Công nghệ

Đây là startup 3 tỷ đô đang ngày ngày dõi theo gương mặt của hơn 1 tỷ người Trung Quốc

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-01-26 16:58:58 我要评论(0)

Phần lớn người Trung Quốc có thể chưa bao giờ nghe đến tên công ty SenseTime. Nhưng tùy thuộc vào nơtin tức bóng đá, thể thao, giải trí | đọc tin tức 24h mới nhấttin tức bóng đá, thể thao, giải trí | đọc tin tức 24h mới nhất、、

Phần lớn người Trung Quốc có thể chưa bao giờ nghe đến tên công ty SenseTime. Nhưng tùy thuộc vào nơi họ sống,ĐâylàstartuptỷđôđangngàyngàydõitheogươngmặtcủahơntỷngườiTrungQuốtin tức bóng đá, thể thao, giải trí | đọc tin tức 24h mới nhất có thể các sản phẩm của công ty đang nhìn vào gương mặt của họ mỗi ngày.

Các camera trong chuỗi cửa hàng điện máy Suning, thao tác đăng nhập bằng nhận diện gương mặt trên ứng dụng cho vay ngang hàng Rong360, hay các tính năng quay video trên ứng dụng chat SNOW, một phiên bản Snapchat ở Trung Quốc - tất cả đều vận hành nhờ phần mềm trí tuệ nhân tạo của SenseTime. Thậm chí ngay cả khi ai đó đứng giữa đám đông ở bến tàu điện ngầm, các cảnh sát cũng có thể xác định danh tinh của họ thông qua phần mềm của SenseTime.

SenseTime là một trong số ít các công ty đang ở ngôi đầu trong sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo ở Trung Quốc, vốn đang phụ thuộc nặng nề vào sự hỗ trợ từ chính phủ với cam kết sẽ biến AI thành ngành công nghiệp trị giá 150 tỷ USD vào năm 2030.

Được thành lập tại Hong Kong, công ty đã có hàng trăm khách hàng trên toàn thế giới cũng như các nhà đầu tư trên thế giới như nhà sản xuất chip Qualcomm và công ty bất động sản Dalian Wanda. Tuần trước người khổng lồ thương mại điện tử Alibaba thông báo, họ đang dẫn đầu vòng gọi vốn trị giá 600 triệu USD vào SenseTime, đưa giá trị công ty AI này vượt qua 3 tỷ USD.

Ngay cả ở Mỹ, cũng rất hiếm có một công ty nào chỉ dựa vào khả năng nhận diện hình ảnh và gương mặt mà có thể được định giá hàng tỷ USD như vậy. Con đường đưa SenseTime nhanh chóng trở thành một trong những startup giá trị nhất thế giới về AI càng cho thấy yếu tố độc đáo của Trung Quốc đang giúp quốc gia này dễ dàng nổi lên trong lĩnh vực nhận diện gương mặt  bằng trí tuệ nhân tạo như thế nào.

CEO SenseTime, Xu Li trả lời Quartz: "Trung Quốc đang thực sự tiến về phía trước, đặc biệt trong lĩnh vực hiểu hình ảnh và video, bởi vì chúng tôi có những vấn đề trong thế giới thực, chúng tôi có dữ liệu thế giới thực, và chúng tôi cũng có một loạt các tài năng mạnh mẽ cho những điều này."

Bùng nổ của công nghệ nhận diện hình ảnh ở Trung Quốc

Khởi đầu của SenseTime chỉ là một dự án nghiên cứu học thuật tại Đại học Trung Hoa Hong Kong (CUHK) của giáo sư Tang Xiaoou và 11 sinh viên về thị giác máy tính và học sâu. Tuy nhiên, dưới sự đỡ đầu của giáo sư Tang, nhóm đã chuyển thành một doanh nghiệp với Xu được chỉ định làm CEO. Theo công ty, sau khi ra mắt sản phẩm đầu tiên vào năm 2016, giờ đây họ đã có hơn 400 khách hàng.

Đây là startup 3 tỷ đô đang ngày ngày dõi theo gương mặt của hơn 1 tỷ người Trung Quốc - Ảnh 1.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Phải nói ngay rằng bản chất các ông lớn của ngành thương mại điện tử (TMĐT) như Alibaba, Amazon, eBay, Lazada, Jomashop,... không phải là bên bán hàng họ trực tiếp sản xuất ra, mà thực chất họ chỉ là bên trung gian cho thuê gian hàng và thu phí của người bán, mức phí này được tính dựa trên việc vận hành hệ thống logistic cũng như quy mô/khả năng kết nối giữa bên bán hàng và người mua hàng.

