Hãy hết mình như thể… không có ngày về
Từng là du học sinh với nhiều trải nghiệm cuộc sống tại châu Âu và Úc. Từng trải qua nhiều công việc, từ giảng dạy cho đến phân tích, tư vấn chứng khoán và bất động sản. TS. Khôi cũng từng đứng trước câu hỏi “Về hay ở lại?” đầy trăn trở.
“Hãy tưởng tượng như chúng ta đi và không có ngày trở về”, TS. Khôi đưa ra quan điểm trước vấn đề |
Với TS. Khôi, hoà nhập tận cùng vào cuộc sống bản địa khi du học là tối cần thiết để tích lũy tối đa kiến thức và trải nghiệm, từ trường học cho đến đời sống bên ngoài. Vì thế, hãy cứ giả định một khi bước chân ra là “không còn đường quay về”. “Nếu giả sử đại dịch Covid cách ly bạn với quê hương, bạn sẽ phải sống thế nào? Đương nhiên đây chỉ là giả định. Nhưng một phần giả định đó lại đã từng là thực tế. Và sống trong giả định đó, bạn sẽ có được rất nhiều thứ: Tinh thần tự lập, sự hòa nhập tận cùng. Những kỹ năng mới sẽ được trau dồi thuần thục, từ ứng xử đến làm việc, từ văn hóa đến lối sống”, TS. Khôi nhấn mạnh.
Ông Khôi cho biết, từ châu Âu, sang Úc học Tiến sĩ, được đại học Western Sydney giữ lại giảng dạy, mọi thứ dường như rất ổn. Rồi, sau một buổi dạy, trở về phòng, ông chợt tự vấn: Lẽ nào những chọn lựa từ buổi đầu đã “bị” cái bình an, ổn định của công việc bây giờ “đè” chết? Và rồi ông nhận ra, giảng dạy dường như không phải là nghề nghiệp mình đang cần để sống chết cùng nó.
Vậy là… thay đổi. Rời trường, rời công việc giảng dạy, thêm 5 năm ở Úc là chuyên gia phân tích và tư vấn về cả chứng khoán lẫn bất động sản, TS. Khôi quyết định hồi hương.
“Tôi đi du học châu Âu về chứng khoán, khi mà ở Việt Nam thị trường này bắt đầu đầy hứa hẹn. Và rồi tôi nhận ra, bất động sản cũng là một thị trường đầy tiềm năng, thậm chí chi phối rất nhiều trong kinh tế vi mô lẫn vĩ mô. Chính vì vậy, tôi đã sang Úc làm Tiến sĩ trên tinh thần kết hợp cả hai, qua chuyên ngành Chứng khoán hóa thị trường bất động sản. Những khao khát tri thức đó, đều trên căn bản sẽ ứng dụng nó tại quê nhà. Do đó, trở về là một sự hối thúc đương nhiên”, ông Khôi chia sẻ.
Thái độ chuẩn mực của du học sinh là thước đo để các quốc gia có một hình ảnh tích cực về đất nước và con người Việt Nam |
“Khi ở tuổi 30 hay 40, bạn hãy thử một lần thay đổi. Có thể thành công hay thất bại, nhưng những trải nghiệm đó làm vốn sống của bạn đầy hơn lên rất nhiều. Ông bà mình từng nói, không thành công thì sẽ thành nhân, và tôi luôn tin điều đó”, TS. Khôi nhấn mạnh.
Về hay ở: Câu trả lời là của chính bạn
Mỗi quyết định đưa ra đều cần đi cùng sự cân nhắc, tính toán thấu đáo. Ông Khôi đề nghị với những quyết định lớn như thế, mỗi người hãy tự phân tích được, mất khi về hay ở. “Hãy chia tờ giấy thành hai cột, hãy ghi ra nhược điểm và ưu điểm của việc về hay ở, rồi, tự bạn sẽ có một quyết định đúng đắn”, ông Khôi khuyên.
Dĩ nhiên, nhiều du học sinh “buộc” phải chọn ở lại vì ngành học hay công việc của họ chỉ phù hợp với môi trường khác, nếu trở về nước, họ hoàn toàn không có đất dụng võ, không thể phát triển sự nghiệp. Nhưng quê hương, xứ sở luôn là ký ức, là tình cảm đẹp, với nhiều người, khó có thể quên. Với những du học sinh thuộc “team về nước”, việc lên kế hoạch và xin việc trước đó là điều không thể bỏ qua nhằm hạn chế cao nhất những rủi ro trong ngày trở về.
Thực ra, một khi bạn đã đủ năng lực và sự tự tin của một công dân toàn cầu, như trường hợp TS. Phạm Anh Khôi, ở đâu, bạn cũng có thể tìm được công việc tốt và sẵn sàng hòa nhập với đời sống bản địa, thì việc về hay ở chỉ là khái niệm.
Dù ở lại hay về nước, kiến thức và kỹ năng mềm luôn là hành trang cần có cho những bước đi đầu trong sự nghiệp |
“Nhưng, dù về hay ở, hãy luôn đưa ra quyết định làm chúng ta hạnh phúc nhất”, TS. Khôi nhấn mạnh.
