当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Bengaluru, 21h00 ngày 21/2: Bảo vệ thứ hạng top 6 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Los Angeles Galaxy vs San Diego, 07h00 ngày 24/2: Ra ngõ gặp núi
Chồng lừa dối vợ, ra ngoài có con riêng" alt="Tâm sự: Nữ nhân viên cố tình cài bẫy vị giám đốc giàu có, đẹp trai"/>
Tâm sự: Nữ nhân viên cố tình cài bẫy vị giám đốc giàu có, đẹp trai
“Không bất ngờ khi các tiện ích mở rộng thường có xu hướng yêu cầu nhiều quyền hơn những gì cần thiết. Extension càng có nhiều quyền, khả năng tấn công càng lớn", nhóm nghiên cứu cho biết.
Không chỉ vậy, báo cáo cũng chỉ ra điều đáng lo ngại các extension chứa phần mềm độc hại thường có thời gian tổn tại trung bình lên tới 380 ngày trước khi bị phát hiện và loại bỏ. Theo Forbes, việc tồn tại quá lâu trên trình duyệt khiến nguy cơ dữ liệu bị đánh cắp càng lớn, số lượng càng nhiều.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cho biết tính đến tháng 5/2024, có gần 1% tổng lượt cài extension trên Chrome chứa phần mềm độc hại. Theo thống kê của Google, hơn 250.000 extension đang có mặt trên cửa hàng Chrome trực tuyến, nhiều hơn bất cứ trình duyệt nào khác.
Google cũng đề xuất người dùng nên thực hiện bốn cách để giảm nguy cơ tải về phần mềm độc hại. Trong đó, họ cần xem lại thông tin mà extension đó thu thập trước khi cài; gỡ cài đặt những extension không còn sử dụng; giới hạn các website mà extension có thể hoạt động; và bật chế độ Bảo vệ nâng caokhi duyệt web nếu cần.
Theo Statcounter, tính đến hết tháng 5/2024, Chrome vẫn là trình duyệt thống trị với hơn 3,2 tỷ người dùng. Trên máy tính, trình duyệt có thị phần 64,87%, vượt xa hai vị trí tiếp theo là Microsoft Edge với 13,14% và Safari là 8,79%. Trên thiết bị di động, Chrome chiếm 65,94%, Safari thứ hai với 23,47% và Samsung Internet 4,43%.
280 triệu người dùng trình duyệt Chrome dính mã độc qua tiện ích mở rộng
Quyết tâm thực hiện đúng lộ trình
Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó bao gồm nhiệm vụ xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng chất lượng cao trên toàn quốc; quy hoạch lại băng tần phát triển hạ tầng mạng di động 5G; nâng cấp mạng di động 4G; triển khai các giải pháp để phổ cập điện thoại di động thông minh tại Việt Nam.
Thực hiện quyết định trên, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo, định hướng các doanh nghiệp viễn thông di động xây dựng kế hoạch dừng công nghệ di động 2G, mục tiêu là hoàn thành việc dừng khai thác mạng, thiết bị viễn thông sử dụng công nghệ 2G chậm nhất vào tháng 9/2024.
Theo thống kê, trên địa bàn Quảng Ninh có khoảng 190.000 thuê bao 2G. Khi sóng 2G bị tắt, các dòng máy điện thoại chỉ có công nghệ 2G, không có công nghệ 3G, 4G (máy 2G only) sẽ không kết nối liên lạc nghe gọi được. Nói cách khác, khi tắt sóng 2G, điện thoại “cục gạch” đời cũ, hoặc máy điện thoại không đúng quy chuẩn sẽ bị "khai tử".
Để thực hiện đúng theo lộ trình của Chính phủ. Ngày 13/3/2024, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh năm 2024. Trong đó có mục tiêu phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng chất lượng cao (tắt sóng 2G, giảm trạm 3G xuống dưới 10%; tăng tỷ lệ trạm 4G lên hơn 70%; tăng tỷ lệ trạm 5G lên tối thiểu 20% sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thành quy hoạch, cấp phép thương mại) là một trong các cơ sở để đánh giá kết quả xếp loại chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã năm 2024 của các địa phương.
