当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Bremen vs Mainz, 02h00 ngày 1/2: Trở lại mạch thắng 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo TPHCM vs Hà Tĩnh, 19h15 ngày 25/4: Bắn hạ Chiến hạm đỏ
Theo số liệu của Cục Y tế dự phòng, trong tuần 41, cả nước ghi nhận 9.750 trường hợp mắc, 1 tử vong tại Bình Dương. So với tuần 40 số mắc giảm 13% (11.211/2), số nhập viện giảm 13,2% (8.944/2).
Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 258.480 trường hợp mắc, 102 tử vong. So với cùng kỳ năm (54.219/21) số mắc tăng 4,8 lần, tử vong tăng 81 trường hợp.
Dự báo trong thời gian tới số mắc và tử vong tiếp tục diễn biến phức tạp và số mắc ở mức cao do cao điểm mùa dịch hàng năm từ tháng 7 đến tháng 11.
Hà Nội ghi nhận 1.420 ca mắc và 38 ổ dịch sốt xuất huyết mới trong 1 tuần
Điểm tin không khí lạnh và mưa rét ở miền Bắc
Hiện nay, không khí lạnh đang tiến gần đến biên giới nước ta. Hôm nay 6/12, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng yếu đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, khu vực này trời chuyển lạnh.
Khoảng 7/12, không khí lạnh được tăng cường mạnh hơn, ảnh hưởng đến Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Gió đông bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5. Bắc Bộ chuyển rét, từ đêm cùng ngày, Bắc Trung Bộ trời rét.
Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến 15-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.
Không khí lạnh đã áp sát biên giới, hôm nay Đông Bắc Bộ trời chuyển lạnh. (Ảnh minh hoạ: Khổng Chí)
Tại Hà Nội, ngày 6/12 mưa rải rác, trời chuyển lạnh, từ 7/12 chuyển rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này dao động 15-18 độ.
Ảnh hưởng của không khí lạnh nên từ ngày 6/12 đến đêm 7/12, Bắc Bộ có mưa, mưa rào rải rác. Từ 7/12, Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào, cục bộ có nơi mưa to và dông.
Trong mưa dông khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Dự báo thời tiết trong 10 ngày tới trên cả nước
Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia phát đi bản tin dự báo thời tiết các khu vực trong 10 ngày tới.
Cụ thể, ngày 6/12, Bắc Trung Bộ mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Đêm 6 và ngày 7/12, khu vực này mưa vài nơi, từ gần sáng 7/12 có mưa, mưa rào rải rác.
Trung và Nam Trung Bộ trong 24 đến 48 giờ tới có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông, cục bộ có nơi mưa to.
Nam Bộ chiều tối 6/12 mưa rào rải rác và có nơi có dông.
Nhận định hình thế thời tiết từ đêm 7/12 đến ngày 15/12, cơ quan khí tượng cho biết, Bắc Bộ có mưa, mưa rào rải rác trong đêm 7/12, sau mưa vài nơi. Trời rét, trong đó, từ 10-11/12 đêm và sáng trời rét.
Bắc Trung Bộ mưa vài nơi, từ đêm 7, ngày 8/12 và từ ngày 11-12/12, khu vực này có mưa, mưa rào rải rác. Trời rét, riêng ngày 10-12/12 đêm và sáng trời rét.
Trung và Nam Trung Bộ mưa rào vài nơi, trong đó, đêm 7 và ngày 8/12 có mưa, mưa rào, cục bộ có nơi mưa to và dông và từ 11-15/12 có mưa, mưa vừa, cục bộ có nơi mưa to đến rất to và dông.
Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông vài nơi, các ngày 11-15/12 mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Nguyễn Huệ" alt="Không khí lạnh áp sát biên giới và dự báo thời tiết 10 ngày tới trên cả nước"/>Không khí lạnh áp sát biên giới và dự báo thời tiết 10 ngày tới trên cả nước
Nhà mạng mong được sớm cấp phép tần số
Chia sẻ với VietNamNet,các nhà mạng cho hay họ đã chuẩn bị đầy đủ cho đợt đấu giá này. Một nhà mạng lớn cho biết đã sẵn sàng cung cấp 5G sớm nhất sau khi có được giấy phép.
“Chúng tôi mong muốn Bộ TT&TT sớm cấp phép tần số 5G để cung cấp dịch vụ cho khách hàng và sẽ đem đến trải nghiệm mới cho người dùng dịch vụ 5G. Hiện nay, dịch vụ 5G tập trung ở những khu công nghiệp, cảng biển… nơi nhu cầu tự động hóa, thông minh hóa cao”, đại diện nhà mạng lớn này nói.