Nói dễ hiểu hơn, hầu hết mô hình các công ty TMĐT sẽ giống như một ban quản lý chợ, cung cấp các gian hàng cho thuê và thu phí người bán. Trong khi đó người mua và người bán phải tự chịu trách nhiệm về thương hiệu, chất lượng, xuất xứ và giá cả của hàng hóa. Tuy nhiên, cũng như việc một cái chợ mà để lọt nhiều gian hàng bán hàng nhập lậu, hàng nhái, kém chất lượng và người dân cũng hay rỉ tai nhau "đừng mua hàng ở chợ đó", thì chợ online cũng sẽ "mang tiếng" nếu để tình trạng hàng kém chất lượng tràn lan, ảnh hưởng tới chính uy tín của website.

Với các nhu cầu và tiêu chí khác nhau, dần dần các công ty TMĐT phát triển theo ba mô hình/nhóm hoạt động, bao gồm:

1. Công ty TMĐT đứng ra gom hàng và trực tiếp bán hàng (Amazon, Tiki,... có hình thức này)

2. Cho nhà sản xuất/phân phối ký gửi kho hàng (Amazon, Leflair, Lazada, Tiki, Jomashop,..)

3. Cho phép bên bán hàng (công ty hoặc cá nhân) mở gian hàng và đăng bán trực tiếp (Alibaba và Shopee chỉ có loại hình này, Lazada có loại hình này)

Qua mô hình trên có thể thấy chỉ có mô hình đầu tiên (số 1) là công ty TMĐT có thể kiểm soát gần như hoàn toàn chất lượng hàng hóa đầu vào, qua đó đảm bảo được chất lượng hàng hóa đầu ra (bán cho khách hàng). Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi doanh nghiệp phải có ngân sách lớn, lượng khách hàng lớn (để tiêu thụ sản phẩm, tránh tồn kho), kho bãi lớn và nhân lực dồi dào. Nhược điểm của mô hình này là sẽ hạn chế về sự đa dạng hàng hóa, do vậy ít có doanh nghiệp hoạt động 100% theo mô hình này. Đó cũng là lý do bạn sẽ thấy hàng hóa/mẫu mã sản phẩm ở Tiki thường không phong phú bằng Lazada hay Shopee, Adayroi...

Còn mô hình thứ 2 không thực sự đảm bảo như mô hình đầu tiên nhưng nhưng vẫn có sự giám sát của doanh nghiệp TMĐT do họ là đơn vị nhập và lưu kho, chưa kể do tính chất hợp tác (thường là dài hạn) giữa bên bán và sàn TMĐT nên thường có độ uy tín khá cao. Mô hình này được nhiều sàn TMĐT lựa chọn do không phải bỏ vốn ban đầu để gom hàng và cũng không lo tồn kho như mô hình đầu tiên. Amazon là đơn vị hoạt động theo mô hình thứ (1) và thứ (2) nên hàng hóa có sự đảm bảo tốt hơn những gì mà Alibaba hay Lazada đang cung cấp.

Trong khi đó, mô hình thứ 3 là mô hình tốn ít chi phí vận hành nhất cho các sàn TMĐT do họ chỉ đứng ra cho thuê gian hàng để bên bán hàng đứng ra trực tiếp bán cho người mua, không tốn bất cứ chi phí nào về kho bãi/lưu kho, kiểm soát đầu vào. Lúc này sàn TMĐT chỉ đứng vai trò trung gian và vận hành logistic, qua đó thu phí từ bên bán hàng. Tuy nhiên, mô hình này bộc lộ rõ điểm yếu lớn nhất là không kiểm soát được độ uy tín cũng như chất lượng hàng hóa đầu vào và đầu ra của bên bán. 

Hàng nhái bày bán tràn lan trên Lazada trước dịp khuyến mãi (ảnh chụp màn hình ngày 8/5/2018) 

Nhìn ra thế giới, không ít báo chí trong và ngoài nước coi Alibaba (hiện là công ty mẹ của Lazada Vietnam) như là một chợ hàng giả lớn nhất thế giới và CEO Jack Ma là "trùm bán hàng giả". Thực ra điều này cũng không quá sai nhưng liệu đây là do bản chất của hình thức chợ bán hàng online này hay là vấn đề của chính doanh nghiệp? 

