Là tỉnh miền núi,àGiangDulịchđangbứtphátrởthànhngànhkinhtếtrọngđiểmcủatỉtrực tiếp cúp c2 đêm nay biên giới cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển du lịch. Phía Tây Bắc giáp Trung Quốc - thị trường lớn của du lịch Việt Nam, đồng thời là điểm kết nối quan trọng của vòng cung du lịch Đông Tây Bắc.
Cùng với xu thế phát triển và tính tất yếu của việc liên kết có quy mô cấp vùng, trong những năm qua, tỉnh đã triển khai nhiều nội dung hợp tác phát triển nhằm khai thác, phát huy thế mạnh của mỗi tỉnh trên cơ sở những đặc điểm tương đồng trong lịch sử, văn hóa và tiềm năng tài nguyên du lịch thúc đẩy sự phát triển chung của khu vực.
Để triển khai đột phá về du lịch, Nghị quyết 11 của BCH Đảng bộ tỉnh đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Hà Giang trở thành địa bàn trọng điểm du lịch của các tỉnh khu vực miền núi,trung du Bắc bộ; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm, đóng góp 10,34% giá trị vào tổng sản phẩm trên địa bàn và xây dựng 1 khu du lịch cấp tỉnh.
Nhờ cách làm bài bản, chú trọng công tác quản lý và tổ chức, dự kiến hết năm 2023, du lịch của Hà Giang cơ bản đạt mục tiêu thu hút 3 triệu lượt khách trong giai đoạn 2021-2025, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Đến nay, tỉnh có 90 điểm du lịch đang hoạt động, trong đó có 16 điểm đã được công nhận và 84 điểm chưa được công nhận theo 4 loại hình chính, gồm: 29 điểm du lịch văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh; 36 điểm du lịch cộng đồng, làng nghề; 17 điểm du lịch tâm linh; 8 điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí.
Ngành Văn hóa cũng đã khảo sát xây dựng con đường du lịch trải nghiệm số 4 và số 5, kết nối 2 Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn và Non nước Cao Bằng. Phối hợp với các công ty, doanh nghiệp lắp đặt hệ thống QRCode cung cấp thông tin đến du khách,triển khai cổng thông tin và bản đồ số về du lịch.
Hiện nay, tổng số lao động trong ngành du lịch là 12.000 người. Tính đến hết năm 2023, ước đạt 15.000 lao động trong lĩnh vực du lịch, đạt 53,2% chỉ tiêu Nghị quyết 11 đề ra. Trên địa bàn tỉnh đang có 874 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 108 khách sạn với 7.911 buồng phòng, 15.573 giường. Số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là 3.177 cơ sở, trong đó có 640 nhà hàng, đạt 97,9% của Nghị quyết 11.
Hà Giang vinh dự đứng thứ 25/52 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới do Tạp chí New York Times (Mỹ) bình chọn; một trong 10 điểm đến đẹp nhất Việt Nam do tờ báo chuyên du lịch Canada The Travel bình chọn; được vinh dự đề cử bình chọn là “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” năm 2023 của giải thưởng Du lịch Thế giới - World Travel Awards lần thứ 30 khu vực châu Á và châu Đại Dương… Qua đó, góp phần quảng bá du lịch Hà Giang tới đông đảo bạn bè quốc tế.
Nghị quyết 11 của BCH Đảng bộ tỉnh đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Hà Giang trở thành địa bàn trọng điểm du lịch của các tỉnh khu vực miền núi,trung du Bắc bộ; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm, đóng góp 10,34% giá trị vào tổng sản phẩm trên địa bàn và xây dựng 1 khu du lịch cấp tỉnh.
Với những kết quả đã đạt được sau nửa nhiệm kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII là cơ sở để Hà Giang tự tin hoàn thành tốt các mục tiêu đã đặt ra đối với lĩnh vực du lịch.
Yên Minh