Đại diện một nhà mạng khác cho hay “băng tần vàng” 2600 MHz là băng tần mơ ước bởi đầu tư sẽ thấp hơn các băng tần khác. Có thể ở băng tần này, việc đấu giá sẽ “thú vị” hơn.
Theo dự báo, lần đấu giá tần số sắp tới sẽ không có “người chơi mới” bởi lĩnh vực di động còn rất ít cơ hội cho những nhà mạng mới bước chân vào thị trường và đi thẳng lên 5G.
Cuộc đấu giá sẽ chỉ có 3 nhà mạng lấy được băng tần 5G. Doanh nghiệp trúng đấu giá được cấp giấy phép sử dụng băng tần với thời hạn 15 năm.
Kế hoạch đấu giá tần số như thế nào?
Theo kế hoạch, việc đấu giá tần số 5G sẽ được thực hiện chiều ngày 8/3 tại Cục Tần số Vô tuyến điện. Đại diện Cục Tần số Vô tuyến điện cho hay, Cục sẽ không đứng ra tiến hành đấu giá tần số 5G mà việc này sẽ do Công ty Đấu giá Hợp danh Số 5 – Quốc gia thực hiện.
Giá khởi điểm của vòng đấu giá số 1 là 3.983.257.500.000 đồng (ba nghìn chín trăm tám mươi ba tỷ, hai trăm năm mươi bảy triệu, năm trăm nghìn đồng).Giá khởi điểm của vòng đấu giá tiếp theo là giá trả cao nhất đã trả ở vòng đấu giá trước liền kề. Mức giá áp dụng tại cuộc đấu giá khối băng tần 2500 MHz - 2600 MHz là 50 tỷ đồng.
Hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp nhiều vòng, và phương thức đấu giá sẽ phải trả giá lên. Việc bỏ phiếu trả giá được tiến hành nhiều vòng cho đến khi không còn doanh nghiệp trả giá thì doanh nghiệp cuối cùng có mức giá trả cao nhất là doanh nghiệp trúng đấu giá. Việc xác định doanh nghiệp trúng đấu giá thực hiện theo Quy chế cuộc đấu giá và tuân thủ quy định pháp luật.
Trước đây, việc cấp phép tần số do các cơ quan nhà nước phê duyệt cho doanh nghiệp. Tiếp theo đó là hình thức thi tuyển để lấy tần số. Nói cách khác, băng tần được cấp phép miễn phí cho các doanh nghiệp. Hằng năm, các nhà mạng chỉ phải trả phí băng tần theo quy định của Bộ Tài chính. Thậm chí, cơ quan quản lý lúc đó đã bàn nhiều đến việc phải thu thêm phí thương quyền viễn thông với các nhà mạng.
Thế nhưng, khi Luật Tần số vô tuyến điệncó hiệu lực và các nhà mạng muốn có băng tần tốt để cung cấp dịch vụ cho khách hàng thì sẽ phải tham gia đấu giá công khai, minh bạch.
Theo thống kê của Bộ TT&TT, Việt Nam có 126 triệu thuê bao di động và thị trường bắt đầu đến ngưỡng bão hòa. Một thống kê khác cho thấy, mỗi năm các nhà mạng đang giành nhau khoảng 800.000 thuê bao mới gia nhập thị trường.
Trước đó, Bộ TT&TT đã cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm 5G tại 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Các nhà mạng cho rằng, 5G sẽ là hạ tầng số gần như thay thế cơ sở hạ tầng vật lý trong việc xây dựng nền tảng cũng như kết nối xã hội tương lai.
Cơ sở hạ tầng số này tạo ra kết nối không chỉ giữa con người với con người mà còn giữa con người với máy móc, giữa máy móc với máy móc. Đó là những cơ sở tạo ra tự động hóa cũng như việc chuyển đổi giữa các ngành công nghiệp.
Tuy nhiên, 4G vẫn còn quan trọng và tồn tại trong khoảng thời gian nữa. Việc tiếp tục đầu tư vào 4G cũng rất quan trọng bởi trong vài năm tới, 4G vẫn là mạng phổ biến. Nhưng 5G sẽ được triển khai ở các điểm nóng, khu công nghiệp, thành phố lớn.
