Sao 'Giày thủy tinh' sang Việt Nam đóng phim với Lý Nhã Kỳ
Han Jae Suk – nam diễn viên nổi tiếng của phim "Giày thủy tinh" sẽ đến Việt Nam tham gia phim "Thiên Đường" cùng Lý Nhã Kỳ.
当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Sao 'Giày thủy tinh' sang Việt Nam đóng phim với Lý Nhã Kỳ 正文
Han Jae Suk – nam diễn viên nổi tiếng của phim "Giày thủy tinh" sẽ đến Việt Nam tham gia phim "Thiên Đường" cùng Lý Nhã Kỳ.
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Carabobo vs Universidad de Chile, 5h00 ngày 23/4: Đường tình đôi ngả
NSND Thu Hiền có xuất thân con nhà nòi sân khấu
Hỏi ra mới biết, em trai ruột của NSND Thu Hiền là một NSND gạo cội của ngành sân khấu: NSND Hoài Huệ. Trên sân khấu của Đoàn Ca kịch Bài chòi Bình Định, NSND Hoài Huệ và NSND Hồ Thu (vợ Hoài Huệ) là hai gương mặt chói sáng.
Hiện nay, nghệ sĩ Hoài Huệ ít diễn hơn mà chuyển sang làm đạo diễn và được gọi là “trùm giật giải” với hầu hết các vở qua tay ông đều được giới chuyên môn đánh giá cao, thường xuyên giành HCV, HCB tại các Liên hoan sân khấu.
![]() |
Vợ chồng em trai NSND Thu Hiền: NSND Hoài Huệ và vợ NSND Hồ Thu |
NSND Thu Hiền là con nhà nòi sân khấu. Cha bà là NSƯT Nguyễn Hoài Ân, nổi tiếng với biệt danh Tám Kèn của Đoàn Dân ca liên khu V (tiền thân của Đoàn Ca kịch Bài chòi Bình Định), mẹ bà là diễn viên chèo tuồng Thanh Hảo, quê gốc ở Thái Bình, con gái một ông bầu hát nổi tiếng.
Mê hát từ nhỏ, 10 tuổi Thu Hiền đã có duyên với sân khấu, và 15 tuổi thì trở thành ca sĩ chính, tiếng hát đã vang từ miền Bắc tới miền Trung, trên những chiến trường ác liệt nhất như Quảng Trị. Cho tới nay ở độ tuổi U70, bà vẫn giữ được giọng hát cao vút đầy nội lực và nhan sắc đằm thắm.
![]() |
Ở độ tuổi U70, bà vẫn giữ được giọng hát cao vút đầy nội lực và nhan sắc đằm thắm |
NSND Thu Hiền kể: “Tôi nhớ là vào Quảng Trị năm 72 thì hát bài “Trông cây lại nhớ đến Người” và “Người ơi người ở đừng về” giữa mảnh đất Đông Hà, lúc đấy ra mắt Chính phủ Cách mạng lâm thời. Sau đấy thì là được lệnh sang bên sông Thạch Hãn (con sông lớn nhất tỉnh Quảng Trị) để hát qua bên kia Thành Cổ. Lúc đó nghĩ phía bên Thành Cổ loa người ta to lắm, loa của bên mình thì rất là bé mà sông thì rộng, hát thế này thì làm sao qua được bờ bên kia được? Thế nhưng thực tế còn thảm hơn. Tôi phải hát qua cái loa bóp, cứ phải bóp thì mới ra tiếng, hát được một câu lại quên bóp, mà bóp thì lại quên hát. Rồi đồng chí chính trị viên lại cầm một cây gậy rất dài vụt vụt vào lưng tôi, hết được bài hát thì cái lưng mới quặn. Thế nhưng đến cuối cùng, may mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ “truyền lửa tinh thần” từ bên này bờ sang bên kia bờ cho các đồng đội”.
Tiếng hát ngọt ngào, da diết của NSND Thu Hiền đã nhanh chóng chinh phục được khán giả, biến bà trở thành thần tượng của một thời.
