu trách nhiệm phân loại phim và hiển thị cảnh báo cho người xem. Tuy nhiên, hiện nay, Cục Điện ảnh chỉ có 10 người làm nhiệm vụ kiểm soát phim trên mạng và toàn bộ đều là kiêm nhiệm. Mỗi ngày chia 2 ca trực, mỗi ca 5 người nên không thể xem hết được.
Ông Thành cho hay, Cục Điện ảnh đã xây dựng quy chế, đề xuất thưởng 200.000 đồng kèm giấy chứng nhận cho khán giả phát hiện phim sai phạm, nhất là phim có đường lưỡi bò phi pháp và báo về Cục Điện ảnh. Nhưng Bộ VHTTDL không đồng ý với đề xuất này.
Một trích đoạn trong phim (Nguồn: Doãn Quốc Đam):
Bộ Văn hóa công bố danh sách phim bị xử phạt vì cài cắm đường lưỡi bòLãnh đạo Bộ VHTTDL cho biết trong thời gian qua, Bộ đã phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý phim vi phạm pháp luật, phim có nội dung, hình ảnh đường lưỡi bò phi pháp, ảnh hưởng đến an ninh văn hóa, chủ quyền quốc gia Việt Nam." alt="Đề xuất thưởng 200.000 đồng cho khán giả phát hiện phim sai phạm"/>Đề xuất thưởng 200.000 đồng cho khán giả phát hiện phim sai phạm
Nhận định, soi kèo St. Pauli vs Augsburg, 21h30 ngày 1/2: Đứt mạch toàn thắng
Cách làm tôm hấp hành tỏi, ăn bao nhiêu cũng hết
Cách làm món gà chiên kiểu mới giòn tan
Quán sữa đậu nành
Sữa đậu nành vốn là thức uống bình dân, hợp với xứ lạnh Đà Lạt mà ai ghé đến cũng muốn thưởng thức. Đà Lạt dường như ấm hơn, say lòng hơn với những đôi tình nhân khi cùng nhau ngồi thưởng thức ly sữa đậu nành nóng hổi.
Về đêm, những hàng quán vỉa hè trải đầy đường, khắp hẻm, du khách sẽ không khó tìm cho mình một quán sữa đậu nành. Có một quán nhỏ có thâm niên gần 40 năm, đã là nơi ghé chân của nhiều đôi tình nhân khi đến với phố núi mờ sương. Quán nằm ở ngay 64 Tăng Bạt Hổ, có tên Hoa Sữa, chỉ cách chợ Đà Lạt chỉ khoảng 50m từ lâu đã trở thành điểm đến của nhiều bạn trẻ.
Quán đơn giản, chiếm giữ không gian vỉa hè và chẳng ngày nào vắng khách. Ngoài sữa đậu nành,quán còn bán sữa đậu xanh, sữa mè, sữa bắp và nhiều loại bánh ăn kèm. Nhiều thực khách đến đây sẽ lạ lẫm với tên gọi "nành đường" và "nành bò". Chủ quán giải thích:"nành đường" là sữa đậu nành bỏ thêm đường, "nành bò" là sữa đậu nành pha với sữa bò. Nhều thực khách thích "nành bò"có vị béo mà thanh khiết, tăng mùi thơm cho sữa đậu nành. Một số khách lại mê món sữa đậu nành trộn cùng sữa đậu phụng hoặc sữa mè đen. Cách pha trộn này làm đồ uống có thêm vị bùi và rất thơm.
Bánh tráng nướng 'bà khùng'
Lang thang trong cái se lạnh của phố núi Đà Lạt, dạo bước quanh Hồ Xuân Hương, khám phá chợ đêm rồi dừng chân nghỉ cạnh bếp than ấm hồng, thưởng thức từng chiếc bánh tráng nướng nóng hổi, thơm lừng, béo ngậy hòa quyện một cách tinh tế từ hương thơm của hành phi, trứng gà, xúc xích, khô bò khiến người ăn "thích mê" khi thưởng thức.
Bánh tráng nướng “bà khùng” nằm tại số nhà 61 Nguyễn Văn Trỗi (phường 2, TP.Đà Lạt) do một người phụ nữ luống tuổi làm chủ. Bà là người gốc Hoa, sống ở phố núi này đã hàng chục năm.
Quán nhỏ, chỉ gồm một bếp than đặt trên vỉa hè cùng một số nguyên liệu như phô mai, pa tê, nồi mỡ hành, khô bò vụn... nhưng rất đông khách và hương vị bánh của bà cũng rất khác biệt.