Nhằm hoàn thành mục tiêu được Chính phủ và tỉnh đề ra, Sở Thông tin và Truyền thông - đơn vị chủ trì nội dung đã phát động chiến dịch 90 ngày, đêm chuyển đổi sim, máy điện thoại 2G lên sim 4G và điện thoại thông minh, với mục tiêu quan trọng nhất là không để ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chuyển đổi có tính chất bước ngoặt này. Theo đó, chiến dịch chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ ngày 15/4 đến 14/5, triển khai thí điểm tại 20 xã, với 15.060 thuê bao (đã triển khai được đối với 5.518 thuê bao, đạt 36,64%). Giai đoạn 2 từ ngày 15/5 đến 14/7, triển khai diện rộng trên toàn tỉnh.
Chung tay vào cuộc
Để hoàn thành kế hoạch, các nhà mạng đang triển khai hàng loạt giải pháp hỗ trợ khách hàng. Cụ thể, Viettel - nhà mạng chiếm thị phần viễn thông lớn trên địa bàn Quảng Ninh đang nỗ lực đưa toàn bộ khách hàng chuyển từ mạng 2G lên 4G. Viettel Quảng Ninh hiện quản lý 934.300 thuê bao di động đang hoạt động. Trong đó có 112.000 thuê bao cần chuyển đổi từ 2G lên 4G. Nhằm bảo đảm đúng lộ trình tắt sóng 2G và giúp người dân không bị mất liên lạc, thời gian qua, Viettel Quảng Ninh đã chủ động rà soát số lượng thuê bao chưa chuyển đổi 2G lên 4G theo địa bàn để giao cho lực lượng kinh doanh chủ động tiếp xúc chuyển đổi cho khách hàng. Bên cạnh đó, Viettel đã gửi tin nhắn thông báo, đồng thời tăng cường nhân viên tổng đài trực tiếp liên hệ với từng chủ thuê bao để tư vấn, hướng dẫn chuyển đổi thiết bị trước thời điểm tắt sóng 2G.
Với nhiều giải pháp đồng bộ trong thực hiện, năm 2023, Viettel Quảng Ninh đã trợ giúp chuyển đổi cho 36.800 thuê bao, 5 tháng đầu năm 2024 đã thực hiện chuyển đổi cho 13.500 thuê bao từ 2G lên 4G. Tất cả các sim chuyển đổi đều được miễn phí. Bên cạnh đó, Viettel Quảng Ninh cũng có chính sách đồng hành cùng khách, như miễn phí data để trải nghiệm dịch vụ, hỗ trợ giảm giá máy 4G…
Ông Đoàn Văn Tuyến, Phó Giám đốc khách hàng cá nhân (Viettel Quảng Ninh) cho biết: Mục tiêu đến tháng 9/2024, Viettel Quảng Ninh sẽ thực hiện trợ giúp cho khoảng 90.000 thuê bao 2G còn lại chuyển đổi lên 4G theo đúng kế hoạch. Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các UBND xã, các trưởng khu, thôn tuyên truyền và trợ giúp chuyển đổi 2G lên 4G, cài đặt các ứng dụng số VNeID, VssID… để người dân khi có nhu cầu thực hiện các dịch vụ công được thuận tiện.
Trong quá trình chuyển đổi, chúng tôi đang gặp một số khó khăn do nhiều khách hàng là người già chỉ sử dụng điện thoại để nghe, gọi, không có nhu cầu chuyển đổi, nhiều người thường xuyên đi làm xa, nhân viên của Viettel liên hệ nhưng không gặp để thực hiện chuyển đổi được… Chính vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự đồng hành của các cơ quan, đơn vị, chính quyền trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là người dân, để thực hiện thành công chủ trương chuyển đổi thuê bao 2G lên 4G trong thời gian tới.
Cùng với Viettel Quảng Ninh, hiện tại VNPT Quảng Ninh cũng còn khoảng 5.000 khách hàng mạng VinaPhone thuộc đối tượng đang sử dụng thiết bị 2G. Để đảm bảo cam kết chuyển đổi 100% thuê bao sử dụng thiết bị 3G/4G/5G, VNPT Quảng Ninh đang tăng cường mật độ, kênh truyền thông tới khách hàng tại 100% điểm giao dịch, điểm ủy quyền, điểm bán hàng lưu động và điểm bán lẻ với những ấn phẩm standee, bandroll, tờ rơi về lộ trình tắt sóng 2G, cùng các lợi ích, ưu đãi khi chuyển đổi sang 4G. VNPT Quảng Ninh cũng tăng cường nhân sự để thực hiện gọi điện, gặp trực tiếp, thông báo tới khách hàng đang sử dụng thiết bị 2G, với các thuê bao không nghe máy thì gửi tin nhắn qua SMS, Zalo OA...