Lazada đang hoạt động theo mô hình thứ (2) và thứ (3), tức là ký gửi và cho thuê gian hàng, nên về một góc độ nào đó . Họ đóng vai trò sàn giao dịch TMĐT, đứng ra làm trung gian cho bên bán và bên mua (B2C). Nói cách khác, Lazada không phải là thủ phạm trực tiếp trong việc bán hàng giả, hàng nhái hay hàng thiếu chất lượng.

Có mô hình tương tự với Lazada, vào tháng 5/2016, Alibaba đã bị tổ chức chống hàng giả quốc tế IACC khai trừ vì "nỗ lực chống hàng giả của họ chưa đủ lớn", buộc Alibaba sau đó phải tăng cường kiểm soát các gian bán hàng hiệu trên chợ của mình, yêu cầu người bán phải chứng minh xuất xứ hàng hóa. 

Như vậy, không thể phủ nhận trách nhiệm của Lazada và các trang TMĐT trong vấn đề hàng giả, hàng nhái. Có thể nói, trách nhiệm chính xác của Lazada trong các vụ việc hàng giả như VnReview đã đề cập chính là , nói theo quy phạm là họ có "nỗ lực chưa đủ lớn để chống hàng giả bày bán trên chợ Lazada", chứ không phải họ bán hàng giả. Đó là thứ mà người mua cần phân biệt khi có tranh chấp thương mại xảy ra.

Chỉ có bán hàng lưu kho mới giúp Lazada kiểm soát được chất lượng hàng hóa

Có thể nói, số lượng các cửa hàng cũng như người bán trên Lazada ngày càng đông, cộng với thói quen kinh doanh chộp giật của không ít người Việt sẽ càng gây khó khăn cho nỗ lực chống hàng nhái hàng giả của các chợ TMĐT như Lazada, Shopee hay Adayroi. Trừ khi họ hoạt động theo mô hình lưu kho như Tiki, nhưng cái giá phải trả là sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại hàng hóa - thứ làm nên thành công của Lazada.

Do vậy, có thể nói việc chống hàng giả hàng nhái trên các trang TMĐT là vô cùng khó khăn. Bản thân chống hàng giả tại các chợ/siêu thị vật lý đã khó, việc này ở các chợ TMĐT trực tuyến càng khó khăn gấp bội khi lượng hàng hóa, số lượng gian hàng và chủng loại mặt hàng không dừng ở mức con số hàng ngàn. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý cũng như bản thân các sàn TMĐT phải sớm đưa ra các công cụ/điều khoản hiệu quả và chặt chẽ hơn.

Không thể phủ nhận bản thân Lazada đã có những nỗ lực nhất định khi tung ra công cụ phản hồi/đánh giá với cửa hàng, nhưng có vẻ như công cụ này không thực sự hiệu quả và bản thân việc "cởi mở" thu nạp các gian hàng đã phần nào làm giảm khả năng kiểm soát chất lượng gian hàng của họ. Do hạn chế về nhân sự và quản lý, nên hầu hết các phản ứng/xử lý của Lazada hiện nay mới chỉ dừng ở việc "sự đã rồi", tức là sau khi có phản hồi họ mới tạm đóng băng gian hàng/mặt hàng như vụ việc vừa phản hồi với VnReview, thay vì chủ động truy lùng các gian hàng giả. Có lẽ đã đến lúc đưa ra các công cụ quản lý tự động sử dụng trí thông minh nhân tạo để hỗ trợ yếu tố con người trong việc kiểm soát các gian hàng trên chợ TMĐT.

Tuy vậy, ngoài Lazada thì yếu tố con người và bản thân các nhà bán hàng trên sàn TMĐT này đóng vai trò quan trọng. Bởi chính họ là những người có trách nhiệm trực tiếp với khách hàng của mình. Chính các hành động vô trách nhiệm để kiếm lợi bất chấp uy tín của họ đã gián tiếp làm suy giảm niềm tin vào các hoạt động TMĐT tại Việt Nam, cũng như sàn giao dịch mà họ đang tham gia bày bán. Nói cách khác, trong khi tìm cách lừa đảo người mua thì chính các nhà bán hàng đã tự làm khó mình, tự kìm hãm sự phát triển của thanh toán online cũng như TMĐT ở trong nước.