Quán nem nướng bà Nghĩa
Món nem nướng được nhiều người ưa thích khi đến Đà Lạt. |
Quán nằm ở số 4 Bùi Thị Xuân được thực khách đánh giá là khá ngon và cũng đã gây dựng được tên tuổi cho mình qua nhiều năm. Mỗi phần nem ở đây có giá 40.000 đồng và 2 người ăn là đủ no. Quán nổi tiếng nhờ loại nước chấm rất riêng, rau ăn kèm cực kỳ tươi ngon và sự cầu kỳ trong những công đoạn như quết nem, nướng than hồng.
Buldak hay gà nướng phô mai là món ăn có xuất phát từ đất nước Hàn Quốc đang được các bạn trẻ tại Việt Nam vô cùng yêu thích bởi hương vị ngon lạ đặc biệt này.
" alt="Quán ăn lãng mạn cho đôi tình nhân khi lang thang Đà Lạt lúc trời lạnh"/>Quán ăn lãng mạn cho đôi tình nhân khi lang thang Đà Lạt lúc trời lạnh
Khi mới 7 tuổi, Ashton Garrison đã xin mẹ cho hút mỡ.
Cô nhớ mình từng được tặng đai siết eo và tự mua thêm một số trước khi vào trung học.
Garrison cũng không quên cảm giác tồi tệ xem quảng cáo về các sản phẩm giảm cân trong nguồn cấp dữ liệu mạng xã hội.
“Em thường bật khóc và tự hỏi tại sao mình không thể cầm kéo cắt bỏ hết mỡ thừa trên người”, cô nói.
Giờ đây, ở tuổi 14, Garrison có thể nhận thức về các tiêu chuẩn sắc đẹp độc hại, chẳng hạn như gắn vẻ đẹp với những cô gái da trắng, gầy gò, được rêu rao trên các bộ phim, tạp chí và chương trình truyền hình.
Bạn bè của Garrison, bị ảnh hưởng bởi những tiêu chuẩn như vậy, bắt nạt cô vì kích thước cơ thể và phân biệt đối xử dựa trên mái tóc khô cùng nước da sẫm màu của cô.
Garrison, giống như nhiều người Mỹ khác, phải chịu những ảnh hưởng về sức khỏe tâm thần do cảm thấy bản thân không đủ đẹp và chuyển sang sử dụng các sản phẩm như quần áo định hình để gầy đi.
“Em từng mang đai siết eo cả ngày, nhưng giờ không còn nữa” , cô nói.
Rất may, Garrison đã chấp nhận bản thân nhiều hơn, nhưng nhiều người khác chưa làm được như vậy.
Tốn kém
Theo báo cáo “The Real Cost of Beauty Ideals” (tạm dịch: Chi phí thực sự của những lý tưởng về cái đẹp) của Dove, các tiêu chuẩn sắc đẹp đã tiêu tốn của người Mỹ hơn 300 tỷ USD vào năm 2019.
Con số này bao gồm chi phí cho các phương pháp điều trị như tẩy trắng da và duỗi tóc bằng hóa chất.
Được ủy quyền làm báo cáo, Deloitte Access Economics đi sâu vào chi phí kinh tế và xã hội của các tiêu chuẩn sắc đẹp không lành mạnh ở người Mỹ từ 10 tuổi trở lên.
Theo định nghĩa của họ, lý tưởng về cái đẹp không lành mạnh là những tiêu chuẩn sắc đẹp hạn hẹp và không thực tế. Chúng thường chỉ phản ánh các tiêu chuẩn như da trắng và thiếu sự đa dạng về mọi kích cỡ, độ tuổi, màu da, loại tóc, hình dạng cơ thể.
Simone Cheung, đối tác tại Deloitte Access Economics, lãnh đạo tổ chức về y tế và chính sách xã hội ở Sydney (Australia), cho biết: “Báo cáo ước tính số người bị ảnh hưởng bởi sự không hài lòng về cơ thể và là nạn nhân của phân biệt đối xử dựa trên ngoại hình. Sau đó, chúng tôi xem xét tất cả tác động một cách riêng lẻ”.
Theo báo cáo, 16% dân số Mỹ từ 10 tuổi trở lên (45 triệu người) đã trải qua cảm giác không hài lòng về cơ thể.