" alt="Nhà mạng chuẩn bị cho cuộc chạy đua đấu giá tần số 5G ngày 8/3"/>Nhà mạng chuẩn bị cho cuộc chạy đua đấu giá tần số 5G ngày 8/3
Nhận định, soi kèo Fortis Limited vs Fakirapool Young Mens Club, 16h30 ngày 25/4: Tưng bừng bắn phá
Công văn đã nêu rõ các nhiệm vụ và ngày hoàn thành từng nhiệm vụ.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Công văn nêu rõ, Hội nghị bất thường Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 56-NQ/TW, ngày 25/11/2024, xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong triển khai tổng kết Nghị quyết 18 và cơ bản thống nhất nội dung gợi ý, định hướng của Bộ Chính trị để các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương nghiên cứu, đề xuất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giao Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 (Ban Chỉ đạo) xem xét, quyết định sắp xếp theo thẩm quyền đối với những cơ quan, tổ chức đã có phương án chuẩn bị kỹ lưỡng.
Thực hiện chỉ đạo của Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về thời gian tổ chức Hội nghị Trung ương (dự kiến giữa tháng 2/2025) và kỳ họp Quốc hội bất thường (dự kiến cuối tháng 2/2025); để bảo đảm thời gian tiến hành tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị khẩn trương thực hiện một số nội dung sau:
I. Về những nội dung thực hiện ngay (thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị)
1. Đối với các cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương
- Các ban Đảng Trung ương chủ trì xây dựng đề án:
(1) Rà soát, sắp xếp tinh gọn đầu mối cấp vụ, cấp phòng, đơn vị, tổ chức trực thuộc; chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của cơ quan, đơn vị mình (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
(2) Rà soát các ban chỉ đạo do cơ quan, đơn vị là cơ quan thường trực, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết thúc hoạt động (chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết) (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
(3) Kết thúc hoạt động của các tạp chí, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Tạp chí Cộng sản; chủ trì, phối hợp với Tạp chí Cộng sản, Ban Tổ chức Trung ương sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các tạp chí, bảo đảm thuận lợi trong việc chuyển giao (hoàn thành trước ngày 15/12/2024).
- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì xây dựng đề án:
(1) Kết thúc hoạt động của Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Báo Nhân Dân (hoàn thành trước ngày 15/12/2024).
(2) Chuyển chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (hoàn thành trước ngày 31/12/2024); Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Báo Nhân Dân, Ban Tổ chức Trung ương sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương hiện nay, bảo đảm thuận lợi trong việc chuyển giao.
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh:
(1) Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan thực hiện việc chuyển giao và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Lý luận Trung ương.
2) Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương; phối hợp sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các hội đồng nêu trên (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
(3) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Ban Tổ chức Trung ương thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận tổ chức và sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Học viện Hành chính Quốc gia hiện nay (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
(4) Xây dựng đề án sắp xếp tinh gọn các vụ, đơn vị, tổ chức trực thuộc; chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của đơn vị mình (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
- Báo Nhân Dân chủ trì xây dựng đề án:
(1) Kết thúc hoạt động của Truyền hình Nhân Dân, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam (hoàn thành trước ngày 15/12/2024).
(2) Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
(3) Đề án sắp xếp tinh gọn các vụ, đơn vị, tổ chức trực thuộc; chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của đơn vị mình (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
(4) Chủ trì sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Truyền hình Nhân Dân; (5) Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Báo Điện tử Đảng Cộng sản hiện nay.
- Tạp chí Cộng sản:
(1) Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, các ban Đảng Trung ương thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của các tạp chí của các ban Đảng Trung ương; phối hợp thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và biên chế của các tạp chí hiện nay (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
(2) Xây dựng đề án sắp xếp tinh gọn các ban, đơn vị, tổ chức trực thuộc; chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của đơn vị mình (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
- Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ Trung ương, chuyển nhiệm vụ về Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Y tế và một số bệnh viện Trung ương; đề xuất phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương hiện nay (hoàn thành ngày 15/12/2024).
- Ban Tổ chức Trung ương:
+ Chủ trì tham mưu Bộ Chính trị quyết định:
(1) Chủ trương chuyển chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Lý luận Trung ương về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
(2) Chủ trương kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.
(3) Sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Bộ Chính trị, Ban Bí thư để thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, tinh giản biên chế (hoàn thành trước ngày 15/1/2025).
+ Chủ trì tham mưu Ban Bí thư quy định:
(1) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy (bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tham mưu, giúp việc), mối quan hệ công tác và quy chế làm việc mẫu của đảng ủy trực thuộc đảng ủy: Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đảng ủy Các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước.
(2) Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác và quy chế làm việc mẫu của đảng uỷ cơ quan Đảng, đoàn thể, Hội đồng Nhân dân, tư pháp cấp tỉnh.