![]() |
Vợ chồng NSND Thu Hiền |
Trong một chương trình Quán thanh xuân, ca sĩ Mỹ Linh kể về những ngày đầu mới đi diễn cùng NSND Thu Hiền mà cô thân mật gọi là U Hiền: “Khi cô Hiền cất tiếng hát, có đến một nửa khán giả đàn ông mê mẩn. Hát xong cô ngồi cạnh tôi, toàn đàn ông nói giọng miền Trung ra bày tỏ sự hâm mộ. Cô chỉ ngồi cười dịu dàng, mà nào nước, nào chocolate, kẹo bánh chuyển tặng. Tôi không có gì, cô thương, khi về chia đôi tất cả quà tặng ấy”.
Mỹ Linh cho biết, hai cô cháu có rất nhiều kỷ niệm từ những lần đi diễn chung: “Lần đầu biểu diễn châu Âu tôi ở chung phòng U Hiền, các anh chị cùng đoàn cảnh cáo “mày cẩn thận đấy, U khó tính lắm”. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn tôi với U Hiền đã thân nhau rồi, ngày nào cũng đi với nhau. Thỉnh thoảng U cũng mắng tôi, nhưng tôi nghe với sự thích thú, vì U nói toàn những thứ tôi chẳng được “mắng” bao giờ”.
Tiếng hát trưởng thành từ chiến trường, cuộc sống của NSND Thu Hiền gắn bó nhiều với những người lính, ông xã của bà cũng là một người lính – Anh hùng Lực lượng vũ trang Vũ Ngọc Đỉnh. NSND Thu Hiền kể rằng bà yêu và gắn bó với ông xã của mình là bởi lối sống giản dị, biết thông cảm và sẻ chia. Ngoài tình chồng vợ, giữa hai người còn là tình nghĩa, chiến hữu và cũng là đồng đội.
![]() |
Chồng NSND Thu Hiền là Anh hùng Lực lượng vũ trang Vũ Ngọc Đỉnh |
NSND Thu Hiền bảo thời gian này bà đi hát ít hơn, chủ yếu dành thời gian để giảng dạy thanh nhạc. Về công việc truyền lửa cho học trò, bà chia sẻ: "Tôi đi diễn là để cho đỡ nhớ nghề thôi, vì tôi yêu hát lắm. Khi được thỏa nỗi nhớ nghề ấy, tôi lại trở về với các bạn trẻ, đem ngọn lửa nhiệt huyết của nghề truyền cho thế hệ trẻ".
(Theo Tiền phong)
"Một thời gian tôi bị đau dạ dày, không ăn uống gì được nên tụt cân. Bây giờ tôi chỉ còn có 49 cân thôi", NSND Thu Hiền chia sẻ về hình ảnh gầy guộc của mình gần đây.
" alt="Những chuyện ít biết về gia đình của NSND Thu Hiền"/>Tại Shark Tank, chị kêu gọi 1,5 tỷ cho 1% cổ phần để đầu tư và mở rộng quy mô kinh doanh với sản phẩm Wiibike - dòng xe đạp trợ lực điện nguyên chiếc. Kết quả, Shark Phú “chốt” 1,5 tỷ cho 10% cổ phần. Chị có hài lòng về kết quả này không?
Trên thực tế, chương trình ghi hình (đầu tháng 4/2021) – thời điểm hơi sớm để tôi có được con số chính xác về doanh số nhằm thuyết phục nhà đầu tư. Thời điểm đó, sản phẩm của chúng tôi vừa được một Tập đoàn bán lẻ của Nhật Bản lựa chọn phân phối, có nhiều khách hàng đã chuyển khoản để mua Wiibike nhưng các con số cụ thể chưa về.
Bên cạnh đó, có rất nhiều vấn đề mà trên sóng truyền hình quốc gia không tiện trao đổi. Tuy nhiên cơ bản, tôi hài lòng với kết quả này vì trước khi tham gia chương trình, trong số các shark có mặt mùa năm nay, team Wiibike đã lựa chọn sẽ đồng hành với Shark Phú nếu nhận được đề nghị.