Nhìn chung, phụ nữ phải chịu chi phí tài chính cao do không hài lòng về cơ thể và bị phân biệt đối xử dựa trên ngoại hình.
S. Bryn Austin, trưởng nhóm nghiên cứu và là người lập ra sáng kiến huấn luyện chiến lược để phòng chống rối loạn ăn uống (STRIPED), nói: “Danh tính của họ có thể được gói gọn trong điều này. Khi sự không hài lòng về cơ thể vẫn còn và trở nên nghiêm trọng hơn, điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng trầm cảm, lo âu và rối loạn ăn uống. Nó cũng làm tăng nguy cơ sử dụng chất kích thích và các hành vi nguy cơ khác”.
Giảm tác động tiêu cực
Các nhà nghiên cứu phân tích kết quả liên quan đến sự không hài lòng về cơ thể (trầm cảm, lạm dụng rượu và ma túy) để tính toán tác động tài chính như chi phí hệ thống y tế, tổn thất năng suất, hiệu quả.
Ở mức 84 tỷ USD, chi phí tài chính cho việc không hài lòng về cơ thể có thể chi trả toàn bộ học phí và tiền ăn, ở cho 2,9 triệu sinh viên đại học ở Mỹ trong một năm học.
“Điều gì sẽ xảy ra nếu số tiền đang bị lãng phí này được chi cho việc khác?”, Austin hỏi.
Ngoài ra, ít nhất 66 triệu người ở xứ cờ hoa phải đối mặt với sự phân biệt đối xử dựa trên ngoại hình. Các chi phí tài chính liên quan đã tiêu tốn tổng cộng 501 tỷ USD Mỹ vào năm 2019.
Những người từng trải qua sự phân biệt đối xử dựa trên ngoại hình phải chịu đựng khó khăn như: bị chế giễu về cân nặng (34 triệu), màu da (27 triệu), mái tóc tự nhiên (5 triệu).
2/3 chi phí cho việc chăm sóc sức khỏe ở Mỹ có thể được chi trả bằng số tiền bỏ ra để cố khắc phục tình trạng phân biệt đối xử dựa trên ngoại hình.
“Nếu có thể ngăn chặn hoặc giảm số người cảm thấy không hài lòng về cơ thể chỉ 10%, chúng ta có thể tiết kiệm được hơn 8 tỷ USD. Tương tự với phân biệt dựa trên cân nặng và màu da, chúng ta có thể tiết kiệm hơn 25 tỷ USD. Đó là khoản chi tiêu có thể được chuyển hướng sang các vấn đề xã hội và sức khỏe khác”, Cheung cho biết.
Báo cáo chỉ phân tích dữ liệu từ năm 2019, nhưng Cheung lưu ý rằng đại dịch có thể ảnh hưởng đến các con số năm 2020 trở về sau. Nếu tính đến lạm phát, cái giá của sự không hài lòng về cơ thể và phân biệt đối xử dựa trên ngoại hình sẽ còn cao hơn.
“Các chi phí liên quan đến những tác động này do tất cả gánh chịu, từ chính phủ, gia đình và bạn bè, người sử dụng lao động, các công ty bảo hiểm y tế tư nhân đến xã hội... Vì vậy, nó không chỉ là chi phí cá nhân. Mọi người đều có vai trò trong việc dẹp bỏ những lý tưởng về cái đẹp có hại”, Cheung nói.
Theo báo cáo, một số hành động có thể được thực hiện để giảm thiểu thiệt hại mà các tiêu chuẩn sắc đẹp độc hại gây ra đối với nước Mỹ gồm: Thúc đẩy không gian kỹ thuật số an toàn hơn; Dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần; Tập trung vào sự đa dạng trong quảng cáo; Giám sát việc bán các sản phẩm độc hại; Giáo dục tại trường học để thúc đẩy sự tự tin của cơ thể; Ưu đãi thuế và luật để chấm dứt phân biệt đối xử dựa trên ngoại hình; Hiểu biết về mạng xã hội.
“Điều rất quan trọng là phải có sự đa dạng bởi vì từ lâu, chúng ta luôn lấy tiêu chuẩn là người mẫu da trắng và gầy gò. Thành thật mà nói, đã đến lúc chúng ta thấy nhiều người giống em hoặc các cá nhân da màu hiện diện và thể hiện nhiều hơn. Em đang nói về tất cả cô gái da nâu, Nam Á, da đen, người bản địa, Phi-Latin. Mọi người da màu và không gầy gò đều xứng đáng được cảm thấy đẹp và xuất hiện trên các phương tiện truyền thông”, Garrison nói.