(3) Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác và quy chế làm việc mẫu của đảng uỷ chính quyền cấp tỉnh (hoàn thành trước ngày 15/1/2025).
+ Phối hợp tham mưu bố trí cán bộ theo thẩm quyền quản lý tại cơ quan, đơn vị, tổ chức sau sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy.
+ Phối hợp các cơ quan liên quan rà soát các ban chỉ đạo theo hướng kết thúc hoạt động, chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết.
- Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đề xuất phương án xử lý các trụ sở, tài sản, cơ sở vật chất của các cơ quan thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
2. Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ
Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban Chỉ đạo về việc tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 của Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương (trước ngày 31/12/2024) trước khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành:
+ Nghị quyết của Chính phủ về việc giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chuyển nhiệm vụ về: Bộ Tài chính, các bộ chuyên ngành và các cơ quan liên quan.
+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giải thể Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan.
+ Các quy định pháp luật để sắp xếp 2 đại học quốc gia; 2 viện hàn lâm khoa học.
+ Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ làm cơ sở sắp xếp các cơ quan, đơn vị như: Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục thi hành án dân sự, Tổng cục Quản lý thị trường, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố….
+ Sửa đổi, bổ sung các nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (không thực hiện sắp xếp theo gợi ý, định hướng của Bộ Chính trị) theo hướng rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sắp xếp tinh gọn các vụ, đơn vị, tổ chức trực thuộc của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; kết thúc hoạt động của Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam; sắp xếp các cơ quan báo chí của các bộ, ngành (hoàn thành trước ngày 15/1/2025).
+ Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy (hoàn thành trước ngày 20/12/2024)
+ Chuyển giao chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Học viện Hành chính Quốc gia về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
- Lãnh đạo, chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát, kết thúc hoạt động các ban chỉ đạo do Chính phủ thành lập (chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết) (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
3. Đối với các cơ quan thuộc Quốc hội
Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương (trước ngày 31/12/2024) trước khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các quy định để:
+ Thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.
+ Kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp, chuyển chức năng, nhiệm vụ về các cơ quan liên quan của của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
+ Quy định không bố trí chức danh uỷ viên thường trực, uỷ viên chuyên trách tại Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; các uỷ ban của Quốc hội có chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, đại biểu Quốc hội chuyên trách và đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm.
- Kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
- Chuyển các vụ chuyên môn của Văn phòng Quốc hội về trực thuộc các Ủy ban của Quốc hội, các ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; rà soát, sắp xếp tinh gọn đầu mối cấp vụ, cấp phòng (hoàn thành ngay sau khi sắp xếp các ủy ban của Quốc hội). Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo Văn phòng Quốc hội chủ trì sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Truyền hình Quốc hội hiện nay; rà soát, sắp xếp, tinh gọn ban thư ký.
4. Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các đảng đoàn hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ
Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đảng đoàn tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các Đảng đoàn và tổ chức đảng hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng đề án:
(1) Sắp xếp lại các cơ quan báo, tạp chí trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ theo hướng sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số báo, tạp chí không thật sự cần thiết.
(2) Rà soát, sắp xếp tinh gọn đầu mối cấp ban, cấp phòng, đơn vị, tổ chức trực thuộc; chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của các cơ quan Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
- Rà soát các ban chỉ đạo do tổ chức mình là cơ quan thường trực, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết thúc hoạt động (chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết) (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
- Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương và các tổ chức, cơ quan liên quan nghiên cứu mô hình tổ chức đoàn tại các đảng bộ mới trực thuộc Trung ương (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
II. Những nội dung chuẩn bị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương (dự kiến giữa tháng 2/2025); trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư sau khi có nghị quyết (kết luận) của Ban Chấp hành Trung ương
1. Những nội dung chuẩn bị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương
- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Dân vận Trung ương xây dựng đề án sáp nhập Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương; chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của cơ quan mới; đề xuất sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương hiện nay (hoàn thành trước 15/1/2025).
- Ban Đối ngoại Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương, Bộ Nội vụ, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại Trung ương, chuyển các nhiệm vụ chính về Bộ Ngoại giao, một phần công việc về Văn phòng Trung ương Đảng; đề xuất sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội hiện nay (hoàn thành trước 15/1/2025).
- Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương, Bộ Nội vụ, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội:
(1) Xây dựng đề án mẫu thành lập đảng bộ trực thuộc Trung ương và các đảng ủy trực thuộc.