![]() |
CEO Thu Hằng tham gia chương trình Shark Tank. |
Tại sao ngay từ đầu, chị lựa chọn sẽ hợp tác với Shark Phú nếu như nhận được cái gật đầu từ Shark này?
Trong số 5 Shark tham gia chương trình mùa này, chúng tôi nhìn vào hệ sinh thái họ có và con người các Shark. Shark Phú có những lợi thế và tiêu chí kinh doanh phù hợp với Wiibike.
Có thể mọi người đang bức xúc với một số câu nói của Shark. Cuộc trao đổi kéo dài hơn 1 tiếng, nhưng chỉ phát sóng 15 phút vì vậy khán giả sẽ không thấy hết được không khí thực tế ở trường quay.
Nhiều ý kiến cho rằng, thay vì tập trung chuyên môn, Shark lại quan tâm, bình luận những vấn đề khác?
Hơn 1 tiếng đồng hồ trao đổi rất căng thẳng, các Shark đều đặt ra câu hỏi rất chi tiết về sản phẩm, từ quá trình thành lập đến đặc điểm sản phẩm, tình hình tài chính và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Thậm chí, các Shark nói nhiều hơn cả tôi. Bản thân tôi cũng rất bất ngờ. Tôi không biết sau khi ghi hình, clip sẽ được dựng như thế nào vì vậy tôi cũng không lường được phản ứng của khán giả.
Có ý kiến cho rằng sản phẩm được chọn rót vốn, ngoài chất lượng còn có sự ưu ái của các Shark, chị nghĩ gì về vấn đề này?
Không. Tôi nói thẳng luôn như vậy. Cuộc trao đổi chẳng nhẹ nhàng gì đâu. Phần chốt deal cuối cùng, Shark Phú nói câu đó (Anh đã nói ngay từ đầu, anh không quan tâm đến business, không quan tâm đến sản phẩm mà đang quan tâm đến mỗi em thôi) như là một lời “có cánh” để thu hút các starup về với Shark thôi. Đó không phải tiêu chí lựa chọn của Shark.
Những ngày qua, phản ứng đa chiều từ dư luận có ảnh hưởng gì đến chị?
Nó làm cho tôi rất áp lực. Ngay cả trong lúc ghi hình cũng vậy, tôi không phải là người quen đứng trước sân khấu.
Tham gia chương trình Shark Tank, team của chị có kỷ niệm nào vui không?
Chúng tôi mang xe đạp Wiibike từ Hà Nội vào TP.HCM để đưa đến trường quay. Mọi người thường quen với việc đi công tác ở các thành phố lớn là bắt taxi nhưng chúng tôi dùng chính những chiếc xe đạp làm mẫu đấy để đi lại ở TP.HCM.
Laptop, phụ kiện chuẩn bị cho chương trình treo khắp xe đạp, chúng tôi cùng nhau đi từ quận này sang quận khác, gặp các nhà phân phối ở đây. Khách hàng cũng khá bất ngờ khi thấy CEO và team đều đi xe đạp thay vì đi taxi, xe riêng…
Theo chị, điểm mạnh gì ở sản phẩm của mình khiến 2 Shark quyết định rót vốn?
Thế mạnh của Wiibike là một sản phẩm có lợi cho sức khỏe người dùng, thân thiện với môi trường và đã được tối ưu cho nhu cầu của người Việt Nam.
Xe rất linh hoạt, kết hợp đi lại và thể thao. Khi bạn khỏe và có thời gian, bạn có thể đạp; nếu không, bạn nhấn nhẹ ga là xe tăng tốc. Chúng tôi cũng tìm hiểu nhu cầu người Việt (quen vặn ga như dùng xe máy) và giao thông Việt Nam (thường xuyên phải dừng, tránh xe) để điều chỉnh tính năng trợ lực của xe, phù hợp nhu cầu khách hàng ở Việt Nam, khiến chiếc xe dễ điều khiển ngay cả với học sinh và người già không biết đi xe máy.