Ông Tống Đăng Dũng, Phó Giám đốc VNPT Quảng Ninh, cho biết: Với phương châm “tất cả vì khách hàng”, trong hành trình chuyển đổi thuê bao 2G, chúng tôi đã vận động được gần 2.000 khách hàng chuyển đổi từ điện thoại 2G sang smartphone. Để tạo thêm động lực cho khách hàng, tất cả thuê bao đang sử dụng thiết bị 2G khi chuyển đổi sang thiết bị 3G/4G/5G, VNPT có các chính sách đồng hành khách hàng như miễn phí đổi sim, miễn phí data trải nghiệm dịch vụ và khách hàng được hưởng các ưu đãi khi đăng ký gói cước, hỗ trợ giảm giá máy 4G… Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phối hợp với các đơn vị cung cấp thiết bị di động trong tỉnh, như chuỗi cửa hàng Thế giới di động/Điện máy xanh để truyền thông và có chính sách trợ giá tốt nhất cho khách hàng mạng VinaPhone chuyển đổi thiết bị 2G. Đối với những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chúng tôi có chương trình tặng điện thoại thông minh nhằm hỗ trợ khách hàng tốt nhất.
Song song với đó, các nhà mạng trên địa bàn tỉnh cũng quan tâm, đầu tư lắp đặt bổ sung các trạm phát sóng 4G để đảm bảo theo lộ trình không bị ảnh hưởng đến đường truyền, kết nối mạng. Theo kế hoạch, trong năm 2024, các nhà mạng trên địa bàn tỉnh triển khai 760 trạm 4G, trong đó Viettel thực hiện 403 trạm, Mobifone thực hiện 182 trạm, VNPT thực hiện 175 trạm. 5 tháng đầu năm 2024, Viettel đã triển khai và phát sóng được 31 trạm, VNPT bổ sung 89 trạm. Các trạm còn lại đang được nhà mạng tích cực thực hiện đảm bảo theo đúng kế hoạch, để khi dừng sóng 2G không bị ảnh hưởng đến đường truyền, kết nối mạng.
Đồng hành với các nhà mạng, hiện các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng chủ động đẩy mạnh việc tuyên truyền, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các đoàn thể, hướng dẫn người dân thực hiện việc chuyển đổi mạng 2G sang 4G, cũng như thử nghiệm việc tắt sóng 2G tại những địa bàn đã thực hiện xong việc chuyển đổi sang mạng 4G.
Ông Dương Văn Hào, Phó Chủ tịch UBND TX Quảng Yên, cho biết: TX Quảng Yên đã phối hợp với các nhà mạng xây dựng kế hoạch và đã ngắt mạng 2G, người dân rất đồng tình ủng hộ chuyển sang mạng 4G, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh trên địa bàn đạt 92%.
Thời gian qua, để đồng hành với chủ trương của tỉnh và các nhà mạng, đa số người dân đã đồng tình ủng hộ, khẩn trương đến các điểm giao dịch của nhà mạng để chuyển đổi sang sim 4G. Bà Bùi Thị Phượng (phường Yên Giang, TX Quảng Yên) chia sẻ: Sau khi được nhà mạng hỗ trợ chuyển đổi sang sim 4G, tôi có thể sử dụng nhiều tiện ích trên điện thoại thông minh như chuyển tiền online, gọi điện thoại có hình ảnh với đường truyền ổn định. Đặc biệt, những nơi trước đây sóng yếu không thể gọi điện thoại thì nay đã ổn định hơn rất nhiều.
Cảm nhận của bà Phượng cũng là cảm nhận chung của đa số người dân sau khi chuyển đổi và có những trải nghiệm thú vị khi sử dụng mạng 4G với điện thoại thông minh.
Tháng 9/2024, mạng 2G sẽ chính thức tắt sóng để chuyển sang 4G, các cá nhân hiện đang sử dụng sim 2G cần nhanh chóng thực hiện việc chuyển đổi để đảm bảo quyền lợi chính đáng, cũng như thuận tiện trong công việc, cuộc sống và giải quyết các thủ tục hành chính trong thời gian tới.