(2) Dự thảo quy định mẫu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy (bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ các cơ quan tham mưu, giúp việc), mối quan hệ công tác của đảng ủy trực thuộc Trung ương mới thành lập; đảng ủy ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, doanh nghiệp… trực thuộc đảng ủy trực thuộc Trung ương mới thành lập.
(3) Dự thảo quy định mẫu quy chế làm việc của đảng ủy trực thuộc Trung ương (hoàn thành trước 6/12/2024).
(4) Chủ trì xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương; phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan đề xuất sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương hiện nay (hoàn thành trước 15/1/2025).
(5) Cơ quan tham mưu, giúp việc của các đảng ủy trực thuộc Trung ương mới thành lập và các đảng ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng trực thuộc các đảng ủy trực thuộc Trung ương; dự kiến gồm có 4 cơ quan: Ban tổ chức, cơ quan ủy ban kiểm tra, ban tuyên giáo - dân vận, văn phòng cấp ủy (riêng các đảng ủy trực thuộc Trung ương mới thành lập thì ban tuyên giáo - dân vận bao gồm cả trung tâm bồi dưỡng chính trị).
- Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án lập Đảng bộ các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước; đề xuất Bộ Chính trị chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2020-2025 (Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm bí thư đảng ủy; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng làm phó bí thư thường trực đảng ủy; có thể bố trí 1 phó bí thư chuyên trách); dự thảo quy định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy (bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, giúp việc), mối quan hệ công tác, quy chế làm việc của Đảng ủy các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước (hoàn thành trước 15/1/2025).
- Các ban cán sự đảng Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao chủ trì, phối hợp với Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Ban cán sự đảng Tòa án Nhân dân Tối cao, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; dự thảo các quyết định thành lập các đảng bộ Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao trực thuộc Đảng ủy các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương; đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương trước khi Đảng ủy các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy Tòa án Nhân dân Tối cao, đảng ủy Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao nhiệm kỳ 2020-2025; chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương xây dựng dự thảo quy chế làm việc của Đảng ủy Tòa án Nhân dân Tối cao, Đảng ủy Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (hoàn thành trước 15/1/2025).
- Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương; đề xuất sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương hiện nay (hoàn thành trước 15/1/2025).
- Ban cán sự đảng Chính phủ:
(1) Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Ban cán sự đảng Chính phủ; lập Đảng bộ Chính phủ trực thuộc Trung ương; đề xuất Bộ Chính trị chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025; dự thảo quy định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy (bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, giúp việc), mối quan hệ công tác, quy chế làm việc của Đảng ủy Chính phủ.
(2) Chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của ban cán sự đảng các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; lập đảng bộ các bộ, cơ quan ngang bộ trực thuộc Đảng ủy Chính phủ; đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương trước khi Đảng ủy Chính phủ chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy bộ, cơ quan ngang bộ nhiệm kỳ 2020-2025; chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo quy chế làm việc của Đảng ủy các bộ, cơ quan ngang bộ.
(3) Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng phương án sắp xếp, sáp nhập, giải thể các bộ, cơ quan ngang bộ theo nội dung gợi ý, định hướng về sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tại Kết luận số 09-KL/TW của Ban Chỉ đạo Trung ương (trình Bộ Chính trị cho ý kiến trước 15/01/2025 để trình Trung ương).
- Đảng đoàn Quốc hội:
(1) Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Đảng đoàn Quốc hội; lập Đảng bộ Quốc hội trực thuộc Trung ương; đề xuất Bộ Chính trị chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội nhiệm kỳ 2020-2025; dự thảo quy định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy (bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, giúp việc), mối quan hệ công tác, quy chế làm việc của Đảng ủy Quốc hội.
(2) Chỉ đạo Kiểm toán Nhà nước chủ trì, phối hợp với Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Ban cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước; lập Đảng bộ Kiểm toán Nhà nước; đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương trước khi Đảng ủy Quốc hội chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy bộ Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2020-2025; chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương xây dựng dự thảo quy chế làm việc của Đảng ủy Kiểm toán Nhà nước.
(3) Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng phương án sắp xếp, sáp nhập, giải thể các ủy ban của Quốc hội theo nội dung gợi ý, định hướng về sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Kết luận số 09-KL/TW của Ban Chỉ đạo Trung ương (trình Bộ Chính trị cho ý kiến trước 15/1/2025 để trình Trung ương).
- Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lập Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Trung ương; đề xuất Bộ Chính trị chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội nhiệm kỳ 2020-2025; dự thảo quy định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy (bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, giúp việc), mối quan hệ công tác, quy chế làm việc của Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của đảng đoàn các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ; lập các đảng bộ (chi bộ) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ trực thuộc Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương trước khi Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy (chi bộ) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025; chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương xây dựng dự thảo quy chế làm việc của đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đảng ủy (chi bộ) các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ (đối với những nơi hiện nay có đảng đoàn) (hoàn thành trước 15/1/2025).
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì tham mưu bổ sung, sửa đổi Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng (trình Bộ Chính trị trước ngày 15/1/2025).
- Ban Tổ chức Trung ương:
(1) Chủ trì tham mưu bổ sung, sửa đổi Quy định số 24-QĐ/TW, ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Điều lệ Đảng (trình Bộ Chính trị trước ngày 15/1/2025).
(2) Tham mưu Ban Chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18; Tờ trình của Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương; dự thảo Nghị quyết (Kết luận) của Ban Chấp hành Trung ương (trình Bộ Chính trị trước ngày 31/1/2025).
(3) Trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương sửa đổi Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 về đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và phương hướng công tác nhân sự.
(4) Chủ trì, tham mưu Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương về công tác nhân sự theo thẩm quyền.
2. Những nội dung chuẩn bị để trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư sau khi có nghị quyết (kết luận) của Ban Chấp hành Trung ương
2.1. Đối với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương, cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương
- Ban Tổ chức Trung ương thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Chủ trì, tham mưu hoàn thiện Quy định thi hành Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi), Nghị quyết (Kết luận) của Hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương dự kiến giữa tháng 2/2025 (trình Bộ Chính trị ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương).
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, trình:
(1) Bộ Chính trị ban hành quyết định kết thúc hoạt động của Ban cán sự Đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương; thành lập các đảng bộ và chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư các đảng ủy: Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đảng bộ Các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2020-2025 (trình Bộ Chính trị trước ngày 1/3/2025).
(2) Ban Bí thư ban hành quyết định kết thúc hoạt động của các đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương, đảng đoàn các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ và cho chủ trương kết thúc hoạt động của ban cán sự đảng, đảng đoàn, các đảng bộ khối cấp tỉnh; cho chủ trương để cấp ủy trực thuộc Trung ương chỉ định ban thường vụ, bí thư, phó bí thư các đảng ủy (chi bộ) ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức hiện nay có đảng đoàn, ban cán sự đảng theo thẩm quyền (trình Ban Bí thư trước ngày 1/3/2025).
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, trình Bộ Chính trị ban hành:
(1) Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của ban mới trên cơ sở sáp nhập Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương; đề xuất sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương hiện nay (hoàn thành trước 1/3/2025).
(2) Quyết định kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại Trung ương, chuyển các nhiệm vụ chính về Bộ Ngoại giao; một phần công việc về Văn phòng Trung ương Đảng (hoàn thành trước 1/3/2025).
+ Chủ trì tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư sắp xếp, bố trí cán bộ diện Trung ương quản lý.
+ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, mối quan hệ công tác các cơ quan tham mưu, giúp việc các đảng ủy trực thuộc Trung ương mới thành lập (trình Ban Bí thư trước ngày 1/3/2025).
+ Tham mưu bổ sung, sửa đổi Hướng dẫn số 01-HD/TW, ngày 28/9/2021 của Ban Bí thư một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng; rà soát bổ sung, sửa đổi, ban hành mới các quy định, hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư có liên quan để thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy sau khi Ban Chấp hành Trung ương bổ sung, sửa đổi quy định thi hành Điều lệ Đảng (trình Ban Bí thư trước ngày 31/3/2025).
- Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan tham mưu Bộ Chính trị ban hành quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của Văn phòng Trung ương Đảng sau khi Ban Đối ngoại Trung ương kết thúc hoạt động (hoàn thành trước 1/3/2025).
2.2. Đối với khối Chính phủ
Ban cán sự đảng Chính phủ (hoặc Đảng ủy Chính phủ sau khi được lập) lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trình Quốc hội (kỳ họp bất thường vào cuối tháng 2/2025):
(1) Ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập, giải thể một số bộ (trước ngày 28/2/2025).
(2) Xem xét việc sửa đổi, bổ sung các luật: Luật Tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương, các văn bản luật liên quan sau khi Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị cho chủ trương về sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy (trước ngày 28/2/2025).
- Ban hành các nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ (đối với các bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện sắp xếp theo Nghị quyết/Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương) (trước ngày 15/3/2025).