![]() |
Đội ngũ founder của Wiibike xuất phát từ niềm yêu thích xe đạp. Chúng tôi từng đi rất nhiều loại xe đạp hàng ngày, bao gồm rất nhiều dòng xe đạp khác nhau trên thế giới. Từ việc tìm hiểu, mày mò và kết hợp với quá trình thân thiết trò chuyện với các khách hàng Wiibikers mỗi tuần, chúng tôi sáng tạo ra sản phẩm phù hợp với người Việt.
Bên cạnh đó, khi phát triển dòng xe này chúng tôi mong muốn tạo ra đóng góp có ích, khả thi cho môi trường và lối sống xung quanh mình – một môi trường ít khói bụi, yên tĩnh và những con người khỏe mạnh, được vận động thường xuyên, thêm nữa lại tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.
Chị hài lòng về sản phẩm của mình?
Tất nhiên là chưa. Chúng tôi luôn hỏi trực tiếp hoặc qua nhà phân phối ghi nhận phản hồi sản phẩm từ khách hàng, cập nhật nhu cầu, thị hiếu để tiến tới cải tiến, hoàn thiện sản phẩm.
Trước khi đến Shark Tank, chúng tôi chưa từng có hoạt động truyền thông nào cho Wiibike. Chúng tôi bắt đầu bằng việc am hiểu nhu cầu khách hàng, chuẩn hóa sản phẩm và thiết lập hệ thống phân phối để có dịch vụ chăm sóc sau bán tốt nhất trước tiên, đảm bảo khi mua, khách hàng được sử dụng sản phẩm tốt về cả chất lượng và dịch vụ.
Phương Lê
Nếu như một số người lên án, cho rằng những câu nói của Shark Phú là thiếu tôn trọng phụ nữ, không ít độc giả khác lại bênh vực vị Shark này.
" alt="CEO Thu Hằng: 'Ngay từ đầu, chúng tôi đã muốn đồng hành cùng Shark Phú'"/>CEO Thu Hằng: 'Ngay từ đầu, chúng tôi đã muốn đồng hành cùng Shark Phú'
PGS.TS Chu Văn Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo - chia sẻ tại hội thảo (Ảnh: Thanh Hằng).
Tại sự kiện, PGS.TS Chu Văn Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo - đã điểm lại những dấu mốc trong cuộc đời của công chúa Huyền Trân (1287-1340) cùng những đóng góp của bà.
Huyền Trân là con gái út của vua Trần Nhân Tông và hoàng hậu Khâm Từ Bảo Thánh, cũng là em gái vua Trần Anh Tông.
Năm 1306, khi vừa tròn 19 tuổi, vâng lời vua cha, vì lợi ích của dân tộc, Huyền Trân đã lên đường kết hôn với vua Champa lúc đó là Chế Mân và được phong làm hoàng hậu Paramesvari.
Nhưng chỉ một năm sau, vua Chế Mân đột ngột qua đời, Huyền Trân lại trở về Đại Việt, xuất gia thọ Bồ Tát giới với thiền sư Bảo Phác tại núi Trâu Sơn (Bắc Ninh ngày nay) với pháp danh Hương Tràng.
Sau đó, công chúa Huyền Trân về tu hành tại chùa Hổ Sơn (xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định ngày nay) cho đến khi qua đời.
PGS.TS Chu Văn Tuấn nhận định, những đóng góp của Huyền Trân đối với dân tộc là vô cùng to lớn. Bà đã dâng hiến tuổi thanh xuân tươi đẹp của mình vì mục tiêu cao cả: Tăng cường, củng cố mối quan hệ với Champa, củng cố hòa bình biên giới phía Nam của tổ quốc, nhằm ngăn ngừa xung đột, chiến tranh.
Qua đó tăng cường sức mạnh, nội lực quốc gia, nhằm sẵn sàng ứng phó đối với âm mưu xâm lược của phương Bắc.
Ghi nhớ công lao to lớn của bà, triều đình nhà Nguyễn đã sắc phong bà là "Trai Tĩnh Trung đẳng thần", việc thờ phụng Huyền Trân vẫn được nhân dân nhiều nơi duy trì từ xưa cho đến tận ngày hôm nay.