Sau thành công của số thứ ba, chuỗi hội thảo “Chìa khóa du học - Dấu ấn Đàn chim Việt" sẽ được tiếp nối với một chủ đề mới mang tên “Cánh chim tự do" vào lúc 10h00, ngày 30/05/2021 với sự tham gia của khách mời, diễn giả PGS. TS. Ngô Viết Liêm. Buổi trò chuyện lần này sẽ được dẫn dắt bởi TS. Cindy Nguyễn - Giám đốc Global Pathway, Giảng viên Đại học Western Sydney Việt Nam. Nội dung trọng tâm của buổi trò chuyện hứa hẹn giúp các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn có dự định du học, xác định được mục tiêu và con đường đi của chính mình trên hành trình du học qua lời khuyên và kinh nghiệm của những người đi trước. Đồng thời, các bạn sẽ có cơ hội được lắng nghe câu chuyện thành công của chuyên gia, được áp dụng thực tiễn và dựa trên ba yếu tố: Nhiệt tâm - Trọn vẹn - Thấy ra. Đăng ký tham gia tại: https://isb.edu.vn/chia-khoa-du-hoc-dau-an-dan-chim-viet-so-4/?utm_source=vietnamnet.pr2605.dadcv3.no1sau |
Doãn Phong
" alt=""/>Hội thảo Đàn chim Việt: Du học xong nên ở lại hay trở về?100% số tiền học phí đóng trước sẽ được sử dụng để mua thiết bị y tế chuyển tới vùng tâm dịch Bắc Giang.
Ngay sau bài đăng, thầy Minh đã nhận được sự ủng hộ của nhiều bạn bè, đồng nghiệp, trong đó, có một giáo sư đang làm việc tại Ba Lan cũng ngỏ ý sẵn sàng hỗ trợ cùng đứng lớp.
Một ngày sau đó, đã có hơn 60 học sinh đăng ký mong muốn tham gia lớp học. Ngoài ra, một số phụ huynh dù có con không nằm trong độ tuổi theo lớp, nhưng cũng sẵn sàng ủng hộ số tiền tương đương với một khóa học để chung tay cùng Bắc Giang đẩy lùi Covid-19.
Thầy Ngô Văn Minh, giáo viên Trường THCS Archimedes Academy (Hà Nội).
“Hàng ngày, đọc tin tức về các y bác sĩ – những “chiến binh áo trắng” xung kích trên tuyến đầu chống dịch, tôi vô cùng khâm phục xen lẫn sự xúc động. Dù không thể trực tiếp tham gia “trận chiến”, nhưng tôi vẫn mong mình có thể đóng góp một phần nào đó cho cuộc chiến chống dịch vốn còn nhiều khó khăn này.
Khi tìm hiểu, tôi được biết nhu cầu về máy thở hiện đang rất cấp thiết ở Bắc Giang. Vì vậy, tôi đã nghĩ đến ý tưởng gây quỹ bằng cách tổ chức một lớp học online để lấy tiền ủng hộ cuộc chiến chống Covid-19 tại đây”.
Theo thầy Minh, mỗi người sẽ có một cách thể hiện trách nhiệm riêng nhằm chung tay với các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch. Mặc dù chưa từng tự tổ chức dạy thêm, nhưng thầy Minh vẫn “liều” thử ngỏ lời trên trang Facebook cá nhân.
“Không ngờ, điều này lại nhận được sự ủng hộ từ các phụ huynh, bạn bè, đồng nghiệp”, thầy Minh nói.
Không chỉ mở lớp dạy online gây quỹ, mới đây, thầy Minh còn quyết định rao bán vườn ngô do chính tay mình trồng.
Đến ngày 27/5, thầy giáo Ngô Văn Minh đã chuyển số tiền ủng hộ lần 1 là 231 triệu đồng để mua máy thở di động, máy trợ thở cùng 300 khẩu trang M3 gửi tới vùng tâm dịch Bắc Giang.
Số tiền này bao gồm học phí thầy Minh thu được sau khi quyết định dừng nhận học sinh cho lớp học cùng sự ủng hộ, chung tay của các học trò, bạn bè và đồng nghiệp.
Hành động của thầy Minh cũng đã lan tỏa đến một số đồng nghiệp khác. Nhiều người trong số đó cũng quyết định mở lớp dạy trực tuyến qua Zoom. Toàn bộ số học phí thu được sẽ ủng hộ cho cuộc chiến chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Đặc biệt, một số phụ huynh học sinh đã kêu gọi bạn bè, đồng nghiệp trong cơ quan cùng chung tay với thầy giáo, đến nay đã huy động được hàng trăm triệu đồng để mua máy thở cao cấp phục vụ cho việc phòng chống dịch Covid-19 tại Bắc Giang.
Vườn ngô được bán với giá 10 triệu để ủng hộ phòng chống dịch
Không chỉ mở lớp dạy online gây quỹ, mới đây, thầy Minh còn quyết định rao bán cả vườn ngô do chính tay mình trồng và bắt đầu đến giai đoạn thu hoạch với số tiền là 10 triệu đồng để tiếp tục ủng hộ kinh phí cho việc phòng chống dịch.
“Số tiền này tuy không nhiều, nhưng mỗi người cùng chung tay, góp sức một chút, chắc chắn chúng ta sẽ là người chiến thắng trong trận chiến với đại dịch này”, thầy Minh nói.
Thúy Nga
Khi được hỏi lý do xin đi cách ly tập trung cùng học trò, thầy Cao Xuân Thành, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hương Sơn (Lạng Giang, Bắc Giang) chia sẻ: Đơn giản thôi, các em là học sinh của tôi, là thầy, tôi không nghĩ ngợi nhiều.
" alt=""/>Thầy giáo Hà Nội bán hết ruộng ngô ủng hộ Bắc Giang chống dịch Covid