- Lãnh đạo, chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ (đối với các bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện sắp xếp theo Nghị quyết/Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương) hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sắp xếp tinh gọn các vụ, đơn vị, tổ chức trực thuộc (hoàn thành trước ngày 15/3/2025).
2.3. Đối với các cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Đảng đoàn Quốc hội (hoặc Đảng ủy Quốc hội sau khi được lập) lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức kỳ họp bất thường của Quốc hội vào cuối tháng 2/2025 để xem xét sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan và công tác nhân sự theo thẩm quyền của Quốc hội (trước ngày 28/2/2025).
- Hoàn thiện sắp xếp tinh gọn các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các vụ, đơn vị, tổ chức trực thuộc Văn phòng Quốc hội (hoàn thành trước ngày 15/3/2025).
2.4. Đối với Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng đoàn Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (hoặc Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội sau khi được lập) lãnh đạo, chỉ đạo sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan (hoàn thành trước ngày 28/2/2025).
III. Tổ chức thực hiện
1. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, trực tiếp là người đứng đầu
1.1. Tập trung chỉ đạo, khẩn trương triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, bảo đảm các cơ quan, đơn vị, tổ chức sau sắp xếp hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả ngay, không để gián đoạn công việc, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực, không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, tổ chức và xã hội.
1.2. Phân công cụ thể trách nhiệm triển khai xây dựng các nhiệm vụ về sắp xếp, giải thể, sáp nhập cơ quan, đơn vị theo đúng kế hoạch, tiến độ; định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ, đề án về Ban Chỉ đạo (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước 15 giờ thứ 6 hàng tuần.
2. Ban Tổ chức Trung ương giúp Ban Chỉ đạo thường xuyên theo dõi, nắm tình hình, tham gia ý kiến (khi cần thiết) trong quá trình triển khai các bước xây dựng, thực hiện đề án, nhiệm vụ của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị bảo đảm đúng tiến độ, nội dung định hướng, gợi ý và chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo.
(Nguồn: Báo Chính phủ)Link: https://baochinhphu.vn/thang-2-2025-trung-uong-quoc-hoi-se-hop-ban-ve-tinh-gon-bo-may-102241206091229522.htm
" alt="Tháng 2/2025, Trung ương, Quốc hội sẽ họp bàn về tinh gọn bộ máy"/>Tháng 2/2025, Trung ương, Quốc hội sẽ họp bàn về tinh gọn bộ máy
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm hướng dẫn thủ tục bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. (Ảnh: Thainguyengov.vn)
Tại Thái Nguyên, chính sách bảo hiểm thất nghiệp không chỉ hỗ trợ người lao động mất việc mà còn giúp các doanh nghiệp giảm bớt chi phí đào tạo lại nhân lực khi có người lao động quay lại thị trường lao động. Nhờ đó, bảo hiểm thất nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định kinh tế - xã hội địa phương.
Là đơn vị trực tiếp thực hiện các chương trình, chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn, một trong những nhiệm vụ quan trọng được Trung tâm Dịch vụ việc làm trực tiếp thực hiện là tiếp nhận hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp, xác định đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp, tư vấn nghề nghiệp và giới thiệu việc làm phù hợp cho người lao động. Đồng thời, Trung tâm cũng triển khai nhiều chương trình hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp, giúp họ nhanh chóng hòa nhập trở lại với thị trường lao động.
Theo thống kê, hàng năm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có hàng chục nghìn người lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong đó tỷ lệ người lao động tìm được việc làm mới sau khi hết thời gian hưởng trợ cấp đạt con số ấn tượng. Cụ thể, trong năm 2023, Trung tâm đã tư vấn và hỗ trợ hơn gần 12.000 lượt người lao động đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trong đó tỷ lệ người lao động tìm được việc làm đạt 65%.
Hỗ trợ người lao động tìm việc tại Sàn giao dịch việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thái Nguyên. (Ảnh: Thainguyengov)
Trong 11 tháng năm 2024, Trung tâm tiếp nhận hồ sơ, lập thủ tục giải quyết chế độ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trên 8.000 lao động, trong đó tiếp nhận hồ sơ trực tiếp gần 4.100 trường hợp, tiếp nhận hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trên 3.900 trường hợp. Trung tâm rà soát, lập hồ sơ, tham mưu và trình Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành các quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trên 7.900 trường hợp, hỗ trợ học nghề 349 trường hợp.
Số lao động được tư vấn chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn định hướng nghề nghiệp và việc làm gần 31.000 trường hợp; số lao động được giới thiệu việc làm là trên 4.800 trường hợp; số lao động được kết nối việc làm thành công là trên 1.450 trường hợp. Đây là một kết quả đáng khích lệ, cho thấy hiệu quả của các chính sách hỗ trợ người lao động trong tỉnh.