Theo PGS.TS Chu Văn Tuấn, những truyền thuyết dân gian, những câu chuyện dã sử, những nghi hoặc, suy luận, suy diễn, thêu dệt, phóng tác không có cơ sở của hậu thế đã "phủ một lớp sương mờ" lên cuộc đời Huyền Trân, che mờ những đóng góp to lớn của bà đối với đất nước, làm ảnh hưởng đến nhân cách cao đẹp của bà.
Do vậy, rất cần những nghiên cứu, sưu tầm, khảo cứu, bổ sung các nguồn tư liệu nhằm cung cấp thêm những cơ sở khoa học, góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, những đóng góp của Huyền Trân đối với dân tộc và Phật giáo, để có sự tôn vinh xứng đáng.
Ông Trần Lê Đoài - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định - cũng khẳng định, hội thảo khoa học Huyền Trân công chúa: Cuộc đời và giai thoạilà sự kiện quan trọng để bổ sung thêm những nguồn tư liệu quý góp phần làm rõ hơn về cuộc đời và những đóng góp của công chúa Huyền Trân với dân tộc ta và Phật giáo Việt Nam.
Hội thảo góp phần làm rõ hơn về mối quan hệ giữa nước Đại Việt và nước Champa trong lịch sử, đồng thời làm rõ những giai thoại về công chúa Huyền Trân để có nhận thức đầy đủ, khách quan và khoa học về cuộc đời của bà.
Công chúa Huyền Trân dạy chữ, chữa bệnh cho người dân
PGS.TS Nguyễn Thị Phương Chi - Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) - chia sẻ tại hội thảo, chùa Nộn Sơn (tên nôm thường gọi của chùa Hổ Sơn) thờ 2 vị công chúa là Huyền Trân và Thụy Bảo (cô ruột công chúa Huyền Trân).
Trải qua dòng chảy hàng trăm năm lịch sử, đến nay chùa vẫn giữ được nhiều di vật có giá trị như 27 tượng thờ, 27 đồ thờ cổ, trong đó có tượng 2 công chúa, 4 sắc phong của các triều đại quân chủ phong cho 2 công chúa, một số bát hương, sành sứ mang phong cách nghệ thuật thời Lê.
Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa được tỉnh Nam Định công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2006.
Hình tượng con thuyền đưa Huyền Trân trở về Đại Việt từ Champa, được tái hiện tại di tích chùa Hổ Sơn (huyện Vụ Bản, Nam Định) (Ảnh: Ban tổ chức).
Kể về những đóng góp của công chúa Huyền Trân, ThS. Trần Anh Châu - Viện Nghiên cứu Tôn giáo - tiết lộ, trong thời gian trụ trì chùa Hổ Sơn, công chúa Huyền Trân hết lòng chăm lo Phật sự, tạo lập ruộng vườn, dạy chữ cho trẻ em, dạy dân nơi đây trồng lúa, bốc thuốc chữa bệnh cho dân.
Bà đã giúp dân các vùng lân cận dựng làng, lập ấp. Tương truyền bà đã lập ra 36 ngôi làng ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Cho đến nay, bà vẫn là một trong ba vị Thành hoàng được thờ tại xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, bởi đây là một trong những ngôi làng được bà góp sức dựng nên.
Ngoài ra, bà còn mang 28 mẫu ruộng chia cho những người dân... Bà còn bỏ tiền ra xây chùa và lập đền thờ Thiên Bồng nguyên soái.
Khi Huyền Trân qua đời, dân chúng quanh vùng thương tiếc và tôn bà là Thần Mẫu, lập đền thờ cạnh chùa Hổ Sơn. Hàng năm nhân dân nơi đây tổ chức lễ hội để tưởng nhớ đến công lao của bà với dân với nước.
"Không chỉ được thờ ở miền Bắc mà ở miền Trung ven biển Thừa Thiên - Huế có một hòn đảo mang tên Huyền Trân, bà cũng được thờ ở một ngôi miếu tại Quảng Trị...
Những công trình này là biểu tượng tiêu biểu cho lòng ngưỡng mộ, lòng biết ơn mà nhân dân dành cho những hy sinh và đóng góp của Huyền Trân công chúa", ThS. Trần Anh Châu thông tin.