Theo Zing
" alt="Bé gái hút mỡ năm 7 tuổi vì tiêu chuẩn sắc đẹp độc hại"/>Ngành xuất bản phải hiểu sâu sắc mục đích của sự học
Có thể khẳng định, ngành xuất bản là một trong những ngành hội nhập thế giới nhanh và mạnh nhất của nước ta. Ví dụ như trên thế giới xuất hiện một cuốn sách hay và nổi tiếng thì chỉ sau mấy tháng, thậm chí mấy tuần, là người Việt đã có thể cầm trên tay cuốn sách đó với phiên bản chuyển ngữ có bản quyền, được in ấn đẹp, không thua kém sách gốc, thậm chí nhiều cuốn còn đẹp hơn cả sách gốc.
Đặc biệt, nhờ những chủ trương, chính sách kịp thời, cùng xu thế chuyển đổi số quốc gia, trong bức tranh xuất bản chung, bên cạnh sách giấy truyền thống, hoạt động xuất bản sách điện tử và sách nói đã có sự tăng trưởng đáng kể.
Có thể thấy, sách là một trong những con đường dễ nhất, rẻ nhất và nhanh nhất cho sự học của mỗi người. Sách không chỉ là người thầy mà còn là người bạn tri kỷ, luôn tử tế, nhẫn nại, chờ đợi và chịu đựng chúng ta. Học từ sách là học từ những bộ óc vĩ đại nhất của loài người, là việc biến túi khôn của nhân loại vốn đã được đúc kết trong sách thành của mình. Chúng ta có thể đưa những người thầy vĩ đại nhất của thế giới, từ cổ tới kim, từ Đông sang Tây, về tận nhà để dạy cho mình, bất kể thời điểm nào mà chi phí nhiều khi chỉ bằng... vài tô phở.
Ngày nay, ta có thể tìm được mọi thứ trên Internet. Vấn đề là ta có biết cách tìm hay không, cho dù ta sẵn sàng trả phí. Nếu không đủ bản lĩnh, ta có thể đi lạc vào mê cung tràn ngập những tin tức. Nếu không khéo nó sẽ dẫn ta đi rất xa với cái chủ đích ban đầu. Cũng vậy, ta khó tìm ra quyển sách quý trong vô vàn quyển sách xung quanh.
Tất nhiên, không đọc sách chắc chắn là không thể thành công bền vững được, nhưng đọc sách nhiều cũng chưa chắc tạo ra nhiều giá trị. Vấn đề còn nằm ở chỗ chọn sách nào để đọc, đọc như thế nào và học được gì từ sách.
Đó là lý do nhiều năm nay, tôi vẫn thường chia sẻ “khuyến đọc phải gắn liền với khuyến học”. Bởi lẽ, nếu tách khỏi khuyến học thì việc khuyến đọc sẽ giảm ý nghĩa. Tất nhiên việc đọc có nhiều mục đích, nhưng quan trọng và căn cơ nhất, bền vững nhất vẫn là đọc để học. Nó có thể làm cho người ta đọc ngày đêm, đọc cả đời không biết chán.
Ví dụ, đối với từng cá nhân đọc và học phải gắn với khát vọng dân trí của chính mình. Với giáo viên đọc và học phải đi từ khát vọng giáo trí, với doanh nhân phải đi từ khát vọng doanh trí, làm sao để kinh doanh thành công hơn và bền vững hơn, làm sao để lãnh đạo tốt hơn và quản trị tốt hơn…
Tôi có một chút trải nghiệm cá nhân về chuyện viết sách, về nguyên liệu đầu vào cho ngành xuất bản. Tôi cũng có một thời gian dài trăn trở với câu hỏi: Để khai minh bản thân phải làm gì và bắt đầu từ đâu?Và khi có ít nhiều trải nghiệm về câu chuyện này tôi mong muốn chia sẻ góc nhìn cho mọi người. Vì tôi tin, hàng ngàn, hàng vạn, thậm chí là hàng triệu người cũng trăn trở về câu hỏi nhân sinh này như tôi. Và thế là tác phẩm Đúng việc - Một góc nhìn về câu chuyện khai minh ra đời.
