Nguy cơ doanh nghiệp ICT vướng vòng lao lý, Chủ tịch CMC gửi văn bản lên Bộ Tư pháp
Bộ luật Hình sự 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 10 tổ chức vào tháng 11/2015,ơdoanhnghiệpICTvướngvònglaolýChủtịchCMCgửivănbảnlênBộTưphábong da ngoai hang anh hom nay đã được công bố và thời điểm bộ luật này có hiệu lực là từ ngày 1/7/2016. Tuy nhiên, vào ngày 29/6/2016, Quốc hội khóa XIII đã ra Nghị quyết 144 về việc lùi hiệu lực của Bộ luật Hình sự năm 2015 và 3 đạo luật liên quan. Sau khi Bộ luật này thông qua, rất nhiều doanh nghiệp và hiệp hội trong lĩnh vực ICT đã lên tiếng đề nghị bỏ hoặc sửa đổi bởi Điều 292 - “Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông” của Bộ luật này gây ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời trái với quan điểm của Đảng và Nhà nước.
Sau khi các doanh nghiệp và hiệp hội trong lĩnh vực ICT đã lên tiếng thì trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 của Bộ Tư pháp thì điều 292 của Bộ luật này không được bỏ như đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp. Việc này khiến nhiều doanh nghiệp bức xúc tiếp tục gửi văn bản kiến nghị đề nghị Bộ Tư pháp điều chỉnh hoặc bỏ hẳn điều luật này.
Trong văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch CMC cho nói rằng: “Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (CMC) được biết Bộ Tư pháp có đăng tải trên website của mình Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự để lấy ý kiến các Bộ ngành, trong đó có Điều 292. CMC rất vui mừng vì Bộ Tư pháp đã có những tiếp thu kiến nghị từ cộng đồng và doanh nghiệp, tuy nhiên, cách thức lấy ý kiến, tiếp thu, sửa đổi và những sửa đổi hiện nay vẫn còn có một số điểm chưa phù hợp:
Chủ tịch CMC đưa ra dẫn chứng, việc lấy ý kiến mang tính hình thức, chỉ được thực hiện thông qua các website mà không có những buổi lấy ý kiến trực tiếp đối với doanh nghiệp, các đối tượng bị tác động bởi văn bản. Khi không có sự trao đổi nhiều chiều thì các quy định hoàn toàn có thể duy ý chí, mang tính áp đặt từ cơ quan nhà nước. Việc soạn thảo, tiếp thu ý kiến của Ban soạn thảo nên thể hiện sự cầu thị, lắng nghe và trao đổi có tính biện chứng, không nên để tình trạng “đứng trên dân”, áp đặt một chiều, bác bỏ ý kiến mà không có lý giải hay cơ sở thuyết phục. Việc soạn thảo cũng cần tránh việc đặt ra quy định chỉ nhằm mục đích thuận tiện cho cơ quan quản lý mà không tính đến hậu quả khôn lường đối với xã hội, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của doanh nghiệp nói chung và người dân nói riêng. Ngoài ra, Ban soạn thảo cần có sự nghiên cứu thông lệ quốc tế, nhằm đảm bảo mục tiêu hội nhập, kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài.
Trong văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Trung Chính kiến nghị, cần làm rõ yếu tố cấu thành tội phạm của tội cung cấp dịch vụ trái phép qua mạng máy tính và mạng viễn thông với các tình tiết định khung của các tội danh quy định tại Điều 290, 321, 326 nhằm loại bỏ sự trùng lắp. Cụ thể, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290), Tội đánh bạc (Điều 321) và Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 326) đều có tình tiết định tội và/hoặc định khung là sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông để thực hiện hành vi lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh đa cấp, đánh bạc (thông qua trò chơi điện tử), mua bán văn hóa phẩm đồi trụy. Vậy cơ quan thực thi sẽ áp dụng tội danh nào cho những hành vi đó.
Điều này sẽ gây những bất cập và tạo khoảng trống cho cơ quan thực thi pháp luật, nếu chưa muốn nói đến sự tùy tiện trong việc quyết định tước bỏ quyền công dân của người thực hiện hành vi nói trên.
Chủ tịch CMC cho rằng, đối với ngành nghề kinh doanh trò chơi điện tử trên mạng: cần xác định rõ tính chất nguy hại của trò chơi đến mức phải xử lý hình sự, theo đó, chỉ những trò chơi thuộc nhóm G1 mới bị đưa vào quy định của tội này. Bởi vì, chỉ có G1 là cần có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản đối với từng trò chơi điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp. Điều này có nghĩa, các loại trò chơi được xếp vào G1 có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự công cộng, quản lý xã hội. Hiện nay, có nhiều trò chơi, đặc biệt là thuộc nhóm G4, hữu ích cho việc giải trí, học tập, dễ đem lại doanh thu, lợi nhuận, từ đó làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thì cần khuyến khích.