Trước hội thảo "Huyền Trân công chúa: Cuộc đời và giai thoại", các đại biểu đã tham quan và dâng hương tại chùa Hổ Sơn vào chiều 29/11 (Ảnh: Thanh Hằng).
Có mặt tại hội thảo, ông Công Phương Điệp (72 tuổi) - cán bộ về hưu, là hậu duệ đời thứ 26 của người Champa - cho biết, sau mỗi lần mở mang bờ cõi, người Champa lại được các đời vua Trần, vua Lý đưa về kinh thành Thăng Long (Thủ đô Hà Nội ngày nay) sinh sống.
Họ được cấp đất để làm nhà, cấp ruộng để cấy lúa, được thờ cúng theo truyền thống của người Champa và hòa nhập rất nhanh với cuộc sống ở kinh thành Thăng Long. Gia đình ông Điệp hiện sinh sống tại phố An Dương, Tây Hồ, Hà Nội.
"Chúng tôi phải gọi Huyền Trân là hoàng hậu vì bà đã lấy vua của nước Champa. Cuộc hôn nhân của bà với vua Chế Mân là việc tăng cường quan hệ bang giao thân thiện.
Huyền Trân đã trở thành "sứ giả" của mối quan hệ hòa bình và hữu nghị của 2 quốc gia, tránh xung đột, để nhân dân được sống yên bình", ông Công Phương Điệp chia sẻ.
Trước hội thảo Huyền Trân công chúa: Cuộc đời và giai thoại, các đại biểu đã tham quan và dâng hương tại chùa Hổ Sơn vào chiều 29/11.
Nhân dịp này, TS. NSƯT Phương Nga - Phó Trưởng khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam - đã trao 150 triệu đồng góp sức xây dựng bảo tháp công chúa Huyền Trân và tặng 60 triệu đồng cho học sinh nghèo vượt khó ở xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
" alt="Tiết lộ chuyện ít người biết về công chúa Huyền Trân"/>Nhận định, soi kèo Al Rustaq vs Bahla, 22h05 ngày 22/4: Cơ hội bứt phá
Nói về việc lập nhóm đi xe máy về quê ăn Tết, độc giả Đoàn Tiếnthắc mắc: "Đi xe máy vài trăm km là không kinh tế. Chi phí 1,3 triệu đồng cho quãng đường 400 km vào dịp cuối năm bận rộn đông đúc thì đi xe khách sẽ là lựa chọn rẻ hơn rất nhiều, lại an toàn, đỡ hại sức khỏe hơn. Trong khi đó, đi xe máy vừa tốn thời gian, mất sức khỏe. Đi bằng phương tiện khác vừa có điều kiện gặp gia đình, có thời gian làm việc nhà nhiều hơn. Những cái hơn đó cộng lại khiến đi xe máy về quê không phải lựa chọn tốt".
Đồng quan điểm, bạn đọc GHcho rằng: "400 km mà đi xe máy cũng hết 10 lít xăng, tương đương 240.000 đồng, chưa kể phải thay dầu 100.000 đồng, phí hao mòn xe cộ, phí ăn nghỉ dọc đường nữa... nên tính ra cũng đâu có tiết kiệm bao nhiêu so với đi xe khách giá vé chỉ 500.000 đồng vừa an toàn và ít tốn thời gian hơn nhiều".
"Tết được về nhà nhưng cứ phải an toàn. Đi xe máy thành đoàn rất mất an toàn, chỉ cần ngã xe, dù không ảnh hưởng tính mạng nhưng không đi lại nổi thì coi như cái Tết mất vui. Mà tham gia giao thông bằng xe máy tập thể như vậy cũng dễ gây tắc đường, nếu không giữ khoảng cách an toàn thì xe trước ngã là xe sau dễ đổ theo hàng loạt. Tôi sẽ không bao giờ chọn giải pháp đi xe máy như vậy", độc giả Đức Dũngnói thêm.
