Hiện tại, game đã phát hành đến phiên bản thứ III, có lẽ vì lí do đó nên nhà sản xuất quyết định tặng hẳn bản quyền phần I đến toàn thể người chơi. Hiện tại, bạn có thể lấy ngay key của game trên hệ thống cửa hàng của Bundle. Cách thục hiện như sau:
Tính đến thời điểm này, Bundle vẫn cho phép bạn lấy key của game, nhưng nên nhớ đây là khoảng thời gian có giới hạn vậy nên hãy nhanh tay để có thể sở hữu Galactic Civilizations Inhé.
Theo Game4V
" alt=""/>Nhanh chân sở hữu Galactic Civilizations I có giá 10$ đang được miễn phíMột số người dùng phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng hình ảnh chứa các từ nhạy cảm vì những hình ảnh chứa văn bản này có thể "lách" được phần mềm kiểm duyệt ngôn ngữ. Hình ảnh khó bị lọc hơn nhiều so với văn bản vì hình ảnh thường yêu cầu người thật nhìn vào từng ảnh.
Hiện tại các nhà chức trách Trung Quốc đã tìm ra cách sử dụng máy tính để thực hiện một số công việc trên. Ông Johannes Ullrich, giám đốc của trung tâm SANS Internet Storm Center cho biết, cách tiếp cận mới sử dụng công nghệ nhận dạng ký tự quang học là "rất tinh vi" và đòi hỏi rất nhiều tài nguyên máy tính. Ullrich cho biết ông và các đồng nghiệp đã bắt đầu xem xét kỹ thuật mới trong tuần này.
Lần đầu tiên họ chú ý khi hệ thống kiểm duyệt đã cấm bức ảnh về một công thức nấu ăn sáng, phần lớn là để giải trí cho người dùng internet Trung Quốc. Hình ảnh bị cấm bởi vì trong công thức này có chứa từ "kết thúc". Trong tiếng Trung, từ "kết thúc" được phát âm giống như những từ "hoàng đế" hoặc "ngai vàng".
Những từ ngữ này trở nên nhạy cảm trong tuần này vì chúng đã từng được sử dụng để chỉ trích Chủ tịch Tập Cận Bình. Mới đây Trung Quốc đề nghị sửa đổi hiến pháp để cho phép Chủ tịch Tập Cận Bình nắm giữ quyền lực vô thời hạn, khiến các nhà bất đồng chính kiến và các nhà phê bình gọi ông là "Hoàng đế Tập".
Các hình ảnh khác có những từ nhạy cảm liên quan đến ông Tập cũng bị "kéo" ra khỏi WeChat, mạng xã hội sở hữu bởi công ty công nghệ Tencent (TCEHY) của Trung Quốc.
SANS Internet Storm Center đã thử nghiệm bộ lọc mới của Trung Quốc vào đầu tuần này với danh sách 25 từ và cụm từ nhạy cảm, chẳng hạn như "sống lâu", "bất tử", "không giới hạn", v.v ... Các hình ảnh có vấn đề đã bị kiểm duyệt trên WeChat trong quá trình chúng di chuyển giữa người gửi đến người nhận. Những hình ảnh này đã không đến được với người nhận. Việc ứng dụng kỹ thuật mới này cho thấy sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc và tập đoàn Tencent.
Tencent và Cục quản lý Không gian ảo của Trung Quốc đã không bình luận gì về sự việc.
Để hoạt động kinh doanh internet có lợi nhuận cao, các công ty công nghệ cao của Trung Quốc phải tuân theo các quy định của chính phủ. Các phương tiện truyền thông xã hội Mỹ như Facebook và Twitter bị chặn tại Trung Quốc.
Việc kiểm duyệt hình ảnh mới trên WeChat cũng có vẻ chỉ được tiến hành ở trong nước. SANS Internet Storm Center đã thử nghiệm nó trong một nhóm WeChat với một vài chục người dùng. Theo đó, những người dùng ở Mỹ đã nhận được và nhìn thấy hình ảnh có chứa những từ bị cấm, trong khi những người ở Trung Quốc thì không.
Tuy nhiên, chưa rõ là chính quyền Trung Quốc triển khai công nghệ này ở mức độ nào. Tại Bắc Kinh và Hồng Kông, các nhân viên CNN đã từng có thể chia sẻ hình ảnh cùng những từ nhạy cảm với nhau trên WeChat.
Dẫu vậy, bằng cách sử dụng phần mềm để quét một phần hình ảnh được gửi qua WeChat, đã thể hiện xu hướng kiểm duyệt tự động ngày càng tăng của chính phủ Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.
Ông Ullrich nhận định: "Đây là cách sử dụng những kỹ thuật và công nghệ mới thay vì dùng sức lao động con người mà họ đã thực hiện trong quá khứ".
Sự thay đổi này là phù hợp với mục tiêu của Trung Quốc muốn trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu về trí tuệ nhân tạo.
Trí tuệ nhân tạo đã được một số người ca ngợi là một bước nhảy vọt trong cuộc sống của con người. Ông Ullrich cho biết ở Trung Quốc, sự phát triển của công nghệ này có thể được phục vụ cho nhiều mục đích.
" alt=""/>Trung Quốc quét được cả từ khóa ẩn trong ảnh để kiểm duyệtSáng 19/3/2018, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã có công văn gửi đến Bộ Công an, Bộ TT&TT, Ban tuyên giáo Trung ương đề nghị các đơn vị cùng hỗ trợ, vào cuộc xác thực, xử lý những thông tin thất thiệt xung quanh phương pháp sinh con “thuận tự nhiên” được đăng tải trên mạng xã hội thời gian qua.
Theo nội dung văn bản, ngày 14/3/2018, tài khoản Facebook có tên Minh Phương đưa thông tin về một sản phụ tham gia lớp tập huấn về sinh con “thuận tự nhiên” với chi phí 15 triệu đồng. Theo thông tin Facebook này tung ra, sau khi được tập huấn, bà mẹ đã không đến cơ sở y tế mà tự sinh con tại nhà. Trong quá trình chuyển dạ, mẹ kiệt sức, con bị ngạt nên hai mẹ con tử vong.
Thông tin này đã được lan truyền nhanh chóng gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác chăm sóc sức khỏe, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân của toàn ngành y tế cũng như trật tự an toàn xã hội.
Trong công văn, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đại diện Bộ Y tế khẳng định: “Về phương diện chuyên môn, sinh con tại nhà là phản khoa học, có thể gây ra những tai biến nghiêm trọng như vỡ tử cung, băng huyết, nhiễm trùng dẫn đến tử vong cho bà mẹ và trẻ sơ sinh”.
Liên quan đến vụ việc, hiện Bộ Y tế đang chỉ đạo các địa phương, phối hợp cơ quan chức năng xác minh, kiểm chứng độ xác thực về các trường hợp sinh con theo phương pháp “thuận tự nhiên”, trong đó có trường hợp tử vong mẹ và trẻ sơ sinh lan truyền như trên.
Bộ Y tế đề nghị Bộ TT&TT chỉ đạo các đơn vị chức năng xác minh, kiểm chứng độ xác thực của thông tin từ tài khoản Facebook có nick name Minh Phương; xử lý các tập thể, cá nhân đăng tải thông tin thất thiệt, phản khoa học gây hoang mang trong dư luận xã hội theo quy định của pháp luật.
" alt=""/>Bộ Y tế đề nghị ngăn chặn truyền bá phương pháp sinh con “thuận tự nhiên” trên mạng xã hội