Chị Hoàng Thị Hương ở xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) từng là công nhân trong một khu công nghiệp ở Bắc Giang. Trở về gia đình khi doanh nghiệp không có đủ việc làm cho công nhân, chị được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Tham dự Ngày hội việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp với huyện Đại Từ tổ chức, chị có cơ hội tìm được việc làm mới, phù hợp với trình độ của bản thân, lại ở một doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Chị Hương vui vẻ "tôi cảm thấy chương trình do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp với huyện Đại Từ tổ chức thực sự có ý nghĩa bởi thông qua đây giúp cho những lao động thất nghiệp như chúng tôi có cơ hội tìm được việc làm tốt hơn, tạo điều kiện cho chúng tôi phát triển hơn”.
Còn chị Đỗ Thị Hảo ở phường Phú Xá, TP. Thái Nguyên, sau khi được hưởng trợ cấp thất nghiệp và tham gia sàn giao dịch việc làm trực tuyến tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thái Nguyên tìm được việc làm mới. Chị Hảo chia sẻ: “Tham gia sàn giao dịch việc làm trực tuyến tôi được các cán bộ của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh hỗ trợ rất nhiệt tình, qua phỏng vấn online tôi được giới thiệu kết nối với một số doanh nghiệp, trong đó có 1 doanh nghiệp ở Ninh Bình và đã tìm được công việc phù hợp ở đó. Xin cảm ơn các anh chị ở Trung tâm!”.
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnhThái Nguyên tổ chức tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp, định hướng, giới thiệu việc làm cho người lao động tại xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ. (Ảnh: Thainguyengov).
Bên cạnh việc giải quyết thủ tục cho người lao động nhận trợ cấp thất nghiệp, tổ chức các chương trình tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu các cơ hội việc làm mới phù hợp với năng lực, sở thích và nhu cầu của người lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh còn phối hợp với các cơ sở đào tạo để cung cấp các khóa học nghề ngắn hạn, giúp người lao động nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Có thể thấy, việc triển khai thực hiện các thủ tục hành chính về bảo hiểm thất nghiệp được Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thái Nguyên thực hiện đúng quy định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, nhu cầu của DN và người lao động. Việc giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp kịp thời, đúng quy định, đúng đối tượng.
Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Thái Nguyên cũng không thiếu những khó khăn và thách thức. Theo bà Phạm Như Thùy, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, một trong những vấn đề lớn là ý thức tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và doanh nghiệp còn hạn chế. Mặc dù bảo hiểm thất nghiệp là quyền lợi thiết thực, nhưng một bộ phận người lao động, đặc biệt là lao động tự do, chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm này.
Ngoài ra, quá trình giải quyết thủ tục hành chính tại một số thời điểm vẫn còn gặp phải khó khăn liên quan đến việc xác minh thời gian đóng bảo hiểm, thủ tục nhận trợ cấp; việc thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp đối với các trường hợp hưởng sai quy định; việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị trợ cấp thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia còn nhiều khó khăn, bất cập.
Để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thái Nguyên đang tiếp tục cải tiến quy trình, nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ người lao động. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quyền lợi của bảo hiểm thất nghiệp, giúp người lao động và doanh nghiệp nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm này.
Đồng thời, Trung tâm tiếp tục cải cách hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, giảm thiểu thủ tục hành chính để người lao động có thể nhận trợ cấp một cách nhanh chóng và thuận tiện; Cung cấp nhiều khóa học, chương trình đào tạo nghề với các nội dung cập nhật, phù hợp với xu hướng thị trường lao động, nhằm giúp người lao động có thể nâng cao tay nghề và gia tăng cơ hội tìm việc làm. Với những nỗ lực đó, hi vọng sẽ mang lại nhiều sự thuận tiện cho người lao động hơn nữa trong thời gian tới.
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp là một trong những công cụ quan trọng giúp bảo vệ người lao động trong thời kỳ khó khăn, đồng thời hỗ trợ thị trường lao động ổn định và phát triển. Với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng và sự nỗ lực không ngừng từ Trung tâm, chắc chắn chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Thái Nguyên sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động trong tương lai.
Văn Chương" alt="Bảo hiểm thất nghiệp, 'điểm tựa' cho người lao động ở Thái Nguyên"/>Bảo hiểm thất nghiệp, 'điểm tựa' cho người lao động ở Thái Nguyên
![]() |
Cả nhà đưa con đi thi |