>> 30 triệu đồng chua cay một lần về quê ăn Tết
Trả lời cho những thắc mắc trên, bạn đọc Nguyen Tuanchia sẻ: "Vé xe Tết về quê tôi đắt hơn ngày thường 3-4 lần, vé máy bay cũng vậy. Thế nên, tôi chẳng còn cách nào khác ngoài việc đi xe máy về quê. Thú thực, khoảng cách 700 km là một thử thách nếu muốn đi xe máy. Tôi từng nhiều lần đi xe máy với cự ly khoảng hơn 200 km mỗi chiều, dù vẫn lái tốt nhưng về đến nơi thì người mỏi rã rời. Giờ mà đi về quê bằng xe máy một mình thì mệt và buồn, còn theo đoàn thì phải tuân thủ lịch trình của tập thể. Có khi mới đi được nửa đường đã muốn bỏ cuộc vì mệt và nắng".
Cùng chung suy nghĩ khi lựa chọn đi xe máy về quê ăn Tết, độc giả Tuyetgiangdhlbình luận: "Tuổi trẻ của tôi cũng không dưới 20 lần chạy xe máy từ ĐắkLắk đến Sài Gòn và ngược lại. Lý do cũng vì quá vất vả trong việc mua vé để đi bằng xe khách, chi phí vé máy bay lại quá cao so với thu nhập. Nhưng từ khi 35 tuổi, lưng của tôi không còn chịu đựng nổi những chuyến hành trình dài như vậy. Thế nên, trước khi quyết định về bằng xe máy, tôi mong các bạn hãy chú ý sức khỏe của mình.
Cá nhân tôi vẫn thích về bằng xe máy vì vừa chủ động, vừa ngắm cảnh, mát mẻ, nhưng cũng rất nguy hiểm nếu lỡ ngủ quên. Hiện nay, tôi thấy các bạn đi xe máy chạy ban đêm khá nhiều, việc này hoàn toàn không nên khuyến khích vì vừa lạnh, vừa tối, rất không an toàn".
Nhấn mạnh ưu tiên đảm bảo an toàn khi đi xe máy về quê, bạn đọc Út Đạtđưa ra lời khuyên: "Từng một mình đi xe máy về quê ăn Tết từ Sài Gòn đến Quảng Ngãi và ngược lại, tôi thấy nói chung cũng có mệt nhưng thoải mái, đi trên đường có nhiều đồng hương nên cảm nhận không khí khá vui. Trong khi đó, xe khách cuối năm đa số đều nhồi nhét rất ngột ngạt, kiếm vé giường nằm cũng rất khó vì cung không đủ cầu và giá vé cao.
Thế nên, cực chẳng đã người ta mới chọn đi xe máy thôi. Mà giờ đường sá rộng rãi, xe khách có cao tốc riêng, nên cũng đỡ xung đột. Đi xe máy quan trọng là bạn phải tỉnh táo, nên gắn đủ hai gương chiếu hậu để chủ động quan sát phía sau, khoảng 2-3 tiếng thì dừng nghỉ mệt một chút, nếu đi người thì nên đổi tay lái thay phiên nhau để đảm bảo sức khỏe".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt="'Cắn răng' đi xe máy 700 km để về quê ăn Tết"/>Khi K-pop phát triển thành một cơn sốt văn hóa, các chuyên gia nói rằng đó không phải là một thể loại âm nhạc được tạo ra ở Hàn Quốc mà được tạo ra bởi Hàn Quốc.
Đối với nhiều người hâm mộ, văn hóa K-pop không chỉ có thời trang, ẩm thực và giải trí, mà còn là một cộng đồng nơi các nhóm yếu thế có thể đến với nhau. Theo LA Times, trong thế giới fandom K-pop, phụ nữ và người da màu chiếm đại đa số. Đối với họ, một phần của sự hấp dẫn là khả năng thay thế cho các mô hình văn hóa đại chúng phương Tây.
Thời điểm BTS khuynh đảo sân khấu toàn cầu trùng hợp với sự gia tăng của các phong trào xã hội như #MeToovà Black Lives Matter, góp phần nâng đỡ tiếng nói của những người yếu thế. Đó không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Với lời bài hát tập trung vào tình yêu và sự chấp nhận bản thân, người hâm mộ hình thành kết nối cộng đồng gần gũi thông qua âm nhạc của các nhóm thần tượng.