Theo Ngọc Trâm(Báo Quảng Ninh)
" alt="Dừng sử dụng công nghệ 2G: Thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện"/>Nhận định, soi kèo Ayeyawady United vs Rakhine United, 16h30 ngày 24/2: Tiếp tục chìm sâu
Ban đầu, Son nhắc đến thuật ngữ trí tuệ nhân tạo tổng hợp (AGI), thường được xem là thông minh hơn con người. Theo ông chủ SoftBank, công nghệ này nhiều khả năng thông minh hơn 10 lần con người và sẽ xuất hiện trong 3-5 năm tới, sớm hơn ông dự đoán trước đó.
Tuy nhiên, nếu AGI không thông minh hơn nhiều so với con người, “chúng ta không cần thay đổi cách sống, cấu trúc cuộc sống của loài người”, ông nói. “Song, ASI lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Với ASI, bạn sẽ thấy sự tiến bộ lớn”.
Son thảo luận về tương lai sẽ có nhiều mô hình ASI tương tác với nhau như thế nào, giống như các dây thần kinh trong não người. Điều đó sẽ khiến AI thông minh hơn bất kỳ thiên tài nào 10.000 lần.
Son là nhà sáng lập SoftBank, tên tuổi của ông lên như diều gặp gió sau khoản đầu tư sinh lời vào “gã khổng lồ” thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc. Ông định vị SoftBank như một lãnh đạo có tầm nhìn của giới công nghệ với sự ra đời của Vision Fund năm 2017, một quỹ đầu tư khổng lồ tập trung vào hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành. Dù một số ván cược thành công, cũng có nhiều thất bại cay đắng, chẳng hạn công ty chia sẻ văn phòng WeWork.
Sau khi ghi nhận khoản lỗ tài chính kỷ lục với Vision Fund năm 2022, Son cho biết SoftBank sẽ bước vào chế độ “phòng thủ” và thận trọng hơn với các khoản đầu tư của mình. Năm 2023, Vision Fund thậm chí còn lỗ nặng hơn và không lâu sau, Son lại tuyên bố tập đoàn lại chuyển sang “tấn công” vì ông phấn khích với các cơ hội đầu tư vào AI
Từ đó tới nay, Son hầu như biến mất trước công chúng.
Ông được quan tâm trở lại với bài phát biểu chứa đầy những câu hỏi hiện sinh hôm 20/6. “Hai năm trước, tôi bắt đầu già, những năm tháng còn lại ít ỏi, nhưng tôi chưa làm được gì và tôi khóc rất nhiều”,Son chia sẻ, gợi ý rằng ông cảm thấy chưa đạt được thành tựu gì cho đến nay. Tuy nhiên, hiện tại ông đã tìm thấy sứ mệnh của SoftBank, đó là mang đến “sự tiến hóa cho nhân loại”. Ông cũng tìm ra mục đích riêng trong cuộc sống.
“SoftBank được thành lập vì mục đích gì? Masa Son sinh ra vì mục đích gì? Nghe có vẻ lạ lùng nhưng tôi nghĩ tôi sinh ra để hiện thực hóa ASI. Tôi vô cùng nghiêm túc về điều đó”,Son phát biểu.
(Theo CNBC)
" alt="Masayoshi Son: 10 năm nữa sẽ có AI thông minh hơn con người 10.000 lần"/>Masayoshi Son: 10 năm nữa sẽ có AI thông minh hơn con người 10.000 lần
Phát biểu chào mừng hội nghị, ông ChoiYoungsam, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam tin rằng hội nghị là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia đến từ 15 quốc gia châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh và Trung Đông cập nhật được những thông tin hữu ích; tham khảo và học hỏi kinh nghiệm của các nước khác về thực thi bản quyền một cách có hiệu quả. Đồng thời, đây cũng là dịp các đại biểu thảo luận những phương pháp khác nhau để tăng cường, củng cố hợp tác quốc tế nhằm đối phó với các tình huống, thách thức trong môi trường chuyển đổi số mạnh mẽ ngày nay.
Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hồ An Phong, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật số đã tạo ra những không gian mới rất to lớn, mở ra nhiều cơ hội và triển vọng cho phát triển kinh tế lâu dài và bền vững.