" alt="Vì sao khó chống triệt để hàng giả, hàng nhái trên Lazada?" width="90" height="59"/>

Vì sao khó chống triệt để hàng giả, hàng nhái trên Lazada?

1. There Will Be Blood (Máu sẽ phải đổ - Đạo diễn Paul Thomas Anderson, 2007):

Một tác phẩm mang đậm chất điện ảnh Mỹ được vinh danh là bộ phim điện ảnh xuất sắc nhất thế kỷ 21 tính đến nay. Nặng nề và khốc liệt, bộ phim vượt qua đối thủ là No Country for Old Man để giành đuợc 4 giải thưởng Oscar (Phim hay nhất, Đạo diễn, Quay phim, Kịch bản). Phim kể về Daniel Plainview (Daniel Day-Lewis), người đã phát hiện ra dầu lửa tại một trong các mỏ bạc đang khai thác vào năm 1898. Bộ phim dài 158 phút đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Liệu rằng tiền có mua được tất cả mọi thứ trên đời?

2. Spirited Away (Vùng đất linh hồn - Đạo diễn Hayao Miyazaki, 2001):

Kiệt tác anime của Nhật Bản bất ngờ đuợc xếp ở vị trí thứ nhì. Đây được xem là tác phẩm điện ảnh thành công nhất trong lịch sử Nhật Bản, đem về hơn 280 triệu USD phòng vé. Phim cũng giành được giải Phim hoạt hình xuất sắc nhất tại Oscar. Sự có mặt của tác phẩm anime này cũng gây ra khá nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng bộ phim tuy hay nhưng chưa đến mức để được tung hô như vậy.

3. Million Dollar Baby (Cô gái triệu đô - Đạo diễn Clint Eastwood, 2004):

Bộ phim dựa theo câu chuyện có thật về cuộc đời cựu võ sĩ Jerry Boyd. Dự án này của huyền thoại Clint Eastwood từng bị khước từ bởi nhiều hãng phim. Cuối cùng, hai nhà tài trợ Lakeshore Entertainment và Warner Bros, mỗi bên đồng ý rót cho ông 15 triệu USD để quay phim. Clint Eastwood đã không làm họ thất vọng, bộ phim thu về gần 217 triệu USD, chiến thắng 4 giải bao gồm Oscar (Phim xuất sắc nhất, nam chính, kịch bản và dựng phim) cùng với 56 giải thưởng lớn nhỏ khác.

4. A Touch of Sin (Chạm vào tội ác - Đạo diễn Giả Chương Kha, 2013):

Bộ phim gây sốc của đạo diễn tài năng người Trung Quốc đã giành đuợc giải Kịch bản xuất sắc nhất của liên hoan phim Cannes. Bộ phim đã động chạm đến những vấn đề nhức nhối trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, một giai đoạn khủng hoảng đối với những người dân nghèo ở Trung Quốc. Đúng như tên gọi của bộ phim, số phận của họ đã được định đoạt bằng bạo lực và tội ác.

5. The Death of Mr. Lazarescu (Cái chết của Lazarescu - Đạo diễn Cristi Puiu, 2005):

Bộ phim là một câu chuyện cá nhân nhưng mang ý nghĩa sâu sắc trong khía cạnh chính trị. Tác phẩm từng được xếp thứ bảy trong danh sách những bộ phim hay nhất thập kỷ qua. Phim cũng nhận được đề cử tại giải Phim châu Âu cho Đạo diễn xuất sắc nhất.

6. Yi Yi (Nhất Nhất - Đạo diễn Dương Đức Xương, 2000):

Bộ phim dài gần 3 tiếng đồng hồ của đạo diễn Dương Đức Xương là câu chuyện kể một gia đình trung lưu ở Đài Loan với 3 thế hệ sống bên nhau. Nhất Nhất có tiết tấu chậm, thiếu cao trào nhưng lại là bức tranh chân thực về cuộc sống hàng ngày của những con người nơi đây. Phim đã mang về cho nhà làm phim tài hoa của Đài Loan giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại liên hoan phim Cannes. Năm 2002, Hiệp hội điện ảnh Anh quốc bình chọn Nhất Nhất là một trong những bộ phim đáng xem nhất trong vòng 25 năm qua.