Hay khi ra nhà sách, ta có thể thấy sách mới tràn ngập với đa dạng về chủng loại, nhưng sách dành cho giáo viên, nhất là sách về sư phạm, rất ít, thậm chí là khá nghèo nàn. Trong khi đó, Việt Nam chúng ta có cả 100 triệu dân, với khoảng 25 triệu học sinh, sinh viên và hơn 1,6 triệu thầy cô giáo. Tương lai của Việt Nam sẽ tùy thuộc khá nhiều vào 25 triệu bạn trẻ này và tương lai của 25 triệu bạn trẻ lại tùy thuộc không ít vào sự học của hơn 1,6 triệu thầy cô giáo.
Với ý nghĩ như vậy, cuốn sách tiếp theo của tôi dành cho giáo giới đã ra đời, đó là Sư phạm Khai phóng - Thế giới, Việt Nam và Tôi. Bởi lẽ, tiếp sức cho sự học khai phóng của thầy cô giáo là điều vô cùng quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Nếu không có người thầy khai phóng cũng không thể có giáo dục khai phóng và như thế cũng khó có những thế hệ khai phóng để giúp đất nước của chúng ta phát triển.
Ở góc độ viết sách, làm sách cho khát vọng giáo trí, ưu tiên nhất vẫn là nâng cao năng lực khai phóng và năng lực sư phạm của người thầy. Và theo tôi, dạy là làm cho sự học được diễn ra, dạy chính là giúp người khác học. Nếu một người không có nhu cầu học, không biết tại sao phải học và học để làm gì thì lượng kiến thức khổng lồ trên mạng hay mua hàng trăm cuốn sách cũng không có ý nghĩa gì nhiều với họ.
Đó là chưa kể thời nay, học để biết nhiều là điều đáng quý, nhưng điều đáng quý hơn là ta sẽ làm được gì và sống thế nào với những điều mình biết. Vậy nên, khi ta khát học sẽ khát đọc, khi khát đọc sẽ tìm sách hữu ích và giá trị cho bản thân.
Còn đối với doanh giới lâu nay mọi người nói quá nhiều về văn hóa doanh nghiệp và tầm quan trọng đặc biệt của nó trong quản trị nhưng lại có quá ít sách và tài liệu đi sâu vào chủ đề này.
Với nhận thức như vậy, tác phẩm Quản trị bằng văn hóacủa tôi đã ra đời nhằm chia sẻ góc nhìn tham khảo cho các doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan trong việc xây dựng và chuyển đổi văn hóa nhằm làm cho doanh nghiệp và tổ chức của mình thành công và hạnh phúc hơn.
Do vậy, từ những nghiên cứu và trải nghiệm tôi cho rằng, khi ngành xuất bản càng hiểu sâu sắc mục đích của sự học của độc giả sẽ càng thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc chọn lọc, biên dịch, biên soạn và xuất bản những tác phẩm, dịch phẩm có giá trị nhằm tiếp sức cho khát vọng dân trí, doanh trí, giáo trí, nông trí,...
Sứ mệnh mới của ngành xuất bản
Tôi cho rằng, sách có vai trò tiên phong trong công cuộc chấn hưng giáo dục và khai minh xã hội, nhưng không phải sách nào cũng giúp ích cho con người và xã hội trong vai trò chấn hưng và khai minh này.
Cụ thể, trong hoạt động xuất bản hiện nay, ta có thể hình dung có năm nhóm đối tượng làm sách: Đầu nậu làm sách, Con buôn làm sách, Doanh nhân làm sách, Nhà giáo dục làm sách, Nhà văn hóa làm sách.
Đầu nậu chuyên ăn cắp tác quyền của người khác rồi xuất bản lậu để làm giàu bất chính; Con buôn có thể không làm sách lậu, nhưng sách nào bán chạy là cứ làm mà không cần quan tâm là sách đó có tổn hại đến văn hóa và văn minh của xã hội hay không; Doanh nhân làm sách thì họ cũng kinh doanh sách đàng hoàng và coi sách là một hàng hóa, nhưng họ chỉ kinh doanh những sách nào có lợi cho nền tri thức văn hóa nước nhà và không bán những sách độc hại, sách rác.
Còn nhà giáo dục làm sách với mục tiêu là góp phần giải quyết nhu cầu tri thức và nhu cầu phát triển năng lực của một đối tượng nào đó trong xã hội. Ví dụ như làm bộ sáchLãnh đạo để góp phần phát triển năng lực lãnh đạo cho doanh nhân, hay bộ sách Lịch sử văn minh thế giới để góp phần giải quyết nhu cầu của độc giả trong việc tìm hiểu về các nền văn minh của nhân loại.