Cách mạng 4.0 cũng tạo ra những môi trường để mọi người thỏa sức sáng tạo, trong đó có các sáng tạo về công nghệ số. “Không gian rộng mở hơn, nhưng cũng đang đặt ra nhiều vấn đề thách thức. Trong đó, thực thi quyền tác giả trên không gian số là một vấn đề chúng ta phải quan tâm”, ông Hồ An Phong nhấn mạnh.
Thứ trưởng Hồ An Phong cũng cho hay, hiện nay việc phát triển công nghiệp văn hóa đang được Việt Nam rất quan tâm và được xác định sẽ là một trong những lĩnh vực có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
“Chúng tôi muốn thúc đẩy công nghiệp văn hóa để phát triển kinh tế. Việc thực thi bản quyền trên môi trường số là một trong những vấn đề cần quan tâm để thúc đẩy công nghiệp văn hóa trong thời gian tới”, đại diện Bộ VHTT&DL thông tin thêm.
Đồng quan điểm, ông Xavier Vermandele, cố vấn pháp lý cấp cao, Ban Tôn trọng sở hữu trí tuệ của WIPO, khẳng định: Thực thi bản quyền là một thành phần quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và phát triển kinh tế. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời đại kỹ thuật số, khi mà việc sao chép và phổ biến các tác phẩm sáng tạo diễn ra dễ dàng, đặt ra những thách thức đáng kể về bảo vệ bản quyền.
“Thực thi bản quyền hiệu quả không chỉ bảo vệ quyền của người sáng tạo mà còn thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho việc đầu tư vào hoạt động sáng tạo các ngành nghề. Nó mang lại sự chắc chắn về mặt pháp lý cho doanh nghiệp, điều này rất cần thiết cho thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng trong mọi lĩnh vực. Hơn nữa, nó góp phần vào sự phát triển chung của một quốc gia bằng cách tạo ra cơ hội việc làm và thúc đẩy các hoạt động kinh tế”, ông Xavier Vermandele nhấn mạnh.
Tuy nhiên, đại diện WIPO cũng chỉ ra rằng, việc thực thi bản quyền và rộng hơn là văn hóa tôn trọng bản quyền, nhất là trên môi trường số đang có nhiều thách thức. Bản chất toàn cầu của Internet cùng sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật số khiến cho thực thi bản quyền khó khăn hơn, dẫn đến tình trạng vi phạm bản quyền tràn lan, làm suy giảm giá trị của các tác phẩm sáng tạo và cản trở sự đổi mới.
Tăng năng lực cơ quan thực thi bản quyền, mở rộng hợp tác quốc tế
Theo Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ VHTT&DL, trong lĩnh vực bản quyền, các hiệp ước của WIPO như Hiệp ước về quyền tác giả, Hiệp ước về cuộc biểu diễn và bản ghi âm, Hiệp ước Bắc Kinh về bảo hộ cuộc biểu diễn nghe nhìn… đã hình thành hệ thống các công cụ pháp lý quan trọng để giải quyết những vấn đề về bản quyền trên môi trường số.
Những năm qua, cùng với việc từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý về bản quyền, chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về bản quyền, Việt Nam đã chủ động tích cực tham gia các điều ước quốc tế đa phương, song phương về quyền tác giả, quyền liên quan, đặc biệt là các điều ước quốc tế đa phương về quyền tác giả, quyền liên quan do WIPO quản lý.
Đến nay, Việt Nam đã tham gia 7 điều ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan như: Công ước Geneva về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm, chống việc sao chép không được phép bản ghi âm của họ; Công ước Brussels liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền hình qua vệ tinh; Công ước Rome về bảo hộ quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát sóng; Hiệp định TRIPs về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ; Hiệp ước về quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WCT); Hiệp ước về cuộc biểu diễn và bản ghi âm của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WPPT)...
Tuy vậy, theo Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hồ An Phong, để tận dụng hiệu quả những cơ hội có được từ việc gia nhập các điều ước quốc tế về bản quyền cũng như đáp ứng nhu cầu nội tại trong nước thì Việt Nam phải từng bước nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý, thực thi bản quyền, nhất là trên môi trường số.
Ở góc độ của WIPO, ông Xavier Vermandele cho rằng, bên cạnh nâng cao năng lực của cơ quan quản lý và thực thi bản quyền, việc tăng cường hợp tác ở cấp độ quốc gia và quốc tế, giữa các cơ quan thực thi pháp luật với các bên liên quan khác, bao gồm cả khu vực tư nhân như các bên trung gian, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề, thách thức về thực thi bản quyền, nhất là thực thi bản quyền trên môi trường số.