7. Inside Out (Mảnh ghép cảm xúc - Đạo diễn Pete Docter và Ronnie del Carmen, 2015):

Bộ phim hoạt hình của xưởng phim Pixar - Disney diễn ra bên trong bộ não của cô bé Riley Anderson, nơi năm cảm xúc là Joy (Vui Vẻ), Anger (Giận Dữ), Disgust (Chảnh Chọe), Fear (Sợ Hãi) và Sadness (Buồn Bã) luôn cố gắng dẫn dắt cô trong cuộc sống. Trong tuần đầu tiên ra mắt, bộ phim thu về 90.4 triệu đô la, trở thành bộ phim gốc có doanh thu mở màn cao nhất lịch sử tại Bắc Mỹ, phá vỡ kỷ lục được lập nên trước đó bởi Avatar. Phim cũng đã giành được giải Oscar cho Phim hoạt hình hay nhất.

8. Boyhood (Thời thơ ấu - Đạo diễn Richard Linklater, 2014):

Bộ phim kéo dài 12 năm với những thay đổi chân thực về ngoại hình và tâm lý của một cậu bé (diễn viên Ellar Coltrane) từ năm 2002 tới 2014. Bộ phim không chỉ là câu chuyện cuộc đời giản dị, sự trưởng thành của một câu bé mà đây còn được xem là một "biên niên sử” về nước Mỹ trong khoảng thời gian 12 năm. Phim được giới chuyên môn đánh giá cao khi nhận giải thưởng Phim xuất sắc nhất của Hiệp hội phê bình phim của Mỹ, đạt 100% đánh giá tích cực trên Metacritic, 99% từ Rotten Tomatoes và 8,7/10 trên IMDB.

9. Summer Hours (Giờ mùa hạ - Đạo diễn Olivier Assayas, 2008):

Tác phẩm tình cảm gia đình của Pháp có thể làm lay động bất kỳ ai bởi sự nhẹ nhàng và tinh tế của phim. Phim kể về gia đình ấm áp, sum họp với nhau trong những ngày mùa hè tươi đẹp. Hélène Berthier (Edith Scob) cùng các con tổ chức một bữa tiệc đoàn tụ trước khi bà qua đời. Bộ phim này đã nhận được nhiều giải thưởng các hiệp hội phê bình phim khắp thế giới và đoạt giải Oscar hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất.

10. The Hurt Locker (Chiến dịch sói sa mạc - Đạo diễn Kathryn Bigelow, 2008): Bộ phim tuy là một tác phẩm độc lập nhưng mang đầy đủ cả tính nghệ thuật lẫn giải trí Đáng nói, bộ phim này đã vượt mặt "gã khổng lồ" Avatar để giành 6 giải thưởng Oscar trong đó có hai giải quan trọng nhất là Đạo diễn xuất sắc nhất và Phim xuất sắc nhất. Tác phẩm cũng đã giúp Kathryn Bigelow trở thành nữ đạo diễn đầu tiên trên thế giới cầm trên tay tượng vàng Oscar cho Phim xuất sắc nhất.

Danh sách do tạp chí New York Times bình chọn (các vị trí còn lại):

11. Inside Llewyn Davis (2013, đạo diễn Joel and Ethan Coen)

12. Timbuktu (2015, đạo diễn Abderrahmane Sissako)

13. In Jackson Heights (2015, đạo diễn Frederick Wiseman)

14. L’Enfant (2006, đạo diễn Jean-Pierre và Luc Dardenne)

15. White Material (2010, đạo diễn Claire Denis)

16. Munich (2005, đạo diễn Steven Spielberg)

17. Three Times (2006, đạo diễn Hou Hsiao-hsien)

18. The Gleaners and I (2000, đạo diễn Agnès Varda)

19. Mad Max: Fury Road (2015, đạo diễn George Miller)

20. Moonlight (2016, đạo diễn Barry Jenkins)

21. Wendy and Lucy (2008, đạo diễn Kelly Reichardt)

22. I’m Not There (2007, đạo diễn Todd Haynes)

23. Silent Light (2008, đạo diễn Carlos Reygadas)

24. Eternal Sunshine of the Spotless Mind (2004, đạo diễn Michel Gondry)

25. The 40-Year-Old Virgin (2005, đạo diễn Judd Apatow)

Theo GameK

" alt="Top 25 bộ phim điện ảnh xuất sắc nhất thế kỷ 21 tính tới nay" width="90" height="59"/>

Top 25 bộ phim điện ảnh xuất sắc nhất thế kỷ 21 tính tới nay