Vì sao K-pop phổ biến?
Đây là câu hỏi trả về 246 triệu kết quả trong vòng 0,3 giây khi tìm kiếm với Google. Từ các tạp chí lớn nhưRolling Stone, The Washington Post, đến những công ty nghiên cứu dữ liệu quốc tế nhưStatista, Chatmetricđều muốn tìm ra câu trả lời dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau.
Hàng loạt lý do được đưa ra để giải thích cho thành công ngoạn mục của K-pop, đặc biệt là các nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc. The Daily Starcho rằng cách tiếp cận khéo léo đối với các video âm nhạc, tài năng chân chính và sự chăm chỉ khiến K-pop khác biệt với bất kỳ thể loại âm nhạc nào khác hiện nay.
Theo Vox, K-pop trở thành một hiện tượng toàn cầu nhờ sự pha trộn đặc biệt của giai điệu gây nghiện, vũ đạo bóng bẩy và các chuyến lưu diễn rầm rộ của ca sĩ, nhóm nhạc thần tượng - những người đã trải qua quá trình khổ luyện khắc nghiệt trong nhiều năm, tại hệ thống đào tạo chuyên nghiệp của các tập đoàn giải trí hàng đầu Hàn Quốc.
Trong khi đó, Lee Hye-jin, Giáo sư truyền thông tại Đại học Nam California nhận định thành công của K-pop đến từ sự pha trộn giữa âm nhạc phương Tây và văn hóa Hàn Quốc. Điều này giúp cho K-pop thu hút được người hâm mộ quốc tế, bao gồm các thị trường nổi tiếng khó tính với nghệ sĩ không nói tiếng Anh.
Dưới góc độ dữ liệu thống kê, Statista chỉ ra 3 nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thành công vang dội của K-pop trong ngành công nghiệp giải trí và trở thành hiện tượng văn hóa toàn cầu.
Yếu tố đầu tiên là sự hấp dẫn của giai điệu âm nhạc, nhất là những điệp khúc (15,6%). Kế tiếp, đóng vai trò quan trọng không kém là ngoại hình và phong cách hấp dẫn của các nghệ sĩ (15,4%). Thể loại âm nhạc vượt ngoài khuôn khổ văn hóa Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 3 (14%). Đó là sự pha trộn giữa các loại nhạc pop khác với nhạc pop chính thống của Mỹ; sự kết hợp độc đáo của các loại R&B, hip-hop, thể nghiệm, rock, jazz, dance, disco và cổ điển.
Một số yếu tố khác cũng được đề cập gồm trang phục lộng lẫy, các chương trình được dàn dựng công phu, đắt đỏ, những buổi biểu diễn máu lửa của nhóm nhạc trên sân khấu hoành tráng.
Trong video âm nhạc K-pop, sự tương tác với nhiều yếu tố khác nhau, gắn kết giữa các thành viên ban nhạc và những bước nhảy sôi động, quyến rũ, tạo “trend” là yếu tố lôi kéo khán giả.
Các ca sĩ, nhóm nhạc thần tượng K-pop của showbiz Hàn cũng có tính cách trái ngược với phương Tây. Họ khiêm tốn, dễ gần, trải qua quá trình đào tạo kéo dài hàng chục năm trước khi chính thức bước lên sân khấu. Ngoài khả năng ca hát, họ còn có kỹ năng như một diễn viên, vũ công chuyên nghiệp.
Như nhận định của Giáo sư Suk-Young Kim, một nhà nghiên cứu về sân khấu và biểu diễn tại Đại học California, tác giả quyển sáchK-pop Live: Fans, Idols, and Multimedia Performance, K-pop đã mở ra một loại thẩm mỹ làm thay đổi thị hiếu, văn hóa đại chúng dựa trên sự biểu diễn sôi động, các sự kiện phát trực tiếp cho đến cả đồ chơi dành cho trẻ em.
Video có hơn 340 triệu lượt xem của ca sĩ Jisoo - thành viên nhóm BlackPink:
Nguyễn Hiếu(Tổng hợp)