Với 34 chủ đề cùng 50 tham luận đến từ các chuyên gia quốc tế và Việt Nam trong lĩnh vực bản quyền, hội nghị quốc tế về ‘Thực thi bản quyền trên môi trường số’ tập trung thảo luận nhiều vấn đề: Giá trị của bản quyền và sự đóng góp của các ngành công nghiệp sáng tạo cho nền kinh tế; Các phương thức vi phạm bản quyền trực tuyến phổ biến; Những mối đe dọa liên quan đến việc sử dụng nội dung vi phạm bản quyền; Phương thức giải quyết vi phạm bản quyền trực tuyến... |
Quan tâm thực thi bản quyền trên môi trường số để thúc đẩy công nghiệp văn hóa
Nộp đơn xin phá sản
Tháng 11/2023, công ty JKN Global nộp đơn xin phá sản trong khi cố gắng giải quyết các vấn đề thanh khoản. Nội dung nằm trong thông báo của công ty gửi đến Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan 2 tháng sau khi lỡ hẹn hoàn trả lượng trái phiếu trị giá 12 triệu USD (gần 300 tỷ đồng).
JKN Global thuộc sở hữu của nữ tỷ phú chuyển giới Anne Jakapong Jakrajutatip. Bà mua lại tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ năm 2022 với giá 20 triệu USD (gần 500 tỷ đồng). Thông tin công ty của bà Anne vướng nợ nần khiến người hâm mộ lo lắng cho tương lai của cuộc thi. Tổng số nợ của JKN Global ước tính lên tới 3,2 tỷ baht (gần 2.200 tỷ đồng).
Chủ tịch và CEO lần lượt từ chức
Tại đêm thi Trang phục Dân tộc (National Costume) hồi tháng 11/2023, Chủ tịch tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ khi đó là Paula Shugart đã có bài phát biểu hơn 10 phút, công bố sẽ rời ghế lãnh đạo sau hơn 20 năm gắn bó.
Cựu Chủ tịch tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ đã đồng hành cùng cuộc thi từ năm 1998 với tư cách là Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm sản xuất. Năm 2001, bà được bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch. Trong những năm nắm quyền, bà ghi lại nhiều dấu ấn trong công cuộc cải cách cuộc thi và phá vỡ các khuôn mẫu truyền thống.
Ngày 8/2/2024, CEO Tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Amy Emmerich gửi đơn xin từ chức, kết thúc công việc vào cuối tháng 3 và mong được tiếp tục trong vai trò cố vấn. Bà Amy phát biểu: "Chúng tôi đã tạo ra các ngành kinh doanh mới, tăng doanh thu, quản lý thông qua hai lần cuộc thi có chủ mới, tạo ra một tổ chức đầu tiên ứng dụng kỹ thuật số, và định hình lại thương hiệu mang tính biểu tượng này cho một kỷ nguyên mới - một chương trình ủng hộ cho tương lai do phụ nữ nắm quyền quyết định".
Trước đó, Giám đốc tài năng (Talent Director) Esther Swan từng gắn bó với tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ trong gần 2 thập kỷ cũng từ chức khiến nhiều người bất ngờ.
Sau khi các gương mặt chủ chốt rời bỏ, người hâm mộ tin rằng nguyên nhân xuất phát từ những phát ngôn, cải cách "bất hợp lý" của bà Anne Jakapong Jakrajutatip.
Bán 50% cổ phần Hoa hậu Hoàn vũ
Ngày 23/1/2024, tập đoàn JKN Global Group thông báo đã bán 50% cổ phần cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ cho đối tác là công ty Legacy Holding Group USA (LHG) với giá 16 triệu USD (gần 400 tỷ đồng) và cho biết, Tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ này sẽ chia khu vực với 2 công ty quản lý.
Công ty LHG có trụ sở chính tại Mexico được điều hành bởi doanh nhân người Mexico - Raul Rocha, sẽ chịu trách nhiệm khu vực Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Công ty JKN, có trụ sở chính tại Thái Lan, chịu trách nhiệm về Châu Á và các khu vực còn lại. Trước đó, ông Raul Rochaã mua lại bản quyền cuộc thi Miss Universe Mexico và mong muốn được trở thành một phần của Tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ.