Và nhà văn hóa làm sách là mong muốn tạo ra những cuốn sách nhằm góp phần khai minh xã hội và đưa xã hội bước vào một nền văn minh mới của nhân loại và dân tộc.
Làm sách theo góc nhìn của nhà văn hóa hay nhà giáo dục có thể bán rất tốt, thậm chí bùng nổ, nhưng cũng có thể khó bán hay bán được rất ít. Nhưng đó cũng là một phần sứ mệnh của ngành xuất bản.
Ngày xưa, đa số người ta ít đọc sách vì không có sách để mà đọc, còn bây giờ thì ngược lại, sách quá nhiều nên không biết đọc sách nào. Đặc biệt trong bối cảnh biến động chóng mặt và khôn lường như hiện nay, tình trạng trôi nổi các sách bẩn, sách rác nhằm truyền bá những điều sai trái, tai hại… cũng không hề hiếm. Thế nên, khai phóng thời này rất khó. Bởi lẽ, bây giờ ta khó biết được khi nào mình được khai phóng, khi nào mình bị thao túng bởi thông tin và sách rác tràn lan trên mạng.
Tôi cho rằng, khai phóng là khai minh và giải phóng, là khai mở tâm trí và giải phóng tiềm năng con người, và hành trình tự khai phóng của mỗi người là hành trình không ngừng nghỉ, là hành trình trọn đời.
Do vậy, tôi tin rằng, các đơn vị xuất bản không chỉ là các doanh nghiệp làm sách, mà cũng làm văn hóa và làm giáo dục thực sự. Đồng thời, các nhà xuất bản cũng đã, đang và sẽ cộng tác chặt chẽ với các nhà văn hóa, các nhà giáo dục và các nhà hoạch định chính sách để cùng định hình tương lai của ngành xuất bản, để ngành xuất bản góp phần định hình một xã hội mới, văn hóa mới và thời đại mới.
Có mục đích sẽ có con đường. Ngày nay, việc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực xuất bản, bản quyền tác giả, đào tạo chuyên gia trong và ngoài nước về hoạt động xuất bản đã và đang được thực hiện một cách tích cực. Đồng thời, tôi cho rằng việc tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh cho các tác giả, dịch giả, biên tập viên là rất cấp thiết, và tăng cường việc bảo vệ tác quyền để các sản phẩm tri thức chất lượng ngày càng được phát triển và lan tỏa. Đây không chỉ là nhiệm vụ của các nhà xuất bản, tác giả, dịch giả, của nhà nước, mà còn là trách nhiệm của cả xã hội.
Việc làm ra sách hay đã khó, nhưng việc đưa được sách hay đến với đông đảo công chúng lại còn khó khăn hơn. Do đó, sự ra đời các hoạt động khuyến đọc, các giải thưởng về sách, sự tham gia của các chuyên gia trong từng lĩnh vực góp phần tạo ra các “màng lọc”, cùng chọn ra các quyển sách hay để mọi người có thêm kênh tham khảo cũng rất cần thiết.
Chọn sách cũng là chọn giá trị, chọn thông điệp, chọn hướng đi. Công cuộc khai minh phải bắt đầu từ sự khai mở về trí tuệ và tâm hồn của mỗi người, rồi bằng nhiều cách lan tỏa và chia sẻ, cộng đồng cũng sẽ được khai minh. Chẳng hạn như, mình quý ai thì tặng sách hoặc giới thiệu một vài cuốn sách hay cho họ. Công cuộc khai minh này là của tất cả những người có hiểu biết, và nhờ vào trách nhiệm xã hội của những những người hiểu biết mà xã hội sẽ ngày một được khai minh hơn.
Tiến sĩ Giản Tư Trung
'Mỗi nhà xuất bản cần có bản sắc riêng'Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, "ngành xuất bản cần đổi mới, cần tư duy lại về cách làm sách"; cần phải thích nghi với cuộc cách mạng công nghệ; đổi mới sáng tạo là câu chuyện chính của ngành xuất bản và "mỗi NXB cần có bản sắc riêng"." alt="Khát vọng dân trí, doanh trí, giáo trí và sứ mệnh mới của ngành xuất bản"/>Khát vọng dân trí, doanh trí, giáo trí và sứ mệnh mới của ngành xuất bản