Xích mích của cựu Chủ tịch Hoa hậu Hoàn vũ và nữ tỷ phú Thái Lan
Ngày 11/2/2024, bà Anne Jakapong Jakrajutatip có phát ngôn gây chú ý. Bà nói: "Hãy cách mạng hóa để có sự thịnh vượng hơn cho tổ chức. Ai cũng phải làm việc, sáng tạo. Các bạn không nghĩ đến quyền lợi của doanh nghiệp mà chỉ ngồi ăn lương qua ngày và sau lưng các bạn không nể sếp, tôi xin mời tất cả nghỉ việc". Đồng thời, bà cho rằng kết quả top 16 Hoa hậu Hoàn vũ 2022 không minh bạch và đã có sẵn.
Sau những lời vu khống trên, cựu Chủ tịch Hoa hậu Hoàn vũ Paula Shugart cho hay: "Từ khi tuyên bố từ chức, tôi luôn tránh xa sự chú ý, không bình luận về bất kỳ thay đổi nào của tổ chức Miss Universe và âm thầm giúp đỡ thương hiệu. Song những lời lẽ sai trái gần đây của bà Anne buộc tôi phải lên tiếng".
Bà Paula cho biết cần nói ra sự thật và lên án các phát ngôn vô căn cứ ám chỉ bà tham nhũng và nhận tiền "chui" để đảm bảo chắc suất ở Hoa hậu Hoàn vũ. Việc làm này của Chủ tịch Tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ không chỉ phỉ báng danh dự của bà mà còn làm mất uy tín của những hoa hậu từng đăng quang tại cuộc thi vì danh hiệu được mua thay vì nỗ lực của họ. Bà lên tiếng trước khi thực hiện hành động pháp lý khác tại tòa án.
Sau hành động đấu tố, hai bên chưa có những phản hồi chính thức nhưng có thể thấy mối quan hệ giữa 2 nữ chủ tịch của Hoa hậu Hoàn vũ không thể hàn gắn.
Đoạn video gây phẫn nộ
Ngày 23/2/2024, nhiều diễn đàn sắc đẹp quốc tế đăng tải đoạn video ghi lại cuộc họp kín giữa bà Anne Jakapong Jakrajutatip và ê-kíp.
Trong đoạn video, bà Anne khẳng định cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ sẽ không giới hạn độ tuổi, cho phép phụ nữ chuyển giới, đã kết hôn, có con tham gia nhưng không để cho những đối tượng này giành chiến thắng. Việc cho họ dự thi nhằm tăng độ tiếp cận khán giả và phục vụ việc kinh doanh.
Nữ tỷ phú chuyển giới còn có ý định tổ chức cuộc thi dưới dạng truyền hình thực tế nhằm thu hút khán giả, đồng thời lồng ghép việc quảng cáo, kinh doanh các mặt hàng.
Trước dư luận phẫn nộ, ngày 25/2, Tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ khẳng định: "Cuộc thi luôn đề cao các giá trị hòa nhập và minh bạch. Trước những thông tin sai lệch và bôi nhọ, chúng tôi cam kết kiên định với các giá trị cốt lõi mà tổ chức đã đề ra trong nhiều năm qua".
Tổ chức này khẳng định, nội dung vu khống đã bị thao túng, bóp méo sự thật nhằm trục lợi và cho biết sẽ thực hiện mọi hành động pháp lý để giải quyết.
"Chúng tôi cam kết thực hiện sứ mệnh mang lại cơ hội bình đẳng và tôn vinh vẻ đẹp ở mỗi cá nhân, bất kể xuất thân hay sắc tộc thông qua sự lãnh đạo của bà Anne Jakapong Jakrajutatip, người đã cống hiến không ngừng nghỉ cho cuộc thi. Quá trình tuyển chọn Hoa hậu Hoàn vũ hướng đến sự công bằng và chính trực", Tổ chức Miss Universe tuyên bố.
Dù nhiều lần giải thích, những scandal của bà Anne Jakapong Jakrajutatip và Tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ đã làm mất đi sự tin tưởng của khán giả. Uy tín của cuộc thi hơn 70 năm tuổi sụt giảm nghiêm trọng khi chỉ trong thời gian ngắn đã xảy ra nhiều scandal về tình hình tài chính, phát ngôn gây tranh cãi và ồn ào lục đục nội bộ.
Đỗ Phong
Scandal và lục đục nội bộ khiến Hoa hậu Hoàn vũ mất uy tín trầm trọng